1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cùng Nhà Chém gió nhận định thị trường (T12)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi deko, 18/10/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3967 người đang online, trong đó có 265 thành viên. 06:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32095 lượt đọc và 1006 bài trả lời
  1. audilevis

    audilevis Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    2
    Pak Hụi chu đáo với ace thật, nếu Deko bí quá chưa biết chọn đâu thì pak lại phím hàng cho ng đẹp đi, ace ợ đây lại ủng hộ nhiệt tình và hết mình...[:D]
  2. baotoquoc

    baotoquoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2004
    Đã được thích:
    243
    [};-Chúc mừng sinh nhật Deko nhé. Mãi xinh và yêu đời>:-P[rose]
  3. deko

    deko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    2
    ;))
  4. deko

    deko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    2
    hihi, dạ hôm ni ah, hôm nay em không tổ chức được vì phải đi học lái xe, sắp thi rồi. Em hẹn nhà mình hôm khác nhé [r2)]. Cảm ơn cả nhà đã quan tâm em ah [};-[r32)]
  5. Phamduyhung

    Phamduyhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Tăng trưởng tín dụng: Tính đến giữa tháng 9/2010, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam chạm ngưỡng 18%. Với mục tiêu 25% tăng trưởng tín dụng năm 2010, Việt Nam gấp nhiều lần các nước khác trong khu vực, kể cả trừ đi yếu tố lạm phát.
    Ví dụ so với Indonesia, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cao gấp hơn 3 lần, tăng trưởng thực đều âm nhưng tính từ đầu năm đến nay thị trường chứng khoán Indonesia đi trước Việt Nam gần 20%, xấp xỉ quay trở về đỉnh năm 2007 - 2008.

    Như vậy, ‘kỳ vọng’ hay ‘lo lắng’ của NĐT về mức tăng trưởng tín dụng của Việt Nam ảnh hưởng đến nguồn cung tiền vào nền kinh tế và thị trường chứng khoán hiện nay dường như hơi quá nếu so với các thị trường khác.
    • Lạm phát : Lạm phát của Việt Nam hiện nay đang thuộc loại cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, nếu so với lịch sử lạm phát của nước ta trong 10 năm trở lại đây, CPI 2010 chỉ ở mức trung bình. Nếu đầu tư vào các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm thì tăng trưởng thực vẫn ở mức ấn tượng.
    Trong các chu kỳ tăng điểm mạnh của VN-Index trước đây, lạm phát của Việt Nam không hề thấp hơn, như vậy thị trường có phản ứng quá mạnh đối với mặt bằng chỉ số CPI hiện nay?
    • Mặt bằng lãi suất cho vay: Mặt bằng lãi suất cho vay của Việt Nam hiện nay quá cao so với các nước khác, một phần là do lạm phát, nhưng một phần quan trọng hơn là do mức chênh lệch (spread) tạo khoảng cách quá lớn.
    Trong khi ngân hàng khẳng định không thể hạ lãi suất vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì vẫn có được các khoản lợi nhuận kếch xù. Nếu NHNN mạnh tay thì không có lý do gì mặt bằng lãi suất không thể giảm thêm.
    Lãi suất cho vay cao ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán? Bỏ qua tác động tới chính sách vĩ mô, lãi suất cao sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng nhiều vốn vay từ ngân hàng.

    Trong thời gian qua khi thị trường giảm điểm, hầu như tất cả các cổ phiếu đều đi xuống như nhau, kể các công ty ít vay vốn ngân hàng và có kết quả kinh doanh khả quan như các công ty cao su tự nhiên, công nghệ thông tin, …. Tâm lý phản ứng tiêu cực của NĐT do đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư giá trị.
    • Tỷ giá: Trong tháng 10, thị trường ngoại tệ lại biến động mạnh, tỷ giá USD/VND một lần nữa vượt qua ngưỡng tâm lý 20,000. Ba nguyên nhân chính được sử dụng để lý giải biến động tỷ giá lần này bao gồm: (i) giá vàng thế giới tăng, giá vàng trong nước cao hơn thế giới, do đó có hiện tượng thu gom USD trên thị trường tự do để đi mua vàng lậu; (ii) các khoản vay bằng ngoại tệ đầu năm đã đến hạn trả; (iii) Việt Nam chưa thu hút được dòng tiền nóng từ nước ngoài để cân đối nguồn ngoại tệ.
    Nếu đồng nội tệ mất giá ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán thì tại sao thời gian qua đồng USD mất giá tương đối so với các đồng tiền chủ chốt khác, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tăng trong khi thâm hụt thương mại của Mỹ âm tương tự như Việt Nam?

