Cực nóng: lợi nhuận quý 2/2021 gấp... 67 lần cùng kỳ!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 23/07/2021.

7330 người đang online, trong đó có 988 thành viên. 09:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 66502 lượt đọc và 274 bài trả lời
  1. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    IDP vài năm trước cũng đã từng be bét như HNM mà giờ rũ bùn đứng dậy sáng lòa!
    Mai thứ 6 lại đến ngày giao dịch của HNM rồi.
    xauzai77 đã loan bài này
  2. HTSK85861315

    HTSK85861315 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2020
    Đã được thích:
    6.988
    nóng quá, cho sữa vào tủ lạnh uống cho mát anh ơi :D
    HanaNguyen2020xauzai77 thích bài này.
  3. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Đấy, IDP từng có giai đoạn 2016-2018 thua lỗ rất lớn, thế mà sau khi sang tên đổi chủ, tái cấu trúc thì năm 2020 đã báo lãi 500 tỷ. Năm 2021 chia cổ tức khủng 80%.
    Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
    Minhchau2021anhsanglen thích bài này.
    alisson36xauzai77 đã loan bài này
  4. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Sự bùng nổ của thị trường hàng hoá lan rộng, giá sữa dự kiến sẽ tăng cao chưa từng thấy
    27-05-2021 - 16:38 PM | Tài chính quốc tế


    [​IMG]


    Nhà sản xuất sữa lớn nhất thế giới dự báo giá sữa có thể đạt mức cao kỷ lục trong năm tới do nhu cầu từ Trung Quốc tăng cao. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ của giá hàng hoá đã lan rộng sang thị trường nông sản như thế nào.

    Fonterra - công ty sản xuất bơ sữa lớn nhất thế giới đến từ New Zealand, dự báo giá mua sữa từ cổng nông trại sẽ ở mức cao nhất từ trước đến nay, vào khoảng 7,25 NZD đến 8,75 NZD (5,29 USD và 6,39 USD)/kg sữa khô, trong 12 tháng kể từ 1/6/2021.

    Đây là biên độ giá Fonterra dự kiến sẽ trả cho nông dân trong mùa vụ tới. Với mức giá trung bình là 8 NZD, 10.000 nông dân cung cấp sản phẩm cho Fonterra sẽ nhận được 12 tỷ NZD.

    Đây cũng là dấu hiệu mới nhất cho thấy thị trường hàng hóa toàn cầu đã trở nên rất nóng trong những tuần gần đây, khi các nền kinh tế hồi phục sau đại dịch. Giá quặng sắt, đồng và gỗ đều đạt mức kỷ lục trong tháng vừa qua. Theo đó, một số nhà phân tích đã dự báo về khả năng xảy ra siêu chu kỳ của hàng hoá.

    [​IMG]
    Dự báo giá mua sữa từ cổng nông trại của Fonterra (đơn vị: NZD).

    Miles Hurrell - CEO của Fonterra, cho biết: "Nhu cầu toàn cầu đối với sữa, đặc biệt là sữa sản xuất tại New Zealand, đang tiếp tục tăng." Ông nói thêm, Trung Quốc là quốc gia có nhu cầu lớn nhất khi nền kinh tế nước này hồi phục mạnh mẽ.

    Ông nhận định: "Tăng trưởng nguồn cung sữa toàn cầu dường như đang chững lại và nguồn cung sữa bột nguyên kem toàn cầu cũng bị hạn chế."

    Trong khi đó, nhu cầu tăng vọt cũng thúc đẩy lợi ích kinh tế cho New Zealand. Một số nhà phân tích đã gọi quốc gia này là "Ả Rập Xê Út của sữa", khi sữa chiếm đến 1/3 lượng xuất khẩu hàng hoá.

    Michael Harvey - nhà phân tích tại Rabobank, cho biết giá sữa tăng mạnh là một phần trong xu hướng Trung Quốc mua một lượng lớn hàng nông sản. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là nguồn cung bị hạn chế do thời tiết xấu và chi phí thức ăn chăn nuôi tăng.


