1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cùng xem Video " Thông Tin Trước h mở cửa " và Dự đoán index + ghi Nhận định của bạn _Các Phân tích

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hayradivaquenanh, 09/03/2008.

3972 người đang online, trong đó có 269 thành viên. 00:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1952 lượt đọc và 34 bài trả lời
  1. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Chỉ khi SCIC có lòng tham mới cứu được thị trường
    Thứ ba, 25.03.2008, 01:06am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/15310

    Các ngân hàng và công ty chứng khoán tiếp tục xả hàng khiến VN-Index lùi về mức 521,07 điểm ngay phiên giao dịch đầu tuần

    Mọi biện pháp ngăn chặn đà suy giảm của thị trường chứng khoán gần như đã hết tác dụng. Sau một tuần ảm đạm, phiên giao dịch ngày 24-3, thị trường tiếp tục tuột dốc không phanh.

    Bán tháo

    Trái ngược với dự báo tuần này thị trường sẽ khởi sắc, phiên giao dịch đầu tuần, tại sàn TPHCM nhà đầu tư (NĐT) bị xoáy vào cơn lũ bán tháo cổ phiếu. Bảng giao dịch điện tử bị bao phủ bởi một màu đỏ rực. Để cắt lỗ, lệnh bán ồ ạt tung ra, dư bán dày đặc trong khi dư mua gần như trống rỗng. Sự tháo chạy khỏi thị trường của nhiều NĐT đã đẩy VN-Index rơi vào đợt giảm kỷ lục nhất từ trước đến nay và đã trở về mức đầu tháng 4-2006. Kết thúc phiên giao dịch, bão giảm giá quật ngã VN-Index và đe dọa chạm ngưỡng 500 điểm khi giảm 24,61 điểm (tương đương 4,51%), lùi về mức 521,07 điểm. Khối lượng giao dịch giảm 30% so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Trong tổng số 153 mã niêm yết trên sàn, 147 mã giảm giá, trong đó hơn 90% mã giảm sàn. 10 cổ phiếu chủ chốt trên sàn cũng nằm trong tình trạng giảm hết biên độ cho phép.

    Sàn Hà Nội cũng nằm trong tình trạng rơi thẳng đứng khi có tới 127 mã giảm giá, chiếm 94% trong tổng số 133 mã niêm yết, trong đó hầu hết đều giảm kịch sàn. Đóng cửa thị trường, chỉ số HaSTC-Index ngày càng lùi xa ngưỡng 200 điểm khi chỉ còn 178,56 điểm, giảm 13,36 điểm (tương đương 6,96%). Tính đến thời điểm này, trên sàn có tới 16 mã đang ở mức giá dưới 20.000 đồng/cổ phiếu.

    Các ngân hàng nói một đằng, làm một nẻo

    ?oHiện giá cổ phiếu của nhiều công ty niêm yết đã giảm dưới giá trị thực, thị trường chứng khoán đã giảm tới đáy, đầu tư vào lúc này là hợp lý nhất...?. Nhiều chuyên gia đã nhận định như vậy. Tuy nhiên, thị trường dường như không còn phản ứng gì trước những thông tin đó. VN-Index thẳng tiến về ngưỡng 500 điểm trong 7 phiên liên tiếp mà không một lần quay đầu lại. Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia phân tích là do sự tăng cường bán tháo của các ngân hàng và các công ty chứng khoán. Căng thẳng về vốn và áp lực thu hồi vốn là nguyên nhân khiến các ngân hàng thi nhau xả hàng, mặc dù tại cuộc họp giữa các ngân hàng với Hiệp hội Ngân hàng VN mới đây, các ngân hàng cho biết nguồn vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng còn 14.000 tỉ đồng và đang trong trạng thái dư thừa ngắn hạn. Theo một chuyên gia, điều này không chỉ khiến NĐT buông xuôi, chấp nhận lỗ để tháo chạy khỏi thị trường, mà nó còn cho thấy việc nói một đằng, làm một nẻo của các ngân hàng.

