Cực nóng: lợi nhuận quý 2/2021 gấp... 67 lần cùng kỳ!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 23/07/2021.

2698 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 02:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 66480 lượt đọc và 274 bài trả lời
  1. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Chốt phiên, mừng cho HNM đã chính thức lên mệnh!
    Thứ 6 tuần sau sẽ là khởi đầu mới của thời kỳ vượt mệnh!
    Sẽ khó để thấy em nó về 10 hoặc dưới 10 nữa...
    xauzai77 đã loan bài này
  2. newbyby

    newbyby Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2009
    Đã được thích:
    12.231
    chúc mừng a
    xauzai77 thích bài này.
  3. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    HNM về mệnh là mới chỉ bắt đầu một hành trình mới thôi.
    Em xem con sữa IDP sau thâu tóm, tái cấu trúc, giờ giá cổ phiếu nó lên 142.000 đồng mà không có người bán :D
    xauzai77 đã loan bài này
  4. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Big_Trends: Cần có những chiến lược đầu tư trọng tâm
    Tác giả Big_trends
    12/09/2021 11:46

    (ĐTCK) Chắc vẫn nên chọn lọc kỹ các cổ phiếu mua mới đặc biệt trong giai đoạn thị trường diễn biến tích lũy đi ngang như hiện nay.

    VN-Index đang đứng trên mốc hỗ trợ mạnh vùng 1.330 - 1.335 điểm để đang sẵn sàng quay lại xu hướng hồi phục về vùng kháng cự đỉnh cũ 1.375 (+/-5 điểm).

    Chưa bao giờ chúng ta lại có thể chứng kiến nhiều thương vụ M&A, các thương vụ mua lại doanh nghiệp hoặc đổi tên doanh nghiệp như hiện nay. Các cổ phiếu như VC3, VC2, VC7, BII, APG, TGG… đã được đổi tên, thương hiệu cũng như tham gia vào các thương vụ “tái cấu trúc”, tham gia mua tăng sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp.

    Các thương vụ mua lại, tăng tỷ lệ sở hữu, quá trình chuyển đổi “thay máu” cổ đông lớn dẫn đến sự cải thiện về chất lượng doanh nghiệp đi kèm với hứa hẹn mang lại làn gió mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ là điều mà mọi cổ đông sẽ luôn mong đợi.

    Đại dịch Covid-19 đã và đang thay đổi nhiều môi trường đầu tư, nhiều doanh nghiệp gặp khó hoặc thuộc diện “phải tự bán mình” hay thuộc diện thoái vốn cũng sẽ trở thành cơ hội đầu tư tốt một khi tỷ lệ chiết khấu hấp dẫn – thị giá trên thu thập hay tỷ lệ thị giá trên giá trị sổ sách thấp.

    Cho dù diễn biến hiện tại đó là dòng tiền có sự chuyển dịch từ nhóm cổ phiếu bluechips sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ hoặc các cổ phiếu chưa từng “làm mưa làm gió” trên TTCK thì mọi nhà đầu tư cũng nên đánh giá kỹ các cơ hội.

    Sự cẩn trọng sẽ không bao giờ thừa khi chỉ các cơ hội đầu tư nào trở thành hấp dẫn nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn đầu tư khắt khe nhất.

    Cho dù diễn biến giá tăng tốt kèm theo giá trị giao dịch ấn tượng thế nào hay thậm chí diễn biến giá cổ phiếu thuận lợi ra sao thì cơ hội đầu tư trên thị trường vào những cổ phiếu nhóm bất động sản, điện nước, công nghệ, hóa chất, dịch vụ tài chính như: DIG, ITD, CMG, DDV, VCI, HCM… luôn nhiều và nhiều cổ phiếu vẫn đáp ứng được các tiêu chí sàng lọc từ cơ bản cho đến kỹ thuật.

    Các nhà đầu tư thành công vẫn có thể phần nào chọn tìm được những cổ phiếu triển vọng khác nhau để có thể xây dựng được 1 danh mục đầu tư hoàn chỉnh.

    Trong ngắn hạn, việc thị trường tích lũy đi ngang trong biên độ khu vực 1.335 - 1.350 điểm sẽ sớm kết thúc và VN-Index có thể quay lại khu vực 1.360 - 1.380 điểm.

    Thông tin hỗ trợ đối với thị trường có lẽ là việc nới lỏng giãn cách xã hội, kỳ review danh mục các quỹ ETFS sẽ diễn ra trong 2 tuần cuối tháng 9 và như là tín hiệu cảnh báo sớm đáng chú ý hơn đó là 1 vài nhóm cổ phiếu đã bắt đầu giao dịch tích lũy khá tích cực như nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, bảo hiểm…

    Mỗi một cổ phiếu vẫn có những câu chuyện riêng, tiềm năng tăng giá, thời điểm thăng trầm, chu kỳ hoạt động kinh của doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau.