    Ông cho hay: "New Zealand được hưởng lợi nhiều nhất khi thị trường hàng hóa bùng nổ như hiện tại. Tuy nhiên, họ cũng nhanh chóng cảm nhận được ảnh hưởng khi diễn biến thị trường đi theo chiều ngược lại."

    [​IMG]
    Hôm 26/5, NHTW New Zealand cho biết nền kinh tế nước này được thúc đẩy bởi giá hàng hóa xuất khẩu tăng. Sau những bình luận tích cực như vậy, một số nhà kinh tế dự đoán New Zealand sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển đầu tiên nâng lãi suất sau đại dịch. Ngân hàng ANZ cho biết họ dự kiến RBNZ sẽ nâng lãi suất vào tháng 8/2020, nhưng có thể là sớm hơn.

    Theo mô hình hợp tác xã của Fonterra, giá bán sữa từ cổng nông trại cao hơn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nguyên nhân là bởi họ không thể ngay lập tức chuyển chi phí chênh lệch cho khách hàng đã ký hợp đồng mua sữa công thức, bơ và phô mai.

    Hurrell cho hay: "Quý IV sẽ là khoảng thời gian đầy thách thức đối với chúng tôi từ góc độ lợi nhuận. Chúng tôi dự đoán áp lực với biên lợi nhuận sẽ tiếp tục kéo dài sang quý đầu tiên của năm tài khóa 2022."

    Việc cắt giảm chi phí trong năm 2 vừa qua, diễn ra sau đợt cắt giảm ban quản trị và hội đồng quản trị, đã thúc đẩy mô hình hợp tác xã của Fonterra. Công ty cho biết, lợi nhuận ròng sau thuế trong 9 tháng tính đến tháng 4 đã tăng 61% so với

    Kelly Amato - nhà phân tích tại Fitch Ratings, cho biết Fonterra có thể vượt qua những thách thức từ giá sữa tăng cao hơn. Bà nhận định: "Fonterra đã đạt được tiến bộ trong việc giảm nợ. Do đó, dù giá sữa tăng cao gây áp lực cho biên lợi nhuận, chúng tôi vẫn kỳ vọng bảng cân đối kế toán của họ tiếp tục ổn định."

    https://cafef.vn/su-bung-no-cua-thi...tang-cao-chua-tung-thay-20210527163820285.chn
    HoangDung2008 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  5. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Thời gian này, cứ giá mặt hàng nào tăng là giá cổ phiếu ngành đó tăng ầm ầm, trần liên tục.
    Trước là Thép, giờ đến Phân, Đường, Nhôm và dự tới đây thêm Sữa, Gạo...
    HanaNguyen2020, Minhchau2021HoangDung2008 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  6. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Trung Quốc khó giải cơn "khát sữa" do thiếu… bò sữa giống
    03-06-2021 - 18:05 PM | Thị trường


    [​IMG]


    Trung Quốc đã trở nên "khát" sữa. Nhu cầu sữa ở nước này vốn đã liên tục tăng mạnh trong thời gian qua, nay càng tăng mạnh hơn sau khi các bác sỹ quảng cáo lợi ích của sữa đối với sức khỏe con người trong bối cảnh đại dịch covid-19 đang hoành hành, và các công ty sữa trên khắp Trung Quốc đang đổ xô đi xây trang trại nuôi bò sữa.


    Nhưng việc dập tắt cơn "khát sữa" này không hề đơn giản, bởi sẽ cần phải có hàng triệu con bò cho những trang trại mới hoặc cho trang trại sau khi thực hiện kế hoạch mở rộng công suất. Đây là một thách thức lớn không dễ vượt qua....

    Cơ hội cho Việt Nam

    Tính đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng của Trung Quốc đã cấp Mã giao dịch cho phép 9 công ty/nhà máy của Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc.