    Quỹ đầu tư cũng lỗ nặng

    Khi được hỏi về những biện pháp để cứu thị trường trong bối cảnh hiện nay đại diện một quỹ đầu tư cho biết chỉ có cách duy nhất là hạn chế bán ra và tăng cường mua vào của các tổ chức có tiền. Tuy nhiên, vị này cũng thừa nhận hiện các quỹ đầu tư ?" những nhà đầu tư dài hạn và đang nắm giữ hàng tỉ USD cũng đang bị lỗ nặng. Vì thế, họ phải tăng cường bán ra và không dám mua vào.

    Liên quan đến "phương thuốc" cứu chứng khoán của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), nhiều nhà đầu tư cho rằng SCIC đã... hết tiền. Tuy nhiên, theo nhận định của phó tổng giám đốc một công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư, SCIC vẫn còn tiền, thậm chí còn rất nhiều tiền. Nhưng SCIC không thể cứu được thị trường bằng biện pháp can thiệp hành chính, mua vào để... hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sự tham gia vào thị trường của tổng công ty này chỉ có tác dụng khi SCIC... có lòng tham. Nghĩa là họ quyết định mua vào vì họ thấy thị trường có nhiều cơ hội đầu tư và đầu tư vào những cổ phiếu có lời. Điều này sẽ có tác động lớn đến tâm lý NĐT, thay vì can thiệp bằng hành chính trong một vài phiên giao dịch.
  2. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Chứng khoán vẫn đỏ sàn
    Thứ ba, 25.03.2008, 01:59am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/15304

    Chỉ số giá chứng khoán trên sàn TP.HCM (VN-Index) ngày 24.3 chỉ còn 521,07 điểm, thấp nhất trong một năm rưỡi qua (giảm 230 điểm hay giảm 30,69% so với cuối năm 2006; giảm 654 điểm hay 55,7% so với đỉnh điểm đã đạt vào ngày 12.3.2007; giảm 406 điểm hay 43,8% so với cuối năm 2007; giảm 62 điểm hay 10,4% so với mức đáy cách đây trên nửa tháng).

    Chỉ số giá chứng khoán trên sàn Hà Nội (HaSTC-Index) cũng gần như song hành khi chỉ còn 178,56 điểm vào ngày 24.3, giảm 61,3% so với đỉnh cao nhất trước đây. Đáng lưu ý, chỉ số giá chứng khoán vẫn đỏ sàn khi có nhiều thông tin tốt hỗ trợ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là "khôi phục, phát triển thị trường, không để thị trường đi xuống" (tại Công văn 319/TTg-KTTH ngày 3.3.2008).

    Lý giải diễn biến trên, ngoài các nguyên nhân trước đây tiếp tục tác động, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân mới đáng lưu ý. Có nguyên nhân các ngân hàng, công ty chứng khoán đang đứng trước áp lực phải giải tỏa cổ phiếu thế chấp (chỉ trong nửa đầu tháng 3 đã có hàng chục triệu cổ phiếu giải chấp) khiến các nhà đầu tư - nhất là các nhà đầu tư nhỏ - lo ngại thị trường sẽ tiếp tục giảm nên đẩy mạnh bán ra. Chính việc đồng loạt "xả hàng" này đã khiến giá cổ phiếu càng giảm mạnh. Có nguyên nhân do các đợt IPO gần đây đã hút một lượng vốn không nhỏ, như Sabeco (đấu giá 128,3 triệu cổ phiếu với giá trúng bình quân 70.003 đồng/cổ phiếu); Than Vàng Danh (2,5 triệu cổ phiếu với giá trúng bình quân 31.822 đồng/cổ phiếu); Công ty cổ phần đô thị công nghiệp số 2 (1,7 triệu cổ phiếu) và ngày 27.3 tới đến lượt Habeco (đưa ra đấu giá 34,8 triệu cổ phiếu với giá khởi điểm 50.000 đồng/cổ phiếu)...