    Nên coi tỷ giá là công cụ điều tiết nền kinh tế; và với tỷ giá trên thị trường tự do như hiện nay rất gần với tỷ giá được các tổ chức quốc tế đánh giá là ‘cân bằng’ đối với Việt Nam – mức 20,500 năm 20111 - thì đây có thể xem là tin tức tốt lành đối với cán cân thương mại của nước ta trung và dài hạn.
    • Dòng tiền nóng từ nước ngoài: Một trong các lý do được nhận định là tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán thời gian qua là thị trường thiếu dòng tiền ‘nóng’ từ khối ngoại. Nếu dòng tiền nóng thực sự chỉ có ưu điểm thì tại sao gần đây hàng loạt các thị trường mới nổi như Brazil, Thái Lan, … lại tìm cách hạn chế bằng nhiều chính sách khác nhau?

    Mặt khác, nếu dòng tiền nóng chưa tìm đến Việt Nam vì lý do tỷ giá thì khi tỷ giá trở lại ngưỡng cân đối hơn như đã phân tích ở trên thì dòng tiền nóng này sẽ tìm đến Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới – tất nhiên là còn phụ thuộc vào điều hành chính sách về tỷ giá của NHNN.
    Lựa chọn kênh đầu tư nào?
    Với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, dòng tiền vẫn liên tục đổ vào nền kinh tế dù là trực tiếp hay gián tiếp. Hiện nay NĐT có những sự lựa chọn nào? Vàng, ngoại tệ, Bất động sản, hay chứng khoán sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong 1 năm tới?
    Giả định NĐT kỳ vọng 20% lợi nhuận trong vòng 1 năm tới thì để đạt được 20% lợi nhuận NĐT có 1 số lựa chọn sau:
    1. Giá vàng phải tăng từ mức 3.3 triệu/chỉ hiện nay lên 3.96 triệu/chỉ.
    2. Giá USD/VND phải tăng từ mức 20,100 VND hiện nay lên 24,120. Nếu tính cả 5% lãi suất gửi tiết kiệm bằng USD thỉ tỷ giá cũng phải dừng ở mức 23,115.
    3. Giá bất động sản phải tăng 20% trong điều kiện cơ hội lướt sóng dự án chung cư và đất nền ngày càng bị thắt chặt, thị trường địa ốc cũng đang bị đóng băng cục bộ như thị trường chứng khoán, và tốc độ hồi phục thường song song hoặc chậm hơn thị trường chứng khoán. Sử dụng ‘đòn bẩy tài chính’ trong lĩnh vực BĐS hiện nay cũng hạn chế tương đối sau thông tư 13.
    4. VN-Index tăng lên 528 điểm
    Trong 4 khả năng trên, khả năng nào cũng có cơ hội xảy ra, tuy nhiên việc giá vàng tăng lên xấp xỉ 4 triệu VND/lượng trong vòng 1 năm tới khó trở thành hiện thực khi giá thế giới đang quay trở lại ngưỡng 1300 USD/ounce.

    Nếu dự đoán về tỷ giá cân bằng ở ngưỡng 20,500 như nhận định của các tổ chức quốc tế thì ngưỡng 23,115 là kỳ vọng quá cao. Để đầu tư vào thị trường BĐS, NĐT cũng cần số vốn tương đối lớn trong điều kiện ‘lướt sóng’ bị hạn chế.
    Như vậy, mặc dù hiện nay thị trường chứng khoán đang đối mặt với một số tin tức không tích cực và rủi ro trong ngắn hạn, khả năng giảm điểm vẫn tồn tại, đây vẫn là lựa chọn khả thi nhất.
    So sánh với các thị trường khác trong khu vực, thị trường chứng khoán Việt Nam dường như đang phản ứng quá mạnh với lo ngại về nền kinh tế vĩ mô. Chúng tôi nhận định muộn nhất là đầu năm 2011, thị trường tài chính được hứa hẹn tiềm ẩn nhiều cơ hội lớn đối với NĐT trung và dài hạn, thậm chí cả dòng tiền ‘nóng’

