Cuộc tháo chạy cuối tuần.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hungbaongo, 21/12/2006.

3228 người đang online, trong đó có 322 thành viên. 14:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 1704 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. kcowboy

    kcowboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2006
    Đã được thích:
    0
    mấy thằng trắng như bọn Deutsche Bank AG, hay VOF , hay Dragon Capital ....hôm qua nó ôm, hôm nay nó cũng ôm ! loay quay 1 hồi hoá mai mà giảm thì bọn này thành dân đen chứ gì :) chỉ có chú nào chạy hôm nay mới đen thôi ! ! !
  2. cordaid

    cordaid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Đã được thích:
    0
    ?oBóng bóng? bong bóng khắp mọi nơi? gom cả đống bong bóng đó lại cũng không có nổi một giọt nước!? (Willy Wonka & the Chocolate factory). Người ta nói rằng đừng bao giờ tranh luận với một người điên. Phóng viên Greenberg nói thêm rằng ?ođừng bao giờ tranh luận về một thị trường hoang dại.?


    Thị trường Mỹ
    Phóng viên Greenberg (CNBC News) đã cố mô tả tình trạng của thị trường Mỹ là: bị tác động bởi nguy cơ dầu mỏ cho đến khi tự quyết định rằng rủi ro tăng giá dầu không còn phù hợp, bị tác động bởi những chỉ tiêu kinh tế cho đến phút chót mới quyết định rằng những chỉ tiêu đó không còn phù hợp. Một thị trường tuần trước còn hứng khởi vì khả năng Fed cắt lãi suất và sang tuần sau lại hứng khởi vì khả năng Fed không cắt giảm lãi suất! Nhìn vào mặt trái, đó là thị trường đường lợi suất đang đảo chiều, đồng đô-la đang yếu đi, thị trường nhà đất ảm đạm, tín dụng tiêu dùng cao quá mức, mức nợ quá cao (cứ 4$ nợ thì tạo ra 1$ thu nhập), và một cảm giác hài lòng giả tạo về tài chính.


    "Không bình thường? là lời của nhà phân tích chiến lược thị trường Jeff Saut thuộc Raymond James. Ông giải thích rằng: "Thị trường thường đi lên, điều chỉnh khoảng 25%, sau đó lại đi lên nếu như giao dịch đi lên. Nhưng tình hình hiện nay không như vậy, các con số trung bình cứ vống lên mà không có điều chỉnh gì cả." Thế còn giá trị thị trường so với thu nhập thực thì sao? Ai cũng bảo rằng rẻ. Ai cũng bảo như vậy, trừ ông John Hussman, thuộc Quỹ Hussman Funds.


    Trong một bài bình luận gần đây ông Husman cho rằng nếu đã cao gấp 18 lần thu nhập nghĩa là thị trường đã bước sang giai đoạn ?othứ ba? ?" được định nghĩa là khi cổ phiếu ?ovọt lên trời xanh với hi vọng và mong đợi về một tương lai tiếp tục sán lạn? những cổ phiếu giá thấp trước đây không ai coi ra gì sẽ ào ạt chen chân vào giai đoạn thứ ba này."


    Bất kỳ ai từng nghiên cứu lịch sử thị trường (Mỹ) một vài thập kỷ qua, con số tăng giá trị 18 lần thật sự đang phản ánh sự giàu có, bất kể lãi suất hay lạm phát. Người ta định giá đến phát sợ. Trong vòng ba năm qua, mức lợi nhuận biên đã lên cao đáng kể, làm cho chỉ số PE trở nên thật xa vời so với những số liệu phân tích cơ bản ?" như giá/thu nhập công ty, giá/cổ tức và giá/giá trị sổ sách. S&P 500 hiện đang cao gấp đôi so với các mức so sánh thông thường trước đây. Nói vậy không có nghĩa rằng giá trị thị trường cổ phiếu sẽ quay lại phản ánh sát giá trị cơ bản hơn. Chỉ có điều, người ta đang định giá cổ phiếu với những mong đợi quá dài hạn.


    Thị trường Trung Quốc

    Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Trung Hoa (CLI) đang ăn nên làm ra trên đất nước với trên một tỷ dân đang ngày càng giàu có. Cổ phiếu của nó tăng thật mạnh mẽ. Điều đó không chỉ phản ánh sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc, mà còn là sự bùng nổ của nền kinh tế làm cho thị trường chứng khoán Trung Quốc thống lĩnh thị trường thế giới trong năm 2006 với mức tăng trưởng lợi nhuận 56% theo giá đô-la Mỹ.

