Cuối tuần: Tin này là quá tốt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 10/03/2012.

3947 người đang online, trong đó có 264 thành viên. 07:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 20835 lượt đọc và 296 bài trả lời
  1. Unlimited2012

    Unlimited2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2012
    Đã được thích:
    664
    thế có gì mà cười vậy :|
    P/s: công nhận mình củng có khéo làm diễn viên hài nhỉ
  2. mrleanhcuong

    mrleanhcuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2008
    Đã được thích:
    583
    Thì coi như ko có GD
  3. ndhmoney

    ndhmoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Bỏ mịa có khi đề nghị anh Bình tăng mịa nó lên
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Dòng tiền rời ngân hàng rời USD ! đang trốn ở đâu ???[:p][:p][:p][:p][:p][:p]
    ===========================
    Đồng tiền quẩn quanh trong hệ thống ngân hàng









    [​IMG]
    Thanh khoản đã dễ thở hơn đối với ngân hàng khi có sự dịch chuyển từ USD sang tiền đồng và vàng. Nhưng tiền vẫn chưa vào ngân hàng và tín dụng thì vẫn trong khó khăn và dè dặt.
    Không ít ngân hàng đang đau đầu khi số dư huy động vốn hầu như đứng yên kể từ đầu năm đến nay.


    Chuyển USD sang tiền đồng

    Ông Trương Văn Phước, tổng giám đốc ngân hàng Eximbank, cho biết hai tháng nay, mức tăng huy động trong hệ thống Eximbank hầu như không đáng kể. Còn ông Trần Phương Bình, tổng giám đốc ngân hàng Đông Á (DongABank), cho hay: “Huy động không phải là dễ dàng. Huy động tháng 1 của DongABank có tăng nhưng mức tăng rất ít”.


    Việc cân nhắc sao cho đồng vốn sinh sôi nhất được thể hiện rõ khi chọn lựa đồng tiền để gửi. Ông Bùi Tấn Tài, phó tổng giám đốc ACB cho biết, huy động vốn chỉ tăng rất nhẹ, song hai tháng nay có một lượng chuyển dịch rõ ràng từ USD sang tiền đồng và vàng ở ACB. “Nhất là gần đây, khi tỷ giá không biến động nhiều, sự chuyển dịch ngày càng rõ nét”, ông nói.


    Ở Eximbank, ông Phước cũng cho biết bắt đầu từ cuối năm 2011 có một lượng dịch chuyển từ USD sang tiền đồng và vàng. Đến nay vẫn còn nhưng đang chậm lại. “Có thể họ đang cân nhắc trước thông điệp hạ lãi suất của ngân hàng Nhà nước”, ông đoán.


    Lý do quan trọng nhất, theo các lãnh đạo ngân hàng, là tỷ giá USD/VND khá ổn định từ vài tháng nay đã khiến các doanh nghiệp và dân cư giảm dần dự trữ đồng ngoại tệ này. Một diễn biến khác là, ngân hàng Nhà nước cho biết đang mua vào một lượng rất lớn ngoại tệ để cân đối thị trường và giúp nâng cao dự trữ ngoại hối.


    Theo đó, nếu so với năm 2010 thì dự trữ ngoại hối 2011 đã tăng khoảng 50%, riêng hai tháng đầu năm nay đã tăng thêm khoảng 20%. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung thị trường có thêm một lượng lớn tiền đồng, khiến thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã được cải thiện rõ nét. Từ nửa tháng nay, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không còn sốt nóng, và việc vay mượn đòi hỏi phải có thế chấp trên thị trường này đã không còn phổ biến. Những yếu tố này khiến thanh khoản tiền đồng dịu đi.


    Đổ tiền vào trái phiếu


    Từ đầu tháng 3, Eximbank đã cho điều chỉnh giảm khoảng 0,15% biểu lãi suất tiết kiệm của mình.


