1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cuối tuần: Thị trường giằng co rồi có khả năng bật xanh trên cả 2 sàn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 09/03/2012.

4414 người đang online, trong đó có 376 thành viên. 17:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 5166 lượt đọc và 86 bài trả lời
  1. zigzak

    zigzak Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2010
    Đã được thích:
    256
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Sự giao thoa cùng pha của lực cầu bắt đáy và lực cầu cover hàng của nhà đầu tư bán khống có khả năng tiếp tục tạo ra lực cầu tiếp tục mạnh mẽ trong phiên giao dịch hôm nay.
  3. Dosonqueem2011

    Dosonqueem2011 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    3
    Xăng tăng làm CPI tăng thêm 0.85% chỉ là cái nền thôi nhé
    Còn mức tăng những mặt hàng khác do xăng tăng thì chưa tính được và cũng không tính được
    Cái đó muốn tính phải ra chợ.:))
  4. ThoSanCaMap

    ThoSanCaMap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Xăng dầu tăng khiến nguy cơ lạm phát cao quay lại

    Chưa kịp mừng vì thông điệp hạ lãi suất, giá xăng tăng 10%, kéo theo mối lo nhiều mặt hàng "tát nước theo mưa". Giới chuyên gia lo ngại khả năng đạt mục tiêu lạm phát một con số sẽ rất khó.



    Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường và Giá cả, (Bộ Tài chính) cho rằng, trong bối cảnh giá cả thế giới leo thang, 70% xăng dầu trong nước phụ thuộc nhập khẩu, thì tăng giá bán lẻ là điều tất yếu. Tuy nhiên, với mức tăng tới 10%, khả năng lạm phát tăng là điều khó tránh.ffice:eek:ffice" />Từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng thiết yếu như sữa, gas đã có mức tăng mạnh. Chưa đầy 3 tháng, gas đã có 4 lần được điều chỉnh. Cuối tháng 2, với lý do tác động tỷ giá và chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhãn sữa bột đã điều chỉnh giá bán, tăng phổ biến 10-20%. Mặt bằng giá mới được thiết lập, chưa kịp định thần thì nhiều người dân đã bất ngờ khi thấy giá xăng dầu đồng loạt tăng 600 - 2.100 đồng một lít. Sau lần điều chỉnh 5% vào cuối năm 2011, giá điện cũng đang rập rình biến động.Ông Long phân tích, CPI tháng 3 được tính toán đến 15 hằng tháng, trong khi giá xăng dầu được điều chỉnh từ 7/3, nên chỉ số giá tháng 3 sẽ bị ảnh hưởng.Chuyên gia này phân tích, thời điểm tháng 7/2008, giá xăng tăng đến 4.500 đồng mỗi lít, CPI lên gần 23%. Tháng 2/2011, xăng tăng 2.900 đồng thì lạm phát cả năm cũng hơn 18%. [/IMG]
    Theo Bộ Tài chính, nếu tính đủ thì giá bán xăng dầu trong nước phải điều chỉnh tăng khoảng từ 4.200 đồng đến 6.500 đồng mỗi lít tùy theo từng chủng loại. Mức tăng 600- 2.100 đồng mới chỉ bằng từ 12,56% đên 40,95% mức đáng ra phải điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Tổng số tiền giảm thu Ngân sách Nhà nước do thuế nhập khẩu thấp hơn so với Barem quy định để giữ bình ổn giá xăng dầu trong năm 2011 ước khoảng 20.000 tỷ đồng; trong 2 tháng đầu năm 2012 ước khoảng 3.900 tỷ đồng.
    Theo tính toán của tổ điều hành liên bộ, việc tăng giá xăng ngày 7/3 sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng cả năm 0,85%, trong trường hợp giữ giá đến hết năm. Cụ thể, vòng 1 trực tiếp 0,24%; vòng 2: tác động đến các ngành sử dụng xăng dầu 0,61%.
    Tuy nhiên, giới chuyên gia phản biện, con số này chưa chính xác bởi thực tế đây mới chỉ xét về mặt lý thuyết. Tác động xăng dầu đối với CPI còn căn cứ vào giá cả nhiều mặt hàng và các thông số đầu vào cơ bản. "Nếu dựa vào những bài học tăng giá xăng dầu trước đó thì rõ ràng CPI sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn", một chuyên gia về tài chính cho hay.