    Có nguyên nhân do các ngân hàng thương mại có kế hoạch gia tăng tốc độ tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, thậm chí gấp ba so với hiện tại làm pha loãng giá cổ phiếu của ngân hàng và làm giá cổ phiếu của một số ngân hàng thương mại rơi tự do. Có nguyên nhân do một số tổ chức tài chính nước ngoài, tuy mua vào nhiều hơn bán ra, nhưng chủ yếu cơ cấu lại danh mục đầu tư, chuyển hướng sang đầu tư trái phiếu chính phủ để được hưởng lãi suất cao và sự lên giá của đồng Việt Nam. Đây là điểm cần quan tâm, vì nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ được hưởng lãi kép, đưa vào nhiều, nhanh nhưng khi rút ra cũng nhanh.

    Cầu đầu tư vốn đã yếu, mặc dù có nhiều thông tin tốt hỗ trợ, nhưng không những không tăng lên được mà còn yếu hơn do tác động của nhiều yếu tố. Một lượng vốn lớn đã được chuyển sang đầu tư vào bất động sản. Mặc dù thị trường này thời gian qua chững lại, đã giảm ở một số nơi và giá vật liệu xây dựng tăng cao, nhưng việc rút tiền khỏi thị trường này không dễ dàng do tính thanh khoản thấp, trong khi thị trường chứng khoán chưa hấp dẫn trở lại. Thị trường vàng đã hút một lượng vốn đầu tư vào đây (chưa đầy 3 tháng đã có 30 tấn vàng nhập khẩu, bằng gần một nửa khối lượng vàng nhập khẩu trong cả năm trước). Vài ngày nay giá giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất lần thứ 5 liên tiếp từ 5,25% xuống còn 2,25%, nhưng số người mua lại nhiều hơn so với số người bán. Các ngân hàng thương mại đang phải dồn sức cho việc tăng dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu bắt buộc và bảo đảm tính thanh khoản, nên rất thận trọng trong việc cho vay đầu tư chứng khoán, cho vay đầu tư bất động sản, trái lại còn phải đẩy mạnh hút tiền về. Kênh huy động tiết kiệm với lãi suất tăng mạnh cách đây một tháng đã hút một lượng vốn lớn vào đây.

    Có một yếu tố quan trọng về mặt tâm lý là lòng tin vào thị trường của không ít nhà đầu tư bị sút giảm, do các chuyên gia, các nhà quản lý đã lạm dụng tính nhạy cảm của thị trường và sự lúng túng của các nhà đầu tư (vốn đi vay nhưng giá chứng khoán cứ giảm hoài) để đưa ra quá nhiều khuyến cáo, tín hiệu, nhưng thực tế giá vẫn giảm.

    Ngày 22.2, Báo Thanh Niên đã đăng bài dự đoán VN-Index sẽ xuống dưới 632 điểm thì ngày 4.3 đã xuống 608,88 điểm; ngày 5.3 chúng tôi tiếp tục dự đoán VN-Index đang nhắm đến mốc 572 điểm. Hôm nay, người viết bài dự đoán tiếp là VN-Index đang nhắm đến mốc 500 điểm.
  3. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Thị trường sẽ tràn ngập cổ phiếu ngân hàng
    Thứ hai, 31.03.2008, 01:39am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/15871

    Một trong những nguyên nhân đẩy giá cổ phiếu xuống thấp thê thảm hiện nay là do nguồn cung ào ạt của các doanh nghiệp phát hành trong thời gian qua. Nỗi sợ đó hiện chưa lắng dịu trong lòng nhà đầu tư, thì năm nay thị trường lại sắp phải đối mặt với cơn lũ cổ phiếu tuôn ra từ các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP).

