1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cùng nhau phân tích kĩ thuật cổ phiếu mỗi ngày.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tradingview, 02/04/2019.

4891 người đang online, trong đó có 325 thành viên. 07:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 445911 lượt đọc và 2663 bài trả lời
  1. Tradingview

    Tradingview Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/12/2018
    Đã được thích:
    1.761
    Nhận định thị trường chứng khoán ngày 04/03/2020: Sự phân hóa tiếp tục, dòng tiền hướng sang Midcap Penny

    Nhóm Bluechip đã không tạo sự bất ngờ nào trong phiên chiều (03/03), thay vào đó là nhóm cổ phiếu Midcap và Penny đã giữ thị trường trong sắc xanh. Dòng tiền lớn đang phải căng mình trước sức ép từ khối ngoại. Tuy nhiên nhìn về xu hướng VN-Index vẫn cho thấy sự tích cực. Cụ thể Đầu Tư Phát Đạt Xin chia sẻ trong bài viết sau.
    [​IMG]
    Đồ thị tháng VN-Index – Nguồn Fireant

    NHÌN LẠI PHIÊN GIAO DỊCH NGÀY 03/03:

    Quả thật nhóm Bluechip đã không đủ sức tạo nên bất ngờ nào trong phiên chiều. Tại rổ VN30 các mã NVL (+2,6%), VRE (+2,3%) trở thành các cổ phiếu tăng tốt nhất dù thực tế thành tích này là không mấy ấn tượng. Các mã GAS (0%), MSN (-0,4%), VNM (-0,4%), VIC (-1,2%), VHM (-1,3%), BID (-0,6%), VCB (-0,9%) phần lớn đều đóng cửa trong sắc đỏ. Kết quả giao dịch của VN30 phản ánh đúng tâm lý giằng co của dòng tiền lớn, tăng 0,07% lên 1.195,6 điểm. Giá trị giao dịch của cả VN30 đạt gần 7.000 tỷ đồng.

    Với phần còn lại, Midcap và Penny phải xoay xở với 8.000 tỷ đồng nhưng đã có nhiều bất ngờ. Cả HOSE có tới 43 mã tăng trần khi kết phiên và hoàn toàn thuộc Midcap và Penny. Tại nhóm VNMID, các cổ phiếu SCR, ANV, FLC, ASM, DCM tăng trần còn các mã BWE (+6,04%), TDM (+4,99%), HBC (+4,17%) tỏ ra không kém cạnh.

    Trong khi đó, với VNMSL, số lượng mã tăng trần dày đặc như JVC, TDH, QCG, DTA, CLC, IDI, TDC, AGM, SJF, TLH, HAH, HAP, DQC, TSC, STK. Kết quả của cả VNMID (+0,41%), VNSML (+1,54%) đã thể hiện rõ ràng và chỉ chịu thua kém đúng HNX-Index.

    VN-Index trong khi đó đóng phiên tăng 0,03% lên 1.186,95 điểm. Thanh khoản sàn đạt 631,67 triệu đơn vị, tương đương 15.297 tỷ đồng. Theo thống kê, khối ngoại bán ròng 471,3 tỷ đồng với CTG và VNM bị bán ròng 150 tỷ đồng và 105 tỷ đồng.

    Còn HNX-Index dù tăng mạnh nhất nhưng biến động vẫn chưa thực sự khách quan. THD (+6,3%) vẫn là nòng cốt chính đẩy chỉ số lên. HNX-Index tăng 2,48% lên 254,1 điểm. Thanh khoản đạt 131,16 triệu đơn vị, tương đương 1.987 tỷ đồng.

    MỘT SỐ TIN TỨC ĐÁNG CHÚ Ý

    + VRE lọt Top10 khoản đầu tư lớn nhất của Pyn Elite Fund cùng với VHM.

    + PG Bank muốn dừng sáp nhập vào HDBank.