    Đằng nào thì cũng cháy TK thì việc gì phải bán đổ bán tháo đi để làm gì? Cho nó xạch tay rồi đi đâu thì đi cho nhẹ các chiến hữu ơi!
    mặc kệ thị trường
    Cố lên!
    Cố lên!
    Cố lên!
    Cố lên!
    Cố lên!
    Cố lên!
  6. zukov

    zukov Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng sinh nhật Dế tiểu thư nào :x
    [​IMG]
  7. deko

    deko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    2
    ;)) hihi em cảm ơn anh zukov nhiều
    @baotoquoc thanks Bảo nhiều nhá [r2)]
  8. MrRich

    MrRich Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    448
    Vào hàng BKC, KSS, KHB..đây...tin đây...
    Đất hiếm, tiềm năng lớn ở VN
    LTS: Cuối tháng 10-2010, dự kiến VN và Nhật Bản sẽ thảo luận về hợp tác khai thác đất hiếm tại nước ta. Bài viết của hai nhà khoa học ở Tổng hội Địa chất sau đây sẽ giới thiệu về tiềm năng đất hiếm ở VN




    Việc khai thác đất hiếm bắt đầu từ những năm 1950, thoạt tiên là những sa khoáng monazit trên các bãi biển. Vì monazit chứa nhiều thorium (Th) có tính phóng xạ ảnh hưởng đến môi trường nên việc khai thác bị hạn chế.

    Từ năm 1965, việc khai thác đất hiếm chủ yếu diễn ra ở vùng núi Pass, Colorado - Mỹ. Đến năm 1983, Mỹ mất vị trí độc tôn khai thác vì nhiều nước đã phát hiện mỏ đất hiếm. Trong đó, ưu thế khai thác dần nghiêng về phía Trung Quốc (TQ) vì nước này đã phát hiện được đất hiếm. Đến năm 2004, vùng mỏ Bayan Obo của TQ đã sản xuất đến 95.000/102.000 tấn đất hiếm của thế giới.

    VN: Trữ lượng gần 1 triệu tấn

    Tại VN, kết quả nghiên cứu, tìm kiếm từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái).

    Ở Bắc Nậm Xe, quặng chủ yếu là bastnaesit, dạng mạch trong tầng đá vôi hóa có hàm lượng R203 là 1,4%-5,14%. Quặng ở Nam Nậm Xe chủ yếu là barit - carbonat – bastnaesit, có hàm lượng RE 10%-10,78%, nằm trong tầng phun trào bazo andezit, andezitporphia.

    Ở tụ khoáng Đông Pao, quặng chủ yếu là fluorit – bastnaesit – parizit - barit và bastnaesit – parizit, với hàm lượng R203 trung bình 10,7%. Tại tụ khoáng Yên Phú, quặng nằm trong trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Mua, tổ hợp khoáng vật chính là feguxonit – sonkinit – xenotim – magnetit, ở dạng bán phong hóa với hàm lượng Y203 0,7%.

    Tụ khoáng Mường Hum có thành phần khoáng vật là zircon, monazit, granat, storolit... với hàm lượng RE203 là 0,63%-1,38%, Y203 khoảng 0,10,23%, U và Th rất thấp - 0,01%-0,02%.


    [​IMG]
    Công nhân đang làm việc tại một mỏ khai thác đất hiếm ở Trung Quốc. Ảnh: Telegraph.co.uk



    Ngoài 5 tụ khoáng gốc trên, dọc bờ biển miền Trung cũng có quặng monazit, xenotim kèm ilmenit trong sa khoáng. Theo dự báo, VN có tài nguyên đất hiếm trên 17 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn, được xem là nước có tiềm năng lớn về đất hiếm.

    VN đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, biến tính thép, hợp kim gang, thủy tinh, bột màu, chất xúc tác trong xử lý khí thải ô tô... nhưng hiện vẫn dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm và bán công nghiệp.