    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, xăng dầu tăng khoảng 10% là quá cao. Thêm vào đó, Bộ Tài chính chưa công khai các phương án tăng giá xăng dầu cho người dân hiểu nên rất "khó thuyết phục".
    Mới đây, Bộ Công Thương cho biết, giá cả một số mặt hàng trên thế giới tăng đã tác động đến việc một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam giảm cả về lượng và giá trị. Cụ thể, giá xăng dầu tăng 18,5% thì lượng nhập khẩu nhập giảm 31,7%, kim ngạch giảm 19%.
    Bà Lan cho rằng, trong bối cảnh giá cả xăng dầu leo thang, doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu thì chuyện xăng dầu nội địa tăng là điều khó tránh khỏi. Nhưng trường hợp ngược lại, trong khi giá cả thế giới biến động, doanh nghiệp giảm nhập khẩu gây sức ép để đòi tăng giá là bất hợp lý. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn công khai minh bạch thông tin và thẳng thắn đối thoại với người dân về việc điều chỉnh giá xăng dầu.
    Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh lo ngại, mức tăng cao này sẽ tác động tâm lý rất lớn đến người dân. Bởi xăng, dầu là một trong những nguyên liệu đầu vào cơ bản của nhiều ngành, khi mặt hàng này biến động sẽ kéo nhiều thứ tăng theo. Chỉ sau khi giá xăng dầu tăng 1 ngày, cước vận tải đã rậm rịch tăng 5-10%, nhiều hãng taxi cũng cho biết sẽ tăng cước khoảng 5% trong một tuần nữa. Do đó, theo ông Doanh cần có một lộ trình tăng giá dần dần để tránh gây sốc cho thị trường.
    Ông Doanh nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn một loạt bất ổn như mối lo lạm phát, bội chi ngân sách lớn, lãi suất cao, Chính phủ phải hết sức thận trọng trong việc điều hành kinh tế để bình kiềm chế lạm phát. Mối lo ngại về kịch bản lạm phát năm 2011 đang tái hiện với đầu năm giá cả ồ ạt tăng để rồi cuối năm chật vật kiềm chế lạm phát.
    Vị chuyên gia này phân tích, có thể lấy Singapore làm bài học. Giá xăng dầu tại Singapore tăng chóng mặt nhưng lạm phát của quốc đảo sư tử này chỉ ở mức trên 3%. Trong khi đó lạm phát năm 2011 của Việt Nam lên tới hơn 18%. "Điều quan trọng nhất là phải xem lại vai trò của chính sách tiền tệ, thay vì lấy việc tăng giá xăng hay điện. Bởi khi các mặt hàng thiết yếu tăng thì giá xăng điện tăng sẽ kéo theo nhiều mặt hàng 'tát nước theo mưa'", ông Doanh nói



    Hoàng Lan


    Vnexpress



    Thứ Sáu, 09/03/2012, 07:30 (GMT+7)
    Giá cả tăng theo xăng dầu

    TT - Việc giá xăng dầu tăng mạnh trong chiều 7-3 đã tác động lên giá thành dịch vụ hàng hóa. Ngày 8-3, những mặt hàng liên quan trực tiếp đến xăng dầu và một số loại rau củ, trái cây đã bắt đầu “chạy đua” theo giá xăng.

    [​IMG]Cước vận chuyển bắt đầu tăng theo giá xăng dầu. Trong ảnh: vận chuyển dưa hấu từ các tỉnh về chợ Hóc Môn (TP.HCM) - Ảnh: Tuấn Dũng
    Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiên liệu dầu cho biết cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi phí sản xuất đội lên khá cao.