    + Một cổ phiếu phân bón tăng gần 50% sau 3 phiên: Thiết bị điện Gelex l ãi gấp đôi sau gần 1 năm mua gom.

    + Đầu tư KD chỉ mua 2% lượng cổ phiếu FIT đăng ký khi giá lao dốc.

    + Vingroup sẽ góp trên 50% vốn vào công ty ở Singapore.

    +Tổng công ty 319 muốn thoái toàn bộ vốn tại Bảo hiểm Quân đội.

    + Ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT vừa mua vào 15 triệu cp FLC, nâng sở hữu lên mức 30.34% vốn.

    + TNH: Giá cổ phiếu giảm mạnh, người nhà lãnh đạo “tháo chạy”.

    + Thâu tóm xong, dự án gần 10.000 tỷ ven sông Đồng Nai của Nam Long bất ngờ có động thái mới (NLG).

    + Dabaco (DBC): Lợi nhuận 2 tháng đạt 268 tỷ đồng, đối mặt với tình trạng giá nguyên vật liệu biến động bất thường.

    + Hơn 1,2 tỷ cổ phiếu SeABank được phép giao dịch trên HOSE từ 24/3.

    +Cổ phiếu Bac A Bank tăng 30% trong ngày đầu niêm yết.

    + Giá thép vọt lên cao nhất 10 năm, đồng tăng mạnh, vàng “nhảy múa” liên tục.

    + Giảm nghẽn lệnh HOSE: Rời sàn sang HNX không phải xem xét lại hồ sơ, không chuyển cổ phiếu rổ VN30.

    + Thiệt hại gần 4,5 tỷ đồng trong vụ nam tiếp viên hàng không làm lây lan COVID-19.



    PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

    Nhìn về xu hướng dài hạn VN-Index đang đứng trước một áp lực cản lịch sử mốc 1200 mà VN-Index đã 3 lần chạm mà chưa thể Break. Tuy nhiên với quy mô của thị trường đang được tiếp sức bởi dòng tiền mới ( F0), và những chỉ báo tích cực chung xo với khu vực và thế giới đã củng cổ thêm niền tin cho VN-Index vượt qua mốc cản này.

    Trên đồ thị tháng VN-Index đã tạo mô hình ” Cốc và Tay Cầm”, tuy chỉ mang tính tương đối nhưng nhìn vào thanh khoản của Index ở vùng tay cầm cho thấy sức mạnh của thị trường đã mạnh hơn rất nhiều so với các lần kiểm định trước.

    Về chỉ số sức mạnh RSI đang cho thấy tín hiệu không mấy khả quan, khi chạm dần vùng quá mua 70 và mang tính phân kỳ đỉnh báo hiệu sẽ có xu hướng giảm khi chạm 1200. Nếu dòng tiền tiếp tục phân hóa và không đồng nhất như hiện tại.

    Để làm rõ về xu hướng trung và ngắn hạn ta cùng đi sâu vào đồ thị Tuần và Ngày

    Trên đồ thị tuần

    Nến của VN-Index vẫn đang chạy trong xu huống tăng khi đỉnh đáy cao dần đồng thời các đường trung bình có độ dốc hướng lên tạo bệ đỡ mạnh cho Index. Ngoài ra còn có thể kể đến một số yếu tố khác như:

    + Dải Bolinger Bands (BBs) vẫn đang mở rộng hướng lên trên, chưa có dấu hiệu co hẹp cho sự chuyển giao xu hướng.

    + Đường trung bình MA50 ( Màu cam) đang có dấu hiệu cắt lên trên 2 đường MA100 và MA200, báo hiệu cho xu hướng tăng mới đang được củng cố hơn.

    + RSI phân kỳ đáy, mô hình báo hiệu có nhịp tăng mới xuất hiện

    [​IMG]
    Đồ thị Tuần VN-Index – Nguồn Fireant

    Nhưng với sự bất cập của sự nghẽn lệnh sàn HOSE, và nhiều bất cập của dự thảo nâng lô lên 1000 có thể sẽ dẫn tới sự thiếu hụt thanh khoản tư các mã cổ phiếu giá cao. Đồng thời gây trở ngại cho NĐT vốn ít muốn tham gia thị trường học hỏi.

