Cuối tuần, Rồng mạnh dạn phán T11 BDS bùng nổ nghi ngờ, T12 Bank Chứng DTC...kéo VN lên 1300 :))

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi rongcon8x, 01/11/2024.

?

Theo anh chị em tháng 12/2024 VNindex có vượt 1300 hay không ? Dòng nào dẫn dắt.

  1. A. Không vượt qua. Dưới 1200.

    12 vote(s)
    42,9%
  2. B. Vượt qua 1300, dòng BDS dòng bank, dòng chứng khoán, xây dựng, đầu tư công kéo mạnh!!!

    16 vote(s)
    57,1%
3537 người đang online, trong đó có 162 thành viên. 06:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 6568 lượt đọc và 58 bài trả lời
  1. rongcon8x

    rongcon8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    6.684
    Bộ âm tài khoản lắm hay sao mà nát hết vây bác :((
  2. Mr68

    Mr68 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/08/2024
    Đã được thích:
    393
    Nay đủ mạnh chưa bác ?
    Hay bác tiếp tục chờ ?
  3. rongcon8x

    rongcon8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    6.684
    Từ từ tăng mạnh mỗi ngày :))
  4. Chungkhoan369

    Chungkhoan369 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2024
    Đã được thích:
    418
    Ông nay đang đủ đỉnh rồi
  5. rongcon8x

    rongcon8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    6.684
    mấy cổ phiếu bds đang đáy, cho mình hỏi đu đỉnh chỗ nào Bác ?
  6. rongcon8x

    rongcon8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    6.684
    CII và NBB đã rót bao nhiêu cho dự án?

    Tính tới giữa năm 2024, chi phí xây dựng dở dang của dự án đã hơn 882 tỷ đồng. NBB cho hay, đã thế chấp một phần quyền sử dụng đất của dự án để đảm bảo khoản tiền vay tại ngân hàng của Công ty mẹ là CII.

    Về phía Công ty mẹ, CII từng có khoản vay 1,300 tỷ đồng, thời hạn 12 tháng, đáo hạn vào ngày 27/3/2015, với lãi suất 11%/năm, nhằm bổ sung vốn cho dự án nghỉ dưỡng De Lagi (Bình Thuận) và khu dân cư Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Trong số tài sản bảo đảm khoản vay có toàn bộ quyền, lợi ích của NBB Garden III. Trước đó, vào tháng 11/2023, CII cũng đã cho NBB vay 940 tỷ đồng để hoàn thành vốn đầu tư các dự án gồm NBB Garden II và III, De Lagi. Thời hạn 60 tháng, lãi suất 9.6%/năm.

    Ngoài ra, CII mua 30% quyền tham gia đầu tư và phát triển dự án với giá trị 150 tỷ đồng. Theo đó, CII sẽ nhận được 30% lợi nhuận sau thuế từ việc phát triển NBB Garden III.

    Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, Tổng Giám đốc CII Lê Quốc Bình chia sẻ: dự án NBB 3 đã có không dưới 200 con dấu từ cơ quan chính quyền, nhưng vẫn chưa thể có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư. CII xác định vướng tới đâu thì gỡ tới đó, “vắt chân lên cổ” giải quyết các vấn đề pháp lý và chấp nhận tốn nhiều thời gian.

    Sau 16 năm theo đuổi, tới ngày 4/10/2024, CII cũng như NBB “thở phào nhẹ nhõm” khi dự án được UBND TPHCM chấp thuận chủ trương đầu tư cũng như nhà đầu tư dự án. Quy mô diện tích không đổi, nhưng theo CII công bố thì tổng vốn đầu tư tăng lên 4,478 tỷ đồng; đồng thời cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi so với các thông tin trước đó.
  7. rongcon8x

    rongcon8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    6.684
    Nhiều dự án bất động sản 'đắp chiếu' ở TP HCM hồi sinh
    Nhiều dự án bất động sản ở TP HCM nằm "đắp chiếu" cả chục năm do thiếu vốn, vướng pháp lý, hiện được chủ đầu tư lên kế hoạch tái khởi động.