    Theo ông Phước, dựa vào các yếu tố tỷ giá ổn định thời gian qua, chỉ số lạm phát tháng 2 tăng nhưng là mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây, NHNN hỗ trợ thanh khoản một số ngân hàng… lãi suất huy động cũng nên có điều chỉnh.


    Tuy nhiên, mức giảm ở Eximbank cũng mới ở kỳ hạn dài, ít người gửi. Các kỳ hạn ngắn vẫn còn xấp xỉ 14% cộng thêm các chương trình khuyến mãi.


    Theo ông Bùi Tấn Tài, hiện nay một số ngân hàng vẫn còn vượt trần lãi suất, có thể sẽ khiến cuộc cạnh tranh vốn của ngân hàng lại nóng lên.


    Theo một lãnh đạo ngân hàng, khi ngân hàng Nhà nước tăng thu mua ngoại tệ dự trữ, ngân hàng thương mại bán USD, ngân hàng Nhà nước chuyển lại tiền đồng. Lượng tiền bán USD thu về đi vào hệ thống lưu thông từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, chưa đi vào nền kinh tế nhiều. Theo ông, lý do là tăng trưởng tín dụng hiện nay hết sức khó khăn, trong đó một phần tín dụng dè dặt vì những món nợ xấu trước đây. Hơn nữa, với đồng vốn huy động khó khăn, lãi suất cho vay ra cũng cao, tìm được khách hàng tốt và an toàn không dễ trong hạn mức hạn chế từ 8 – 17% trong năm. “Tăng tín dụng cũng là tăng rủi ro”, ông nói.


    Đó là lý do vì sao dư nợ cho vay tín dụng cuối năm qua và 1 – 2 tháng đầu năm của một số ngân hàng hầu như không tăng, thậm chí giảm. Cũng vì lượng tiền ứ đọng, không cho vay được nên các ngân hàng cũng đã đổ tiền vào trái phiếu chính phủ, khiến các đợt phát hành này luôn thành công kể từ đầu năm đến nay.



    Theo Hồng Sương
    SGTT​
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Cả 1 bài phân tích về CPI > như là 1 con voi > nhợn chỉ trích ra 1 phần nhỏ như là cái bàn chân để đưa lên đây ! =))=))=))=))=))
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nhợn Tây kém quá ! nếu trình đủ như nhợn ta thì CK Âu tèo không phanh rồi !!!>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)>:)
    ================================================
    Moody's tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ

    Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody cho rằng, việc Hy Lạp và các chủ nợ tư nhân đạt được thỏa thuận hoán đổi trái phiếu để giảm khoản nợ 107 tỷ euro là bằng chứng cho thấy Athens đã vỡ nợ.

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=57344Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos vẫn chưa thể đưa Athens ra khỏi nợ nần. Ảnh: AFP.

    Hôm qua (9/3), Moody's tuyên bố Hy Lạp đã vỡ nợ. Trước đó, Chính phủ Athens vừa thỏa thuận xong việc hoán đổi trái phiếu với các chủ nợ tư nhân để xóa khoản nợ 107 tỷ euro (tương đương 140 tỷ USD). Theo Moody's, việc trao đổi này là một bằng chứng cho thấy Hy Lạp không thể trả các khoản vay tài chính.
    Moody's chỉ ra rằng, ngay cả khi chỉ 85,8% những người nắm giữ trái phiếu hợp pháp của Hy Lạp đồng ý hoán đổi, theo các điều khoản quy định, Hy Lạp vẫn có thể buộc các chủ nợ còn lại chấp thuận. Tổ chức xếp hạng này ước tính, tổng thiệt hại của các chủ nợ có thể tương đương 70% khoản đầu tư, tính theo giá trị tài sản ròng của khoản nợ.
    "Theo định nghĩa của Moody's, việc hoán đổi kiểu này là một thỏa thuận 'cùng cực, tồi tệ' và cho thấy Hy Lạp vỡ nợ", tổ chức có trụ sở tại Mỹ cho biết. Theo lý giải của Moody's, việc hoán đổi không khác gì một hành động để giảm nhẹ nghĩa vụ tài chính của con nợ. Nhờ đó, Hy Lạp có thể được né việc trả nợ trong tương lai.
    Trước đó, Hy Lạp đã bị Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm xuống mức thấp nhất. Do vậy, việc tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ cũng không làm thay đổi xếp hạng của Moody's. Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định vẫn tiếp tục xem xét lại tác động các khoản giảm nợ của Hy Lạp cũng như gói cứu trợ thứ 2 từ khu vực euro.
    Trong khi đó, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác là Fitch cũng vừa thay đổi xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp sau khi thỏa thuận hoán đổi trái phiếu được Chính phủ Athens công bố. Fitch hạ tín nhiệm vỡ nợ ngoại tệ và nội tệ dài hạn của Hy Lạp (IDRs) từ bậc 'C' xuống 'vỡ nợ hạn chế' (RD).
    Thanh Thanh Lan
    VNEXPRESS
  7. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Nhợn Tây càng nhợn thì chứng Tây nó càng tăng... vậy thì trình của nhợn Tây kém thiệt
  8. ckviet64

