1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cùng xem Video " Thông Tin Trước h mở cửa " và Dự đoán index + ghi Nhận định của bạn _Các Phân tích

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hayradivaquenanh, 09/03/2008.

4131 người đang online, trong đó có 297 thành viên. 00:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1952 lượt đọc và 34 bài trả lời
  1. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Các quỹ đầu tư sẽ tiếp tục mua vào
    Thứ hai, 10.03.2008, 02:41am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/13838

    11 công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư trong và ngoài nước lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản 15 tỉ USD đã tham gia tọa đàm về thị trường chứng khoán ngày 9.3 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (Hose).

    Thị trường bị "nấc cụt"

    Theo ông Lê Anh Minh - Giám đốc Công ty Dragon Capital, thời gian qua một số vấn đề vĩ mô đã tác động đến thị trường chứng khoán như tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt thương mại, thanh khoản tiền đồng... Bên cạnh đó, các công ty thực hiện IPO, phát hành thêm cổ phiếu chưa có lộ trình thích hợp làm cho tính thanh khoản của thị trường không như trước.

    Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam năm 2008 vẫn có nhiều dấu hiệu lạc quan. Thị trường chứng khoán sụt giảm vừa qua như bị "nấc cụt" để các thành phần tham gia có được đánh giá tốt hơn về thị trường. Ông Thomas Ngo - đại diện Công ty quản lý quỹ Indochina Capital cho rằng 18 tháng trước, thị trường chứng khoán lên cao ngoài giá trị thật nhưng tình hình hiện nay thì ngược lại. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư ngắn hạn hiện nay có tâm lý chưa vững vàng. Chỉ cần 10 - 20% nhà đầu tư nhỏ có tâm lý sợ hãi cũng làm ảnh hưởng đến toàn thị trường. Chính vì vậy, những nhà đầu tư nhỏ lẻ cần được phổ biến kiến thức một cách tốt hơn.

    Theo ông Thomas Ngo (Indochina Capital), chỉ cần 10 - 20% nhà đầu tư nhỏ có tâm lý sợ hãi cũng ảnh hưởng đến toàn thị trường - Ảnh: D.Đ.Minh

    Đại diện Quỹ đầu tư chứng khoán PXP cho biết: "Lộ trình IPO không phải là vấn đề của thị trường chứng khoán trong thời gian qua mà là giá đưa ra đấu giá của các công ty quá cao. Trong 20 năm kinh nghiệm, tôi chưa thấy thị trường nào mà chỉ số P/E của doanh nghiệp IPO lại cao hơn doanh nghiệp niêm yết. Một nguyên nhân khác làm thị trường hoảng loạn là nhà đầu tư không biết đang làm gì trên thị trường và mất phương hướng. Tôi cũng lo ngại là nhân viên các công ty chứng khoán có được đào tạo đến nơi đến chốn hay không bởi cách đây 18 tháng chỉ mới có 15 công ty mà hiện nay đã lên đến gần 100 công ty. Biện pháp cơ quan nhà nước bỏ tiền ra mua cổ phiếu chỉ là giải pháp tạm thời". Ông Trần Thanh Tân - Tổng giám đốc Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) cũng nhận xét, liệu Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ đưa vốn ra mua cổ phiếu được bao nhiêu ngày bởi tổng giá trị giao dịch trên thị trường mỗi ngày cũng từ 500 - 1.000 tỉ đồng.

    Giá cổ phiếu rẻ

    Theo Tổng giám đốc Hose Trần Đắc Sinh, đừng nhìn vào chỉ số VN-Index lúc 1.170 điểm mà cho rằng thị trường hiện nay là xấu. Các quỹ đầu tư hiện nay đang mua vào nhiều hơn là bán ra. Trong 2 phiên tăng kịch trần vừa qua cũng không tốt cho thị trường bởi yếu tố tâm lý là chính.

    "Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán rơi tự do. Đây là nỗi bức xúc của cơ quan quản lý nhà nước, nhưng chúng ta cũng nhận thấy đây là cơ hội. Nếu so với cách đây 2 năm, thị trường hiện nay là rẻ. Cách đây 2 tuần, chỉ số P/E là 20 lần thì hiện nay chỉ ở mức 15 lần. Trong trường hợp tình hình kinh tế năm 2008 gặp những khó khăn khiến các doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch thì theo tôi P/E của các công ty cũng không dưới mức này" - ông Trần Thanh Tân nhận định. Ông Trần Thanh Tân cho biết thêm, vừa rồi VF4 (một trong các quỹ của VFM) đã huy động được trên 804 tỉ đồng, nâng tổng số tiền mặt mà VFM đang có lên 1.300 - 1.400 tỉ đồng. Hiện nay, VFM đang xây dựng danh mục để đầu tư ngay số vốn này.

    Cùng quan điểm này, ông Trần Lê Khánh - Giám đốc đầu tư Công ty quản lý đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam phân tích: "Một cổ phiếu rẻ hay mắc có nhiều yếu tố để đánh giá. Nếu lấy chỉ số P/E đánh giá thì tôi có một so sánh giữa Việt Nam với Trung Quốc, Ấn Độ. Chỉ số P/E trên GDP của Trung Quốc khoảng 4 - 5 lần, Ấn Độ khoảng 3 lần, Việt Nam khoảng 2 lần". Đại diện Quỹ PXP đưa ra so sánh với thời điểm tháng 3.2007 với hiện nay thì giá cổ phiếu giảm một nửa. "Bây giờ thị trường đang ở mức rẻ có thể mua vào. Chúng tôi đang thu hút thêm vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam" - ông Thomas Ngo cho hay. Tuy nhiên bà Võ Thị Huyền Lan - Trưởng đại diện Quỹ đầu tư Jaccar cho rằng không thể nói toàn bộ các cổ phiếu trên sàn đang ở mức giá rẻ.
  2. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Thử dò đoán tỉ giá, lãi suất...
    Thứ hai, 10.03.2008, 01:39am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Vang-TienTe/13837

    Người dân và doanh nghiệp đang "vắt óc giải mã? các chính sách về tiền tệ mới được ban hành, để qua đó có đối sách phù hợp, khai thác thuận lợi, hạn chế rủi ro...

    Các chính sách mới được Ngân hàng (NH) Nhà nước ban hành liên quan đến tỉ giá, lãi suất, tín dụng... tới đây sẽ làm thay đổi rất lớn hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng... Dưới đây là một số nhận định ban đầu...

    USD mất giá cỡ nào?

    USD còn mất giá thêm nhưng doanh nghiệp và người dân đang đoán tỉ giá sẽ còn bao nhiêu. Các dự đoán thêm rối khi có sự khác nhau về tỉ lệ dao động của tỉ giá VND/USD. Trong công văn 319 về tăng cường chống lạm phát, Chính phủ đưa ra biên độ dao động là +/-2%. Nhưng mới đây nhất, NH Nhà nước lại công bố tăng biên độ dao động tỉ giá từ +/-0,75% lên +/-1%, áp dụng từ 10-3. Có gì khác nhau giữa hai con số này?

    Biên độ +/-1% là dao động cho phép của tỉ giá trong ngày so với tỉ giá do NH Nhà nước công bố. NH thương mại căn cứ vào tỉ giá do NH Nhà nước công bố và áp dụng biên độ +/-1% để tính ra giá mua bán USD trong ngày với người có USD. Như vậy, NH Nhà nước có hai "chốt" để điều hành tỉ giá: tỉ giá ngoại tệ được công bố hằng ngày và biên độ +/-1%.

    Còn biên độ +/-2% là tín hiệu cho thấy giá USD trong năm 2008 (cuối năm so với đầu năm) sẽ biến động trong mức này. Thị trường thừa USD, tỉ giá sẽ theo biên độ âm, cuối năm so với đầu năm có thể giảm 2%. Giá USD đầu năm là 16.010, thì cuối năm có thể chỉ còn 15.690 đồng/USD. Tuy nhiên, mức giảm bao nhiêu còn phụ thuộc NH Nhà nước có sử dụng hết biên độ Chính phủ cho phép. Tính từ đầu năm đến nay, USD đã mất giá khoảng 0,6%. Xu hướng này cho thấy lợi nhuận của nhà xuất khẩu sẽ giảm đi nhưng lại có lợi cho nhà nhập khẩu. Người vay USD được lợi nhưng người giữ USD lại bị thiệt.

    Lãi suất sẽ giảm


    Khả năng lãi suất (LS) sẽ giảm là rất lớn khi Chính phủ đã công bố không chấp nhận LS cao. Dù lạm phát cao nhưng mức tăng LS trong những ngày qua là vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp.

    Trần LS huy động đã được ban hành là 12%/năm, nhưng tới đây các NH sẽ buộc phải quay trở lại nguyên tắc kỳ hạn ngắn LS thấp, kỳ hạn dài LS cao thay vì cào bằng như hiện nay. Có thể LS sẽ còn giảm thêm khi NH Nhà nước triển khai chỉ đạo của Chính phủ về kéo LS xuống.
    NH Nhà nước cũng đã đưa ra tín hiệu kềm LS khi tháng 3-2008 các mức LS cơ bản không thay đổi dù LS trên thị trường trước đó tăng mạnh. Đồng thời nơi này cũng công bố trần LS trên thị trường mở sẽ giảm chỉ còn 9-10%/năm, các mức dự trữ bắt buộc - yếu tố ảnh hưởng đến LS - tạm thời chưa thay đổi.
    Hạn chế tiêu dùng hàng ngoại

    Việc cho VND tăng giá sẽ giúp giá hàng nhập khẩu rẻ hơn. Một sản phẩm có giá 100 USD, tỉ giá là 16.200, giá bán tại VN là 1,62 triệu đồng, nhưng nếu chỉ còn 15.800 thì giá bán là 1,58 triệu đồng. Dự kiến năm 2008 nhập siêu lên đến 17 tỉ USD. Nhập siêu sẽ giúp thị trường có thêm nhiều hàng hóa để giảm bớt lạm phát, nhưng nhiều quá lại gây khó cho hàng trong nước.