    Mới đây Công ty cổ phần bất động sản Đông Dương - thành viên Tập đoàn Hoàng Quân - bắt tay với Công ty địa ốc Hồng Quang khởi động lại dự án Khu công viên trung tâm công cộng và dân cư 13A sau nhiều năm bất động vì chủ đầu tư gặp khó khăn tài chính.

    Khu dân cư 13A (tên thương mại là khu dân cư Hồng Quang) có quy mô 37 ha, tọa lạc tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, được triển khai từ năm 2000 với quy mô gần 2.000 căn hộ chung cư, nhà phố, đất nền và biệt thự. Từ năm 2006 đến nay, dự án này chỉ mới bàn giao đất cho các công trình nhà ở thấp tầng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ dân sinh chưa hoàn thiện. Một số khu vực đường xá có dấu hiệu xuống cấp sau nhiều năm bị bỏ quên và rất ít dân cư về sinh sống.

    Giai đoạn đầu sau tái khởi động, Công ty Đông Dương sẽ đầu tư 1.750 tỷ đồng triển khai phân khu cao tầng trên khu đất hơn 26.500 m2, gồm 5 block căn hộ thương mại, quy mô khoảng 600 sản phẩm. Dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, đang chuẩn bị thủ tục để khởi công xây dựng đầu năm 2025.

    Một dự án khác cũng chuẩn bị khởi động lại sau 6 năm "ngủ đông" là Gem Riverside của Tập đoàn Đất Xanh. Đây là dự án trọng điểm từng được công ty này mở bán năm 2018, với giá trung bình 33-40 triệu đồng mỗi m2. Do vướng pháp lý nên sau đó Đất Xanh phải dừng triển khai, tiến hành điều chỉnh quy hoạch theo hướng tăng chỉ tiêu mật độ dân số và mật độ xây dựng. Đến tháng 10, dự án này vừa được cấp phép xây dựng trở lại với tên gọi mới là Dat Xanh Home Riverside.

    Chủ đầu tư cho biết dự kiến bắt đầu xây dựng từ quý I/2025, sau khi hoàn thành đàm phán với khách hàng cũ và đủ điều kiện sẽ mở bán trong quý II năm sau. Dự án này được đánh giá sẽ mang lại nguồn thu ước đạt 28.000 tỷ đồng cho Đất Xanh.

    Hay trên khu vực quận 8, Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy cũng vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu căn hộ cao tầng NBB Garden III sau nhiều năm đứng yên chờ pháp lý.


    Dự án NBB Garden III được quy hoạch trên khu đất có diện tích 81.550 m2, quy mô hơn 2.100 sản phẩm căn hộ, nhà liền kề, shophouse. Dự án này được chủ đầu tư lên kế hoạch triển khai từ năm 2008, nhưng gặp vướng vì đất công xen kẹt, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội... nên không được chấp thuận chủ trương đầu tư.

    Sau khi được cho phép triển khai trở lại, tổng vốn đầu tư dự án sẽ vào khoảng 4.400 tỷ đồng và cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi so với các thông tin trước đó.

    Dự án Gem Riverside tại TP Thủ Đức. Ảnh: Đất Xanh

    " style="padding-bottom: 383.547px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Dự án Gem Riverside tại TP Thủ Đức. Ảnh: Đất Xanh

    Ngoài ra, nhiều dự án khác tại thành phố cũng đã giải quyết xong khó khăn pháp lý, bắt đầu tái khởi động bán hàng trong quý IV như D-Homme (quận 6), D-Aqua (quận 8) và Lavida Plus (quận 7)...

    TP HCM mới đây cũng cho biết đã hoàn tất gỡ vướng pháp lý cho 8 dự án bất động sản, nổi bật trong số đó như The Metropole Thủ Thiêm, Celadon City, Metro Star, Lotte Eco Smart City Thủ Thiêm... Đây đều là những dự án trọng điểm với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, quy mô dự án lớn với nguồn cung đa dạng. Việc hoàn tất pháp lý sẽ tạo điều kiện để những dự án sớm tái khởi động và tìm kiếm nguồn vốn mới.