    ckviet64 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Đã được thích:
    1.951
    Bắt mấy con nhợn trên F319 này mà thả sang tây thì nó mới ra vấn đề.:)):)):)):)):))
  9. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Nhợn ta mà thả bên Tây thì tớ sợ bị đánh chết ... vì nhợn ta thường nhợn chả có cơ sở, hay nói nhợn bậy nên dễ bị đem lên nướng nhậu lém he he
  10. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Thứ Bảy, 10/03/2012 | 11:13


    “Bấm độn” về ảnh hưởng tăng giá xăng dầu lên lạm phát

    Ngay khi giá xăng dầu tăng (07/03) đã xuất hiện rất nhiều ý kiến bình luận, đặc biệt không ít chuyên gia và tổ chức lượng hóa sự tác động lên chỉ số CPI. Tuy nhiên, các con số dự báo lại khác xa nhau, vậy con số nào được xem là phù hợp?

    Độ lệch chuẩn của các dự báo quá lớn

    Như thường lệ, sau khi giá xăng dầu tăng xuất hiện hàng loạt dự báo tác động của việc tăng giá xăng dầu đến lạm phát. Từ các cơ quan chính phủ, công ty chứng khoán, chuyên gia tài chính và kể cả những nhà báo.

    Đầu tiên phải kể đến là đại diện Bộ Công thương cho rằng mức tăng trung bình giá xăng dầu 7.3% giữ nguyên hết năm thì CPI của 2012 sẽ tăng khoảng 0.85%. Trong đó, tác động trực tiếp là 0.24%, gián tiếp là 0.61%.

    Trong khi đó CTCK Bản Việt (VCSC) lại cho rằng tác động trực tiếp lên CPI sẽ là 0.37%, nhưng không đưa ra mức tổng thể là bao nhiêu. Tuy vậy, công ty này dự báo CPI tháng 3 tăng hơn 1% dù mới bị tác động ít bởi việc tăng giá xăng dầu.

    Dự báo gây bất ngờ nhất là CTCK HSC (HCM), công ty này cho rằng nếu giá xăng tăng 1% thì CPI sẽ tăng 0.33%. Rất tiếc trong báo cáo của mình HSC lại không chỉ ra đó là mô hình nào để độc giả hay các nhà kinh tế có thể kiểm chứng. Đi xa hơn, HSC còn cho rằng CPI tăng thêm do việc tăng giá xăng tổng cộng là 2.5-3% trong vòng 3 tháng tới. HSC dự báo CPI theo tháng của tháng 3 sẽ ở mức 1% và tăng khoảng 1.8% vào tháng 4.