    Ngân hàng Citigroup đầu tháng này vừa quyết định giảm hạng cổ phiếu tại Bảo hiểm Nhân thọ Trung Hoa, cho rằng các nhà đầu tư ?omong đợi không thực tế?, và không đánh giá cao những gì các nhà phân tích mong đợi trong năm 2007. Richard Gao, quản lý của Matthews China Fund phát biểu ?oChúng thôi cho rằng Trung Quốc là một câu chuyện tốt đẹp về đầu tư dài hạn với những nhà đầu tư chấp nhận được nhiều rủi ro. Có nghĩa là, biến động sẽ tăng lên vì mức độ lợi nhuận thu được năm nay đã quá lớn?.


    Các thị trường mới nổi khác


    Sau khi hơi lung lạc vào tháng 5 và tháng 6, các nhà đầu tư phương tây đối mặt với khó khăn về cầu tiêu dùng trong nước đã lao vào các thị trường mới nổi đang mời gọi như Trung Quốc (với YTD returns: 59%), Nga (YTD 50%), Ấn Độ (YTD: 48%); cả ba nước này đều vượt qua Mỹ và các nước công nghiệp trong năm năm vừa qua. Ngay cả những nước có độ thanh khoản thấp hơn cũng có mức tăng trưởng thật hấp dẫn: Morocco tăng 66%, Venezuela 62%.... và sẽ còn lớn hơn nữa. Rõ ràng một số người đang lo ngại về một lượng tiền lớn của các nước phương tây đổ vào các thị trường mới nổi. Trào lưu này không còn là tự bảo hiểm mà đã trở thành đầu cơ. Khi lãi xuất tại Nhật Bản đã gần bằng không, các nhà đầu tư vay yên Nhật và chuyển sang các tài sản có lợi suất cao hơn như nợ tại các thị trường mới nổi. Nhưng họ còn tiếp tục gặt hái trong năm 2007 hay không?


    Bài học của các nhà đầu tư phương tây trước ngưỡng cửa 2007 là Thổ Nhĩ Kỳ. Thị trường chứng khoán nước Thổ tăng trưởng nhất thế giới năm 2005 với chỉ số IMKB-100 tăng tới 56%, nhưng lại liên tục thụt lùi xuống hàng dở nhất thế giới trong năm 2006. Đồng lira của Thổ cũng bị mất giá tới 20% so với euro và 7% so với đô-la Mỹ. Lạm phát ngày một tăng cao, đến nỗi ăn một bữa sáng thực khách phải trả tới vài tỷ lira!!! Chỉ trong tháng 5 và tháng 6, hầu như toàn bộ các nhà đầu tư nước ngoài (Mỹ và châu Âu) tháo chạy khỏi Thổ Nhĩ Kỳ để lại tình trạng kinh tế tồi tệ mức thâm hụt vãng lai cực lớn, lạm phát, và tình trạng chính trị bất ổn sau một loạt những nỗ lực không thành nhằm gia nhập EU.


    Phần lớn các nhà đầu tư phương tây được khuyên là nên thận trọng hơn với các thị trường mới nổi và nên đa dạng hóa hơn trong năm 2007. Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc và một số nước Đông Âu được coi là tương đối tốt do nhu cầu trong nước lành mạnh. Chỉ số cổ phiếu chuẩn Sensex của Ấn Độ tăng trưởng 38% từ đầu năm lên đến mức kỷ lục là 14.000 điểm. Còn S&P gần đây khuyến nghị các nhà đầu tư không nên đánh giá thị trường Ấn cao quá với những rủi ro như chi phí vốn, vay nợ của các công ty quá cao, và có quá nhiều hoạt động sát nhập công ty.


    Việt Nam?

    Sẽ không thiếu những chuyên gia học giả không đồng ý với bức tranh yếm thế trên. Nhưng thế mới là thị trường. Người ta nói rằng "Với mỗi rủi ro, luôn luôn có phần thưởng". Còn những ai đang đánh cuộc về làn sóng cuối năm cũng nên nhớ rằng thị trường bao giờ cũng có hai mặt, tuy người Việt có câu ?oCó gan làm giàu?. Có lẽ 2007 vẫn là năm Việt Nam của một số nhà đầu tư nước ngoài?