    Tăng do cơ chế?

    Theo website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn), đến cuối tháng 3-2008, trên cả nước có 33 ngân hàng TMCP đô thị (không kể nông thôn), với tổng vốn điều lệ là 45.144 tỉ đồng. Số vốn này lớn hơn 4,7% so với toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (HoSE) đến ngày 30-3. Mặc dù nhà đầu tư trong và ngoài nước chưa hết sợ cơn lũ cổ phiếu thì trong kỳ đại hội đồng cổ đông lần này các ngân hàng TMCP lại nêu nghị quyết tiếp tục phát hành thêm rất nhiều cổ phiếu để tăng vốn điều lệ trong năm nay.

    Trong năm 2008, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sẽ tăng vốn từ 2.630 tỉ đồng hiện tại lên 6.355 tỉ đồng, mức tăng 141%; Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sẽ tăng từ 2.800 tỉ đồng lên tối thiểu 5.300 tỉ đồng (và có thể tăng lên 7.380 tỉ đồng), mức tăng đạt từ 90% - 164%; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (STB) sẽ tăng từ 4.449 tỉ đồng lên 6.048 tỉ đồng... Số vốn tăng thêm tùy theo khả năng và cách tính toán của từng đơn vị. Nhưng nếu lấy mức tăng bình quân khoảng 80% trên vốn hiện có thì năm nay toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP đô thị sẽ phát hành thêm khoảng 36.000 tỉ đồng, tương đương 3,6 tỉ cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng). Đó là chưa kể hàng tỉ cổ phiếu khác sắp ra đời từ việc cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng mới thành lập... Do các đơn vị chạy đua tăng vốn nên sắp tới thị trường sẽ tràn ngập cổ phiếu ngân hàng.

    Sở dĩ có cuộc chạy đua này một phần là do cơ chế Nhà nước quy định về các khoản đầu tư thường lấy vốn điều lệ làm hạn mức. Ví dụ, muốn mở thêm một chi nhánh tại TP thì ngân hàng phải cấp cho chi nhánh 100 tỉ đồng vốn, thay vì 20 tỉ đồng như trước đây; hạn mức cho vay chứng khoán không quá 20%/vốn điều lệ... Mặt khác, theo quy định, đến năm 2010 tất cả các ngân hàng TMCP đô thị đều phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỉ đồng. Vì vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng TMCP hạng nhỏ cũng phải tìm mọi cách chạy đua tăng vốn cho đạt tiêu chuẩn quy định.

    Sẽ trở thành cổ phiếu... ?ohạng ruồi?

    Năm 2007, nhiều ngân hàng TMCP đạt kết quả kinh doanh khá cao, như ACB đạt lợi nhuận trước thuế là 2.100 tỉ đồng, STB đạt 1.452 tỉ đồng, Eximbank đạt lợi nhuận sau thuế 463 tỉ đồng... Các ngân hàng đạt mức lợi nhuận khá cao như vậy một phần là do đầu tư cổ phiếu. Năm nay, do tình hình thị trường trở nên khó khăn nên hầu hết các ngân hàng đều đưa ra kế hoạch khiêm tốn. ACB nêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 2.500 tỉ đồng. Sau khi đóng thuế xong (được giảm 50%), dự kiến thu nhập trên đầu cổ phiếu khoảng 3.400 đồng, trong đó chia cổ tức 29% (tương đương 2.900 đồng). Còn với STB, nếu đạt lợi nhuận như kế hoạch (cũng được giảm thuế 50%) thì thu nhập sẽ vào khoảng 2.900 đồng/cổ phiếu...