    Do vậy, Chính phủ sẽ kiểm soát nhập khẩu để giảm nhập siêu, hạn chế những mặt hàng tiêu dùng không cần thiết. Đồng thời NH cũng sẽ thắt chặt hơn cho vay tiêu dùng. NH Nhà nước đang có kế hoạch thanh tra hoạt động cho vay tiêu dùng của NH. Hiện nhiều NH qui mô nhỏ đã siết cho vay mua ôtô. Cho vay tiền để đầu tư bất động sản cũng có thể bị ảnh hưởng, vì hiện nhiều người vay tiền tiêu dùng nhưng để "lướt sóng" bất động sản.

    Có thể các NH cũng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thanh toán và tín dụng (như phải ký quĩ cao hơn) nhằm hạn chế doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng mạnh tay xài tiền.

    Tăng tín dụng 30%, ai bị ảnh hưởng?

    Con số tăng trưởng tín dụng trong năm 2008 tối đa là 30% so với năm 2007 có ảnh hưởng rất lớn với mọi người sản xuất kinh doanh và cá nhân vay tiền NH. Mức 30% được xem là khá "chật chội" vì nhu cầu vay vốn là rất lớn. Nếu thả cửa thì con số này có thể lên đến 40%. Vì sao phải ép tăng trưởng tín dụng? Cho vay là hoạt động "tạo tiền ra thị trường". Tín dụng tăng cao gây sức ép lên lạm phát, vì vậy phải thúc đẩy NH huy động vốn nhưng hạn chế cho vay để thu bớt tiền về. Điều đó cũng có nghĩa là vay tiền của NH sẽ khó hơn.

    NH sẽ thu hẹp cho vay đối với những lĩnh vực không được khuyến khích như đầu cơ bất động sản, nhập khẩu hàng tiêu dùng, cho vay tiêu dùng, các dự án mà hiệu quả còn "tù mù?? Nhưng NH được khuyến khích đem tiền cho vay nông nghiệp để làm ra nhiều hàng hóa. Giá lương thực - thực phẩm đang tăng chóng mặt, góp phần rất lớn vào đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng, vì vậy cho vay để tăng thêm sức sản xuất cho nông nghiệp đang được ưu tiên.

    Tỉ giá có biên độ mới

    Theo quyết định của NH Nhà nước, ngày 10-3, các NH thương mại áp dụng biên độ mua bán tỉ giá mới là +/-1% (mức cũ là +/-0,75%). Với biên độ mới rộng hơn, tỉ giá VND/USD có thể giảm nhanh hơn trước. Ví dụ tỉ giá ngoại tệ do NH Nhà nước công bố là 16.030 đồng/USD, với biên độ mới các NH có thể niêm yết giá mua thấp nhất là 15.869 đồng/USD thay vì 15.880 đồng/USD của biên độ cũ.

    Thời gian qua, các NH niêm yết giá mua USD theo sát giá sàn của biên độ 0,75% và giá mua thực tế luôn thấp hơn giá niêm yết. Các NH đã áp dụng nhiều qui định khác nhau để giảm giá mua của người bán USD. Có NH chỉ mua giá trên 15.600 đồng/USD. Việc áp dụng biên độ mới sẽ giúp các NH hợp thức hóa giá mua USD theo sát thị trường.

    Cùng với việc cho áp dụng biên độ mới, NHNN sẽ mua vào USD để khai thông thị trường ngoại tệ.
  3. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Giao dịch thành công về nhà, đất giảm mạnh
    Thứ hai, 10.03.2008, 01:54am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Bat-Dong-San/13844/

    Thị trường bất động sản vẫn đang trong tình trạng giảm, nhất là với đất và nhà chung cư, số lượng các giao dịch thành công không nhiều.

    Giao dịch thành công giảm mạnh

    Theo một cán bộ của Công ty cổ phần BĐS Petrolimex, thời gian qua các giao dịch thành công đã giảm từ 30%-40% so với cuối năm 2007. Trong khi đó nguồn cung vẫn tăng lên chủ yếu là do nhiều nhà đầu cơ bán ra, còn cầu thì ngược lại đang giảm.

    Cũng theo ông này, số lượng những căn hộ thuộc nhà chung cư mới bắt đầu khởi công phải vài ba năm nữa mới hoàn tất bán ra nhiều hơn những căn hộ đã hoàn thành. Những người có nhu cầu thật sự về nhà ở không tìm đến với loại hàng hoá này, còn những người đầu cơ thứ cấp thì ngừng lại, không mua vào do thấy thị trường đã chững lại làm giảm cầu, chính vì vậy mặt hàng này bị ứ đọng. Với những người có nhu cầu thực thì không nhiều tiền và đang chờ đợi hy vọng giá sẽ giảm nữa nên các giao dịch thành công giảm nhiều.

    c
    Thị trường bất động sản đang chững lại. Ảnh minh hoạ.

    Các thông tin từ một số trung tâm bất động sản trên đường Nguyễn Chí Thanh, Thái Thịnh và sàn địa ốc ACB Hà Nội cũng cho biết, trong những ngày qua lượng giao dịch thành công rất ít. Số người đến xem và nghe ngóng nhiều hơn mua thực sự. Bên cạnh đó những người đến bán, ký gửi thì nhiều. Giá nhiều khu đất và căn hộ chung cư cũng đang giảm. Người bán không còn "hét" giá kiểu "trên trời" như mấy tháng trước nữa.

    Một khách hàng đến sàn ACB với ý định đăng ký bán 3 căn hộ chung cư của một dự án mới tại Kim Giang (Hoàng Mai - Hà Nội) cho biết, gần Tết Nguyên đán đã trúng thầu 3 căn hộ này và đã phải nộp ngay 1/3 số tiền tổng cộng trên 600 triệu đồng. Nay muốn bán vì dự án sắp khởi công. Theo quy định khi nào xong phần móng phải nộp tiếp 1/3 số tiền nữa, lo không biết lấy đâu ra tiền trong khi đi vay ngân hàng khó khăn nên bán để thu hồi vốn. Nhưng đã rao bán trên mạng và đến đăng ký tại một số trung tâm bất động sản vẫn chưa bán được, trong khi đó giá càng ngày càng giảm làm ông lo lắng.

    Đến 2010 cung cầu BĐS mới cân bằng

    Tại hội thảo thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán - cơ hội và thách thức, ông Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng TP.HCM cho rằng, bất động sản trong thời gian qua đã bị giới đầu cơ làm giá quá nhiều và có nhiều người đầu tư thiếu an toàn vay ngân hàng 70% vốn, rồi mua 2-3 căn nhà là hết sức nguy hiểm.

    Theo ông Lê Bảo Châu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua giá nhà đất đã giảm trên 10% và còn tiếp tục giảm nữa. Ông Châu cho biết, tại Thành phố Hồ Chí Minh, có những căn hộ chung cư, giá gốc nhà đầu tư bán ra chỉ có 16 triệu đồng/m2, nhưng đến cuối năm 2007 đã tăng lên tới 90 triệu đồng/m2 và nay giảm xuống chỉ còn 80 triệu đồng/m2 và đang tiếp tục giảm. Nhiều nhà đầu tư mua nhiều đất đai cũng đang tìm cách bán ra chứ không dám ?oôm hàng? nữa.

    Việc thắt chặt cho vay mua bất động sản của các tổ chức tín dụng được cho là nguyên nhân làm cho thị trường chững lại. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh trong những ngày qua đã gây tác động dây chuyền khiến các nhà đầu tư hoang mang không dám đầu tư vào bất động sản.

    Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số dự án sắp triển khai do thấy khó có thể vay vốn từ ngân hàng đã tính tới chuyện huy động từ khách hàng, nhưng thị trường đang trên đà giảm do vậy để thu hút được khách hàng bỏ tiền chủ đầu tư giảm giá bán, hoặc phải khuyến mãi.

    Theo ông Châu, tình hình thị trường bất động sản như hiện nay sẽ còn kéo dài và những nhà đầu cơ thứ cấp, những DN nhỏ sẽ gặp khó khăn. Thời gian qua nhiều người đã đổ tiền vào mua bất động sản thực chất là mua lại và với mục đích đầu cơ từ tiền đi vay. Nay khi thấy thị trường chững lại thì bắt đầu đẩy mạnh bán ra thu hồi vốn. Mua vào ít, bán ra nhiều, tất yếu giá giảm. Như vậy những nhà đầu cơ mua lại với giá càng cao thì sẽ càng gặp khó khăn.

    Ông Renato Shordon, Phó Giám đốc Công ty CB Richard Ellis Việt Nam nhìn nhận việc thị trường chứng khoán sụt giảm phản ánh rõ ràng tình hình nền kinh tế và ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Bên cạnh đó việc hạn chế cho vay với bất động sản cũng có ảnh hưởng nhất định làm cho các giao dịch thành công giảm. Nhưng nói số lượng các giao dịch thành công trong thời gian này thấp thực sự rất khó xác định bởi tính minh bạch của thị trường bất động sản tại Việt Nam chưa cao.