    Một dự báo cũng đáng chú ý khác là hai tác giả Bùi Trinh và Nguyễn Việt Phong dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng của tháng 4 sẽ khoảng 0.85 và ảnh hưởng lan toả đến chu kỳ sản xuất sau vào khoảng 1.5-2%.

    Tuy không đưa ra dự báo cụ thể nào nhưng TS. Ngô Trí Long, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường và Giá cả (Bộ Tài chính) lại có sự so sánh phân tích thú vị. “Thời điểm tháng 7/2008, giá xăng tăng đến 4,500 đồng mỗi lít, CPI lên gần 23%. Tháng 2/2011, xăng tăng 2,900 đồng thì lạm phát cả năm cũng hơn 18%”.

    Giá xăng dầu tác động đến tiêu dùng và lạm phát như thế nào?

    Hầu hết mọi người đều cảm nhận xăng dầu là mặt hàng thiết yếu nhưng ít ai hình dung ra con số cụ thể về mức tác động của tăng giá xăng dầu đến đời sống của mình. Tuy nhiên, ngay khi tăng giá xăng dầu thì phản ứng đầu tiên người dân và dư luận là khá dữ dội và hầu hết là tiêu cực. Điều này chủ yếu xuất phát từ yếu tố tâm lý hơn là mức thiệt hại thực sự.

    Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Đại học QG Hà Nội (VEPR), với bộ số liệu VHLSS năm 2006 (Điều tra mức sống hộ gia đình), thì tỷ trọng chi tiêu cho xăng dầu của một hộ gia đình trung bình là 2.45%, còn chi tiêu cho gas là 0.95% thu nhập của họ. Hiện nay, con số này có thể cao hơn do đời sống người dân tăng tuy nhiên mức tăng chắc không cao.

    Như vậy, giả sử xăng dầu điều chỉnh tăng trung bình 7.3% và mức chi tiêu cho xăng dầu một hộ gia đình là 4% (đây là con số ước lượng cho năm 2011), thì mức chi tiêu tăng thêm tương ứng là 0.29%. Nói cách khác nếu một hộ gia đình có thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì chi phí họ phải tăng thêm do giá xăng dầu tăng trong đợt điều chỉnh vừa qua là 29,000 đồng/tháng, một mức khá nhỏ.

    Để đánh giá chi tiết hơn, ta thử xem xét tác động của giá xăng dầu lên từng mặt hàng cụ thể. Phân tích của VEPR bằng mô hình I-O (Input-Output) với 112 nhóm hàng cho thấy. Tác động tăng giá xăng dầu lên mặt hàng tiêu dùng cuối cùng phần lớn nhỏ hơn 5%. Chỉ một số rất ít nhóm hàng có mức tác động giá quanh mốc 10% như ngành vận tải. Thực tế, tỷ trọng chi phí xăng dầu trong tổng chi phí sản xuất ra các hàng hóa này thường dưới 5%. Có một số nhỏ hàng hóa có tỷ trọng cao như xi măng (10.04%), vận tải đường thủy (32.64%), vận tải đường bộ (19.83%) …

    Cũng theo nghiên cứu trên của nhóm tác giả VEPR thì tác động trực tiếp của tăng giá xăng dầu lên chỉ số giá tiêu dùng khoảng 2%, tác động gián tiếp thông qua việc tăng giá lan truyền khoảng 12%.

    Một ví dụ thực tế là giả sử một chiếc taxi đi 100 km mất 10 lít xăng (Thông thường xe 6 chỗ ngồi tiêu thụ 6-7 lít xăng cho 100km). Theo thống kê trung bình tỉ lệ km có khách trên tổng số km xe lưu thông hiện nay khoảng 50%. Như vậy, khi xăng tăng thêm 2,100 đồng/lít, thì chi phí trực tiếp tăng thêm cho mỗi km là 210 đồng và chi phí thực tế tăng thêm của vận tải taxi chỉ là 420 đồng/km.

    Con số nào là hợp lý?