    Trên đồ thị ngày

    Mây ichimoku dầy và có độ dốc hướng lên đã tạo một bệ đỡ vững chắc cho Index trong thời gian hiệu tại. Cây nến đỏ phiên giao dịch ngày 02/03 đã tạo mô hình Dark cloud cover, nhưng vì thị trường vẫn đang tích lũy vùng đỉnh ngắn hạn. Nên để nói thị trường đảo chiều thành xu hướng giảm ngắn hạn thì chưa hẳn mà chỉ mang tính chất lấp GAP.

    [​IMG]
    Đồ thị Ngày VN-Index – Nguồn Fireant

    Thanh khoản thị trường chưa vượt trung bình 20 phiên, yếu tố đến từ sự nghẽ lện sàn Hose, các đường trung bình đang hướng lên trên củng cố sức mạnh cho thị trường.

    Nhìn rộng hơn về tín hiệu phân kỳ 2 dáy đầu tháng 11/2020 và 02/2021 cho thấy tín hiệu phân kỳ rõ rệt. Nên sự tăng điển của thị trường hướng lên vùng 1200 trong thời gian tới hoàn toàn hợp lý.

    Trong ngắn hạn với sự bất cập về đặt lệnh và thiếu sự dẫn dắt của các mã trụ, đồng thời áp lực bán của khối ngoại sẽ làm thị trường tiếp tục dơi vào trạng tái rằng co.

    Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức: 50% tiền mặt/50% cổ phiếu.

    Các cổ phiếu, nhóm cổ phiếu đáng chú ý tính đến hết phiên 03/03:
    – Trụ: HPG, VRE, MWG, PNJ
    – Ngân hàng: VPB, TCB, HDB,TPB, LPB, VIB,CTG
    – Thép: HSG, HPG, NKG
    – Xây dựng: HBC, DXG, HDG, HDC, IDJ, G36, C4G
    – May mặc, thủy hải sản: VHC, IDI,TNA, TCM.
    – Khác: TDH, JVC, CRC, PAS, DBC, HAG, KSB, TNI, FLC. CEO

    Ngoài ra tùy tình hình thị trường trong ngày chúng tôi sẽ có khuyến nghị bổ sung cụ thể cho NĐT. NĐT quan tâm tới các mã cổ phiếu khác hoặc muốn nhận được tư vấn cổ phiếu của Đầu tư Phát Đạt với các mốc giá mua, giá mục tiêu, cắt lỗ có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua SĐT 0916 766 323 hoặc TẠI ĐÂY để được hỗ trợ. Chúc anh chị NĐT sẽ có 1 tuần làm việc và giao dịch hiệu quả
  2. Sanji

    Sanji Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    813
    Danh mục của bác THêm HII, SVN, SPI SHA, PVD và PVS nhé. Chúc bác đầu tư may mắn
  3. Tradingview

    Tradingview Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/12/2018
    Đã được thích:
    1.761
    Trong phiên giao dịch ngày (06/05), khối ngoại và tự doanh đã bán ròng hơn 1500 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng VCB, CTG, MBB, STB,.. và VNM (-2,61%), VIC (-0,9%) cũng làm chất xúc tác cho sự giảm nhẹ của Index vào phiên chiều. Tuy nhiên sự nâng đỡ ngắn hạn của đường Trung bình MA20 có thể nâng đỡ thị trường trong phiên giao dịch hôm nay.
    [​IMG]

    Nhìn lại phiên giao dịch ngày 06/05:

    Áp lực từ VNM (-2,61%), VIC (-0,9%) cũng là chất xúc tác phụ buộc chỉ số giảm thêm trong đó VNM (-287 tỷ đồng) bị nhận thêm nhiều áp lực từ khối ngoại. Kết cục của VNM là kém tích cực hơn so với VPB hay HPG (+0,2%) – các cổ phiếu cũng bị khối ngoại bán mạnh. Mức giá hiện tại đã rơi về mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020 và vẫn chưa có dấu hiệu tạo đáy.