    "Về lâu dài thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tăng trưởng và không thấy có dấu hiệu chững lại mà thị trường vẫn có xu hướng tăng lên", ông Renato Shordon nói. "Bằng chứng là thị trường căn hộ cao cấp vẫn đang "sốt". Các căn hộ ở các khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh hoặc những vị trí đẹp tại khu Nam Sài Gòn như River View, Sun Rise, Sun View, Phú Hoàng Anh, Saigon Peal... giá vẫn cao chót vót. Đấy chính là do nhu cầu quá lớn trong khi nguồn cung thấp."

    Theo nhận định của Công ty CB Richard Ellis Việt Nam các nguồn cung từ nay đến 2009 không nhiều, trong khi nhu cầu cao. Phải sang 2010 nguồn cung nhiều thì thị trường bất động sản Việt Nam mới về điểm cân bằng.
  4. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Quản lý vốn nhà nước tại CTCP: sef va?o khuôn phép
    Thứ hai, 10.03.2008, 07:06am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/13856

    Thời gian qua, nhiều công ty đã dùng quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi... để phát hành cổ phiếu thưởng cho CBCNV hoặc "đối ngoại", gây thiệt hại cho Nhà nước

    Nhà nước đang mất dần tỷ lệ sở hữu vốn trong nhiều công ty cổ phần (CTCP), một số DN phát hành thêm cổ phiếu, bán ưu đãi sai đối tượng..., gây thiệt hại cho các cổ đông, trong đó có cổ đông nhà nước. Những bất cập này đã tồn tại từ năm 2003 đến nay, nguyên nhân chính là do những quy định hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong CTCP đã ?olỗi thời? và ?okhông theo kịp? Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Chứng khoán năm 2006. Bộ Tài chính đang có động thái ?ođưa vào khuôn phép? những hành động này, bằng việc dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 19/2003/TT-BTC hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong CTCP và Thông tư 18/2007/TT-BTC hướng dẫn việc mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng...


    Thực tế thời gian vừa qua đã xảy ra một số trường hợp CTCP có phần vốn nhà nước phát hành thêm cổ phần tăng vốn điều lệ, nhưng đã phân phối, bán ưu đãi sai đối tượng, trục lợi, không cho cổ đông nhà nước nắm giữ thêm cổ phần phát hành thêm. Do đó, phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp đã bị giảm đi theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ tương ứng. Bên cạnh đó, nhiều công ty đã dùng quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi để phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý, công nhân viên, hoặc dành một phần cổ phiếu trong những đợt phát hành ra công chúng bán cho người có quan hệ thân quen với công ty theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần)...

    Theo những quy định mới mà Bộ Tài chính đang chuẩn bị ban hành, việc tăng, giảm vốn điều lệ từ nguồn vốn tự có ở CTCP phải được điều chỉnh theo tỷ lệ sở hữu cổ phần giữa các cổ đông góp vốn, đảm bảo nguyên tắc công bằng lợi ích của các cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ ở CTCP phải căn cứ vào quy mô phát triển của DN (vốn, ngành nghề kinh doanh?) và phải đảm bảo tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ được ĐHCĐ thông qua. Nguyên tắc của việc phát hành cổ phiếu thưởng và việc trả cổ tức bằng cổ phiếu phải được chia theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông. Các CTCP được dùng cổ phiếu quỹ để bán lại cho CBCNV, ban quản lý điều hành theo giá ưu đãi (giảm 20% so với giá thị trường và không thấp hơn giá mua cổ phiếu quỹ). Nếu dùng cổ phiếu quỹ để thưởng cho CBCNV, cho ban quản lý điều hành phải đảm bảo có nguồn thanh toán từ quỹ khen thưởng và phúc lợi; và không được phát hành cổ phiếu thưởng bằng nguồn quỹ đầu tư phát triển để chia cho CBCNV trong công ty cũng như để ?ođối ngoại?.

    Trường hợp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ mà Nhà nước không cần tăng vốn sở hữu ở CTCP, thì chủ sở hữu phần vốn nhà nước chỉ đạo người đại diện của mình ở CTCP thực hiện việc bán quyền mua cổ phiếu do tăng vốn điều lệ thông qua TTCK. Số tiền thu về được ghi tăng vốn nhà nước tại công ty đó. Nếu đấu giá không thành công thì người đại diện phần vốn nhà nước có trách nhiệm báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định.

    Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, các DN cần phải công khai minh bạch thông tin về kế hoạch tăng vốn ảnh hưởng đến trái phiếu chuyển đổi, để nhà đầu tư có thể ra quyết định đầu tư phù hợp. Trước khi phát hành cổ phiếu huy động thêm vốn, công ty phải có kế hoạch, dự án sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, có tính khả thi để mang lại mức sinh lợi cao hơn chi phí vốn.

    Khi giảm nhu cầu về vốn do thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn hoặc bị buộc phải huỷ bỏ cổ phiếu quỹ, CTCP có thể giảm vốn điều lệ; nhưng số vốn điều lệ tối thiểu còn lại sau khi giảm cũng phải bằng số vốn pháp định áp dụng cho ngành nghề kinh doanh mà Nhà nước đã quy định. Ngoài ra, DN phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác nhau khi giảm vốn. Đồng thời, việc giảm vốn điều lệ phải thông qua ĐHCĐ và được áp dụng khi: công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 50% vốn của cổ đông trở lên, nhưng chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Bên cạnh đó, sau ba năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu số cổ phần được quyền chào bán không được bán hết thì công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành.

    Mặt khác, hoạt động mua, bán cổ phiếu quỹ không phải là hoạt động kinh doanh của CTCP. Chênh lệch do mua, bán cổ phiếu quỹ được hạch toán vào khoản thặng dư vốn (và không tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng). Nếu giá bán cổ phiếu quỹ nhỏ hơn giá mua vào thì phần chênh lệch giảm này phải dùng vốn thặng dư để bù đắp, trường hợp không đủ thì phải dùng nguồn lợi nhuận sau thuế của công ty để bù vào. Cổ phần được công ty mua lại được coi là cổ phần thu về và không được chia cổ tức cho số cổ phần này...
  5. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    TTCK và bàn tay hữu hình
    Thứ hai, 10.03.2008, 09:31am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/13886

    Nhiều người lầm tưởng về khái niệm "cung-cầu" trên TTCK

    Thất bại của ?ogiải pháp cung cầu?

    VNindex từ đỉnh cao 1100 điểm đổ sụp xuống chỉ còn xung quanh 600 điểm sau bốn tháng ngắn ngủi kể từ 11/2007. Trong bốn tháng ấy, đã có sức ép ghê gớm từ nhiều bên có lợi ích liên quan đòi hỏi chính phủ phải can thiệp ?ocứu? TTCK, bằng cách ?ogiảm cung? (thông qua việc hoãn tiến độ IPO các doanh nghiệp nhà nước), và mới đây là ?otăng cầu? (thông qua việc cho Tổng công ty Quản lí vốn Nhà nước SCIC mua lại cổ phiếu trên thị trường).

    Những sức ép này đang thắng thế (IPO của nhiều doanh nghiệp lớn đã bị trì hoãn), và mới đây Thủ tướng đã ra Quyết định 319/TTg mở đường cho SCIC mua cổ phiếu để ?okích cầu?. Tuy nhiên, ?ogiải pháp hạn chế cung? dù đã áp dụng vẫn không ngăn được VNindex sụp đổ.

    Sụp đổ hợp lý

    Gần đây, một số nhà đầu tư (chẳng hạn, ngân hàng HSBC) cho rằng giá cổ phiếu đã ở mức hợp lý so với các nước cùng trình độ (P/E trên toàn thị trường là 13). Nhưng việc so sánh P/E của VN với các nước chỉ có ý nghĩa khi lãi suất ổn định ở mức thấp và không có khủng hoảng. Đồ thị dưới cho thấy tỉ lệ P/E trên thị trường Mỹ giảm rất mạnh trong các cuộc khủng hoảng.




    Hiện tại, có nhiều yếu tố khiến nhà đầu tư tin rằng lợi nhuận kì vọng của chứng khoán sẽ giảm xuống trong 2008.

    Đầu tiên, ấn tượng sự ?osụp đổ? thê thảm của thị trường sẽ giảm đi nếu ta biết rằng trong năm 2007, rất nhiều công ty đã phát hành thêm cổ phiếu và trả cổ phiếu thưởng thái quá, ?opha loãng? giá trị và làm chúng mất giá mạnh (như trường hợp SSI phát hành 40 triệu cổ phiếu thưởng, bằng 50% tổng lượng cổ phiếu của nó vào thời điểm đó).

    Hai là, lãi suất ngân hàng vừa qua tăng rất nhanh làm cho hình thức đầu tư cổ phiếu giảm nhanh sự hấp dẫn tương đối so với gửi tiền tiết kiệm.

    Ba là, lạm phát dự kiến tăng cao và có khả năng đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái sẽ ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp trên sàn (giá vốn tăng do lãi suất tăng, giá đầu vào tăng do giá nguyên/nhiên liệu tăng, giá trị thực của lợi nhuận giảm vì lạm phát, sức mua của người tiêu dùng giảm do thu nhập giảm v.v.).

    Bốn là, nhiều doanh nghiệp trên sàn sau khi thu hút được số vốn khổng lồ từ TTCK đã đầu tư tràn lan vào bất động sản. Một khi thị trường nhà đất đóng băng (hệ quả của thu hẹp tín dụng) thì giá trị của các doanh nghiệp đó cũng tụt giảm.