    Cước vận tải tăng đồng loạt

    Nhà bán lẻ tránh tăng giá đột biến
    Ông Nguyễn Thành Nhân, phó tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết kinh nghiệm từ những đợt điều chỉnh xăng dầu lần trước thì khoảng sau một tuần đến 10 ngày những tác động tăng giá xăng dầu mới rõ rệt, đặc biệt là với nhóm hàng thực phẩm tươi sống. Mức tăng còn tùy thuộc vào sức mua và sức chịu đựng của người tiêu dùng, thông thường từ 10-15%. Vấn đề hiện nay là thị trường vừa bước qua một đợt tăng giá mạnh nên trước bất cứ đề nghị tăng giá của nhà cung cấp nào, bộ phận thu mua cũng rất thận trọng. Hiện Co.op Mart đã chủ động dự trữ một lượng hàng lớn để kéo dài thời điểm tăng giá, tránh tăng giá đồng loạt.
    NHƯ BÌNH



    Theo các doanh nghiệp, giá xăng tăng 2.100 đồng/lít và dầu DO tăng 1.000 đồng/lít đã tác động mạnh lên chi phí đầu vào của ngành vận chuyển. Ông Thái Văn Chung, tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, cho biết đã có doanh nghiệp vận tải tăng giá cước. Hiện hiệp hội khuyến cáo doanh nghiệp chỉ tăng đúng mức tăng của giá xăng dầu để bù đắp chi phí giá thành. Theo các doanh nghiệp, chi phí mua xăng dầu hiện đang chiếm khoảng 40-50% giá cước, vì vậy với mức tăng của giá xăng dầu như trên, cước sẽ tăng 3-4%.

    Tuy nhiên, do trước đó đã có một số phụ tùng, vật tư và chi phí nhân công tăng nên đa số doanh nghiệp cho biết sẽ điều chỉnh giá cước lên 5%. Công ty vận tải Hợp Thành Công (TP.HCM) cho biết đã gửi công văn cho các chủ hàng đề nghị tăng giá cước dịch vụ lên thêm ít nhất 5%. “Quá nhiều chi phí tăng khiến công ty không thể kìm giá được nữa”, đại diện công ty này nhấn mạnh.
    Ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc Công ty TNHH dịch vụ vận tải Anh Tuấn, cho biết vừa điều chỉnh giá cước. Theo đó, với các xe 8 tấn trở lên chạy từ cảng về kho của doanh nghiệp, hoặc từ kho ra cảng trong khu vực TP.HCM sẽ phải tăng khoảng 200.000 đồng/chuyến. Còn với chặng đường dài, xe dưới 5 tấn chạy ra Hà Nội tăng thêm khoảng 1 triệu đồng/chuyến, ra Đà Nẵng tăng 500.000 đồng/chuyến... Ông Tuấn cho rằng việc tăng cước chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng của một số chủ hàng, nhưng công ty sẽ phải thuyết phục chủ hàng đồng ý vì đây là việc làm bất khả kháng.
    Anh Toàn - một chủ xe chở dưa hấu từ Trà Vinh lên TP.HCM - cho biết giá vận chuyển một xe dưa từ Trà Vinh về chợ Hóc Môn vào khoảng 350.000 đồng/chuyến bao gồm tất cả các loại thuế, phí cầu đường, nhưng hôm nay xe của anh đã tăng thêm 50.000 đồng/chuyến để bù giá xăng dầu. Khảo sát tại chợ này trưa 8-3, hàng loạt chủ xe cho biết đã bắt đầu tăng giá vận chuyển lên thêm từ 50.000-100.000 đồng/xe tùy tuyến đường.
    Đại lý vận chuyển Long Thảo (chợ nông sản Tam Bình, Q.Thủ Đức) cũng cho biết giá vận chuyển trái cây, rau củ từ Đà Lạt về hiện ở mức 600.000 đồng/tấn. Đối với các xe vận chuyển trái cây có tải trọng lớn thì nhà xe mới tăng nhẹ từ 100.000-200.000 đồng/xe. Hàng loạt mặt hàng trái cây, nông sản tại các chợ cũng bắt đầu tăng theo. Ghi nhận ngay tại chợ Hóc Môn, bắp cải ngày thường có giá 4.000 đồng/kg, cải thảo 5.000 đồng/kg nay đều đã tăng thêm 1.000 đồng/kg. Một chủ vựa dưa hấu than thở: “Giá cước vận chuyển đều tăng nên chúng tôi buộc lòng phải tăng giá bán”.

