Cứ tưởng Tây đi ra, hoá ra Tây lại đi vào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 16/12/2011.

5249 người đang online, trong đó có 441 thành viên. 23:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 12711 lượt đọc và 194 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thủ tướng đề nghị giảm lãi suất

    Tại hội nghị, Thủ tướng *************** yêu cầu NHNN phải nhanh chóng giảm LS, vì lạm phát 5 tháng đầu tăng thấp bình quân đều dưới 1%. “Tôi đề nghị ngành NH tập trung giảm LS cho vay. Chúng ta hoàn toàn có thể đưa LS về mức hợp lý với lạm phát bằng cơ chế từ thị trường chứ không phải mệnh lệnh hành chính”, Thủ tướng chỉ đạo.

    Về hoạt động tái cơ cấu NH, Thủ tướng yêu cầu các NH thương mại quốc doanh cũng phải cơ cấu lại để làm nòng cốt cho hệ thống. Tới đây, Thủ tướng giao cho NHNN làm chủ sở hữu 5 NH quốc doanh, trực tiếp đề ra chiến lược phát triển các NH này. Đối với các NH thương mại cổ phần, Thủ tướng đề nghị mỗi NH phải tự mình tái cơ cấu mạnh hơn, hiệu quả hơn. Nhà nước sẽ tạo hành lang pháp lý để NH hoạt động lành mạnh, nhưng các NH không thể để tồn tại tình trạng lấy tiền toàn xã hội để đầu tư bất động sản, chứng khoán, đến khi thị trường trầm lắng không thu hồi được nợ, không có tiền trả cho người dân như thời gian qua.

    Theo Anh Vũ
  2. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    tôi làm như TT tôi cũng chém gió được,,,,,,,,, tôi còn chém gió giỏi hơn ....... cái mà một chuyên gia kinh tế nào cũng biết tư năm 2009 gói kích cầu bị thất thoất đổ vào bds sẽ có hậu quả ngày hôm nay , nhưng sao họ vẫn làm .......lợi ích nhóm rất lớn chứ không phải mấy câu chém gió là xoay chuyển được càn khôn
  3. nongvandan

    nongvandan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Quái lạ! Tháng trước ngài "chỉ đạo", hai tuần trước ngài "yêu cầu", giờ ngài "đề nghị" .... !!! Không biết có cần dùng đến các động từ "thỉnh cầu", "cầu xin" nữa hay không!
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Lạm phát tạo ra xu hướng hạ nhiệt rõ nét, tỷ giá ổn định... là 2 cơ sở chính để giảm lãi suất từ đầu năm 2012
  5. daonguyenhoa

    daonguyenhoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Đã được thích:
    1
    Bác hô SSI không thể thủng 17 và lực cầu tăng mạnh ở 16.5-17 giờ nó còn 15 và có khi xuống 14,x ấy:))
  6. damecks96

    damecks96 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    2.606
    Cụ được mỗi cái: là bô lão, đẹp " chai"!!!
  7. ThoSanCaMap

    ThoSanCaMap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Thứ Bảy, 17/12/2011, 07:02 (GMT+7)

    Thế giới trước nguy cơ đại suy thoái

    TT - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde vừa cảnh báo thế giới đang có nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế nghiêm trọng như từng xảy ra những năm 1930.

    [​IMG]Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde phát biểu tại Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 15-12 - Ảnh: AFP


    Theo báo Guardian, bà Lagarde cho rằng nếu thế giới không hợp tác để chống khủng hoảng, nguy cơ “co cụm, chủ nghĩa bảo hộ, cô lập” sẽ gia tăng như thời thập niên 1930 sẽ xảy ra.
    Nhiều khả năng năm 2012 châu Âu rơi vào suy thoái kép, ảnh hưởng bao trùm sang phần còn lại của thế giới. “Viễn cảnh kinh tế thế giới tại thời điểm này thật sự rất bi đát” - bà Lagarde nói.
    IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2012. Trong khi đó, khủng hoảng tài chính vẫn đang tiếp tục lan rộng hơn.
    Theo AFP, ngày 16-12 Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ bậc tín nhiệm của bảy ngân hàng. toàn cầu đặt tại châu Âu và Mỹ, bao gồm Barclays, Credit Suisse Group, Bank of America, BNP Paribas SA, Citigroup, Deutsche Bank và Goldman Sachs.
    KHỔNG LOAN




    Tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ

    Thứ Bảy, 17/12/2011 23:26
    Về nhiệm vụ năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết như trên tại hội nghị ngành ngân hàng diễn ra ngày 17-12

    Thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết tăng trưởng tín dụng sang năm sẽ được nới lên mức 15% - 17%, tăng 2% - 4% so với mức thực hiện của năm 2011. Định hướng tín dụng là vốn tiếp tục ưu tiên cho sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu nhưng bất động sản và tiêu dùng cũng sẽ dễ thở hơn.
    Khuyến khích các ngân hàng hợp nhất, sáp nhập
    Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định: Năm 2012 là năm xử lý dứt điểm tình trạng tài chính yếu kém của một số NH, bảo đảm thanh khoản của toàn hệ thống, xử lý mạnh các hành vi cạnh tranh lãi suất để làm sạch hệ thống NH, tạo tiền đề cho bước tiếp theo là sáp nhập tự nguyện để tăng quy mô của từng NH.
    [​IMG]

    Xây dựng hệ thống NH thương mại được quản trị tốt là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
    Trong ảnh: Giao dịch tại Ngân hàng Đông Á. Ảnh: HỒNG THÚY

    Năm 2011 thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng, NH Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, tỉ giá và lãi suất. Ước tính cả năm, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10%, tín dụng tăng khoảng 12% góp phần đưa lạm phát tăng chậm; giảm mạnh nhập siêu, cải thiện đáng kể cán cân thanh toán. Đến cuối năm, tín dụng toàn hệ thống tăng 12%, trong đó VNĐ tăng 10,2%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,7% nhưng có xu hướng tăng chậm lại từ tháng 8-2011.

    Việc thanh tra, giám sát về lãi suất và hoạt động huy động, cho vay của các NH thương mại được thực hiện quyết liệt, lập lại kỷ cương thị trường… tạo sự phân hóa giữa các nhóm tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh với các nhóm kém hiệu quả. Trước tình hình này, NH Nhà nước khuyến cáo các NH cần chú trọng quản trị rủi ro trong hoạt động, khuyến khích các NH tự nguyện liên kết, hợp nhất, sáp nhập để tăng cường sức cạnh tranh. Việc sáp nhập NH cũng góp phần từng bước lành mạnh hóa hệ thống NH và tiến tới cơ cấu lại hệ thống NH trong tương lai.
    Lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu...
    Cơ quan này cũng thừa nhận việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20% áp dụng cho tất cả NH chưa phù hợp đối với các đơn vị hoạt động lành mạnh có thể tăng trưởng cao hơn và ngược lại, đơn vị yếu kém phải hạn chế tăng trưởng tín dụng hơn nữa. Đồng thời, một số NH thương mại cổ phần gặp khó khăn tạm thời về thanh khoản đã ảnh hưởng đến các NH khác, gây biến động trên thị trường liên NH. Còn thị trường ngoại hối, tình trạng đô la hóa vẫn chưa giải quyết triệt để, tín dụng ngoại tệ tăng cao. Thậm chí một số NH có hệ thống sử dụng vốn vượt 100%; một số NH khác còn huy động vốn nước ngoài để tăng trưởng tín dụng cao, tiềm ẩn rủi ro khi các nguồn vốn này bị rút đột ngột…

    Năm 2012, NH Nhà nước sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt sao cho bảo đảm kiểm soát lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu tổng phương tiện thanh toán tăng 14% - 16%; tăng trưởng tín dụng từ 15% - 17%. Đồng thời, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các nhóm NH theo nguyên tắc NH hoạt động tốt thì mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhóm NH hoạt động kém hơn.


    Không để NH nào đổ vỡ



    Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng *************** biểu dương những nỗ lực của ngành NH và chỉ rõ những yếu kém trong thời gian qua. Thủ tướng *************** đề nghị toàn ngành bám sát nhiệm vụ năm 2012 của đất nước về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát xuống một con số (9%), tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội... để triển khai có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

    Thủ tướng *************** chỉ đạo NH Nhà nước tập trung hoàn thiện đề án tái cơ cấu hệ thống NH thương mại giai đoạn 2011-2015, trong đó đề xuất lộ trình thực hiện thận trọng, hiệu quả, không để NH nào đổ vỡ, tiến tới xây dựng hệ thống NH thương mại được quản trị tốt, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, có tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh.





    Thái Phương – Tô Hà




    Hội nghị WTO: Vòng đàm phán Doha tiếp tục bế tắc
    Nguồn tin: Vietnamplus | 18/12/2011 9:51:14 SA




    [​IMG] Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 8 (từ 15-17/12) đã kết thúc tại Geneva trong bế tắc, khi các quốc gia thành viên không thể cùng nhau thống nhất giải pháp khôi phục lại vòng đàm phán Doha.