    Nếu Vnindex sụt giảm vì bốn nguyên nhân trên, thì đó là cân bằng tất yếu của thị trường để phản ánh giá trị thực của các doanh nghiệp trên sàn, và việc cưỡng lại sự xuống dốc sẽ vô cùng tốn kém và không hiệu quả.

    Thanh khoản và TTCK

    Người viết bài này cho rằng, hiện tại, nếu VNindex xuống thấp hơn giá trị thực, thì chỉ có một nguyên nhân là: sự thiếu hụt thanh khoản cho các nhà đầu tư đã ngăn cản TTCK điều chỉnh về mức cân bằng.

    Từ cuối 2007, chủ trương của NHNN siết tỉ lệ cho vay chứng khoán đã chặn đứng, thậm chí đảo chiều, dòng vốn đang đổ vào TTCK, (vì đa số các ngân hàng thương mại đã cho vay quá tỉ lệ). Tình trạng thiếu tiền mặt)của nhiều ngân hàng đầu năm 2008 đã khiến việc cho vay mới bị chững lại và lãi suất tăng vọt. Cộng thêm việc tỉ giá bị neo chặt, các ngân hàng không thể đổi USD cho các nhà đầu tư nước ngoài.

    Kết quả là đa số các nhà đầu tư đều thiếu thanh khoản, người đang nắm thì muốn bán để có tiền mặt, người mua thì lại không có tiền mặt để mua, khiến giá chứng khoán giảm mạnh. Điều này tương tự như kết luận của nhà kinh tế trọng tiền Milton Friedman rút ra từ cuộc Đại khủng hoảng 29-33 ở Mỹ: việc thắt chặt tiền tệ quá nhanh sẽ làm sụp đổ TTCK và gây ra khủng hoảng kinh tế.

    Bàn tay hữu hình SCIC có lợi và hại gì?

    Trong các nền kinh tế phát triển, rất ít khi chính quyền can thiệp trực tiếp vào TTCK bằng cách mua cổ phiếu của doanh nghiệp trên sàn, trừ trường hợp nó có khả năng gây ra sụp đổ hệ thống tài chính-ngân hàng (như trường hợp Anh quốc hữu hoá ngân hàng Northern Rock).

    Việc SCIC mua cổ phiếu trên TTCK có thể giải quyết vấn đề tâm lý ngắn hạn cho một số nhà đầu tư. Nhưng nó sẽ không thể có ảnh hưởng tích cực lâu dài hay căn bản lên TTCK: Nó không hề tác động đến cái động cơ vận hành của TTCK là lợi nhuận kì vọng, bởi vì nó không làm thay đổi kì vọng về các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, mua vàng (là kết quả của chính sách tiền tệ). Nó cũng không hề thay đổi nguồn vốn hay khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp trên sàn (vì chỉ tác động đến thị trường thứ cấp). Cuối cùng, nó cũng không giải quyết được vấn đề thanh khoản của nhà đầu tư.

    Lợi ích thì không rõ ràng, nhưng những hệ luỵ của việc Chính phủ can thiệp trực tiếp vào TTCK là nghiêm trọng và lâu dài:

    Một là, việc nhà nước can thiệp vào TTCK sẽ bóp méo tín hiệu của thị trường vốn. SCIC sẽ dùng tiêu chí nào để xác định là chứng khoán đang ở dưới giá trị thực, trong khi giá thị trường chính là cái đáng lẽ phải phản ánh giá trị thực của chứng khoán?

    Hai là, nếu diễn biến xấu trên TTCK kéo dài, việc mua cổ phiếu của SCIC có thể dẫn đến bội chi ngân sách và trầm trọng thêm vấn đề lạm phát. Lí do là để ?ocứu? khẩn cấp TTCK, thì SCIC phải bơm vào một lượng tiền rất lớn trong thời gian rất ngắn. SCIC hay Bộ Tài chính sẽ lấy tiền mặt với số lượng như thế ở đâu mà không làm khủng hoảng thanh khoản thêm trầm trọng, hay in thêm tiền để làm tăng lạm phát?

    Ba là, dù có bịt được việc ?oxả hàng? của một số tổ chức đầu tư, thì việc SCIC giành lại quyền sở hữu một khối lượng lớn cổ phiếu sẽ đảo ngược quá trình cổ phần hoá (giao vốn vào khu vực tư năng động hơn). Việc này đồng thời làm chậm lại quá trình IPO vốn đã nhỏ giọt: SCIC sở hữu càng nhiều thì nó càng muốn tiến trình cổ phần hoá chậm lại để không làm ?olụt? thị trường (đúng hơn là cạn kiệt thanh khoản).

    Việc SCIC có quyền quá rộng trong việc mua cổ phiếu cũng tạo ra một khoảng trống cho sự thiên vị của SCIC với một số công ty nhất định. Nguy cơ này càng lớn khi SCIC được phép giữ bí mật về danh mục các cổ phiếu được mua, số lượng tiền bỏ ra để mua, thời gian mua v.v. Từ đây, giá cổ phiếu thay vì phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, lại phản ánh doanh nghiệp nào được chính quyền ?oưu ái? bảo kê (bail out) mỗi khi gặp khó khăn.

    Kết luận:

    VNindex tụt xuống mức 600 điểm là một cuộc sụp đổ (crash) của TTCK, nhưng mức sụt giảm là tự nhiên và đúng quy luật, trong tình trạng lạm phát tăng và lãi suất tăng. Muốn VNindex tăng, thì cách lâu dài và căn bản nhất là ngăn chặn lạm phát, xì hơi bong bóng nhà đất và hạ nhiệt nền kinh tế từ từ.

    Việc SCIC can thiệp vào TTCK ít khả thi, có thể phải trả giá đắt về chính sách vĩ mô, trong khi lợi ích của nó nếu có chỉ là ngắn hạn. Nếu có lí do để tin rằng VNindex thấp hơn giá trị thực, thì việc nhà nước nên làm trong ngắn hạn chỉ là giải quyết bài toán thanh khoản.

    Cung-cầu chứng khoán: một quan niệm sai lầm

    Dường như có một sai lầm cơ bản nhưng phổ biến của nhiều nhà đầu tư VN và cả của nhà quản lý là áp dụng ?oquy luật? cung cầu cho TTCK.

    Khái niệm ?ocầu? của hàng hoá thông thường được xây dựng dựa trên ích lợi mà chúng mang lại cho người tiêu dùng: Đứng trước một chiếc xe máy, mỗi người sẽ tính xem mình đỡ được bao nhiêu thời gian và sức lực dành cho việc đi lại. Nhu cầu tiêu dùng xe máy của mỗi người là tự thân và ổn định, mặc dù ích lợi thu được với từng người là khác nhau.

    Mỗi người sẽ chỉ mua xe máy nếu phần tiết kiệm thời gian và sức lực lớn hơn số tiền mà anh ta phải bỏ ra. Với mỗi mức giá, sẽ có một số người thấy đáng mua và một số người không. Giá càng rẻ thì càng nhiều người thấy đáng mua. Khi xe máy đi nhanh hơn, tiện lợi hơn thì nhiều người muốn mua hơn (cầu tăng).

    Ngược lại, người mua và bán chứng khoán không có ích lợi tự thân nào từ ?otiêu dùng? cổ phiếu (vì thế, ?ocầu? cổ phiếu theo đúng nghĩa là bằng không). Lý thuyết cung cầu không áp dụng được cho chứng khoán.
    Thay vì cung cầu, lợi nhuận kì vọng chính là quy luật vận hành của TTCK. Nhà đầu tư cổ phiếu chỉ có một quan tâm duy nhất, là làm sao số tiền thu về từ cổ phiếu (cổ tức và giá bán lại) lớn hơn số tiền mua.

    Mỗi người chỉ mua cổ phiếu khi tin rằng giá hiện tại của nó nhỏ hơn thu nhập kì vọng (giá cổ phiếu cộng với cổ tức) (tức là giá cổ phiếu đang ?orẻ?), và bán ra trong trường hợp ngược lại. Vì kì vọng của mỗi người lại khác nhau, nên họ mua bán với nhau trên TTCK.

    Khi số người tin rằng cổ phiếu đang ?ođắt? nhiều hơn số người cho rằng cổ phiếu đang ?orẻ? thì giá cổ phiếu đi xuống, và ngược lại. Nếu không bị giới hạn về thanh khoản, việc có thêm nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp mới trên TTCK sẽ không thể ảnh hưởng đến giá trị của các cổ phiếu của các doanh nghiệp khác, bởi vì mỗi loại cổ phiếu đều có thu nhập kì vọng riêng của nó, không liên quan nhiều đến các cổ phiếu của doanh nghiệp khác.
  6. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Kéo giá đất ở... "trên trời" xuống
    Thứ hai, 10.03.2008, 10:19am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Bat-Dong-San/13907

    "Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xúc tiến xây dựng Cục định giá đất để đảm trách nhiệm vụ kéo giá đất ở... trên trời xuống mặt đất và phù hợp giá trị thực tế của nó".

    Ông Đỗ Đức Đôi, Phó Vụ trưởng Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai, Bộ TN&MT cho biết.

    Bộ TN&MT có đủ năng lực để tính giá đất

    - Thưa ông, giá đất mà Nhà nước ban hành trong thời gian qua đã thực bắt nhịp được với thị trường hay chưa?

