Cuối năm rồi, tổng kết lãi lỗ 2018 thôi ae ơi. AE có mang được tiền về cho vợ sắm tết k?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi daututrondoi6668, 19/12/2018.

7169 người đang online, trong đó có 1023 thành viên. 14:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 42575 lượt đọc và 287 bài trả lời
  1. chuyengiabatdongsan

    chuyengiabatdongsan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    127
    Cầm 500 triệu đi buôn đất chia lô: Lãi đậm ngay 20 tỷ đồng

    Khi nghĩ đến việc đầu tư bất động sản, nhiều người cho rằng phải có số vốn đến vài tỉ đồng mới có thể " tác chiến". Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư biết tính toán đã chọn lựa những hình thức đầu tư linh hoạt, những thị trường ngách tiềm năng. dù số vốn ban đầu ít ỏi, họ vẫn có thể làm giàu với bất động sản.

    Năm 2018 vừa qua, bất động sản (BĐS) vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, để tham gia thị trường này nhà đầu tư vẫn cần một số vốn kha khá. Không có tiền tỉ, vay ngân hàng lại rủi ro nên anh Cương (ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã cùng những người bạn của mình chọn đi một hướng khác. Họ bỏ ra vài trăm triệu đồng để cùng đầu tư vào nhóm nhà đất bình dân.

    Buôn có bạn, bán có phường

    Chia sẻ với chúng tôi, anh Cương kể về vụ đầu tư đầu tiên của mình khi trong tay chỉ có hơn 100 triệu đồng: “Thời điểm cuối năm 2017 đầu 2018, gần khu tôi ở có căn nhà diện tích gần 50 m2, chủ nhà cần tiền gấp nên chỉ ra giá hơn 500 triệu đồng. Thấy khu này tiềm năng, về lâu dài có thể làm pháp lý giấy tờ hợp lệ, giá cả thì quá tốt nên tôi quyết định mua”.

    Không đủ khả năng tài chính, anh Cương rủ thêm ba người bạn thành lập một nhóm cùng mua căn nhà trên. Một thời gian sau, thị trường lên cơn sốt đất, nhóm anh đã bán được căn nhà với giá đến 1,5 tỉ đồng. Chỉ trong vài tháng, anh đã thu về lợi nhuận gấp 3-4 lần số vốn ban đầu.

    Một số nhóm đầu tư chuyên nghiệp hơn, mở rộng quy mô và “đánh” những sản phẩm sinh lời cao hơn. Ông Nguyễn Trung Kiên (quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết nhóm 10 nhà đầu tư của ông chung nhau mua một căn shophouse trị giá khoảng 5 tỉ đồng. Mỗi người góp vốn 500 triệu đồng, cùng đứng tên trên giấy.

    Một nhóm nhà đầu tư đang cùng bàn bạc mua nhà dự án.

    “Hiện shophouse này đã có người đồng ý mua với giá hơn 20 tỉ đồng nhưng chúng tôi chưa bán mà quyết định cho thuê dài hạn, lấy tiền tiếp tục đầu tư” - ông Kiên vui vẻ nói.

    Bài toán đồng thuận

    Theo nhiều chuyên gia, kiểu đầu tư BĐS theo nhóm không chỉ dành cho các nhà đầu tư có vốn ít vài trăm triệu đồng mà bao gồm cả những đại gia.

    Ông Phan Công Chánh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Phú Vinh, nhận định việc lập nhóm đầu tư xuất hiện từ khi thị trường BĐS phục hồi và được xem là hình thức đầu tư kiểu chứng khoán hóa BĐS, dễ dàng huy động vốn hơn.

    Chính ông Chánh đã áp dụng mô hình đầu tư này khi kêu gọi hàng chục người cùng góp vốn với tỉ lệ mỗi người chỉ khoảng 100-200 triệu đồng. “Nhiều người sẽ thấy lạ nhưng với mô hình này thì một giấy đỏ có 20-30 người cùng đứng tên là rất bình thường” - ông Chánh nói.

    Giới đầu tư lưu ý kiểu kinh doanh này cần huy động những người có chút am hiểu trong lĩnh vực BĐS để định hướng, lập chiến lược, khảo sát pháp lý, thương lượng và thực hiện hợp đồng giao dịch. Việc liên kết rút ngắn thời gian, giảm áp lực về vốn, đồng thời giúp các thành viên giảm thiểu rủi ro so với đầu tư riêng lẻ vì được tham khảo ý kiến từ nhiều người.