    Điểm qua một vài dự báo trên cho thấy các tổ chức và chuyên gia ước lượng con số tác động của tăng giá xăng dầu đối với lạm phát rất khác xa nhau. Đặc biệt, nhiều khi vì tâm lý người ta thường thổi phồng các số liệu mà thiếu cơ sở vững chắc. Chẳng hạn khi xăng tăng 10%, các hãng taxi cho rằng họ phải tăng 1.000-2.000 đồng/km để bù chi phí. Trong khi đó thực tế chi phí do việc tăng giá xăng dầu thấp hơn con số này rất nhiều.

    Điều này, đúng ngay với cả con số ước lượng của các chuyên gia và các tổ chức. Chẳng hạn, với con số ước lượng của HSC là 1% giá xăng tăng thêm, sẽ làm CPI tăng thêm 0.33%, điều này tương đương với trung bình giá xăng dầu chiếm 33% giá tiêu dùng cuối cùng. Kết quả này không phù hợp với thực tế. Hơn nữa, HSC còn đưa ra những dự báo hết sức “liều” về CPI tháng 3 và tháng 4.

    Con số mà Bùi Trinh và Nguyễn Việt Phong đưa ra cũng ở mức khá cao với tác động lan tỏa làm tăng CPI lên tới 1.5-2%, còn trực tiếp là 0.85% trong tháng 4. Lưu ý kết quả ước lượng này cao hơn rất nhiều so với mức tác động trong nhóm nghiên cứu của VEPR trong năm 2008 (trong đó có Bùi Trinh). Tôi cho rằng đây cũng là một kết quả không phù hợp.

    TS. Ngô Trí Long thì lại so sánh một cách khập khiểng giữa tăng giá xăng dầu và lạm phát ở hai thời điểm hoàn toàn khác nhau. Thực tế, năm 2008 và 2011 ngoài việc tăng giá xăng dầu thì có rất nhiều yếu tố khác tác động đến chỉ số CPI. Do vậy, việc so sánh này cũng không thuyết phục và gây nhầm lẫn cho người đọc.

    Trong các dự báo thì Bộ Công thương đưa ra mức thấp nhất chỉ có 0.85%. Con số này thường bị nghi ngờ là quá thấp do nó là một con số “đẹp”…

    Tóm lại, việc ước lượng một con số chính xác giá xăng dầu tác động đến lạm phát là hết sức khó khăn vì có rất nhiều yếu tố cùng tác động đến lạm phát. Tuy nhiên, khi xem xét một cách khoa học chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những con số thiếu thực tế. Ước lượng của tác giả cho thấy mức tác động đến lạm phát của việc tăng giá xăng dầu vừa qua khoảng 1%. CPI tháng 3 tăng quanh mức 0,5%, và có thể tăng khoảng 0,7% vào tháng 4.

    Huỳnh Bá (*********)

    Finfonet
    “Bấm độn” về ảnh hưởng tăng giá xăng dầu lên lạm phát

    Ngay khi giá xăng dầu tăng (07/03) đã xuất hiện rất nhiều ý kiến bình luận, đặc biệt không ít chuyên gia và tổ chức lượng hóa sự tác động lên chỉ số CPI. Tuy nhiên, các con số dự báo lại khác xa nhau, vậy con số nào được xem là phù hợp?

    Độ lệch chuẩn của các dự báo quá lớn

    Như thường lệ, sau khi giá xăng dầu tăng xuất hiện hàng loạt dự báo tác động của việc tăng giá xăng dầu đến lạm phát. Từ các cơ quan chính phủ, công ty chứng khoán, chuyên gia tài chính và kể cả những nhà báo.

    Đầu tiên phải kể đến là đại diện Bộ Công thương cho rằng mức tăng trung bình giá xăng dầu 7.3% giữ nguyên hết năm thì CPI của 2012 sẽ tăng khoảng 0.85%. Trong đó, tác động trực tiếp là 0.24%, gián tiếp là 0.61%.