    - Việc xác định giá đất là cả một vấn đề cần phải nghiên cứu. Bất kỳ một quốc gia nào khi giá thị trường biến động quá 20% so với giá nhà nước thì mới điều chỉnh. Ở Việt Nam mình thị trường quyền sử dụng đất không bình ổn. Có quá nhiều những cơn sốt đất. Ví dụ như cơn sốt nhà đất năm 2003 là cơn sốt cầu giả tạo. Lúc đó chủ yếu phân lô bán nền là chính.

    Nhưng thời gian gần thì sốt thật sự vì lượng cầu vượt quá cung, có 3 lý do: Thứ nhất mình mở rộng hơn cơ chế đầu tư nên nhà đầu tư Việt Nam cũng muốn có một chỗ nào đó để ở làm văn phòng... Thứ hai, Luật cư trú mới cho phép nhiều đối tượng được mua nhà ở các thành phố lớn. Thứ balà cho phép người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng được quyền tự do hơn trong việc mua nhà.

    Dù sốt ảo hay sốt thật thì thị trường bất động sản đã bộc lộ những khiếm khuyết của nó mà vấn đề chính nằm ở việc giá đất luôn quá cao và không hợp lý.

    - Như vậy có nghĩa là khi Chính phủ giao cho Bộ TN&MT định giá đất có nghĩa là đã cân nhắc kỹ lưỡng về những lợi thế và hiệu quả thực hiện mà ngành đang nắm giữ. Cụ thể những thuận lợi đó là gì?

    - Thực chất việc tổ chức lại bộ máy này là một trong những nỗ lực của Chính phủlàm sao cho việc định giá đất sát thực. Thứ nhất,làm cho công tác quản lý nhà nước về đất đai tốt hơn góp phần làm công cụ để điều tiết thị trường bất động sản. Thứ hai là làm cán cân công bằng khi mà thu hồi đất người dân đỡ bị thiệt thòi. Thứ balà mở rộng quyền mua nhà của Việt kiều. Và cái cơ bản nhất là thu nhập của người dân cũng tăng lên...

    Việc Chính phủ giao cho Bộ TN&MT làm việc định giá đấtđểlàm sao có thể bình ổn hơn được vấn đề giá đất. Còn làm cụ thể thế nào thì hiện nay Bộ đang bàn và giao việc chức năng định giá cho Tổng cục Quản lý đất đai.

    Thực ra cách đây 5 năm khi thành lập Bộ TN&MT thì cũng đã có tranh luận nên để việc định giá đất cho Bộ Tài chính hayBộ TN&MT. Tuy nhiên lúc đó Bộ TN&MT có quá nhiều chức năng nên thống nhất giao cho Bộ Tài chính. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện thì việc tổ chức đó chưa hợp lý lắm.

    Vì vậy Chính phủ đã quyết định giao cho Bộ TN&MT. Cơ sở dữ liệu đất đai (như hồ sơ địa chính, bản đồ) đến từng thửa đất là thuộc sự quản lý của Bộ TNMT, vì vậy giao cho Bộsẽ phù hợp và sử dụng hiệu quả hơn nguồn đầu tư của nhà nước vào cơ sở dữ liệu đó.

    Thứ hai nữa là khi Bộ TN&MT định giá đất rồi, Bộ Tài chính sẽ là cơ quan thẩm định lại lần nữa và trên cơ sở đó xác định mức thuế. Việc này sẽ tránh được trường hợp "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Ông vừa định ra một mức giá xong rồi tự tính tự thu.

    - Trên thực tế thời gian qua việc xác định cách tính giá đất của chúng ta đang lộ rõ những bất cập là không thể chạy theo kịp tốc độ đô thị hoá tăng chóng mặt. Khi nhận nhiệm vụ này, Bộ TN&MT đã lường được yếu tố này và có thể bắt nhịp ngay được không?

    - Thực chất trong thời gian qua có ghiao cho Bộ Tài chính hay giao cho các bộ khác thì cũng khó mà bắt kịp được tốc độ đô thị hoá. Vì chúng ta chưa có một tổ chức nào chuyên về vấn đề đó. Hiện nay, theo Nghị định 25 thì Bộ dự kiến sẽ thành lập Cục định giá đất. Cục này sẽ vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa là đơn vị sự nghiệp thì may ra sẽ khắc phục những nhược điểm trong thời gian vừa qua.

    Tất nhiên còn việc thực thi như thế nào và làm ra sao thì chúng tôi đang nghiên cứu. Vì khi mình muốn làm vấn đề gì phải có 2 điều kiện: Thứ nhất là cơ sở pháp lý. Thứ hai là là phải có tổ chức, thứ balà công cụ để thực hiện. Phải hoàn thiện các vấn đề trên thì mới có thể tính tiếp.

    Cho phép thành lập tổ chức định giá tư nhân

    - Theo cách xác định giá đất ở nước ta thì thông thường 1 năm công bố 1 lần. Nhưng thực tế trong năm có khi giá đất vượt gấp nhiều lần so với khung 20% mà nhà nước cho phép. Vậy trong thời gian tới Bộ có nên xem xét áp dụng cách xác định giá đất linh hoạt không?

    - Trong quản lý đất đai, bao gờ chúng ta cũng phải tính đến việc định giá đồng loạt và định giá bất thường. Đinh giá đồng loạt là để nhà nước tính thuế. Hình thức này thì thực hiện theo chu kỳ có khi làm 2 đến 5 năm. Và khi nào vượt quá 25% thì người ta mới định giá lại.

    Còn định giá linh hoạt là áp dụng với từng thửa đất trong từng trường hợp cụ thể để nhằm 2 mục đích là: Bồi thường hỗ trợ tái định cư, thứ hailà tính thuế chuyển quyền sử dụng đất từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác. Việc này thì bất kỳ nước nào cũng tiến hành như vậy. Làm như vậy thì rất sát với thực tế mà không gây ra nhiều bức xúc, khiếu kiện.

    Tuy nhiên, muốn làm như vậy chắc chắn là sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy cần phải xã hội hoá việc định giá đất như là, cho thành lập những tổ chức định giá tư nhân có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước việc định giá đó.

    - Hiện nay thực tế giữa giá nhà nước công bố và giá thị trường đang "vênh" nhau quá lớn. Tới đây phương pháp xác định như thế nào để sự chênh lệch này không còn quá lớn?

    - Thực chất thì trên thế giới cũng chỉ tồn tại 4 phương pháp xác định giá đất như ở nước ta. Vấn đề là mình áp dụng như thế nào cho hợp lý thôi. Nếu muốn sau này chúng ta phản ánh được đúng với thị trường thì phái có cơ sở dữ liệu về giá đất, giá bất động sản trên thị trường.

    Cái đó hiện nay chúng ta chưa có. Muốn có cơ sở để so sánh thì mọi trường hợp bán, mua cần phải được đăng ký. Nhưng hiện nay việc đăng ký giao dịch nhà nước còn rất ít nên chưa có nhiều cơ sở để xác định giá cho phù hợp.

    - Việc xây dựng cơ sở dữ liệu này dự kiến bao giờ sẽ thực hiện, thưa ông?

    - Về cơ bản Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao cho Bộ TN&MT thí điểm xây dựng cơ sở dữ liệu định giá và quy hoạch đất đai tại 9 tỉnh là Thái Bình, Hà Tây, Hưng Yên, Quảnh Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long với tổng kinh phí là 100 triệu USD. Khi có cơ sở dữ liệu đó thì Bộ sẽ có trách nhiệm cung cấp cho tất cả các đơn vị liên quan sử dụng dữ liệu đó để điều chỉnh. Dự kiến đến năm 2013 thì sẽ hoàn thành dự án này.

    Hiện nay, Bộ cũng đã làm việc với các đơn vị liên quan để sang tuần sau hình hài của Tổng cục Quản lý đất đai được rõ ràng. Trong Tổng cục này, Cục địa chính sẽ chịu trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu, Cục Quy hoạch có trách nhiệm điều tiết lượng đầu vào của thị trường BĐS, và Cục định giá đất sẽ đảm trách nhiệm vụ định giá đất phù hợp với thị trường.

    - Xin cảm ơn ông!
  7. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Cảnh giác với ?olướt sóng? thời điểm này
    Thứ hai, 10.03.2008, 05:37pm (GMT+7)

    Sau một thời gian dài giảm sâu, Vn-Index đã có 3 phiên tăng điểm liên tiếp. Liệu việc tăng điểm này có bền vững khi thị trường đang xuất hiện nhiều nhà đầu tư nhăm nhe ?olướt sóng??

    Vn-Index trong vòng 3 ngày đã tăng hơn 70 điểm với tất cả các cổ phiếu trên sàn đều tăng trần bất kể cổ phiếu đó là tốt hay xấu và nhà đầu tư đang đặt lệnh vô tội vạ miễn là có thể mua được cổ phiếu. Theo 1 số chuyên gia thì điều này sẽ rất nguy hiểm bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ mới lên sàn có thể dính bẫy ?olướt sóng? của các nhà đầu tư lão luyện.

    Trong các giải pháp hỗ trợ thị trường hiện nay, biện pháp mua vào các cổ phiếu tốt của Tổng công ty Đầu tư vốn nhà nước (SCIC) được nhắc đến nhiều nhất. Tuy nhiên giải pháp tâm lý của SCIC đang có tác dụng trong ngắn hạn còn về dài hạn thì không ai có thể dự báo cứu thị trường được đến đâu.