    Trong đó bao gồm TH True Milk (sản phẩm sữa tươi tiệt trùng nguyên chất và sữa tươi tiệt trùng bổ sung các hương liệu tự nhiên); Hanoimilk (sữa lên men); Công ty Bel Việt Nam (các loại phô mai khác); Nutifood (sữa tiệt trùng, sữa biến đổi và sữa lên men bổ sung hương vị); 03 nhà máy của Vinamilk (Nhà máy Sữa Thống Nhất với sản phẩm sữa đặc, Nhà máy Sữa Sài Gòn với sản phẩm sữa lên men bổ sung hương vị, Nhà máy Sữa Trường Thọ với sản phẩm sữa tiệt trùng, sữa biến đổi, sữa đặc có đường và các sản phẩm sữa đặc khác); Công ty FrieslandCampina Hà Nam (sữa tiệt trùng và sữa lên men); và Công ty FrieslandCampina Việt Nam (sữa tiệt trùng, sữa lên men, sữa đặc có đường và các sản phẩm sữa khác).

    Hoạt động đầu tư trong ngành sữa diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhờ đó, năng lực sản xuất của ngành được nâng lên nhanh chóng, và ngày càng có thêm nhiều sản phẩm xuất khẩu.

    Trong năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng sản lượng sữa nước ta vẫn tăng trưởng tốt. Trong đó, sản lượng sữa tươi ước đạt 1.702,4 triệu lít, tăng 1% so với năm 2019. Sản lượng sữa bột ước đạt 131,6 nghìn tấn, tăng 9,1% so với năm trước.

    Tổng doanh thu ngành sữa đạt 113.715 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 5% so với năm 2019 trong đó doanh thu từ xuất khẩu đạt 302,7 triệu USD, tăng 10,5% so với năm 2019

    Dự báo năm 2021, ngành sữa trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ tiêu thụ sữa gia tăng khi nhu cầu đối với các sản phẩm sữa có giá trị cao được dự báo sẽ tăng mạnh do dân số trẻ và số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu ở các đô thị tăng. Bên cạnh đó, xuất khẩu sữa dự báo cũng khả quan, nhất là sang thị trường Trung Quốc.

    https://cafef.vn/trung-quoc-kho-giai-con-khat-sua-do-thieu-bo-sua-giong-20210603143832289.chn
    xauzai77 đã loan bài này
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Sóng Thép rồi, giờ đang thấy có sóng Phân, sóng Đường và bắt đầu hôm nay có sóng Nhôm, khi nào đến sóng Sữa nhỉ???
    --- Gộp bài viết, 19/08/2021, Bài cũ: 19/08/2021 ---
    Có vài anh em chưa tìm được BCTC năm 2020 đã kiểm toán của HNM để nghiên cứu.
    Tớ có nhưng nhắc lại là trên này không send được nhé, vì đó là file PDF.
    Anh em add za..lo của tớ tớ gửi qua đó cho.
    Minhchau2021 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  8. GoodBoy89

    GoodBoy89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2020
    Đã được thích:
    1.401
    Chịu khó pr mấy con cp rác bác nhỉ?? bác nào muốn làm cổ đông chiến lược thì mua mấy con này. Giao dịch rất nhàn hạ mỗi tuần một phiên
  9. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Bạn đã từng hứa là dừng vào đeo bám, đả kích tớ rồi mà bạn vẫn không bỏ được tật xấu này à?
    Rác nó là hàng in giấy nhiều như quân nguyên, làm ăn thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu chứ đâu phải doanh nghiệp nó hồi sinh, có lãi trở lại như HNM???
    anhsanglenMinhchau2021 thích bài này.
    alisson36 đã loan bài này
  10. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Ngành sữa quý II: Biên lợi nhuận gộp Sữa Quốc Tế vượt Vinamilk

    Lợi nhuận Vinamilk tiếp tục giảm trong quý II trong khi Sữa Quốc Tế, Mộc Châu Milk và Hà Nội Milk tăng trưởng. Mảng sữa của Đường Quảng Ngãi giảm nhưng mảng đường tăng trưởng đã giúp lợi nhuận vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động xuất khẩu của Vinamilk ghi nhận tăng trưởng 2 chữ số trong quý II.