    Tuy nhiên, ông Chánh cũng chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn. Cụ thể là sự đồng thuận khó duy trì xuyên suốt trong quá trình mua bán nên sẽ ảnh hưởng đến các quyết định chung.

    “Góp vốn cùng nhau cần nhà đầu tư giải được bài toán về phân chia quyền lợi, khi nào nên bán, xử lý sao khi có người rút vốn… Nhà đầu tư nên có kịch bản đầu tư, lập hợp đồng cụ thể hóa cách xử lý những vấn đề phát sinh theo luật dân sự” - ông Chánh khuyến cáo.

    Rõ ràng quyền lợi, tránh tranh chấp

    Theo luật sư Huỳnh Đức Hữu (Đoàn Luật sư TP.HCM) đầu tư kinh doanh BĐS do nhiều người góp vốn rất dễ xảy ra tranh chấp, bất đồng, đặc biệt ở thời điểm bán ra. Có trường hợp nhiều người góp vốn nhưng ủy quyền cho một người hoặc một công ty đứng ra giao dịch. Khi xong việc người này bỏ trốn hoặc trước đó móc ngoặc với bên ngoài gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

    Để đảm bảo quyền lợi các bên, tránh tranh chấp thì nhóm phải có một văn bản thống nhất chung, nội dung thể hiện rõ quyền, nghĩa vụ mỗi bên đối với BĐS; thỏa thuận rõ tỉ lệ góp vốn, phân chia lợi nhuận… Đặc biệt, trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác liên quan phải đứng tên từng nhà đầu tư là đồng sử dụng, sở hữu BĐS đó.
  2. anhkhongcochung

    anhkhongcochung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2013
    Đã được thích:
    1.495
    Khủng là đây
  3. daututrondoi6668

    daututrondoi6668 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2018
    Đã được thích:
    74
    Fintech và Algo là tương lai
  4. chuyengiabatdongsan

    chuyengiabatdongsan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    127
    Khi nào có Fintech cho bds?
  5. iwealthpro

    iwealthpro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2018
    Đã được thích:
    39
    TCBS tự tin chinh phục khách hàng với những lợi thế riêng biệt

    Để trải nghiệm và tìm hiểu thêm về Tài khoản đầu tư iWealth và gói ưu đãi iWealth Pro, khách hàng đăng ký và tham khảo tại:https://www.techcombank.com.vn/iwealth-pro hoặc gọi đến số Hotline 1900 588 826.
    [​IMG]
    Sau khi chinh phục lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp với ngôi vị số một, Techcom Securities (TCBS) tiếp tục tăng tốc trong mảng cổ phiếu khi đặt tham vọng chinh phục thị trường những lợi thế riêng biệt trên nền tảng công nghệ.


    Từ thách thức đi tìm những khoảng trống nhu cầu chưa được lấp đầy

    Năm 2018 có thể coi là một năm “thót tim” với thị trường chứng khoán Việt Nam. Khởi đầu với những dự báo lạc quan nhất từ âm hưởng của năm 2017 “đánh đâu thắng đó”, thị trường đã chứng kiến những màn “đổ dốc” nhanh đến chóng mặt trong quý 2 và quý 3 trước khi được kỳ vọng hồi phục phần nào vào quý 4. Mặc dù vậy, lĩnh vực cổ phiếu sẽ vẫn giữ nguyên sức hấp dẫn của mình trong mắt giới đầu tư cũng như đặt ra nhiều thách thức thú vị cho các công ty chứng khoán.

    Ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Techcom Securities (TCBS) cho biết, để giải quyết bài toán về nhu cầu thị trường, mỗi công ty chứng khoán sẽ có lời giải riêng, nhưng TCBS xây dựng giải pháp dựa trên yếu tố quan trọng nhất là thấu hiểu nhu cầu thiết thực của khách hàng và tận dụng triệt để công nghệ.

    “Một trong những điểm bất tiện là việc khách hàng phải mất công chuyển tiền qua lại giữa tài khoản đầu tư chứng khoán và tài khoản thanh toán tại ngân hàng khi muốn đầu tư. Việc này mất thời gian và nhiều khi mất cơ hội đầu tư với giá tốt” - ông Minh nói.