    Những nhà đầu tư ?ođi ngược thị trường? túc tắc mua vào khi giá xuống và thật may mắn khi họ mua đúng ?ođáy?. Giá tăng, đến kỳ hạn T+3, cổ phiếu mua về đã sẵn sàng giao dịch, nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận 20-30% và họ quyết định ?onhảy sóng?. Còn nhiều nhà đầu tư thấy ?ongon ăn? mua vào theo phong trào lúc này có thể bị dính ?obull-trap? và mắc kẹt tại đó.

    Công bằng mà nói việc đầu tư lướt sóng xét trên một góc độ nào đó không phải là xấu, bởi đôi khi lướt sóng có thể làm cân đối cung cầu thị trường (mua vào khi giá xuống sẽ khiến thị trường không giảm quá sâu, bán ra khi tăng nóng sẽ khiến ?obong bóng? chứng khoán không căng phồng quá mức). Tuy nhiên, đó là trong lúc thị trường phát triển bình thường, còn trong tình hình hiện nay thì sao?

    Những cái đầu ?olạnh? mua vào lúc Vn-Index xuống mức 581 điểm, sau 3 phiên tăng trần liên tiếp Vn-Index lên đến 667 điểm, chỉ chờ đến khi cổ phiếu về đến tài khoản họ sẽ bán ra ngay lập tức để hiện thực hóa lợi nhuận và thị trường có thể lại down thảm.

    Cổ phiếu trên sàn TPHCM tăng 5% một ngày, sau 3 phiên tăng trần liên tiếp nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận hơn 15%. Còn bên sàn Hà Nội, khi biên độ dao động tới 10% thì nhà đầu tư lướt sóng chỉ trong vòng 1 tuần có thể đạt được lợi nhuận tới 50%. Một con số đáng mơ ước trong tình hình hiện nay.

    Đấy là chưa kể đến nhiều đại gia, nhiều tổ chức lớn, việc mua bán với khối lượng ?okhủng? của họ có thể làm thay đổi cục diện toàn thị trường. Còn những nhà đầu tư nhỏ lẻ, những newbie mới tham gia do đã mất khá nhiều trong đợt sụt giảm trước - đang nôn nóng muốn gỡ lại - sẽ nhảy vào thị trường như thiêu thân, lệnh ATC và ATO được sử dụng triệt để.

    Hôm nay không mua được càng khiến họ nôn nóng đặt lệnh trần vào ngày mai và rất có thể sau vài ngày họ tự biến mình thành mồi ngon cho các đại gia và nhà đầu tư ?olướt sóng? lão luyện.

    Thực tế hôm nay thị trường đã chứng kiến khối lượng giao dịch kỷ lục của các nhà đầu tư. Trong phiên 1 khối lượng giao dịch toàn thị trường mới có hơn 3,7 triệu cổ phiếu được giao dịch, sang phiên 2 đã có thêm 17 triệu cổ phiếu, cuối ngày, tổng khối lượng đã đạt con số kỷ lục: gần 27 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được giao dịch.

    Để giải thích việc này, các chuyên gia cho rằng phần lớn nhà đầu tư vẫn còn e ngại về tình hình thị trường sẽ tiếp tục biến động do những giải pháp của chính phủ nhằm cứu giúp thị trường vẫn chỉ có tác dụng trong ngắn hạn còn về dài hạn vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.

    Rõ ràng nhà đầu tư mua được cổ phiếu giá rẻ từ tuần trước đang bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận chứ không ?ogăm hàng? như cuối tuần trước nữa và ngày mai (11/3) sẽ là ngày được phép giao dịch của các cổ phiếu mua ở mức giá đáy (khi Vn-Index 581 điểm)?
  8. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Vn-Index sắp bước vào phiên ''thử lửa''
    Thứ ba, 11.03.2008, 02:36am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/13974


    Sau 3 phiên liên tiếp tăng điểm, hôm nay thị trường sẽ bước vào một phiên giằng co mạnh, khi đến thời điểm T+4 của những người đã gom hàng lúc Vn-Index rơi khỏi mốc 600 ngày 5/3. Mọi đôi mắt đang dồn về SCIC, sau phiên "cứu giá" thành công của siêu tổng trong ngày 10/3.

    Chuyên gia Huỳnh Anh Tuấn nhận định, phiên này sẽ là thế trận giằng co, để nếu Vn-Index vượt qua được, đà tăng điểm sẽ phần nào được khẳng định. "Phiên tới sẽ là bước đệm cho thị trường xác định xu hướng có tăng tiếp hay không", ông Tuấn nói.

    Ngày 11/3 là thời điểm T+4 của những người gom hàng ở mức giá thấp khi Vn-Index chạm mức 583 điểm hôm 5/3. Đây có thể sẽ là cơ hội cho những nhà đầu tư này đẩy hàng đi để hiện thực hóa lợi nhuận.

    Nhóm phân tích của Công ty chứng khoán Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMES) đánh giá, ngày 10/3 cũng là một phiên quan trọng, vì một số người mua cổ phiếu từ thứ 3 tuần trước (4/3), nhất là các tay "lướt sóng" bắt đầu bán ra và SCIC đã thể hiện rõ vai trò nâng đỡ thị trường của mình.
    Vn-Index có thể sẽ trải qua một phiên kịch tính vào ngày mai.
    Ảnh: Hoàng Hà.

    Cũng theo SMES, SCIC đã tập trung vào một số mã trụ cột của Vn-Index để mua vào, nhằm giữ mức tăng điểm. Kết quả là Vn-Index tăng điểm một cách "an toàn". Theo nhóm phân tích, nếu đà này được duy trì một thời gian nữa, sẽ tạo được lực đẩy thị trường đi lên.

    Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, Vn-Index đóng cửa tại 658,29, tăng 18,15 điểm so với tuần trước, tương đương 2,83%. Khối lượng giao dịch qua khớp lệnh lên tới 25,1 triệu cổ phiếu, tăng gần 90% so với phiên trước với tổng giá trị 1.489 tỷ đồng.

    Ngay từ đầu phiên, các mã đã ào ào tăng giá. Song càng về sau, sự chọn lọc trong các lệnh mua càng thể hiện rõ, khi màu đỏ lan dần sang những mã ít khả năng làm nên biến động trên thị trường.

    Dự kiến "sứ mạng" của SCIC sẽ kết thúc khi thị trường xác lập xu hướng vững chắc. Song đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được đến khi nào và ở ngưỡng điểm bao nhiêu, có thể khẳng định xu hướng này.

    Trao đổi với VnExpress, ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), cho hay, hiện SCIC và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn nghiên cứu để xác định ngưỡng điểm vững chắc của thị trường.

    Cũng theo Phó tổng giám đốc SCIC, đến nay siêu tổng công ty chưa gom cổ phiếu của công ty niêm yết nào đến ngưỡng 5% cổ phần, tỷ lệ đủ lớn để trở thành một cổ đông lớn và phải công bố thông tin. Ông này khẳng định, một khi SCIC "cán đích" 5%, siêu tổng cũng sẽ tuân thủ những quy định về công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    Theo ông Lê Song Lai, việc các tay lướt sóng xả hàng trong thời điểm này là không tránh khỏi. SCIC đã dự trù những biện pháp để hạn chế ảnh hưởng tới việc gom hàng cũng như diễn biến thị trường.

    Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, việc các mã tăng kịch trần như 2 phiên cuối tuần trước sẽ khó xảy ra vào hôm nay. "Sẽ không có xu hướng tăng hay giảm theo kiểu "nghiêng xuồng", mà bên mua cũng như bên bán sẽ theo dõi từng diễn biến trên thị trường để quyết định tiếp theo", ông Tuấn nhận định.

    Theo vị chuyên gia này, sức mua trên thị trường vẫn lớn, nên có thể Vn-Index sẽ không bị rơi khỏi ngưỡng mới xác lập. Mặt khác, nhà đầu tư cá nhân hiện cũng muốn gom hàng, một phần vì kỳ vọng giá cao hơn ở những phiên sau, một phần vì họ đã yên tâm khi có một lực đỡ phía sau là SCIC. Biết rằng SCIC sẽ không để Vn-Index rơi trở lại xuống dưới 600 điểm như tuần trước, họ sẽ duy trì mua vào.

    Thêm vào đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào mạnh trong phiên đầu tuần cũng là một yếu tố giúp nhà đầu tư trong nước vững tâm hơn. Sau khi tăng bán ra vào phiên Vn-Index tăng kịch trần cuối tuần vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài lại bắt đầu mua vào mạnh. Riêng tại sàn TP HCM, họ bỏ ra trên 303 tỷ đồng để gom hàng, gấp 3 lần bán ra.

    Ông Tuấn nhận định, xu hướng thị trường hôm nay sẽ phục thuộc rất nhiều vào diễn biến đợt khớp lệnh mở cửa. "Nếu đợt đầu tiên Vn-Index rơi điểm, ngay đợt sau chỉ số sẽ lại nhích lên do mua vào tăng, và ngược lại", vị chuyên gia này nhận định.

    Vị chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường rất cần những phiên "thử lửa" để xác lập xu hướng vững chắc. "Nếu cứ băng băng đi lên, lại có thể có những nguy cơ. Phải có những phiên tranh giành quyết liệt mới giúp thị trường ổn định trở lại", ông Tuấn nói.
  9. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Cứu Thị trường Chứng khoán: Sốc nào mạnh hơn?
    Thứ tư, 12.03.2008, 04:57am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/14074

    * SCIC cũng là một cú ?osốc?