    Doanh nghiệp, ngư dân sốc
    Theo ông Trần Nam Phong - tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển quốc tế Thắng Lợi, mức tăng 2.000 đồng/kg dầu mazut “là quá sốc đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi doanh nghiệp hoạt động rất khó khăn hiện nay”. Theo tính toán của ông Phong, nếu so với mức sử dụng 60.000 lít dầu FO/tháng như lúc trước, chỉ tính riêng phần chi phí đội lên, doanh nghiệp của ông đã phải bù thêm khoảng 120 triệu đồng/tháng.
    Ông Nguyễn Quang Trung, tổng giám đốc Ximăng Fico, cho rằng các doanh nghiệp sản xuất khối công nghiệp nặng như ximăng, sắt thép cũng sẽ bị tác động rất lớn bởi đợt điều chỉnh giá xăng lần này. Hiện ngành ximăng phụ thuộc khá lớn vào chi phí vận chuyển và dầu để chạy máy nghiền cho các trạm nghiền, nên giá dầu và xăng tăng bao nhiêu thì mức tăng đó cũng tương ứng với khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bù thêm. “Khi dầu DO tăng 5% thì không phải chúng tôi bị tăng giá ngay 5%, nhưng các doanh nghiệp vận tải sẽ điều chỉnh tăng 2-3% là điều chắc chắn”, ông Trung nói. Ông Trung cho biết nếu tính các yếu tố đầu vào đang tác động vào mặt hàng này thì chi phí cho mỗi tấn clinker sản xuất ra buộc phải tăng 30.000-35.000 đồng so với trước.
    Ông Trà Văn Bé - chủ tàu cá tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) - cho biết giá dầu tăng trong thời điểm này khiến ngư dân đã khó càng thêm khó. Với cặp ghe đi biển một tháng, tổng chi phí mỗi chuyến đi gồm tiền dầu, tiền công nhân, đá lạnh, lương thực, lưới... lên tới cả tỉ đồng nhưng tiền thu không có gì đảm bảo. Với giá dầu tăng lên thì chỉ riêng tiền chi mua 24.000-25.000 lít dầu đã thêm khoảng 50 triệu đồng/cặp ghe. “Năm rồi giá dầu lên hai đợt đã khiến ngư dân muốn xây xẩm mặt mày, nhất là trong điều kiện giá cá không lên theo. Nay lại tăng thêm nữa càng làm cho những chuyến đi biển của ngư dân chúng tôi giống như đi đánh bạc” - ông Bé nói.

    NHÓM PV KINH TẾ
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thứ Sáu, 09/03/2012, 07:00 (GMT+7)

    Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay

    TT - Ngày 8-3, Ngân hàng (NH) ACB công bố dành hạn mức cho vay lên đến 7.000 tỉ đồng cho khách hàng cá nhân vay với lãi suất (LS) thấp hơn trung bình 1,5%/năm so với LS đang áp dụng từ đầu năm 2012.

    NH Bưu điện Liên Việt giảm LS cho vay VND tối đa là 1% cho khách hàng vay vốn lưu động, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và mục đích sử dụng vốn lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu...

    Tùy theo từng điều kiện, khách hàng có thể vay vốn với LS 17%/năm. NH Quốc tế (VIB) giảm LS 1,5%/năm dành cho doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống. Hạn mức cho vay với doanh nghiệp ngành này là 2.000 tỉ đồng.

    NH An Bình dành 800 tỉ đồng cho chương trình ưu đãi lãi vay kinh doanh cá nhân, với giảm 1,5%. Mức cho vay tối đa là 80% giá trị đảm bảo, thời hạn vay tối đa 120 tháng.

    A.H.
  6. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134

    Hoaphuong đọc không kỹ à ?: Xăng tăng sẽ tác động trực tiếp lên cái nền CPI là 0.24%. Còn tác động lan tỏa là 0.61 %.... tổng cộng là 0,85% chia đều cho 2 tháng 03 và 04/2012 nên CPI tháng 03 chỉ ở tầm dưới 0.9% thôi.
  7. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Tuần sau Hưng nhùn dự báo Ci pi ai là biết liền hà
  8. Tuan_halan

    Tuan_halan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2010
    Đã được thích:
    276
    nói cho vuông: hum nay xanh lét
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Năm nay NH ổn định hơn, tỷ giá không tăng… tình vình vĩ mô chặt chẽ hơn nên nước ngoài mới liên tục mua ròng.
  10. buffettvn

    buffettvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Đã được thích:
    120
    Vote bác. Rất có tầm nhìn.

Chia sẻ trang này