    Đến giải pháp sáng tạo tận dụng triệt để công nghệ

    Vẫn theo lời ông Minh “đây là thời đại mà công nghệ là chìa khóa để phát triển những mô hình kinh doanh khác biệt mà vẫn hiệu quả. Chúng tôi tận dụng công nghệ để không chỉ cung cấp một nền tảng giao dịch mà còn để nâng cao sự tiện lợi, chăm sóc, theo sát, phục vụ kịp thời nhu cầu đầu tư của khách hàng với hàng loạt công cụ tư vấn và hệ thống báo cáo phân tích chi tiết, liên tục”.


    Tài khoản đầu tư iWealth tích hợp “3 trong 1” là minh chứng rõ rệt cho mô hình phát triển khác biệt của TCBS. Liên thông tài khoản ngân hàng của Techcombank và tài khoản đầu tư của TCBS, khách hàng có thể vừa giao dịch ngân hàng như thông thường, vừa đồng thời theo dõi và giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư một cách xuyên suốt, tiện lợi và bảo mật,tận dụng kịp thời mọi cơ hội của thị trường. Một khách hàng, khi đã có tài khoản thanh toán tại Techcombank, có thể dễ dàng kết nối với tài khoản chứng khoán tại TCBS với vài click chuột.

    Bên cạnh đó, Gói ưu đãi iWealth Pro với mức phí chỉ bằng 50% mức thông thường và lãi suất margin chỉ 9,9%/năm là cam kết hỗ trợ tài chính tối đa từ TCBS. Khách hàng sẽ được tích điểm thưởng trên mỗi lần giao dịch, góp phần tiết kiệm chi phí để qua đó gia tăng thêm tỷ suất lợi nhuận. Chưa hết, nếu giới thiệu thành công một khách hàng mới, cả người giới thiệu và được giới thiệu sẽ đều được tặng ngay mỗi người 1 triệu đồng. “Khách hàng chỉ cần phải trả cho những gì họ thực sự sử dụng mà thôi” – ông Minh bày tỏ.

    [​IMG]
    Những giải pháp sáng tạo, áp dụng nhiều công nghệ fintech mà công ty giới thiệu đến thị trường đang mở ra những trải nghiệm và lựa chọn mới cho khách hàng. Và hơn lúc nào hết, cuộc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán hứa hẹn sẽ khốc liệt không kém gì nhịp biến động của bảng giá điện tử chứng khoán trong những ngày tháng cuối năm 2018 này.

    Để trải nghiệm và tìm hiểu thêm về Tài khoản đầu tư iWealth và gói ưu đãi iWealth Pro, khách hàng đăng ký và tham khảo tại: https://www.techcombank.com.vn/iwealth-pro hoặc gọi đến số Hotline 1900 588 826.
    --- Gộp bài viết, 03/01/2019, Bài cũ: 03/01/2019 ---
    2020 bạn nhé
  6. cuongnp

    cuongnp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Đã được thích:
    95
    Sắp đáy rồi ae
  7. daututrondoi6668

    daututrondoi6668 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2018
    Đã được thích:
    74
    Fintech là công nghệ trong tương lai
  8. manhhung1990

    manhhung1990 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2018
    Đã được thích:
    101
    Fintech ở Đông Nam Á nhiều tiềm năng

    Email

    Sự thâm nhập chậm của các dịch vụ ngân hàng mang đến cơ hội phát triển ngành công nghệ tài chính cho các nước ASEAN.
    Fintech (công nghệ tài chính) là chủ đề nóng trong những năm trở lại đây, tăng trưởng về độ phổ biến cũng như mức tiếp cận khi nhiều công ty quốc tế chuyển dịch sang số hóa.

    Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi hãng kiểm toán quốc tế Deloitte cùng tập đoàn Robocash cho thấy các nước Đông Nam Á có tiềm năng lớn nhất trong thị trường fintech từ nay đến năm 2020. Bối cảnh thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghệ tài chính cũng như dòng tiền đầu tư được ước đoán tăng trên 20-30% so với các năm trước tại đây.

    Hơn 60 fintech tư nhân đã chia sẻ góc nhìn về các yếu tố thuận lợi cũng như trở ngại với sự phát triển ngành tài chính. Cuộc thăm dò được công bố gần đây chỉ ra dung lượng thị trường là yếu tố thúc đẩy chính của ngành này trên khắp thế giới. Hầu hết các câu trả lời đều rất lạc quan về cơ hội ở Bắc Mỹ (96%), Đông Nam Á (94%) và châu Âu (92%), trong khi các nước Mỹ Latinh đã sụt giảm còn 81%.