    Nếu chỉ trông chờ vào các giải pháp tiền tệ (như nới lỏng cho vay chứng khoán, tăng cung tiền mua ngoại tệ,...) để cứu TTCK Việt Nam khỏi ?ocơn bĩ cực? thì sẽ đẩy nền kinh tế lún sâu vào một rủi ro lớn hơn: ?olạm phát gia tăng?. Để giải quyết mâu thuẫn này, vừa qua, 19 giải pháp tổng thể đã được Chính phủ đưa ra, trong đó có giải pháp tài chính, đó là SCIC (TCty Đầu tư Kinh doanh vốn nhà nước) đã ra tay mua vào một số mã chứng khoán. TTCK lập tức ?oquay đầu 180 độ? - dường như chỉ có mua, không có bán. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, chính SCIC cũng lại gây nên một cú ?osốc? mới .

    Khi TTCK Việt Nam trong cơn nước sôi lửa bỏng, bảng điện tử liên tục "đỏ rực" thì rất nhiều cơ quan mới hỏi "chức năng của tôi đâu" và mới phát hiện ra là mình cũng có chức năng "cứu" TTCK.

    ?oKhi bỏng người ta mới sờ đến tai?

    Chiều ngày 5/3, SCIC có thông tin phản hồi về những giải pháp liên quan trong chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ, cũng như định hướng kế hoạch hỗ trợ TTCK. SCIC khẳng định "đầu tư trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán thông qua việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác" là một trong những chức năng mà SCIC được thực hiện. Trước diễn biến hiện thời trên TTCK Việt Nam, SCIC nêu rõ: "Với chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao phó, SCIC nhận thức rõ vai trò của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán. Trong điều kiện thị trường hiện nay, với tư cách là một tổ chức tài chính lớn của Chính phủ, nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu tại trên 800 DN, bao gồm cả niêm yết và chưa niêm yết, SCIC ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với công chúng đầu tư, các DN, các cổ đông và Nhà nước".

    Tuy vậy, chỉ đến khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và định hướng triển khai của Bộ Tài chính, SCIC mới "khẩn trương" xác định danh mục đầu tư, quy mô đầu tư và phương thức đầu tư cụ thể để triển khai ngay sau khi có sự chấp thuận của Chính phủ. Bởi cũng theo SCIC: "Chúng tôi hi vọng rằng động thái này cùng với các biện pháp bình ổn khác mà các cơ quan chức năng và các chủ thể tham gia thị trường áp dụng sẽ mang lại tác động tích cực cho thị trường. Trong quá trình triển khai, SCIC sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, đồng thời bảo đảm bảo toàn và quản lý hiệu quả nguồn vốn nhà nước được giao".

    Nếu cả thị trường chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của chính phủ thì có thể coi đó là... "sự lười biếng" và như mấy phiên vừa qua, người ta dường như không bán ra làm cho thị trường đạt trần liên tục, phiên này qua phiên khác - đó là một "sốc" mới. Bởi nếu lúc nào cũng chờ đợi ngân sách "cứu" mình điều đó thì sẽ đẩy cả thị trường vào một rủi ro lớn hơn nữa: "gánh nặng ngân sách để cứu TTCK".
    SCIC đã hỗ trợ TTCK như thế nào?

    Sau phiên giao dịch ngày 7/3/2008, SCIC đã chính thức mua vào chứng khoán niêm yết, theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ để góp phần hỗ trợ thị trường phục hồi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đã đặt ra câu hỏi rằng "SCIC đang mua vào như thế nào?".

    Trong thông báo ngay sau phiên giao dịch, SCIC cho biết đã chính thức mua vào cổ phiếu của một số DN được niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch Hà Nội và TP HCM. Các cổ phiếu được SCIC lựa chọn mua vào đáp ứng yêu cầu là cổ phiếu loại tốt, có hiệu quả và tính thanh khoản cao. Ngoài ra, nhằm mục tiêu hỗ trợ thị trường, SCIC cũng chú trọng đến tiêu chí cổ phiếu được lựa chọn có khả năng tác động tích cực đến sự điều chỉnh của thị trường, đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của SCIC. Thông tin chi tiết về các giao dịch do SCIC tiến hành sẽ được công bố vào thời điểm phù hợp nhằm hạn chế các hành vi đầu cơ trục lợi, gây tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư và tác động tiêu cực đến thị trường.

    SCIC nhận định: "Trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc SCIC tham gia hỗ trợ thị trường chỉ là một trong nhiều giải pháp đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ, với sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức, DN. Việc Chính phủ giao cho một tổ chức tài chính lớn của nhà nước như SCIC tham gia hỗ trợ thị trường là một trong nhiều tín hiệu cho thấy rõ quyết tâm của Chính phủ trong việc bình ổn thị trường". Cũng theo báo giới, hiện tại, căn cứ vào diễn biến thị trường, SCIC đã và đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xác định và chuẩn bị các nguồn lực tài chính cần thiết, làm cơ sở cho việc hỗ trợ thị trường có hiệu quả.

    Và đến đâu?

    "Không có danh mục, không có số vốn cụ thể" - ông Lê Song Lai - Phó Tổng Giám đốc SCIC, cho biết ngay trong phiên vào cuộc đầu tiên, khối lượng mà SCIC xác định mua khá lớn. Tuy nhiên, do lượng bán ra hạn chế nên không mua đủ khối lượng xác định ban đầu. Dự kiến kết quả giao dịch của SCIC sẽ được tổng hợp và có thể công bố cụ thể. Về định hướng triển khai giao dịch, nguyên tắc giao dịch, ông Lai khẳng định: "Hiện có một số thông tin cho rằng SCIC lên danh mục mua cổ phiếu của 20 DN ở mỗi sàn Hà Nội và TP HCM với lượng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng là không chính xác. Chúng tôi xin nhấn mạnh là không có bất kỳ một danh mục nào và cũng không có con số cụ thể 5.000 tỷ đồng đó". Giải thích cho những thông tin trên, ông Lai cho biết việc lựa chọn cổ phiếu mua vào của DN nào sẽ được xác định trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ là cổ phiếu có tính thanh khoản cao, của DN tốt. Ngoài ra, tùy theo diễn biến của thị trường, SCIC sẽ lựa chọn phù hợp. Số lượng mua vào, số vốn đầu tư cũng sẽ theo diễn biến của thị trường. Trước báo giới, lãnh đạo SCIC cũng cố gắng phát đi thông điệp rằng các giao dịch của SCIC được xác định và báo cáo Ủy ban Chứng khoán, được bảo mật và sẽ không để xảy ra hiện tượng rò rỉ thông tin, loại trừ các giao dịch nội gián. Các chi tiết giao dịch chỉ có thể được công bố vào thời điểm thích hợp. Có nhiều dự đoán nhưng khó xác nhận cho rằng trong những phiên giao dịch sắp tới, SCIC sẽ tiếp tục theo dõi thị trường để có kế hoạch mua vào hợp lý. Các nhà đầu tư hy vọng rằng các thông tin liên quan trong trường hợp được phép công bố sẽ nhanh chóng được công khai.

    Nhưng nếu cả thị trường chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ thì có thể coi đó là "sự lười biếng" của thị trường và như mấy phiên vừa qua, người ta dường như không bán ra làm cho thị trường đạt trần liên tục, phiên này qua phiên khác - đó là một "sốc" mới. Phản ứng trước sự lười biếng của thị trường, lãnh đạo UBCK NN - bà Vũ Thị Kim Liên - Phó Chủ tịch Ủy ban có quan điểm rằng cơ quan quản lý đã đánh tín hiệu hỗ trợ thị trường, nhưng nhà đầu tư cũng không nên hoàn toàn trông chờ vào sự ứng cứu.

    Nhận định về sự bền vững của giải pháp tài chính, một số nhận định cho rằng với giá trị giao dịch thực tế tại sàn TP HCM khi VN-Index đi xuống tới vài trăm tỷ đồng, vào thời điểm thị trường đi lên là vài nghìn tỷ đồng, ngân sách nhà nước khó có thể liên tục hỗ trợ. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng dù ngân sách nhà nước có giúp sức, mà nhà đầu tư vẫn bán ra ào ạt, thì cũng khó giữ được thị trường không sụt giảm. Các phân tích cho rằng khi thị trường "down" nếu nhà đầu tư không bình tĩnh, tìm phương sách tự cứu mình, lúc nào cũng chờ đợi ngân sách "cứu" thì điều đó sẽ đẩy cả thị trường vào một rủi ro lớn hơn nữa... đó "gánh nặng ngân sách để cứu TTCK". Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán cũng cho rằng, việc mua vào cổ phiếu chưa phải là biện pháp lâu dài, mà chỉ để tạm thời hỗ trợ thị trường trong bối cảnh nhà đầu tư đang hoang mang.

    Phản ứng đồng điệu của thị trường

    Thực tế cho thấy, mấy ngày qua, TTCK phản ứng khá "đồng điệu" với SCIC mà cụ thể là theo kiểu "sốc". TTCK chỉ có người mua, không có người bán. Một số nhận xét cho rằng, thị trường lành mạnh, bình thường là thị trường "thở bằng hai lá phổi" (bên mua và bên bán); khi một bên không hoạt động thì đó là biểu hiện không bình thường. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các phản ứng chính sách kinh tế vĩ mô là rất quan trọng trong những lúc thị trường quá lạnh hoặc quá nóng. Khi đó "người chèo lái" giỏi cần đảm bảo để thị trường "cất cách" hoặc "hạ cánh" nhẹ nhàng. Nguyên Thống đốc NHNN- Cao Sỹ Kiêm cũng đã từng khuyến cáo: "nếu phanh gấp có thể đổ một đoàn tàu". Các nhà kinh tế đều thống nhất rằng, nguyên tắc của TTCK là công bằng, minh bạch nên được hiểu theo nghĩa từ vi mô đến vĩ mô và cần được đảm bảo các nguyên tắc như vậy thì TTCK mới phát triển bền vững.