    [​IMG]
    Ngọc Điểm Thứ năm, 5/8/2021, 14:28 (GMT+7)

    Trong năm 2020, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, tiêu thụ ngành sữa ghi nhận mức giảm 6%, theo số liệu của AC Nielsen. SSI Researh đánh giá ngành sữa dù được coi là mặt hàng thiết yếu nhưng xu hướng tiêu thụ có thể bị giảm trong năm 2021 dưới tác động dịch bệnh. Mặt khác, nhu cầu của người tiêu dùng thu nhập thấp có thể thay đổi do dịch Covid-19 đã gây thiệt hại đến thu nhập của nhóm này, hoặc đối với những người tiêu dùng nhạy cảm về giá.

    Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào tăng vọt cũng ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp sữa, đặc biệt là giá đường. Trong tháng 6, giá đường duy trì mức cao từ 16.000-17.400 đồng/kg tùy loại, giảm nhẹ so với thời điểm cuối tháng 3 nhưng tăng từ 23-28% so với cuối năm 2020.

    “Ông lớn” lãi giảm

    Trước bối cảnh này, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sữa quý II và nửa đầu năm khá phân hóa. Trong khi lợi nhuận Vinamilk (HoSE: VNM) và mảng sữa của Đường Quảng Ngãi suy giảm thì nhiều doanh nghiệp sữa khác tăng trưởng mạnh.

    Cụ thể, Vinamilk – doanh nghiệp chiếm trên 60% thị phần sữa trong nước báo cáo doanh thu quý II đạt 15.716 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Song biên lãi gộp tiếp tục ghi nhận mức thấp nhất trong vòng 4 năm 43,6% và giảm so với mức 46% cùng kỳ năm trước. Theo đó, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sữa giảm 7,7% xuống 2.835 tỷ đồng.

    Lũy kế nửa đầu năm, doanh nghiệp đầu ngành sữa ghi nhận doanh thu 28.906 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 5.411 tỷ đồng; lần lượt giảm 2,5% và 7,3% so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Hoạt động kinh doanh của Vinamilk ghi nhận khả quan ở thị trường xuất khẩu nhưng giảm ở thị trường nội địa. Doanh thu nội địa nửa đầu năm đạt 24.429 tỷ đồng, giảm 4%; xuất khẩu 4.476 tỷ đồng, tăng 5%. Lợi nhuận gộp trong nước giảm 10% trong khi xuất khẩu tăng 2,8%.

    Đặc biệt, mảng xuất khẩu tăng trưởng hai chữ số trong quý II với doanh thu thuần đạt 1.606 tỷ đồng, tăng 17.2% so với cùng kỳ. Thị trường Trung Đông tiếp tục đóng vai trò chủ chốt và duy trì đà tăng trưởng. Đối với các chi nhánh nước ngoài, doanh thu thuần đạt 859 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng này được dẫn dắt bởi sự phục hồi của Driftwood với doanh thu đạt tăng trưởng hai chữ số sau khi các trường học tại Mỹ dần mở cửa trở lại sau hơn một năm đóng cửa do Covid-19. Angkor Milk tiếp tục tăng trưởng dương trong quý II dù mức tăng này thấp hơn mức tăng của quý trước do Campuchia chịu nhiều ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 mới giống như các quốc gia Đông Nam Á khác.

    Chứng khoán Phú Hưng kỳ vọng doanh thu nội địa của Vinamilk phục hồi từ cuối quý III khi vaccine Covid-19 được triển khai toàn dân vào cuối tháng 8 và đại dịch được kiểm soát triệt để hơn. Ở mảng xuất khẩu, ngoài thị trường hiện hữu, doanh nghiệp sữa cũng tăng cường mở rộng khi thành lập liên doanh tại Philippines và xuất khẩu sữa hạt vào Trung Quốc. Ngoài ra, mảng kinh doanh bò thịt – đầu tư thông qua công ty con Vilico (UPCoM: VLC) sẽ là động lực tăng trưởng của Vinamilk trong tương lai khi thị trường sữa chững lại.

    Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) cũng cho biết hiệu quả hoạt động kinh doanh của mảng sữa đậu nành, nước khoáng… trong quý II giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mảng đường tăng trưởng đã bù đắp và giúp lợi nhuận đơn vị tăng trưởng. Cụ thể, doanh thu quý II đạt 2.031 tỷ đồng, tăng 11%; lãi ròng 360 tỷ đồng, tăng 12,5%. Lũy kế 6 tháng, doanh thu tăng 14,7% đạt 3.670 tỷ đồng và lợi nhuận ròng tăng 19% đạt 437 tỷ đồng.

    Đường Quảng Ngãi nổi tiếng với thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy, thị phần trong ngành sữa đậu nhiều năm trên 80%, riêng năm 2020 đạt 85,8%, theo số liệu Nielsen. Doanh thu từ sữa đậu nành năm qua ghi nhận giảm 10% so với năm 2019 và đóng góp 58% tổng doanh thu. Lợi nhuận gộp giảm 10,5% và đóng góp 85% tổng lợi nhuận gộp.

    Sữa Quốc tế, Hà Nội Milk, Mộc Châu Milk cải thiện lợi nhuận

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Theo BCTC quý II vừa công bố, Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) ghi nhận doanh thu quý II tăng 26% đạt 1.252 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 549 tỷ đồng, tăng 35%. Biên lãi gộp cải thiện từ 40,9% lên 43,9%, vượt qua Vinamilk. Không chỉ vậy, chi phí bán hàng của doanh nghiệp sữa cũng giảm giúp cho lợi nhuận sau thuế đạt 228 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước. Lũy kế nửa 6 tháng, doanh thu đạt 2.380 tỷ đồng, tăng 41%; lãi sau thuế 406 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước.

    Kể từ sau khi về tay Chứng khoán Bản Việt (HoSE: VCI) và Blue Point, lợi nhuận Sữa Quốc Tế - được biết đến với sữa KUN liên tục được cải thiện, gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng, %

    Tương tự, Mộc Châu Milk (UPCoM: MCM) cũng ghi nhận doanh thu quý II tăng 8% lên 790 tỷ đồng. Biên lãi gộp tăng từ 29,6% lên 32%, lợi nhuận gộp tăng 17% lên 253 tỷ đồng nhờ thỏa thuận được giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tốt hơn với nhà cung cấp khi là thành viên của Vinamilk. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sữa đạt 87 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế nửa đầu năm, Mộc Châu Milk đạt doanh thu 1.411 tỷ đồng, tăng 3,2%; lãi sau thuế 137 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.

    Ngay đến Sữa Hà Nội (Hanoimilk, UPCoM: HNM) cũng có sự phục hồi đáng kể trong quý vừa qua. Doanh thu Hanoimilk tăng 80% lên 97 tỷ đồng; lãi sau thuế 6,5 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 1,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp cải thiện nhẹ từ 19,4% lên 20,5%. Lũy kế 6 tháng, doanh thu đơn vị tăng 51% lên 141 tỷ đồng; lãi sau thuế 7,3 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 109 triệu đồng cùng kỳ năm trước.

    Hanoimilk lý giải doanh thu bán hàng và gia công trong nước đều tăng, ngoài ra có thêm doanh thu xuất khẩu, trong khi chi phí giá vốn giảm do lượng sản xuất tăng chi phí khấu hao giảm.


    https://ndh.vn/ket-qua-kinh-doanh/n...an-gop-sua-quoc-te-vuot-vinamilk-1296846.html
    Minhchau2021, anhsanglentuanaanh59 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này

Chia sẻ trang này