    Trong khi đó CTCK Bản Việt (VCSC) lại cho rằng tác động trực tiếp lên CPI sẽ là 0.37%, nhưng không đưa ra mức tổng thể là bao nhiêu. Tuy vậy, công ty này dự báo CPI tháng 3 tăng hơn 1% dù mới bị tác động ít bởi việc tăng giá xăng dầu.

    Dự báo gây bất ngờ nhất là CTCK HSC (HCM), công ty này cho rằng nếu giá xăng tăng 1% thì CPI sẽ tăng 0.33%. Rất tiếc trong báo cáo của mình HSC lại không chỉ ra đó là mô hình nào để độc giả hay các nhà kinh tế có thể kiểm chứng. Đi xa hơn, HSC còn cho rằng CPI tăng thêm do việc tăng giá xăng tổng cộng là 2.5-3% trong vòng 3 tháng tới. HSC dự báo CPI theo tháng của tháng 3 sẽ ở mức 1% và tăng khoảng 1.8% vào tháng 4.

    Một dự báo cũng đáng chú ý khác là hai tác giả Bùi Trinh và Nguyễn Việt Phong dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng của tháng 4 sẽ khoảng 0.85 và ảnh hưởng lan toả đến chu kỳ sản xuất sau vào khoảng 1.5-2%.

    Tuy không đưa ra dự báo cụ thể nào nhưng TS. Ngô Trí Long, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường và Giá cả (Bộ Tài chính) lại có sự so sánh phân tích thú vị. “Thời điểm tháng 7/2008, giá xăng tăng đến 4,500 đồng mỗi lít, CPI lên gần 23%. Tháng 2/2011, xăng tăng 2,900 đồng thì lạm phát cả năm cũng hơn 18%”.

    Giá xăng dầu tác động đến tiêu dùng và lạm phát như thế nào?

    Hầu hết mọi người đều cảm nhận xăng dầu là mặt hàng thiết yếu nhưng ít ai hình dung ra con số cụ thể về mức tác động của tăng giá xăng dầu đến đời sống của mình. Tuy nhiên, ngay khi tăng giá xăng dầu thì phản ứng đầu tiên người dân và dư luận là khá dữ dội và hầu hết là tiêu cực. Điều này chủ yếu xuất phát từ yếu tố tâm lý hơn là mức thiệt hại thực sự.

    Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Đại học QG Hà Nội (VEPR), với bộ số liệu VHLSS năm 2006 (Điều tra mức sống hộ gia đình), thì tỷ trọng chi tiêu cho xăng dầu của một hộ gia đình trung bình là 2.45%, còn chi tiêu cho gas là 0.95% thu nhập của họ. Hiện nay, con số này có thể cao hơn do đời sống người dân tăng tuy nhiên mức tăng chắc không cao.

    Như vậy, giả sử xăng dầu điều chỉnh tăng trung bình 7.3% và mức chi tiêu cho xăng dầu một hộ gia đình là 4% (đây là con số ước lượng cho năm 2011), thì mức chi tiêu tăng thêm tương ứng là 0.29%. Nói cách khác nếu một hộ gia đình có thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì chi phí họ phải tăng thêm do giá xăng dầu tăng trong đợt điều chỉnh vừa qua là 29,000 đồng/tháng, một mức khá nhỏ.

    Để đánh giá chi tiết hơn, ta thử xem xét tác động của giá xăng dầu lên từng mặt hàng cụ thể. Phân tích của VEPR bằng mô hình I-O (Input-Output) với 112 nhóm hàng cho thấy. Tác động tăng giá xăng dầu lên mặt hàng tiêu dùng cuối cùng phần lớn nhỏ hơn 5%. Chỉ một số rất ít nhóm hàng có mức tác động giá quanh mốc 10% như ngành vận tải. Thực tế, tỷ trọng chi phí xăng dầu trong tổng chi phí sản xuất ra các hàng hóa này thường dưới 5%. Có một số nhỏ hàng hóa có tỷ trọng cao như xi măng (10.04%), vận tải đường thủy (32.64%), vận tải đường bộ (19.83%) …

    Cũng theo nghiên cứu trên của nhóm tác giả VEPR thì tác động trực tiếp của tăng giá xăng dầu lên chỉ số giá tiêu dùng khoảng 2%, tác động gián tiếp thông qua việc tăng giá lan truyền khoảng 12%.