    ?oThị trường đã liên tục phá vỡ những kỷ lục mới, khi tâm lý đầu cơ hầu như chi phối hoàn toàn các nhà đầu tư nội địa, theo sau những đánh giá lạc quan và các động thái đầu tư chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài. Cải cách kinh tế đang đi đúng quỹ đạo, và triển vọng tăng trưởng kinh tế đang rất sáng sủa là hai trong số những yếu tố chính làm các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó, thị trường đang ở trạng thái hưng phấn quá mức, được quản lý còn khá lỏng lẻo, và cực kỳ rủi ro cho những nhà đầu tư amateur mù mờ? đó là những nhận xét xác đáng của TS. Phan Minh Ngọc trên Thời báo Kinh tế Việt Nam. Nhưng những nhận xét này cũng chẳng làm các nhà đầu tư đang nắm giữ SUDICO, Nhà Thủ Đức; FPT, SSI?bớt đi sự hưng phấn đang dạt dào bừng lên sau mỗi phiên giao dịch. Bên cạnh đó, ngoài thị trường OTC, hàng ngàn cuộc điện thoại ra rả đặt mua Habubank, An Bình Bank, Savico,SHBank,?với mức giá cả tiếp tục leo thang hàng giờ theo những lời đồn thổi.





    Tính đến 19/12/2006, chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 21%, mà theo các chuyên gia thì ?okhông có tiền lệ ở trên thế giới?. Thực tế thì sao? xét về trị giá khối lượng cổ phiếu giao dịch, thị trường chứng khoán Việt Nam mới đạt chưa đầy 7 triệu USD/ngày, thấp xa so với mức vài trăm triệu USD/ngày của Malaysia, Thái lan... Mặc dù khối lượng vốn hóa ước tính đã đạt gần 9 tỷ USD từ nay đến cuối năm nhưng nó mới chỉ tương đương với gần 10% GDP ?" tỷ lệ quá nhỏ so với mức 20-30% GDP của các nước trong khu vực như ở Thái lan hơn 135 tỷ USD; Malaysia hơn 500 tỷ USD... Nhìn chung, ngoại trừ khoảng 10 công ty lớn, lĩnh vực kinh doanh tương đối ổn định, có mức tăng trưởng đều qua các năm, còn lại phần lớn các công ty niêm yết vẫn chưa phải là những công ty mạnh của nền kinh tế và chưa đại diện tiêu biểu cho các ngành kinh tế đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP của Việt nam. Khối lượng tài khoản giao dịch tính đến cuối tháng 11/2006 chỉ có khoảng 85.000 tài khoản giao dịch chứng khoán- một con số còn khiêm tốn khi so sánh với số dân 80 triệu người. Số liệu thống kê cho thấy, tại các nước đang phát triển, khoảng 5% dân số tham gia đầu tư chứng khoán thông qua các tài khoản giao dịch.


    Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với nền tảng có sở vật chất kỹ thuật thiếu đồng bộ, đến nay đã như một cơ thể đang lớn hàng ngày nhưng bị khoác lên một chiếc áo chật. Nếu như tất cả các công ty chứng khoán được cấp phép trong năm 2006 đều xin làm thành viên của Trung tâm này thì chỗ ngồi của các đại diện thành viên tại sàn khó có thể đáp ứng đủ.

    Quy mô niêm yết và vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam



    7/2000
    2001
    2002
    2003
    2004
    2005
    12/2006

    Vốn niêm yết (tỷ đồng tính theo mệnh giá)
    321
    485
    1.003
    1.125
    1.335
    1.918
    16.200

    Mức vốn hoá thị trường so với tỷ lệ thu nhập quốc nội (GDP)
    0,3%
    0,3%
    0,5%
    0,4%
    0,6%
    1,2%
    13,2%



    Với những con số không mấy ấn tượng về quy mô, tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam lại thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của giới đầu tư như vậy? Trên thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam có một số điểm đủ để lôi cuốn các nhà đầu tư: các công ty cổ phần hóa của Nhà nước đang được tích cực chào bán IPO; nhiều công ty hoặc Tổng công ty lớn chuẩn bị được cổ phần hóa. Bên cạnh đó, hàng loạt công ty đang chờ niêm yết trên thị trường và nhiều công ty đã niêm yết đang chuẩn bị phát hành thêm cổ phiếu.