    Thiết nghĩ, các giải pháp chính sách dù là tiền tệ hay ngân sách,.., đều có thể gây sốc. Để thị trường phát triển lành mạnh, chính sách không gây sốc đến thị trường thì Chính phủ cần chủ động, phối hợp tốt các giải pháp chính sách kinh tế vĩ mô. Các DN cũng phải tăng cường năng lực tiềm lực của mình (không chỉ tài chính mà cả quản lý, công nghệ,...) thì mới trụ vững trong bất kỳ cú sốc nào (sốc chính sách, sốc giá cả, sốc lãi suất...); Các nhà đầu tư cũng phải tự tăng cường khả năng chống "sốc" của mình bằng cách nâng cao năng lực phân tích, dự đoán và ra quyết định đầu tư của mình khi thị trường liên tục mất điểm như hai tháng đầu năm 2008. Các chuyên gia kinh tế của SHF (Cty quản lý quỹ đầu tư Sài Gòn - Hà Nội) cũng cho rằng, theo kinh nghiệm quốc tế, loại hình Cty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là loại hình có năng lực nhất về chống sốc. Các chuyên gia này cho rằng, Cty quản lý quỹ đầu tư (định chế đầu tư chuyên nghiệp) có vai trò rất quan trọng trong bình ổn thị trường chứng khoán. Điều đó cũng lý giải tại sao ngày 9/3/2008, tại TP HCM, UBCKNN đã có cuộc họp với các Cty quản lý quỹ để "khuyến khích" sự vào cuộc nhiều hơn nữa của các định chế này khi thị trường vừa qua có biểu hiện "bị sốc" chính sách.

    Vỗ tay bằng một bàn tay

    Cuối năm 2007, đầu năm 2008 TTCK Việt Nam liên tục "down"; cả nền kinh tế cứ chứng kiến "thị trường rơi lả tả": VN - index liên tục rớt và có thời điểm xuống dưới 600 điểm, HaS - Index xuống dưới 200 điểm ... Người ta cho rằng tình trạng TTCK như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là chính sách tiền tệ gây "sốc". Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các giải pháp từ phía tiền tệ vừa "liều cao" vừa "bất thần" đã được áp dụng (tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chủ chốt, khống chế tín dụng cho vay kinh doanh chứng khoán...) đã tác động đáng kể đến TTCK. Các chuyên gia cũng khuyến cáo: Nếu cứu chứng khoán mà chỉ "dựa" vào tiền thì chẳng khác nào việc "vỗ tay bằng một bàn tay" và nguy hiểm hơn là danh mục tín dụng của các NHTM rất rủi ro do "bùng nổ tín dụng" vào chứng khoán. Theo các chuyên gia tài chính, các giải pháp thắt chặt tiền tệ vừa qua của Chính phủ Việt Nam là hoàn toàn phù hợp, vì chống lạm phát cần được ưu tiên hàng đầu. Chuyên gia của Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) cũng đã có khuyến cáo và hàm ý rằng các giải pháp tiền tệ là chưa chủ động mà vẫn để "thị trường đi trước" và khi hành động thì liều lượng quá mức nên đã gây "sốc" cho cả thị trường tiền tệ (biểu hiện là các NHTM thiếu thanh khoản) và làm cho TTCK Việt Nam tụt dốc liên tục.
  10. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Xu thế thị trường
    Thứ tư, 12.03.2008, 01:38am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/14064

    Thị trường chứng khoán (TTCK) đang có những diễn biến bất thường. Sắp tới thị trường sẽ ra sao? Xin giới thiệu cùng bạn đọc phân tích dưới đây của thạc sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia Tài chính - Đầu tư.

    TTCK đang suy giảm quá mạnh nhưng tất nhiên không bao giờ đi xuống mãi mà sẽ có điểm dừng và tăng trưởng trở lại. Vấn đề là xác định được động thái của thị trường qua việc phân tích các yếu tố tác động và các cơ hội.

    Những tin tức và dấu hiệu tích cực

    Thạc sĩ Đinh Thế Hiển - Ảnh: D.Đ.Minh
    Có thể kể việc Ngân hàng Nhà nước đưa vào thị trường liên ngân hàng 39.000 tỉ đồng vừa qua góp phần làm giảm cơn sốt khan hiếm tiền mặt, là cơ hội cho nhà đầu tư tham gia vào TTCK. Trong phiên họp thường kỳ tháng 2.2008 của Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp giúp TTCK phát triển ổn định. Mặt khác tiếp tục triển khai thực hiện cho vay kinh doanh chứng khoán hợp lý. Trong đó, đặc biệt là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) bắt đầu mua vào cổ phiếu (CP) các công ty có giá trị lớn, kinh doanh hiệu quả. Hầu hết công ty niêm yết đều có kết quả hoạt động kinh doanh tốt. Trên sàn TP.HCM, có khoảng 63% (95/150) các công ty hoàn thành trên 100% kế hoạch đặt ra trong khi trên sàn Hà Nội, con số này là 51%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 37%. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình là 73%. Những thông tin tích cực này phần nào hạn chế được không khí ảm đạm và tâm lý rời bỏ TTCK của các nhà đầu tư.

    Những tin tức và dấu hiệu tiêu cực

    Đó là cơn khan hiếm tiền mặt vẫn chưa thật sự chấm dứt, nguyên do là các ngân hàng đã cho vay vào bất động sản (BĐS) quá khả năng huy động và thanh toán. Các khoản cho vay trực tiếp vào BĐS gần 120.000 tỉ đồng trên vốn điều lệ của các ngân hàng vào khoảng 110.000 tỉ đồng là khá rủi ro. Khả năng cung tiền vào TTCK từ ngân hàng sẽ bị hạn chế trong một thời gian. Việc tăng giá xăng dầu vừa qua cùng với mức tăng chỉ số giá cả lên đến 6% chỉ trong 2 tháng đầu năm sẽ dẫn tới lạm phát trong năm 2008 tiếp tục tăng, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn vì chi phí đầu vào sẽ tăng và khâu tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của giới đầu tư chứng khoán khi dự báo tình hình kinh doanh khó khăn của doanh nghiệp. Năm 2008 sẽ là năm khó khăn cho các công ty niêm yết vì chắc chắn lợi nhuận từ BĐS và đầu tư tài chính sẽ bị suy giảm và lỗ, trong khi lãi suất vay tăng.

    Những cơ hội tiềm ẩn

    Thị trường BĐS hiện nay có sự tham gia rất lớn của các ngân hàng. Khi thị trường nguội dần, các nhà đầu tư không "lướt sóng" được để trả nợ ngân hàng và việc tái cấp vốn nếu có sẽ với lãi suất cao hơn nhiều, sẽ làm nhiều nhà đầu tư cá nhân (vốn ít, đầu tư vào BĐS chủ yếu dựa vào thu nhập lương) khó có khả năng trả nợ ngân hàng, "ôm" BĐS chờ ngày "tan băng". Điều này sẽ là cơ hội trở lại cho TTCK, khi những nhà đầu tư có vốn cảm thấy thị trường BĐS không còn hấp dẫn.

    Giá các CP đã suy giảm khá mạnh trong khi lợi nhuận và EPS tăng, do vậy P/E bình quân vào khoảng 20 - 22, xuất hiện nhiều CP có P/E vào khoảng 10 - 15. Đây là cơ hội để chọn lựa đầu tư những CP tốt.

    Các công ty cổ phần đã có quan niệm đúng đắn trong quản trị công ty, không còn thu hút vốn cổ phần mới để đầu tư vào BĐS, làm loãng CP và hiệu quả sử dụng vốn không cao. Sự tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính và quản lý vốn một cách hợp lý sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

    Thị trường vẫn xu thế đi xuống

    Những phân tích trên cho thấy diễn tiến của TTCK trong 2 - 3 tuần tới vẫn trong xu thế đi xuống mặc dù sẽ có vài phiên tăng giá do hiệu ứng trực tiếp từ việc mua vào của SCIC. Nhưng khi VN-Index xuống dưới 600 điểm sẽ có xu thế tăng trở lại vì thị trường đã điều chỉnh sâu và bắt đầu trở nên hấp dẫn đối với các tổ chức và nhà đầu tư cá nhân dài hạn. Đối với các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư mới thành lập, đây là thời cơ tốt để giải ngân, do hàng loạt cổ phiếu "blue-chips" có tính thanh khoản cao đang ở mức giá hấp dẫn (P/E dưới 15). Các nhà đầu tư dài hạn sẽ tham gia cũng như một lượng vốn từ BĐS chuyển về. Do vậy khi VN-Index xuống trong khoảng 650 - 550 điểm là cơ hội để nghiên cứu mua vào dần những CP có P/E thấp, tiềm năng trên thị trường lớn và khả năng sinh lời trên 30%/năm cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên đối với nhà đầu tư lướt sóng thì khó có khả năng thu lợi cao do dự báo VN-Index trong tháng 3 sẽ khó vượt qua 700 điểm một cách vững chắc.

Chia sẻ trang này