    Từ sự hụt hơi của các cổ phiếu lớn, tâm lý của các cổ phiếu Midcap và Penny cũng bộc lộ rõ hơn sự yếu đuối với hàng loạt mã giảm theo như SSI (-2,23%), PDR (-0,7%), POW (-3,15%), VND (-0,26%), AAA (-2,76%), GEX (-0,56%), VPI (-2,78%)… Các cổ phiếu được xem là tăng tốt nhất sáng nay như FLC (+1,35%), DBC (+2,14%), ROS (+2,34%) cũng bị phe bán tranh thủ chốt nhanh cuối phiên.

    Số mã giảm cuối phiên đã lấn lướt với 262 mã giảm so với 148 mã tăng và 48 mã đứng giá tham chiếu. Chỉ số VN-Index quay đầu giảm 0,47% xuống 1.250,57 điểm. Thanh khoản sàn đạt 730 triệu đơn vị, tương đương 20.314 tỷ đồng.

    Trên HNX, SHB (+2,1%) cũng bị thu hẹp lại đà tăng và phản ánh ngay vào mức đóng cửa HNX-Index. Chỉ số này quay về sát tham chiếu, đóng cửa tại 281,09 điểm (+0,06%). Thanh khoản sàn đạt 115 triệu đơn vị, tương đương 2.043 tỷ đồng.

    Trên UPCoM, khá bất ngờ là tiền lại ở lại vào các mã ABB (+4,7%), VTP (+5,3%), BVB (+5,8%), VEA (+2,2%). Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tăng 0,64% lên 81,18 điểm. Thanh khoản đạt 56,28 triệu đơn vị, tương đương 971 tỷ đồng.

    Cả tự doanh và khối ngoại đều có động thái bán mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Năm. Nhiều mã Ngân hàng đã bị 2 khối này cùng chốt lời.

    [​IMG]


    Tự doanh bán ròng 379,57 tỷ đồng trên HOSE trong đó các mã bị bán mạnh nhất đều là Ngân hàng như LPB (-168,19 tỷ đồng), TCB (-95,39 tỷ đồng), VPB (-64,85 tỷ đồng), VIB (-32 tỷ đồng). 2 cổ phiếu khác cũng bị tự doanh chốt lời tương đối nhiều là GMD (-54,14 tỷ đồng), HPG (-38,22 tỷ đồng).

    [​IMG]

    Nguốn MBS.
    PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

    Trên đồ thị tuần:

    Covid có thể là lý do nhiều NĐT đang bàn tán về chuyện thị trường có điều chỉnh nữa không?

    Riêng theo ý kiến cá nhân là sẽ có nhịp điều chỉnh mạnh. Nhưng không phải trong ngắn hạn.

    Bởi một phần thị Index đã trải qua ít nhất 3 lần điều chỉnh mạnh do tin covid. Nhưng biên độ điều chỉnh ngày càng co hẹp. Có thể đến một phần từ niềm tin phòng chống dịch và BC KQKD của một số công ty Thép, ngân hàng, xây dựng,…tăng trưởng khá tích cực.

    Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro từ covid lần này cũng khá lớn. Khi Sự đánh giá của các chuyên gia cho rằng đây là lần bùng dịch tồi tệ nhất của Việt Nam.
    Về góc nhìn chủ quan, Khi các công ty chứng khoán tháo chạy bán danh mục để cho vay margin. Chiều hướng cá nhân cầm cổ đang nhiều hơn, Sẽ ra sao khi F0 không còn tiếp tục đẩy tiền vào thị trường với niềm tin các cổ phiếu có thể lên tiếp

    Nhìn về mặt kỹ thuật:

    Trên chart tuần của Index đang cho thấy sự tương đồng với vùng gần đỉnh 2018. Các cổ phiếu đang neo tại mức giá khá cao so với giá trị sổ sách. MACD cũng đang trong vùng 75-80. Hơn thế nữa VN-Index đang bước vào con sóng elliott 5 từ đáy, khá là khó có thể nói con sóng này có thể kéo dài lên 1800.

