Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

7759 người đang online, trong đó có 1022 thành viên. 14:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158037 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Chờ "Siêu Trăng" nên Tu con gưỉ bài này vào đây ,con cầu xin "Siêu Trăng" sẽ phá đi "Trăng máu" để trái đất này bớt đi mọi họa tai từ thiên nhiên và con người !!!
    [​IMG]
    NIẾT BÀN

    Niết bàn là hạnh phúc tối thượng, một trạng thái siêu thế của hạnh phúc bất diệt. Hạnh phúc Niết bàn không thể chứng nghiệm được bằng cách thỏa mãn các giác quan mà là làm cho chúng lắng xuống.
    Niết bàn là mục tiêu cuối cùng của Phật giáo. Vậy Niết bàn là gì? Biết thật sự Niết bàn là gì thì khó; còn cái gì không phải Niết bàn thì tương đối dễ hơn. Niết bàn không phải là hư vô hay sự dập tắt. Niết bàn không phải là thiên đường. Lúc đức Phật còn tại thế, Ngài không phủ nhận ý kiến về thiên đường như các tôn giáo sơ khai Ấn Độ trình bày. Nhưng Ngài biết rằng thiên đường này vẫn nằm trong luân hồi và sự giải thoát cuối cùng phải vượt qua phạm vi luân hồi. Đức Phật có thể nhìn thấy là con đường dẫn đến Niết bàn vượt trên mọi Thiên đường.
    Niết bàn không phải là nơi chốn, vậy Niết bàn ở đâu? Niết bàn hiện hữu cũng giống như lửa hiện hữu. Không có chốn nào chứa sẵn lửa, hoặc chứa sẵn Niết bàn. Nhưng khi co sát hai miếng đá vào nhau, sự co sát tạo điều kiện cho lửa phát sanh. Cũng vậy, khi bản chất trong tâm con người thoát khỏi mọi ô nhiễm thì hạnh phúc Niết bàn xuất hiện.
    Niết bàn, tự nó hoàn toàn không thể giải thích được và không thể định nghĩa được. Như bóng tối chỉ có thể giải nghĩa bằng phản nghĩa của nó là ánh sáng, cũng như tĩnh lặng chỉ có thể giải thích bằng phản nghĩa của nó là động; cũng vậy Niết bàn, trạng thái dập tắt hết khổ đau có thể giải thích bằng phản nghĩa của nó là đau khổ triền miên trong vòng luân hồi. Bóng tối lan tràn khi không có ánh sáng, tĩnh lặng lan tràn khi không có động, cũng giống như vậy, Niết bàn hiện hữu mọi nơi khi đau khổ, thay đổi và bất tịnh không có mặt. Hãy loại bỏ tất cả những ô nhiễm từ tham, sân, si. Tự thanh lọc hết các tham ái và thực thi lòng vị tha tuyệt đối (vô ngã). Sống một cuộc đời đạo hạnh và thường xuyên tu tập thiền định. Tinh tấn tu hành sẽ giải thoát tất cả vị kỷ và ảo tưởng. Niết bàn sẽ đạt được và chứng được.
  2. PhiNhien

    PhiNhien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.221
    “Hoa sen cũng phải cần có bùn để sống. Hoa sen không thể mọc trên đá cẩm thạch được. Quý vị cần nhận ra rằng có một liên quan chặt chẽ giữa khổ đau và hạnh phúc. Ai bỏ chạy trước khổ đau thì cũng khó tìm ra hạnh phúc.”

    — Thích Nhất Hạnh


    [​IMG]
  3. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 14/08/2014, Bài cũ: 14/08/2014 ---
    Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả
    [​IMG]
    Kinh dạy: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Bồ Tát sợ gặp phải ác quả, nên đã đoạn sẵn ác nhân từ trước. Do vậy, tội chướng tiêu diệt, công đức viên mãn thẳng đến khi thành Phật mới thôi. Chúng sanh thường tạo ác nhân, muốn tránh ác quả, như ở trước mặt trời lại muốn không có bóng, cứ nhọc nhằn rảo chạy.