    Nhà đầu tư cá nhân bên cạnh việc có cho mình 1 kế hoạch đầu tư mua định kỳ hoặc kể cả giao dịch lô lẻ tích lũy như 1 việc phân bổ tích lũy tài sản thì cũng cần có những chiến lược đầu tư trọng tâm hoặc giao dịch ngắn hạn linh hoạt.

    Nhìn chung, hãy cứ tận dụng tốt các cơ hội đầu tư đang có, nếu bỏ lỡ 1 vài cổ phiếu tăng giá mạnh cũng sẽ không quá phải lăn tăn bởi nhiều cơ hội đầu tư tốt cũng sẽ lại xuất hiện. Hãy kiên trì đón nhận.

    https://tinnhanhchungkhoan.vn/big-trends-can-co-nhung-chien-luoc-dau-tu-trong-tam-post279539.html
    Minhchau2021 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  5. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    "Chưa bao giờ chúng ta lại có thể chứng kiến nhiều thương vụ M&A, các thương vụ mua lại doanh nghiệp hoặc đổi tên doanh nghiệp như hiện nay. Các cổ phiếu như VC3, VC2, VC7, BII, APG, TGG… đã được đổi tên, thương hiệu cũng như tham gia vào các thương vụ “tái cấu trúc”, tham gia mua tăng sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp. Các thương vụ mua lại, tăng tỷ lệ sở hữu, quá trình chuyển đổi “thay máu” cổ đông lớn dẫn đến sự cải thiện về chất lượng doanh nghiệp đi kèm với hứa hẹn mang lại làn gió mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ là điều mà mọi cổ đông sẽ luôn mong đợi."

    Hậu đại dịch, sẽ còn chứng kiến nhiều thương vụ M&A, và HNM cũng không phải ngoại lệ...
    xauzai77 đã loan bài này
  6. Vuotquagioihan

    Vuotquagioihan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2020
    Đã được thích:
    5.212
    So sánh mấy con bác nêu ở trên thì VC7 có vẻ chưa tăng lắm
    Không biết dự án có ổn ko
    xauzai77 thích bài này.
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Tớ trích lại đoạn văn trong bài báo thôi.
    Vuotquagioihan thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  8. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    COVID-19 thúc đẩy hoạt động thâu tóm, sáp nhập của doanh nghiệp Việt
    LÊ MỸ | 15/09/2021, 11:42:36
    Diendandoanhnghiep.vn

    Khó khăn của COVID-19 gây ra, với sự đứt gãy chuỗi cung ứng, tạo ra động lực lớn hơn để các doanh nghiệp hợp tác với nhau thông qua các hình thức tập trung kinh tế, mua bán và sáp nhập (M&A).


    Báo cáo Kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh giai đoạn 7/2019 – 7/2021 vừa được Cục Cạnh tranh và bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) công bố hôm 13/9, nhận định.

    [​IMG]
    Nhiều thương vụ lớn với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn trong nước đã xuất hiện. Điển hình là thương vụ hợp nhất, hoán đổi cổ phần giữa VinCommerce và VinEco với Masan Comsumer (Masan Group). Ảnh: (MSN)

    Theo báo cáo này, trong hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã có tác động to lớn đến nền kinh tế trong nước cũng như toàn cầu. Tuy nhiên, sự khó khăn, hạn chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bởi các đợt giãn cách xã hội hay sự đứt gãy đột ngột của các chuỗi sản xuất, phân phối có thể càng tạo ra động lực lớn hơn để các doanh nghiệp hợp tác với nhau thông qua các hình thức tập trung kinh tế.

    Cụ thể năm 2019, tổng giá trị các thương vụ tập trung kinh tế (TTKT) tại Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018. Nhìn vào hoạt động TTKT năm 2019, tuy giá trị giảm, nhưng vẫn có những yếu tố tích cực. Trong 6 tháng cuối năm 2019, nhiều thương vụ lớn với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn trong nước đã xuất hiện. Điển hình là thương vụ hợp nhất, hoán đổi cổ phần giữa VinCommerce và VinEco với Masan Comsumer (Masan Group), KEB Hana Bank (Hàn Quốc) mua lại 15% vốn điều lệ của BIDV...

    Giá trị sáp nhập và mua lại (M&A) toàn cầu 6 tháng đầu năm 2021 ghi nhận sự tăng trưởng kỷ lục nhờ sự hồi phục của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và Tây Âu. Tại Việt Nam, giá trị tập trung kinh tế năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 có sụt giảm so với cùng kỳ các năm trước, nhưng lại gây ấn tượng bởi một số thương vụ tập trung kinh tế có giá trị lớn, liên quan đến các tập đoàn lớn trong nước hoặc có sự góp mặt của các doanh nghiệp nước ngoài.