    Mức thu nhập đó của các ngân hàng là quá thấp khi so với hầu hết các cổ phiếu được coi là hạng trung và ?ohạng ruồi? (hạng bét) ở trên sàn. Chẳng hạn, cổ phiếu ?ohạng ruồi? của Công ty Việt Hàn (VHG), vốn điều lệ là 250 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 86 tỉ đồng. Năm 2008, VHG nêu chỉ tiêu giữ nguyên vốn điều lệ, còn lợi nhuận sau thuế là 110 tỉ đồng. Nếu đạt kế hoạch đó thì thu nhập của VHG là 4.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn rất nhiều so với ACB và STB. Khi tăng vốn điều lệ lên quá nhanh mà thu nhập tăng không tương ứng thì các ngân hàng đã tự biến mình thành cổ phiếu ?ohạng ruồi?, với mức thu nhập xếp hạng bét trên thị trường.
  4. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Cơ hội mới của các quỹ đầu tư
    Thứ hai, 31.03.2008, 01:29am (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/15864

    Bất ngờ trước sự sụt giảm quá sâu của thị trường chứng khoán (TTCK) nhưng hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài đang có mặt tại TP.HCM vẫn giữ nguyên kế hoạch đầu tư. Thậm chí, với nhiều quỹ đầu tư, việc thị trường xuống thấp như hiện nay cũng đang tạo ra các cơ hội mới.

    Thừa nhận "đối với TTCK, việc dự báo lên đến mức này hay giảm đến mức kia là không có cơ sở" nhưng ông Dominic Scriven, Giám đốc Công ty quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital khẳng định "kế hoạch đầu tư của Dragon Capital không có gì thay đổi bởi chúng tôi là những nhà đầu tư trung và dài hạn". Thẳng thắn thừa nhận việc đầu tư của Dragon Capital "so với đầu 2008 chắc chắn lỗ, so với năm 2007 cũng lỗ" nhưng ông Dominic vẫn lạc quan: "Chúng tôi đã mua vào không nhiều trong thời gian qua bởi vẫn thực hiện theo chiến lược đầu tư đã đề ra. Nhưng nếu còn tiền, tôi sẽ mua vào lúc này".

    Ông Thomas Ngo, Giám đốc Quỹ đầu tư Indochina Capital cũng cho rằng, việc TTCK sụt giảm quá mạnh có ảnh hưởng đến công ty nhưng "cũng tạo ra nhiều cơ hội để chúng tôi tiếp tục đầu tư". Cơ hội mà ông Thomas Ngo nói đến là việc chọn được các công ty tư nhân triển vọng nhưng đang gặp khó khăn về nguồn vốn huy động (thị trường chứng khoán sụt giảm, vay ngân hàng lại càng khó hơn). Indochina Capital đang dành một khoản vốn lên đến 200 triệu USD để đầu tư vào các công ty tư nhân dạng này. Một cơ hội khác mà ông Thomas Ngo nhắc tới là chỉ số P/E nói chung của các công ty trên sàn đang ở mức khoảng 11 - 13, mức hấp dẫn so với nhiều thị trường trong khu vực nên Indochina sẽ tiếp tục đầu tư.

    Giám đốc điều hành một quỹ đầu tư nước ngoài khác có trụ sở tại TP.HCM cho biết, việc VN-Index tụt xuống dưới mức 500 điểm là hoàn toàn bất ngờ đối với ông mặc dù ông cũng cho rằng "đây là quá trình tất yếu phải có, khi năm 2006 chứng khoán đã lên quá cao". Tuy nhiên ông cũng cho biết, với mục tiêu nhắm vào các công ty tiềm năng, thậm chí mới thành lập nên việc thị trường thay đổi theo chiều hướng bất lợi cũng không ảnh hưởng gì đến kế hoạch của quỹ. "Bạn thấy đấy, những người bán ra trên thị trường trong thời gian qua không phải là nhà đầu tư nước ngoài. Đây là thời điểm khó khăn cho các nhà đầu tư nhưng phải thừa nhận, đây cũng là lúc thị trường đang tạo cơ hội cho các nhà đầu tư bản lĩnh. Chúng tôi vẫn tiếp tục mua vào một số cổ phiếu theo tiêu chí đầu tư của quỹ", ông này nói.