    Trong ba ngày thảo luận, bất đồng giữa các quốc gia công nghiệp phát triển và các quốc gia mới nỗi vẫn tồn tại dai dẳng.

    Theo tuyên bố chung do Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 8, Bộ trưởng Thương mại Nigeria, ông Olusegun Aganda đọc tại phiên bế mạc hội nghị, các bộ trưởng WTO đã "rất lấy làm tiếc" trước bế tắc của vòng đàm phán Doha, vốn được khởi động từ 10 năm nay. Tuy vậy, các quốc gia vẫn không đạt được sự đồng thuận về cách thức thúc đẩy vòng đàm phán này.

    Ngoài ra, cũng theo Chủ tịch hội nghị, các quốc gia thành viên còn không đạt được sự đồng thuận để xem xét những chủ đề mới tại WTO như biến đổi khí hậu, năng lượng, an ninh lương thực, vấn đề tỷ giá trao đổi và vấn đề cạnh tranh.

    Tại phiên bế mạc, Tổng Giám đốc WTO, ông Pascal Lamy đã kêu gọi các bộ trưởng WTO cùng nhau tìm ra phương pháp làm việc mới trong năm tới nhằm giúp kinh tế thế giới tránh một cuộc "đại khủng hoảng" tương tự những năm 30 của thế kỷ trước.

    Tuy vậy, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 8 của WTO cũng đạt được hai thành công, đó là việc Nga, nền kinh tế lớn cuối cùng gia nhập WTO và đàm phán xem xét hiệp định về các thị trường công đã đạt kết quả.

    Ngoài ra, nhân dịp này, cùng với Nga còn có ba quốc gia thành viên mới đã được chấp thuận gia nhập WTO là Vanuatu, Samoa và Montenegro./.


  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Ông Sơn nói hơn 1 năm, cuối cùng thì tháng 02 tới cũng có...