    Đánh giá về việc tái khởi động các dự án bị đình trệ thời gian qua, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM, cho biết nguồn cung nhà ở của thành phố sẽ có thêm 148.000 sản phẩm nếu 148 dự án đang vướng mắc pháp lý được tháo gỡ khó khăn. Những dự án cũ này không chỉ "làm giàu" hơn nguồn cung nhà ở của thành phố trong các năm tới mà còn giúp giải cơn khát nhà ở đã "đeo bám" thành phố hơn 4 năm qua.

    "Đây cũng là chìa khóa giúp điều tiết thị trường, kéo giảm đà tăng giá bất động sản", ông Châu nhìn nhận.

    Còn theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), các chủ đầu tư đang nỗ lực tái khởi động dự án cũ và lên kế hoạch bắt tay để triển khai các dự án bị bỏ hoang trước đây. Diễn biến này được kỳ vọng làm hồi sinh nhiều dự án, giúp các doanh nghiệp địa ốc tiếp tục hoạt động và gia tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.

    Các chuyên gia của VARS dự đoán sau khi những vướng mắc về pháp lý được gỡ bỏ, thị trường sẽ xuất hiện nhiều hơn những thương vụ hợp tác để cùng nhau hồi sinh dự án cũ. Những chủ đầu tư có quỹ đất đang chịu áp lực về tài chính sẽ tìm đến những "tay chơi" có dòng tiền. Còn doanh nghiệp mới thông qua hoạt động liên kết, mua bán sáp nhập để tiếp cận quỹ đất đẹp ngày càng khan hiếm tại TP HCM trong thời gian tới.
    Viet1978 thích bài này.
    Viet1978 đã loan bài này
  8. rongcon8x

    rongcon8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    6.684
    Thứ ba, 5/11/2024, 10:10 (GMT+7)
    Đường rộng tối thiểu 3,5 m mới được xây chung cư mini ở TP HCM
    TP HCM quy định đường vào chung cư mini phải rộng ít nhất 3,5 m để đảm bảo xe chữa cháy di chuyển thuận tiện và an toàn đến vị trí nhà ở.

    Quy định trên vừa được UBND TP HCM ban hành. Theo đó, nếu xây nhà ở từ 2 tầng trở lên với quy mô dưới 20 căn hộ và có cho thuê ở mỗi tầng, đường giao thông cho xe chữa cháy phải rộng ít nhất 3,5 m. Chiều cao thông thủy của đường không nhỏ hơn 4,5 m và bảo đảm thông thoáng ở mọi thời điểm. Tại các nút giao cùng mức, bán kính rẽ xe cần đạt tối thiểu 10 m và bán kính bó vỉa hè phải ít nhất 3 m.

    Ngoài ra, khoảng không giữa bãi đỗ xe chữa cháy và lối vào từ trên cao phải bảo đảm không bị cản trở bởi cây xanh hoặc các vật thể cố định khác. Đường giao thông phục vụ chữa cháy cũng đảm bảo chịu được tải trọng của xe cứu hỏa và các loại phương tiện chữa cháy.

    Các tòa chung cư mini nằm xen kẽ ở những khu vực đông đúc tại TP HCM. Ảnh: Phương Uyên

    " style="padding-bottom: 447.578px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Các tòa chung cư mini nằm xen kẽ ở những khu vực đông đúc tại TP HCM. Ảnh: Phương Uyên

    Trước đó, Luật Nhà ở năm 2014 không có định nghĩa cụ thể về chung cư mini và việc xin giấy phép xây dựng, bán hay cho thuê mô hình này đều để tên loại hình là công trình nhà ở riêng lẻ. Vì vậy các quy định về xây dựng cũng như phòng cháy chữa cháy của nhà mini gần giống các quy định cho xây dựng nhà riêng lẻ.

    Còn Luật Nhà ở 2023 (có hiệu lực 1/8) quy định chung cư mini có thể được cấp sổ (quyền sở hữu), đường tối thiểu phải là 3 m (tức nhỏ hơn quy định của TP HCM 0,5 m). Cách mặt đường chính tối đa 300 m, các căn hộ có diện tích không được nhỏ hơn 25 m2. Khi xây dựng chung cư mini đều phải tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ thanh, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy của chung cư mini.


    Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, ******* TP HCM (PC07), cho biết 9 tháng đầu năm, thành phố đã xảy ra 367 vụ cháy nổ, trong đó có 17 vụ cháy nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh và 17 vụ cháy chung cư, nhà cao tầng, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 9 tỷ đồng. Qua kiểm tra, thành phố hiện có gần 60.500 cơ sở, nhà chung cư, nhà trọ, ngăn phòng cho thuê, nhà ở nhiều căn hộ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy nổ cao. Trong đó, tổng số cơ sở thuộc loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê là 55.446 cơ sở.

    Cơ quan quản lý cho biết hầu hết vụ cháy đều xảy ra tại nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh và công ty, doanh nghiệp. Nguyên nhân gây cháy là sự cố trong sử dụng thiết bị điện, vi phạm các quy định an toàn phòng cháy, bất cẩn trong sinh hoạt...
  9. rongcon8x

    rongcon8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    6.684
    Chung cư TP.HCM: Thiết lập mặt bằng giá cao, hơn 80 triệu đồng/m2, nguồn cung "chạm đáy" trong 5 năm qua khi chỉ có 125 căn hộ mở bán mới
    05-11-2024 - 17:00 PM | Bất động sản

    Chia sẻ0


    Nghe đọc bài
    3:12

    1x


    Việc thiếu hụt nguồn cung mở mới và nguồn cung hiện hữu lại chủ yếu là các dự án cao cấp và hạng sang đã đẩy giá bán trung bình của toàn thị trường TP.HCM tiếp tục tăng, đạt 80,2 triệu/m2 (không bao gồm VAT và KPBT), tăng 5% so với quý 2/2024.


    Theo dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing, nguồn cung căn hộ mở mới tại TP.HCM trong quý 3/2024 ghi nhận con số thấp nhất trong 5 năm qua - với 125 căn, giảm 89% so với quý trước. Nguyên nhân chính được xác định là do các vướng mắc pháp lý kéo dài, gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án mới.

    [​IMG]
    Về số bán, đa số các dự án còn hàng tồn đang bán đều có lượng tiêu thụ tích cực, ghi nhận 1.280 giao dịch trong quý 3/2024, giảm 25% so với quý trước.

    Việc thiếu hụt nguồn cung mở mới và nguồn cung hiện hữu lại chủ yếu là các dự án cao cấp và hạng sang đã đẩy giá bán trung bình của toàn thị trường TP.HCM tiếp tục tăng, đạt 80,2 triệu/m2 (không bao gồm VAT và KPBT), tăng 5% so với quý 2/2024.

    Sự hạn chế về lựa chọn đã buộc người mua nhà và nhà đầu tư chỉ có thể hướng sự tập trung vào một số dự án lớn còn quỹ căn dồi dào. Vì thế, lượng tiêu thụ căn hộ tại thị trường TP.HCM tập trung phần lớn ở khu Đông.



    Cũng trong báo cáo thị trường quý 3/2024 từ OneHousing, trong quý 4/2024 nguồn cung thị trường căn hộ TP.HCM sẽ được cải thiện đáng kể khi hàng loạt dự án bắt đầu triển khai cho khách hàng đặt chỗ trong trong quý 3 và 4/2024. Dựa trên số lượng căn hộ đặt chỗ đã ghi nhận, thị trường tâm điểm phía Nam được kỳ vọng sẽ bắt đầu phục hồi lượng tiêu thụ và đạt mức tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2024.

    [​IMG]
    Sau khi các bộ Luật Bất động sản sửa đổi được bắt đầu áp dụng từ tháng 8/2024, các dự án cũ đã được tháo gỡ những vướng mắc pháp lý và đã bắt đầu triển khai kế hoạch bán hàng của mình trong quý 3 - quý 4/2024. Điều này cho thấy những chuyển biến tích cực mà những bộ Luật sửa đổi “đã thực sự đi vào đời sống".

    OneHousing dự báo nguồn cung mới tại TP.HCM trong năm 2025 sẽ có sự tăng trưởng gần gấp đôi so với năm 2024, khoảng 12.000 căn. Tuy nhiên, các dự án mở mới chủ yếu vẫn ở phân khúc cao cấp và hạng sang, mức giá dự kiến tại các dự án có kế hoạch ra hàng thời gian tới đều trên 100 triệu đồng/m2.