    Theo ông Dominic Scriven, các biện pháp can thiệp từ Nhà nước tại thời điểm này rất khó phát huy tác dụng. Nhưng không phải thế mà thị trường không hồi phục bởi "thị trường sẽ tự điều chỉnh". Đồng quan điểm này, ông Thomas Ngo nói, TTCK Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc cũng có những giai đoạn khó khăn như Việt Nam hiện nay. Ông Thomas Ngo khẳng định: "Thời điểm này, với Indochina Capital, cơ hội lớn hơn nhiều so với một năm trước".
  5. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Những tuyên bố dễ bị trục lợi
    Chủ nhật, 30.03.2008, 04:58pm (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/15879

    Khi giá CK sụt giảm mạnh, nhiều lãnh đạo đưa ra các tuyên bố về cách ?ocứu? thị trường, bảo NĐT bình tĩnh... Liệu điều này có tạo ra một tiền lệ xấu đối với thị trường?

    Nhà đầu tư có thông tin và không có thông tin
    Nhà đầu tư không có thông tin rất dễ bị tổn thương do các tin đồn trên thị trường gây ra.

    Ví dụ, khi có một tin đồn nào đó trên thị trường, như tin Chính phủ sẽ tung tiền ra cứu thị trường, các nhà đầu tư có thông tin, biết rằng Chính phủ không thể tung quá nhiều tiền ra, sẽ dùng chiến lược ?onhử? nhà đầu tư không có thông tin bằng cách đưa ra các tin về việc Chính phủ sẽ mua những loại cổ phiếu nào, phóng đại quy mô về khả năng cứu thị trường của Chính phủ; thậm chí mua nhử vào vài cổ phiếu để đẩy giá lên.

    Khi nhà đầu tư không có thông tin mắc bẫy, đẩy giá lên, thì nhà đầu tư có thông tin lại bán ra, ?olướt sóng? kiếm lợi. Kết quả, người không có thông tin sẽ mắc bẫy và thua lỗ.

    Điển hình ở nước ngoài, tin đồn về việc FED có khả năng cắt lãi suất đến 1 điểm phần trăm lan rộng trên thị trường đã gây thiệt hại cho nhiều nhà đầu tư.

    Vì kỳ vọng FED cắt lãi suất mạnh đến thế mà nhiều người đã đẩy giá đô la Mỹ xuống rất thấp và bán cổ phiếu ra nhiều trong vòng 24 giờ trước khi có thông tin chính thức về lãi suất.

    Sau đó, người ta đã chứng kiến một sự hồi phục nhanh chóng của đồng đô la và cổ phiếu Mỹ trong khi có sự sụt giảm thê thảm của giá vàng và các loại ngoại tệ khác khi FED chỉ cắt 0,75 điểm phần trăm lãi suất và tăng cường bơm tiền vào hệ thống ngân hàng.

    Những người không có đầy đủ thông tin, không có những phân tích chuyên sâu hay kênh thông tin riêng là người bị thiệt hại trong vụ lên xuống rất nhanh của giá vàng, chứng khoán và ngoại tệ vừa rồi trên thị trường Mỹ vì họ bị rối loạn bởi các tin đồn trong điều kiện thị trường hỗn loạn.

    Phát biểu của lãnh đạo có thể tạo điều kiện trục lợi trên thị trường
    Phân tích trên cho thấy, những phát biểu của các cơ quan quản lý và những người lãnh đạo nền kinh tế hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho nhiều người trục lợi trên thị trường bằng cách đưa ra các tin đồn hoặc thực hiện những giao dịch làm mồi nhử nhằm lôi kéo số nhà đầu tư không có thông tin chạy vào thị trường đẩy giá lên hay kéo giá xuống, để làm lợi cho bản thân họ.