    TS Nguyễn Sơn: Tháng 2 tới sẽ ra mắt chỉ số VN-30




    [​IMG]
    Ảnh: *********

    Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chững lại (giá trị danh mục hiện thời khoảng 7.2 tỷ USD trong khi cách đây 2-3 năm là trên 10 tỷ USD). Thị trường hiện thảm hơn mức đáy tháng 2/2009.
    TTCK 2011 dưới con mắt nhà quản lý
    Tiến sĩ Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường – UBCKNN, ghi nhận một năm đầy khó khăn của TTCK và cho biết UBCKNN sẽ có hàng hoạt giải pháp để hỗ trợ TTCK phát triển trong thời gian tới.
    Tại hội thảo “Nhận diện cơ hội và rủi ro trong năm 2012 - Từ vĩ mô, chính sách đến thị trường chứng khoán” diễn ra sáng ngày 17/12 tại TPHCM do ********* tổ chức, TS Nguyễn Sơn cho biết TTCK Việt Nam đã trải qua thời điểm cực kỳ khó khăn, tại ngày 15/12, chỉ số VN-Index chỉ còn 364.48 điểm, giảm 25% so với đầu năm 2011.
    Tuy nhiên, nếu đi sâu vào xem xét cấu trúc của chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp, là bình quân gia quyền trọng số của tất cả các cổ phiếu tham dự, nếu không loại trừ các yếu tố ảnh hưởng và có loại trừ các yếu tố cấu thành chỉ số, thì VN-Index hiện nay còn thảm hơn nữa.
    Theo cách tính này, có vẻ như giá cổ phiếu đã xuống sâu hơn ngưỡng mà chỉ số được đo vào tháng 2/2009 là 235 điểm. Nếu như không có sự nâng đỡ của nhóm các cổ phiếu bluechips thì có lẽ chỉ số đã xuống sâu hơn ngưỡng của năm 2009 là dưới 235 điểm.
    Bên cạnh đó, thanh khoản của thị trường ở mức thấp, chỉ khoảng 50% so với năm 2010. Mặc dù số doanh nghiệp niêm yết gia tăng (695 công ty), nhưng mức vốn hóa thị trường lại suy giảm khá sâu (32% GDP của 2010).
    Ngoài ra, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chững lại (giá trị danh mục hiện thời khoảng 7.2 tỷ USD trong khi cách đây 2-3 năm là trên 10 tỷ USD).
    Ông Sơn cho biết chỉ riêng cụm quỹ của Dragon Capital trong vòng 1 năm đã giảm khoảng 100 triệu USD cho các quỹ mà họ quản lý. Sự suy giảm của giá cổ phiếu tác động đến NAV khá nhiều. Điều này ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của các nhà đầu tư nước nước về Việt Nam.
    Đối với doanh nghiệp (DN), năm 2011 là một năm quá khó khăn. Ông Sơn cho biết với chi phí vốn khoảng 18-25% thì rất khó để doanh nghiệp sản xuất tồn tại, chưa tính đến chi phí lao động sống cũng như các chi phí khác. Tỷ suất sinh lời của DN khó đạt 30-35% để đảm bảo cho sự tồn tại. Ngoài ra, dòng vốn tín dụng từ ngân hàng bị co cụm lại. Tại sao doanh nghiệp phải tiếp cận với tín dụng đen? Chỉ vì không tiếp cận được tín dụng trắng (tín dụng chính thức của ngân hàng) – Ông Sơn nhận định.
    Trên TTCK, hàng loạt cổ phiếu trở nên rẻ rúng, khoảng 67% DN niêm yết có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách, 38% công ty niêm yết trên HOSE có thị giá dưới mệnh giá và chỉ số này trên HNX là 55%.
    Đây là hai vấn đề rất lớn mà nếu không có chính sách, giải pháp hợp lý thì khả năng thâu tóm giữa các DN cũng như thâu tóm từ phía bên ngoài rất lớn.
    Ngoài ra, huy động vốn qua thị trường của DNNY gặp khó khăn không kém. Phát hành cổ phiếu trong năm chỉ đạt 13,000 tỷ, giảm 60% so với cùng kỳ. Khi giá cổ phiếu dưới mệnh giá thì DN không thể phát hành được vì chưa có cơ chế ghi âm vào thặng dư vốn khi phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá.
    Điểm sáng hiếm hoi trong 2011 là huy động vốn qua trái phiếu Chính phủ. TS Sơn cho biết, trong 3 quý mà huy động được hơn 70,000 tỷ đồng là con số khá bất ngờ. Nếu tính cả phần bảo lãnh, đấu thầu và cả khu vực DN thì lượng trái phiếu Chính phủ này rất lớn. Nguyên nhân là do các thành viên tham gia thị trường trái phiếu Chính phủ, nhất là thị trường sơ cấp phần lớn là các NHTM. Khi tăng trưởng tín dụng của NHTM không thực hiện được thì họ phải tìm cơ hội để đảm bảo mức sinh lời nhất định. Thị trường trái phiếu Chính phủ được lựa chọn.
    Dù vậy, theo Tiến sĩ, đây cũng là điều “lủng củng” của hệ thống tài chính. NHTM huy động tiết kiệm nhưng không lấy tiền đó để cấp tín dụng cho nền kinh tế mà lại quay sang mua trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu Chính phủ ấy lại quay sang đầu tư công. Một hệ thống cấu trúc tài chính chưa thực sự ổn – ông Sơn kết luận.
    Đối với công ty chứng khoán, năm 2011 là một bức tranh rất u ám khi thua lỗ 68%; âm vốn chủ sở hữu. Đặc biệt, yếu tố mất thanh khoản rất nghiêm trọng. Hiện nay, UBCK đã tạm thời xử lý đình chỉ tư cách thành viên của trung tâm lưu ký, thành viên giao dịch và sẽ tiến tới yêu cầu bắt buộc phải rút nghiệp vụ môi giới. Hiện nay đã có những công ty tự nguyện rút nghiệp vụ này.
    Ông Sơn cho biết, thời gian tới cơ quan này sẽ có hàng loạt giải pháp để hỗ trợ TTCK phát triển. Trước mắt, song song với hai chỉ số hiện tại UBCKNN sẽ đưa thêm bộ chỉ số VN-30 ra thị trường vào tháng 2 tới. Ông Sơn kỳ vọng rằng việc đưa VN-30 vào thị trường sẽ giúp phản ánh đúng diễn biến của thị trường. Chỉ số này được tính trên toàn bộ số lượng cổ phiếu được phép chuyển nhượng và loại trừ các yếu tố ảnh hưởng của các mã lớn có tác động chi phối.
    Theo Bội Mẫn
    *********
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    vN 30 ra đời thì thị trường đỡ bị méo mó bởi các cổ phiếu lớn
  10. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    Con bìm bịp lừa tình biết bao nhiêu người rồi mà vẫn hót được.............

Chia sẻ trang này