    Cùng thời điểm, 89% công ty tham gia khảo sát nhắc đến quá trình chậm thâm nhập các dịch vụ ngân hàng mang đến nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghệ tài chính ở các nước ASEAN. Yếu tố này lại ít liên quan hơn với thị trường châu Âu (84%), Bắc Mỹ (82%) và Mỹ Latinh (61%). Nhiều chuyên gia cũng nhận định sự cởi mở của người tiêu dùng trong khu vực này với các công nghệ và sản phẩm mới tạo điều kiện cho những thay đổi khởi sắc trong hệ sinh thái công nghệ. Nhìn chung, những thành tố này hứa hẹn thúc đẩy phát triển ngành fintech tại Đông Nam Á trong vài năm tới.

    [​IMG]
    Fintech dự báo phát triển mạnh tại Đông Nam Á trong vài năm tới. Ảnh: Shutterstock.

    Trong năm 2017, fintech ở thị trường Đông Nam Á đạt giá trị 5,7 tỷ USD, ít hơn một phần tư so với Mỹ. Theo báo cáo, đến cuối năm nay, dự báo thị trường sẽ chạm mốc tăng trưởng trên 20-30% dựa theo kết quả lạc quan từ quý đầu tiên của năm.

    Báo cáo cũng chỉ ra cho vay trực tuyến được xem là hướng đi tiềm năng tại châu Á nhờ sự đóng góp cho một nền tài chính ổn định hơn. Sergey Sedov, CEO tập đoàn Robocash - hoạt động trong lĩnh vực cho vay trực tuyến ở cả châu Âu và Á, nhận thấy Đông Nam Á đã thành công trong việc bắt kịp các xu hướng thế giới. Sự thâm nhập Internet và kết nối di động ở mức độ cao đưa các hãng fintech trong khu vực hướng đến những giải pháp mang tính trực quan, dễ tiếp cận và hiệu quả. Nhiều năm qua, hãng tích cực đầu tư nguồn lực cũng như thời gian cho hoạt động xác minh khách hàng, quy trình trực tuyến và tự động hóa với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn.

    "Fintech là ngành công nghiệp thay đổi chóng mặt và sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho thị trường. Công nghệ có kết nối với việc tích điểm, tài chính cá nhân và những mảng khác chắc chắn sẽ tập trung trong bối cảnh dài hạn", ông nhận định.

    Trương Sanh (theo Entrepreneur)
  9. hieutrungfx

    hieutrungfx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2014
    Đã được thích:
    259
    trả lại bình sữa cho con em ~X(:((:((
    hocchoichung2018 thích bài này.
    hocchoichung2018 đã loan bài này
  10. iwealthpro

    iwealthpro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2018
    Đã được thích:
    39
    [​IMG]
    Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

    Hợp tác giữa ngân hàng và công ty Fintech tại Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra
    Fintech giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng không cần tài sản thế chấp[/paste:font]
    [Infographic] Những lợi ích và nguy cơ của Fintech
    Làm thế nào để Fintech Việt Nam đạt 8 tỷ USD vào 2020?
    Ngân hàng và FinTech: Gỡ nút thắt kết nối
    Hướng đến hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực Fintech

    Thực tế này đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải đổi mới để có thể duy trì, cạnh tranh và phát triển trong kỷ nguyên số, trong đó, chung tay hợp tác giữa ngân hàng và các công ty Fintech là tất yếu và không thể đảo ngược trong bối cảnh hiện nay.

    Xu hướng hợp tác giữa ngân hàng và Fintech

    Fintech (công nghệ tài chính) có thể được hiểu là việc sử dụng các công nghệ để làm thay đổi các sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với sự linh hoạt trong hoạt động và giải pháp công nghệ có tính đột phá, các công ty Fintech đã thổi một luồng gió mới vào hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng khi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ hướng tới việc nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng. Fintech với những lợi thế về tốc độ, đơn giản, hiệu quả, tôn trọng quyền riêng tư và tiềm năng đã cho phép chia sẻ với khách hàng nhiều hơn, trao cho họ quyền kiểm soát và quyết định trong các giao dịch tài chính và các hoạt động đầu tư.

    Các công ty Fintech cũng cung cấp các dịch vụ tài chính bổ sung cho nhóm khách hàng có yêu cầu đặc thù và nhóm khách hàng chưa từng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đây là sự bổ trợ hữu hiệu cho cả ngân hàng và công ty Fintech để cung ứng dịch vụ đa dạng đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Không chỉ thế, các ứng dụng của công ty Fintech còn tác động rất lớn đến hầu hết hoạt động cũng như gây ảnh hưởng tới cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, chiến lược phát triển của ngân hàng.