    Sau đó, thị trường sẽ điều chỉnh lại khi các tin đồn đã được chứng thực và người bị thiệt hại chỉ là những nhà đầu tư không có thông tin, chạy theo tin đồn.

    Ví dụ, khi có lãnh đạo bảo sẽ cố gắng không để thị trường giảm điểm nữa, đó là một cơ sở để nhiều người dựa vào mà ?ovẽ? ra không biết bao nhiêu thông tin về dự án can thiệp thị trường của Chính phủ. Và sẽ có nhà đầu tư thiếu thông tin, tin vào đó mà tham gia vào đội ngũ đẩy giá chứng khoán lên giùm các ?ođại gia?.
    Theo thông lệ tại các thị trường phát triển, trên từng loại thị trường (ngoại hối, chứng khoán...), chỉ có một người phát ngôn chính được các nhà đầu tư đặt mối quan tâm và tin tưởng.

    Ví dụ như Mỹ thì chủ tịch FED là người được các nhà đầu tư quan tâm phân tích từng câu chữ trong phát biểu. Phát biểu của những người đại diện kiểu này thường mang tính dự đoán được, như ông ta đưa ra quan điểm nếu lạm phát còn tăng, tôi sẽ xem xét tăng lãi suất hay không giảm lãi suất nhiều để đảm bảo lạm phát không cao; ngược lại, nếu lạm phát không quá cao, tôi vẫn có thể giảm lãi suất để kích thích kinh tế. Phát biểu thường đi kèm với các biện pháp cụ thể.

    Ở ta, rất nhiều bộ, ngành, cơ quan quản lý đều có người phát biểu về thị trường chứng khoán, khiến cho nhà đầu tư rơi vào mê hồn trận thông tin chính sách, không biết đâu mà lần. Thế là chính sách vừa không dự báo được, vừa bị nhiễu loạn - một môi trường rất thuận lợi cho sự tồn tại của tin đồn và trục lợi.
    Lấy ví dụ như vụ việc SCIC ?ocứu? thị trường vừa rồi, mấy ai có đủ thông tin để cân nhắc việc SCIC có tiềm lực tài chính bao nhiêu mà can thiệp vào thị trường trong khi không biết bao nhiêu tỉ đồng chứng khoán cầm cố đang bị áp lực bán ra.

    Những người thiếu thông tin cứ cho rằng Nhà nước nhiều tiền lắm, SCIC nhiều tiền lắm, sẽ cứu được thị trường, để rồi vỡ mộng. Không biết bao nhiêu tin đồn đã đưa ra về việc SCIC sẽ mua cổ phiếu nào, mua ra sao.

    Kinh nghiệm trước mắt ấy còn chưa qua, nay lại có một lãnh đạo bảo rằng Chính phủ cố gắng không để thị trường giảm điểm. Nhà đầu tư sẽ diễn dịch thông tin này như thế nào đây? Và nếu họ lại thất vọng một lần nữa, là nạn nhân của tin đồn một lần nữa, thì thị trường sẽ càng mất niềm tin.

    Thị trường chứng khoán là dựa vào niềm tin, vì vậy xin đừng phá hỏng nó. Muốn cứu thị trường thật sự, cần phải có một hệ thống thông tin minh bạch, truyền thông chính sách rõ ràng, có cơ sở và có trách nhiệm.

    Cuối cùng, thị trường chứng khoán còn non trẻ có thể ví như một đứa trẻ, không thể mãi bảo bọc cho nó, phải để nó tự phát triển và tự chịu trách nhiệm. Làm người giám hộ cho đứa trẻ, khi nó bị điểm kém thì đừng làm bài tập cho nó (chưa chắc người giám hộ làm đúng), mà phải làm gương, hành xử nhất quán và đúng mực, cho nó quen với kỷ luật, và đừng đánh mất niềm tin trẻ nhỏ bằng những lời hứa suông.

Chia sẻ trang này