Cửng đồng loạt...............

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi CUONG_PVA, 09/12/2010.

2127 người đang online, trong đó có 60 thành viên. 05:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 952 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. ngay080808

    ngay080808 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    807
    Hủy hết các lệnh bán...
  2. sieuquayf319

    sieuquayf319 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Có mà sàn hàng loạt cũng nên :D
  3. hoxunaquyet68

    hoxunaquyet68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/05/2010
    Đã được thích:
    5.803
    Em đang muốn mua sngs nay đây bác ạ. dại gì mà bán nữa chứ
  4. Killpig

    Killpig Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    143
    Các nhà tài trợ cam kết hỗ trợ gần 8 tỷ USD cho Việt Nam


    Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=207546&CatId=26



    -Chiều nay (8/12), Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) đã kết thúc tốt đẹp. Cộng đồng các nhà tài trợ đã cam kết hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của Việt Nam với mức hỗ trợ ODA là 7,905 tỷ USD. Cũng tại Hội nghị, vấn đề về ổn định kinh tế vĩ mô được các nhà tài trợ đặt ra với nhiều lo ngại.

    >> WB: Việt Nam cần có chính sách mới chống lạm phát

    Ngân hàng Thế giới (WB) là nhà tài trợ lớn nhất với cam kết hơn 2,6 tỷ USD. Tiếp đó là Nhật Bản với hơn 1,7 tỷ USD, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc hơn 411 triệu USD, các tổ chức phi chính phủ quốc tế hơn 270 triệu USD, Pháp hơn 221 triệu USD...

    Như vậy, qua 18 kỳ tài trợ, số vốn tài trợ kể cả lần này là trên 64 tỷ USD cam kết, thể hiện sự tin tưởng của các nhà tài trợ đối với nền kinh tế Việt Nam.

    Các đối tác tài trợ của Việt Nam cũng đánh giá cao việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Việt Nam trong những năm qua. Tốc độ giải ngân tương đối tốt, đạt 4,1 tỷ USD vào năm 2009 và 3,5 tỷ USD vào năm 2010.

    Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, ngoài những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế, Việt Nam vẫn phải giải quyết nhiều khó khăn, thách thức về cơ sở hạ tầng hạn chế, nguồn nhân lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế, thể chế, tình hình lạm phát, cán cân thương mại,…

    Hơn nữa, thời gian tới, việc phát triển lên nước có thu nhập trung bình, lượng viện trợ không hoàn lại và các khoản vay ưu đãi khác dành cho Việt Nam sẽ dần bị thu hẹp… điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với Việt Nam trong việc hoàn thành các mục tiêu của Thiên niên kỷ về bảo vệ môi trường, chống lại căn bệnh HIV/AIDS,…

    Do đó, theo bà Victoria Kwakwa, với việc các nguồn tiền sẽ trở nên “đắt hơn”, ngay từ bây giờ, Việt Nam sẽ phải tính đến sự bền vững về nợ.

    Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, theo thông lệ quốc tế, tài trợ vốn ODA được dành nhiều hơn cho các nước thu nhập thấp. Do vậy, chính sách tài trợ cho Việt Nam đang và sẽ thay đổi về quy mô, cơ cấu và các điều kiện cho vay.

    Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, viện trợ không hoàn lại sẽ giảm, vốn ODA ưu đãi cũng giảm nhưng vốn vay ODA kém ưu đãi sẽ tăng. Đây là những thách thức trong hợp tác phát triển mà Việt Nam và các đối tác phát triển phải tìm cách vượt qua.

    Cũng tại Hội nghị, vấn đề về ổn định kinh tế vĩ mô được các nhà tài trợ đặt ra với lo ngại rằng sự mất ổn định và không rõ ràng trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ có thể gây suy giảm lòng tin của công chúng cũng như giới đầu tư trong và ngoài nước.

    Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng dư nợ công của VN bằng 56,7% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia là 42,2% GDP vẫn trong phạm vi an toàn. Trong khi đó, IMF lại cho rằng Chính phủ nên duy trì những chỉ số này ở dưới 50%. Liên Hiệp Quốc cũng đồng tình đây là mức tối đa có thể chấp nhận được.

    Ngoài ra, IMF cũng cho rằng tăng trưởng tín dụng dự kiến vượt quá mục tiêu năm nay là 25% trong khi bản thân mức này đã là quá cao với nền kinh tế. Thâm hụt thương mại tăng lên mức 1,3 tỉ USD trong tháng 11 và mức thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn còn rất lớn.

    Kèm theo đó, VND chịu áp lực mất giá liên tục trong những tháng gần đây. Số liệu của WB cho thấy năm 2010 trên thị trường tự do, đồng VND đã mất giá 9-10% so với USD và 15-25% so với các đồng tiền khác trong khu vực ASEAN.

    Về việc này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho rằng mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ VN là ổn định giá trị của đồng tiền nhưng chưa thực hiện tốt vì một số nguyên nhân như sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, tình trạng nhập siêu lớn; trong quá trình chuyển đổi kinh tế còn một số giá chưa theo giá kinh tế thị trường như than, xăng, dầu...

    Thống đốc cho rằng: “Phong tục tập quán lâu đời người dân VN xem vàng là tài sản và đồng thời thể hiện chức năng thanh toán chứ không chỉ là trang sức. Ngân hàng Nhà nước đã có biện pháp can thiệp vì biến động giá vàng ảnh hưởng tỉ giá và một số giá cả khác. Về điều này chúng tôi điều hành khá thành công và ra tay kịp thời mặc dù có một số tác động xấu”.


    Đinh Bách
  5. thoingochuy

    thoingochuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    1
  6. Mr_Kpr

    Mr_Kpr Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/11/2010
    Đã được thích:
    1
    Bác có mấy hình độc đấy
  7. soros_ongtrumdauco

    soros_ongtrumdauco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Dau phien ham mua hoa ra lai mua dat

Chia sẻ trang này