    Đúng là thị trường có thể lên tiếp. Nhưng quan điểm cá nhân cần có đợt điều chỉnh cần thiết để các cổ phiếu neo về vùng giá thực.

    [​IMG]
    Đồ thị tuần VN-Index 06/05/2021- Nguồn Fireant

    Nhìn ngắn hơn, thì đây có thể được cho là một cây nến tuần thứ 3 test lại về gần vùng 1200. Nhịp hồi liên tục xuất hiện khi chạm vào vùng hỗ trợ này. Chứng tỏ sức mạnh của thị trường có khá tốt trong trung và ngắn hạn.

    Dải băng Bollinger Bands (BBs) và các đường trung bình đang có độ dốc hướng lên. Nên khả năng thị trường sẽ có thể xuất hiện một cây nến tuần tăng tiếp. Từ các luận điểm đã nêu trên, Index trong trung và ngắn hạn sẽ tiếp tục hướng lên đỉnh lịch sử mới 1300-1350. Tuy nhiên trong xu hướng dài hơn thị trường cần có một đợt điều chỉnh cần thiết để cân bằng lại các chỉ số.

    Trên đồ thị ngày:

    Thanh khoản thị trường đang có vẻ hụt hơn, khi chỉ giao động dưới mức trung bình 20 phiên. Tuy nhiên có một số điểm tích cực có thể nâng đỡ thị trường lúc này đó là:

    + Nến của Index vẫn đang được neo trên đường trung bình 20 phiên MA20.

    + Dải BBs đang co hẹp 2 đầu, chờ xác nhận cây nến break mở Bands.

    + chỉ báo MACD đang cho thấy sự tích cực khi đường I+ đang có dấu hiệu cắt lên.

    + Mô hình tăng điểm, đỉnh và đáy cao dần đồng thời chỉ số sức mạnh RSI vẫn đang chạy trên trendline.

    [​IMG]
    Đồ thị ngày VN-Index 06/05/2021 – Nguồn Fireant

    Trong ngắn hạn thị trường vẫn có thể nâng đỡ và neo vùng cao hơn. Tuy nhiên nhìn dài hơn vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Nên Anh/Chị chú ý không nên mua đuổi và dùng margin trong giai đoạn này.

    Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức: 50% tiền mặt/50% cổ phiếu.

    Các cổ phiếu, nhóm cổ phiếu đáng chú ý tính đến hết phiên 06/05:
    – Trụ: HPG, MWG, PNJ, REE
    – Ngân hàng: VPB, TCB, HDB,TPB, LPB, VIB,CTG
    – Thép: HSG, HPG, NKG
    – Xây dựng: HBC, DXG, HDG, IJC, CKG, DIG
    – Khác: LCG, DBC, PVD, ITA, D2D, VHC, VPG, TIG.

    Ngoài ra tùy tình hình thị trường trong ngày chúng tôi sẽ có khuyến nghị bổ sung cụ thể cho NĐT. NĐT quan tâm tới các mã cổ phiếu khác hoặc muốn nhận được tư vấn cổ phiếu của Đầu tư Phát Đạt với các mốc giá mua, giá mục tiêu, cắt lỗ có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua SĐT 0916 766 323 hoặc TẠI ĐÂY để được hỗ trợ. Chúc anh chị NĐT sẽ có 1 tuần làm việc và giao dịch hiệu quả
    1kiep, cavoimap, sonysaigon1 người khác thích bài này.
    sonysaigon đã loan bài này
  4. sonysaigon

    sonysaigon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2006
    Đã được thích:
    2.207

Chia sẻ trang này