    Sự ra đời và phát triển của các công ty Fintech cũng làm thay đổi và thúc đẩy các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, mở rộng giao dịch trực tuyến thông qua Internet Banking, Mobile banking, mạng xã hội, ngân hàng không giấy… Điều này phần nào lý giải tại sao thị phần của các ngân hàng có xu hướng giảm và chuyển dần sang cho các công ty Fintech. Theo báo cáo phân tích của Công ty tư vấn quản lý McKinsey, đến năm 2025, Fintech có thể ảnh hưởng đến xu hướng giảm từ 10-40% lợi nhuận của khu vực ngân hàng.

    Có thể nhận thấy, với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, Fintech đã tạo ra bước đột phá sáng tạo, giúp mọi người dễ dàng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng một cách thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất. Đồng thời, Fintech cũng thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại và phổ cập các chương trình tài chính toàn diện đến mọi đối tượng trong xã hội. Do vậy, việc hợp tác giữa hệ thống ngân hàng và các công ty Fintech sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

    Khảo sát của Mc Kinsey tại Việt Nam cho thấy, 50% số người được hỏi cho biết sẵn sàng sử dụng các công nghệ tài chính mới, đặc biệt là thanh toán số. Ngoài ra, phần lớn những người được hỏi cũng đánh giá trong vòng 10 đến 15 năm tới mô hình ngân hàng truyền thống sẽ bị thay thế bởi mô hình hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty Fintech.

    [​IMG]
    Thực tế cho thấy, sự hợp tác giữa ngân hàng và các công ty Fintech là yêu cầu tất yếu, nhằm bù trừ những khiếm khuyết cho nhau. Các ngân hàng hiện đang phải đối diện với rất nhiều thách thức do công ty Fintech mang lại, trên hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống của mình như cho vay, thanh toán, chuyển tiền, tài chính cá nhân, bảo hiểm… Dù có thể đầu tư nguồn lực tài cho phát triển công nghệ, song vấn đề vòng đời sản phẩm ngắn, cộng với độ trễ trong việc ứng dụng sẽ khiến cho khoản đầu tư của các ngân hàng có thể không mang lại hiệu quả.

    Về phía các công ty Fintech, thách thức đặt ra là phải đối mặt với nguy cơ thất bại do không thể cung cấp các sản phẩm phù hợp với thị trường, mô hình kinh doanh không bền vững, chi phí mở rộng thị trường cao, ít khả năng tìm được đối tác là ngân hàng phù hợp và khó khăn trong việc giành giật thị phần với sản phẩm mới khác biệt so với những sản phẩm đã được các ngân hàng cung ứng lâu năm.

    Như vậy, những thách thức mà cả 2 bên đối mặt vừa thúc đẩy cạnh tranh để cùng phát triển, vừa gợi ý cho mô hình hợp tác trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính giữa khu vực Fintech và ngân hàng. Hiện tại các ngân hàng đang có khuynh hướng chuyển từ phương thức cạnh tranh sang hợp tác với vai trò là đối tác.

    [​IMG]
    Về cơ bản mối quan hệ đối tác ở đây được tiến hành theo phương thức cùng thắng, trong đó, các ngân hàng có thể ứng dụng, cập nhật ngay các công nghệ hiện đại, không cần bỏ ra quá nhiều chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu và có thể đáp ứng được yêu cầu cao hơn của khách hàng cả về chất lượng, giá cả và độ tin cậy. Còn với các công ty Fintech, có thể khai thác được mạng lưới khách hàng, dữ liệu và nguồn vốn của ngân hàng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

    Thực tế tại Việt Nam và một số vấn đề đặt ra

    Theo Ngân hàng Nhà nước, so với các nước trên thế giới và khu vực, lĩnh vực công nghệ tài chính tại Việt Nam vẫn còn khá non trẻ. Tại Việt Nam, hiện mới có khoảng trên 80 công ty Fintech với lĩnh vực hoạt động còn hạn chế. Mặc dù, các công ty này có các giải pháp rất sáng tạo và linh hoạt nhưng còn gặp khó khăn, thách thức trong triển khai mô hình kinh doanh như: Khó khăn về huy động vốn, khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ, sự dè dặt các ngân hàng trong việc hợp tác với các công ty Fintech...