    Hằng năm, VN mới chỉ khai thác nhỏ, cỡ vài chục tấn quặng bastnaesit ở Đông Pao và vài ngàn tấn quặng monazit hàm lượng 35%-45% R203 ở sa khoáng ven biển miền Trung để bán theo đường tiểu ngạch.

    TQ có trữ lượng đất hiếm lớn nhất
    Đất hiếm gồm 17 nguyên tố và chia làm hai nhóm: Nhóm nặng gồm các nguyên tố: dysprosium (Dy), erbium (Er), europium (Eu), gadolinium (Gd), holmium lutetium (Lu), terbium (Tb), thulium (Tm), ytterbium (Yb) và yttrium (Y); nhóm nhẹ gồm: cerium (Ce), lathanium (La), neodymium (Nd), praseodymium (Pr), promethium (Pm), samarium (Sm) và scandium (Sc).
    Các nước có trữ lượng đất hiếm đáng kể là TQ (27 triệu tấn, chiếm 30,6% thế giới), các nước SNG (19 triệu tấn, 21,5%), Mỹ (13 triệu tấn, 14,7%), Úc (5,2 % triệu tấn, 5,91%), Ấn Độ (1,1 triệu tấn, 1,25%). Một số nước có phát hiện đất hiếm nhưng trữ lượng ít là Brazil, Sri Lanka, Malaysia.
    Ngoài Nhật Bản, nhiều đối tác như Ba Lan, Czech, Đức, Pháp... đã đến tìm hiểu và dự định hợp tác với VN để khai thác đất hiếm. Gần đây, khi TQ định ngừng xuất khẩu đất hiếm vào năm 2012, Nhật càng chú ý đến đất hiếm ở VN.

    Nhiều công dụng

    Đất hiếm được dùng rất rộng rãi, nhất là trong các ngành công nghệ cao, như: công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thủy tinh, sứ gốm, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, ô tô thân thiện môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hóa dầu, tên lửa, ra đa, công nghiệp hạt nhân, đối ứng với biến đổi khí hậu...

    TQ là nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới. TQ cũng là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới. Từ năm 2005 đến nay, sản lượng khai thác đất hiếm của TQ là 120.000 tấn/năm, chiếm 96,8% thế giới.

    TQ khai thác bastnaesit và các khoáng vật đất hiếm khác ở vùng Nội Mông và bastnaesit ở tỉnh Tứ Xuyên, còn quặng hấp phụ ion đất hiếm được khai thác ở các tỉnh phía Nam như Giang Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến. Năm 2007, TQ xuất các loại sản phẩm đất hiếm đạt 1,5 tỉ USD.

    Nhằm bảo đảm tiêu dùng trong nước và môi trường, TQ nhanh chóng hạn chế xuất khẩu đất hiếm ra nước ngoài và đến năm 2012 sẽ ngừng hẳn xuất khẩu, đồng thời đóng cửa các khu mỏ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Thậm chí, TQ còn thu mua các nguồn đất hiếm tại các nơi khác trên thế giới.

    Trong những năm qua, có 4 nước khai thác đất hiếm đáng kể là TQ (120.000 tấn/năm, chiếm 97% tổng sản lượng thế giới), Ấn Độ (2.700 tấn/năm, 2,1%), Brazil (650 tấn/năm), Malaysia (350 tấn/năm)... Theo tài liệu của Sở Địa chất Mỹ công bố liên tục trong nhiều năm gần đây, thế giới có tổng tài nguyên đất hiếm là 150 triệu tấn, trong đó trữ lượng 99 triệu tấn và sản lượng khai thác 120.000 tấn/năm. Tính cả nhu cầu tăng hằng năm 5%, thế giới vẫn còn có thể khai thác đất hiếm đến gần 1.000 năm nữa.

    PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh- TS Bùi Đức Thắng ​
  9. Tranppr

    Tranppr Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Ăn nhậu ở đâu đấy, sao không ai ới zà này 1 tiếng hử ?[r2)][};- deko nè !
  10. deko

    deko Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    2
    hihi zà chờ cuối tuần nhá, hôm ni em bựn roài [r2)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này