    Nhưng quan trọng hơn cả chính là tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư trong nước. Một báo cáo đầy lạc quan về thị trường Việt Nam của Merrill-Lynch hồi đầu năm nay cùng làm rộ lên đợt tăng gia chứng khoán trong thời gian tháng 4-5/2006. Tiếp đó, các sự kiện chính trị đã làm các nhà đầu tư thêm nức lòng: gia nhập WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC, Quốc hội Mỹ phê chuẩn PNTR?Rồi hàng loạt quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital), các văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài đã hoạt động tại Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Một số ngân hàng nước ngoài lớn như HSBC chuẩn bị mua Techcombank, ANZ mua Sacombank, OCBC mua VPBank? để làm đối tác chiến lược. Những động thái đầu tư chiến lược của ngân hàng nước ngoài với trị giá cao đã củng cố thêm cho suy luận mang tính đầu cơ rằng vốn nước ngoài đang ào ạt tìm đường vào Việt Nam. Trên sàn, các nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán một cách lặng lẽ và tập trung vào các chứng khoán bluechips. Tính đến ngày 18/12, họ mua vào gần 1.800 tỷ đồng giá trị chứng khoán, chiếm hơn 35% toàn thị trường, trong khi chỉ bán ra chưa đầy tỷ đồng. Động thái găm giữ cổ phiếu một cách khôn ngoan này của các nhà đầu tư nước ngoài làm giá cổ phiếu càng tăng mạnh.




    Sự biến động bất thường và đỏng đảnh của giá vàng, thị trường nhà đất tiếp tục đóng băng? càng làm cho các nhà đầu tư càng thấy thị trường chứng khoán là nơi duy nhất mang lại siêu lợi nhuận, là nơi để họ hiện thực hóa ước mơ làm giàu của mình. Với tâm lý phong trào, thị giá chứng khoán đã liên tục bị đẩy đến những cơn sốt nối tiếp nhau, điển hình là các đỉnh vào tháng 4-5 và 12/2006. Trên các sàn giao dịch đầy rẫy những rủi ro tiềm tàng, các nhà đầu tư vẫn mải mê vơ vét một khối lượng chứng khoán có hạn, đặc biệt khi thấy thị trường lên sốt họ mua vào càng nhiều. Phiên giao dịch thứ 1443 ngày 19/12/2006, thị trường tiếp tục tăng trưởng chỉ số VN-Index xấp xỉ đạt ngưỡng 800 điểm, nhiều cổ phiếu có giá bị đẩy lên thành các bong bóng giá. Thị giá của một số cổ phiếu được coi là ?oblue chips? của Việt nam đã cao gấp 20 đến 50 lần mệnh giá trong khoảng thời gian chưa đầy 1 năm.


    Không thể phủ nhận rằng tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất lớn, nhưng điều đáng ngại ở đây là những nhà đầu tư tham gia vào cuộc chơi này đa phần là các nhà đầu tư không chuyên, thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên tâm lý bầy đàn còn rất lớn?Và khi giá cả trở về với giá trị thực của nó, nếu không có biện pháp kịp thời của cơ quan quản lý thị trường, tâm lý bầy đàn sẽ làm những quả bong bóng đó sớm tìm về với những giọt nước - nơi đã sinh ra nó./.

    OTC24h

    http://otc24h.vn/?Page=View&CategoryId=16&ArticleId=219
  3. thegambler

    thegambler Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Mấy thằng đại ca đó sao thành dân đen được, giả sử nó định giá một CP là 100K, nó ôm lúc 70K, sau đó giá thị trường giảm xuống 60K, nó vẫn ôm, xuống 50K nó vẫn ôm thậm chí còn mua thêm nhiều hơn, chỉ khi lên 100K hoặc nhỉnh hơn chút tụi nó mới bán ra (dù thời gian từ 70K lên 100K là 2 năm hay 5 năm không thành vấn đề với tụi nó vì nó đầu tư lâu dài). Chỉ những ai ôm lúc 70K nhưng không biết giá trị thực của CP là bao nhiêu và vội bán đi khi nó xuống mới đen thôi ...

Chia sẻ trang này