    Nhận định về thị trường TP.HCM, ông Trần Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Am hiểu khách hàng OneHousing cho biết: “Thị trường căn hộ TP.HCM đang dần thoát khỏi giai đoạn trầm lắng và sẵn sàng đón nhận những làn sóng tăng trưởng mới. Trong đó, khu Đông - TP. Thủ Đức với quỹ đất rộng lớn và hạ tầng ngày càng hoàn thiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều chủ đầu tư tên tuổi.

    Các dự án quy mô đang triển khai sẽ tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới cho khu vực, TP. Thủ Đức sẽ trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản TP.HCM trong tương lai không xa, khi đó đây sẽ là mảnh đất “màu mỡ” cho các nhà đầu tư và cả người mua để ở tìm đến”.
  10. rongcon8x

    rongcon8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    6.684
    Bà Trương Mỹ Lan khẳng định không lấy tiền của SCB, 'mức án bao nhiêu năm rồi cũng về con số 0'
    Quang Dương • 05/11/2024 16:28
    Bà Trương Mỹ Lan cam kết sẽ sử dụng dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh để hoán đổi, nhằm đảm bảo quá trình thi hành án.

    Vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan khẳng định chỉ cần bán 10% bất động sản đã thu được 500.000 tỷ đồng, đủ bồi thường cho SCB

    Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: Lời khai của các cựu lãnh đạo ngân hàng SCB

    Sáng 5/11, TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm với phần xét hỏi từ VKS (Viện kiểm sát) và các luật sư đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, cùng một số cựu lãnh đạo của Ngân hàng SCB và Vạn Thịnh Phát.

    Tại phiên tòa, bà Lan trình bày hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội và mong muốn HĐXX xem xét lại cáo buộc với tội danh Tham ô tài sản. Bà khẳng định: "Đối với bản thân bị cáo, mức án bao nhiêu năm rồi cũng về con số không, nhưng bị cáo không lấy tiền của SCB. Đối với những nhà đầu tư nước ngoài, họ rất sợ hợp tác làm ăn với một người tham ô, nên xin tòa xem xét các tình tiết có trong hồ sơ vụ án để có phán quyết đúng người, đúng tội".

    [​IMG]
    Hình ảnh bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa
    >> Bà Trương Mỹ Lan đề nghị được tham gia xử lý tài sản, 'chỉ cần bán 10% bất động sản đã được 500.000 tỷ'

    Khi được đại diện VKS hỏi về việc thừa nhận tội danh, bà Trương Mỹ Lan cho biết mình chỉ là nhà đầu tư với hiểu biết pháp luật hạn chế, và mong tòa xem xét các hành vi có phạm tội hay không. Bà khẳng định tin tưởng và tôn trọng quyết định của HĐXX.

    Trong phần trả lời, bà Lan nhận trách nhiệm về mình, dù nhấn mạnh rằng bà không trực tiếp điều hành hoạt động của SCB. Bị cáo Lan giải thích rằng, khi thấy các bị cáo khác trong vụ án bị bắt, bà cảm thấy không thể đứng ngoài và cần có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.



    Bị cáo này cũng cho biết mình đã gần 70 tuổi và tình trạng sức khỏe yếu, đồng thời mong muốn HĐXX khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho mình và các đồng phạm.

    Bà Lan xin HĐXX giải tỏa kê biên tòa nhà Times Square, mà bà cho rằng là tâm huyết cả đời của chồng bà, ông Chu Lập Cơ. Bà cũng cam kết sẽ sử dụng dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP. HCM để hoán đổi, nhằm đảm bảo quá trình thi hành án.

    Bản án sơ thẩm cho biết bà Lan sở hữu hơn 90% cổ phần tại SCB, kiểm soát hoạt động của ngân hàng này. Tuy nhiên tại tòa, bà Lan khẳng định bà và hai con gái chỉ giữ 15% cổ phần, còn lại thuộc về các cổ đông nước ngoài. Dù vậy, bà Lan vẫn nhận hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án.

Chia sẻ trang này