    [​IMG]
    Thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025", tháng 3/2017, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban Chỉ đạo lĩnh vực Fintech để hỗ trợ triển khai hoàn thiện hệ sinh thái cũng như khuôn khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho các công ty Fintech ở Việt Nam phát triển. Hiện nay, xu hướng hợp tác ngày càng trở nên sôi động. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VP Bank) hiện đang hợp tác với công ty Fintech Timo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng số, hợp tác với công ty Moca trong cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số; Ngân hàng TMCP Quân đội hợp tác với một công ty Fintech tạo ra công nghệ cho phép người dùng thực hiện giao dịch ngay trong ứng dụng Messenger của Facebook…

    Nhằm thúc đẩy sự hợp tác bền vững và hiệu quả giữa hệ thống ngân hàng và công ty Fintech, thời gian tới, cần chú trọng một số vấn đề sau:

    Về phía cơ quan quản lý

    Thứ nhất, cần tập trung xây dựng bảo đảm sự phát triển lành mạnh, hài hòa của hệ thống ngân hàng, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho các công ty Fintech phát triển, phù hợp với chủ trương và định hướng của Chính phủ. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch, nghiên cứu, áp dụng cách thức quản lý theo khuôn khổ pháp lý thử nghiệm, phù hợp với thực tiễn, thông lệ quốc tế, tiến tới ban hành khuôn khổ pháp lý và quản lý chính thức trong thời gian tới. Trước mắt, cần công nhận và đẩy mạnh áp dụng các chứng từ điện tử, dữ liệu điện tử, chữ ký điện tử...

    [​IMG]
    Thứ hai, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về doanh nghiệp, về khách hàng, về các trường thông tin cần phải khai báo, tạo nền tảng số hóa, phục vụ cho phát triển mô hình kinh tế chia sẻ; Hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc chia sẻ thông tin giữa các bộ ngành, giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhau…

    Thứ ba, dành nguồn lực ưu tiên cho phát triển hạ tầng về thông tin mạng và bảo đảm về anh ninh, an toàn cho mọi giao dịch của nền kinh tế trong môi trường mạng. Sự phát triển quá nhanh của công nghệ tài chính cũng mang lại những thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý về vấn đề an toàn bảo mật, an ninh mạng, tội phạm công nghệ cao, cơ chế hợp tác trong chia sẻ thông tin giữa các nước ...

    Về phía các ngân hàng và công ty Fintech

    Một là, tiếp tục bắt tay hợp tác để cung ứng một hoặc một số dịch vụ tiện ích, làm phong phú thêm các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ khách hàng, cũng như giải được bài toán đầu tư quá lớn và rủi ro vào công nghệ của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng và doanh nghiệp Fintech nên thay đổi tư duy, cởi mở và hướng tới sự hợp tác cùng có lợi, tạo sức mạnh tổng hợp cho thị trường dịch vụ ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế.

    Hai là, từ phía ngân hàng, cần quy định về các loại dữ liệu cung cấp cho Fintech. Khi đưa sản phẩm vào ứng dụng, ngân hàng cũng cần giám sát các dữ liệu có được sử dụng đúng mục đích, đồng thời phải có chính sách bảo mật thông tin khách hàng. Với các doanh nghiệp Fintech, cần quan tâm đến khía cạnh bảo mật ngay từ khi đưa ra ý tưởng, thực hiện song song giữa sáng tạo và tăng cường bảo mật cho giao dịch của khách hàng.

    Ba là, tăng cường hợp tác và đầu tư từ nước ngoài để nhận chuyển giao và cập nhật công nghệ mới, nhất là những công nghệ tạo ra sản phẩm bậc cao như tư vấn tự động, nhận diện kỹ thuật số… từ xu thế phát triển của Fintech toàn cầu.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Phạm Xuân Hòe, Nguyễn Thu Trang (2018), Lợi thế của Fitech – cầu nối hợp tác với lĩnh vực ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Tham luận Hội thảo Tăng cường năng lực của ngành Tài chính trong tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0;
    2. Nghiêm Thanh Sơn (2018), Ngân hàng - Fintech: Sự bổ trợ hoàn hảo,
      Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2018;
    3. Đặng Công Thức (2017), Bàn về xu hướng Fintech trong lĩnh vực ngân hàng và những chuyển động ban đầu ở Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước;
    4. Nguyễn Hữu Quý (2018), Xu hướng hợp tác giữa các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 7/2018.

Chia sẻ trang này