    Một ví dụ thực tế là giả sử một chiếc taxi đi 100 km mất 10 lít xăng (Thông thường xe 6 chỗ ngồi tiêu thụ 6-7 lít xăng cho 100km). Theo thống kê trung bình tỉ lệ km có khách trên tổng số km xe lưu thông hiện nay khoảng 50%. Như vậy, khi xăng tăng thêm 2,100 đồng/lít, thì chi phí trực tiếp tăng thêm cho mỗi km là 210 đồng và chi phí thực tế tăng thêm của vận tải taxi chỉ là 420 đồng/km.

    Con số nào là hợp lý?

    Điểm qua một vài dự báo trên cho thấy các tổ chức và chuyên gia ước lượng con số tác động của tăng giá xăng dầu đối với lạm phát rất khác xa nhau. Đặc biệt, nhiều khi vì tâm lý người ta thường thổi phồng các số liệu mà thiếu cơ sở vững chắc. Chẳng hạn khi xăng tăng 10%, các hãng taxi cho rằng họ phải tăng 1.000-2.000 đồng/km để bù chi phí. Trong khi đó thực tế chi phí do việc tăng giá xăng dầu thấp hơn con số này rất nhiều.

    Điều này, đúng ngay với cả con số ước lượng của các chuyên gia và các tổ chức. Chẳng hạn, với con số ước lượng của HSC là 1% giá xăng tăng thêm, sẽ làm CPI tăng thêm 0.33%, điều này tương đương với trung bình giá xăng dầu chiếm 33% giá tiêu dùng cuối cùng. Kết quả này không phù hợp với thực tế. Hơn nữa, HSC còn đưa ra những dự báo hết sức “liều” về CPI tháng 3 và tháng 4.

    Con số mà Bùi Trinh và Nguyễn Việt Phong đưa ra cũng ở mức khá cao với tác động lan tỏa làm tăng CPI lên tới 1.5-2%, còn trực tiếp là 0.85% trong tháng 4. Lưu ý kết quả ước lượng này cao hơn rất nhiều so với mức tác động trong nhóm nghiên cứu của VEPR trong năm 2008 (trong đó có Bùi Trinh). Tôi cho rằng đây cũng là một kết quả không phù hợp.

    TS. Ngô Trí Long thì lại so sánh một cách khập khiểng giữa tăng giá xăng dầu và lạm phát ở hai thời điểm hoàn toàn khác nhau. Thực tế, năm 2008 và 2011 ngoài việc tăng giá xăng dầu thì có rất nhiều yếu tố khác tác động đến chỉ số CPI. Do vậy, việc so sánh này cũng không thuyết phục và gây nhầm lẫn cho người đọc.

    Trong các dự báo thì Bộ Công thương đưa ra mức thấp nhất chỉ có 0.85%. Con số này thường bị nghi ngờ là quá thấp do nó là một con số “đẹp”…

    Tóm lại, việc ước lượng một con số chính xác giá xăng dầu tác động đến lạm phát là hết sức khó khăn vì có rất nhiều yếu tố cùng tác động đến lạm phát. Tuy nhiên, khi xem xét một cách khoa học chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những con số thiếu thực tế. Ước lượng của tác giả cho thấy mức tác động đến lạm phát của việc tăng giá xăng dầu vừa qua khoảng 1%. CPI tháng 3 tăng quanh mức 0,5%, và có thể tăng khoảng 0,7% vào tháng 4.

    Huỳnh Bá (*********)

    Finfonet

Chia sẻ trang này