    [​IMG]
    Doanh nghiệp trong nước ngày càng chủ động với hoạt động M&A. Năm 2018, giá trị giao dịch của các thương vụ TTKT do doanh nghiệp Việt Nam là bên mua chỉ chiếm tỷ trọng 11,8% trong khi các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 88,2% trong tổng giá trị giao dịch TTKT tại Việt Nam. Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2020, giá trị các thương vụ TTKT do doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đã tăng lên, chiếm trên 30% tổng giá trị giao dịch TTKT được thực hiện tại Việt Nam. (nguồn: VCCA)

    Đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 bất ngờ lan rộng trên toàn cầu đã và đang tác động rất lớn đến kinh tế thế giới nói chung, cũng như hoạt động TTKT nói riêng. Hoạt động TTKT tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu trong giai đoạn nửa đầu năm 2020 đều giảm mạnh do các nhà đầu tư có những phản ứng thận trọng. Đồng thời, những điều kiện về giãn cách xã hội trên toàn cầu gây trở ngại cho việc tìm hiểu, đánh giá và ra quyết định TTKT. Giá trị TTKT tại Việt Nam năm 2020 tiếp tục suy giảm, đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019).

    Trong giai đoạn 2019-2020, có một số thương vụ TTKT nổi bật, có giá trị giao dịch lớn, điển hình như thương vụ KEB Hana Bank mua lại một phần vốn điều lệ của BIDV với giá trị 878 triệu USD; KKR&Temasek mua lại cổ phần của Vinhomes với giá trị 652 triệu USD... hoặc có liên quan đến các tập đoàn lớn của Việt Nam, điển hình như Masan, Thaco, Gelex, Vinamilk...

    Các ngành, lĩnh vực chủ yếu thu hút lượng lớn vốn đầu tư thông qua TTKT tại Việt Nam thời gian qua bao gồm bất động sản, tài chính- ngân hàng, công nghiệp và bán lẻ. Bên cạnh đó, một số thương vụ TTKT đáng chú ý cũng được thực hiện trong lĩnh vực logistics, nông nghiệp, dược phẩm - y tế, xây dựng. Ngoài ra, TTKT còn diễn ra trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế như bia, nước giải khát, sữa, giấy, thực phẩm chế biến, bánh kẹo, thủy sản, vật liệu xây dựng...

    Trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động M&A toàn cầu tăng trưởng kỷ lục 2019 nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ và một số quốc gia khu vực Tây Âu, đạt tổng giá trị khoảng 2.600 tỷ USD3 so với giá trị trung bình 926 tỷ USD cùng kỳ trong giai đoạn 2015 – 2019. Công nghệ được coi là lĩnh vực nổi bật với các thương vụ M&A lớn trong thời gian qua vẫn tiếp tục dẫn đầu về giá trị M&A, đạt khoảng 1.000 tỷ USD4 trong nửa đầu năm 2021.

    Báo cáo cũng dự báo các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, công nghiệp và nông nghiệp có thể vẫn sẽ là tâm điểm thu hút TTKT trong năm 2021 và 2022. Ngoài ra, các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục được kỳ vọng sẽ đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động TTKT tại Việt Nam trong giai đoạn nửa cuối năm 2021 và trong một số năm tới. Về chủ thể, các nhà đầu tư từ châu Á, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore, sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. Các tập đoàn lớn trong nước tiếp tục là động lực đóng góp vào sự hồi phục của hoạt động TTKT tại Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

    [​IMG]
    Với xu hướng hoạt động TTKT trên thị trường giai đoạn hai năm tiếp theo, dự báo số hồ sơ thông báo gửi đến Bộ Công Thương trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Trong đó, khoảng 30% đến 40% số hồ sơ sẽ liên quan các giao dịch được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam do xu hướng hồi phục và tăng tốc của hoạt động M&A trên thế giới sẽ lan tỏa đến thị trường trong nước và các hoạt động kinh doanh theo chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng gia tăng, trong đó Việt Nam là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị này (nguồn: VCCA)

    Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn tiếp tục diễn biến phức tạp dưới tác động của đại dịch COVID-19, làn sóng các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng, mua lại và đầu tư gián tiếp vào các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Theo đó, các giao dịch TTKT dưới hình thức mua lại giữa các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài và doanh nghiệp trong nước cũng sẽ gia tăng, được dự báo sẽ tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn trong số hồ sơ thông báo TTKT trong nửa cuối năm 2021 và cả năm 2022.

    https://diendandoanhnghiep.vn/covid-19-thuc-day-thau-tom-sap-nhap-206272.html
    Minhchau2021 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  9. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Mai thứ 6, lại đến ngày giao dịch của HNM...
    Tuần trước đã đóng cửa ở giá 10.
    Tuần này vượt 10 cho chân trời rộng mở nhỉ???
    Thời hoàng kim cách đây 6-7 năm của HNM, giá em nó tới 60.000 đồng/cổ.
    HASTChailuabuonchung thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  10. Pooh021

    Pooh021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2020
    Đã được thích:
    1.826
    Khi nào mới đc gỡ hạn chế GD vậy bác Xấu
    xauzai77 thích bài này.

Chia sẻ trang này