    Thường thấy kẻ ngu vô tri vừa làm chút điều lành liền mong đại phước. Vừa gặp phải nghịch cảnh bèn bảo làm lành mắc họa, chẳng có nhân quả. Từ đó, cái tâm ban đầu lùi sụt, đâm ra báng bổ Phật pháp. Họ nào biết đến ý chỉ huyền áo “báo thông ba đời, chuyển biến do tâm”.

    Hiện đời làm thiện, làm ác; hiện đời được phước, mắc họa thì gọi là “hiện báo”. Đời này làm thiện, làm ác, đời sau được phước, mắc họa, gọi là “sanh báo”. Đời này làm thiện, làm ác, đến đời thứ ba, hoặc đời thứ tư, hoặc mười, trăm, vạn đời sau, hoặc đến vô lượng vô biên kiếp sau mới hưởng phước, mắc họa, thì gọi là “hậu báo”. Hậu báo sớm, chậm bất định. Phàm những nghiệp đã tạo, tuyệt đối không có nghiệp nào lại chẳng có báo.

    “Chuyển biến do tâm” là ví như có người đã tạo ác nghiệp, sẽ phải đọa mãi trong địa ngục, chịu khổ cả bao kiếp dài lâu. Về sau, kẻ ấy sanh lòng hổ thẹn lớn lao, phát đại Bồ Đề tâm, cải ác tu thiện, tụng kinh, niệm Phật, tự hành, dạy người hành, cầu sanh Tây Phương. Do đó, trong đời này, người ấy bị người khinh miệt hoặc mắc chút bệnh khổ, hoặc phải tạm chịu bần cùng, và gặp hết thảy chuyện chẳng như ý. Nghiệp vĩnh viễn đọa địa ngục chịu khổ bao kiếp dài lâu mình đã tạo trước đây liền bị tiêu diệt, lại còn có thể liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh. Đấy là điều Kim Cang đã nói: “Nếu có người thọ trì kinh này bị người khác khinh rẻ, người ấy do tội nghiệp đời trước đáng đọa ác đạo, nhưng vì đời này bị người đời khinh rẻ nên tội nghiệp đời trước liền bị tiêu diệt, sẽ đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”. Đây chính là ý nghĩa “chuyển biến do tâm”.
    (trích Ấn Quang Đại Sư gia ngôn lục)
  4. PhiNhien

    PhiNhien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.221
    "Cốt tủy của Đạo rất đơn giản, chẳng cần phải giải thích dông dài: hãy bỏ yêu ghét, an nhiên trước mọi chuyện xảy ra".

    Thiền sư Ajahn Chah
  5. Catbuiphudu

    Catbuiphudu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.942
    --- Gộp bài viết, 18/08/2014, Bài cũ: 18/08/2014 ---
  6. maxlevel

    maxlevel Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    38
    cõi niết bàn là gì vậy?
    câu nói nam mô đại bi quán thế âm bồ tát có ý nghĩa gì vây?xin cho lời giải?
    0937266039
  7. Catbuiphudu

    Catbuiphudu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/08/2014
    Đã được thích:
    1.942
    Tham sân mỏng nhạt dần dần
    Xa lìa ích kỷ hướng về vị tha
    Đem đạo lý đi vào cuộc sống
    Giúp nhiều người nhân nghĩa tin sâu
    Khởi tâm yêu mến đạo mầu
    Con đường chánh đạo,nguyện cầu cùng theo...

    Nam mô A Di Đà Phật !!!
    [​IMG]
  8. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Theo con hiểu ,thì bài trên đầu trang Tu con đã post thì Cõi Niết bàn là nơi có cuộc sống ,hạnh phúc tối thượng, một trạng thái siêu thế của sự bất diệt,ko còn sinh tử luân hồi ạ .Cõi này là cao nhất trong các cõi (chỉ có các Vị Phật,Bồ Tát sống). Cõi Tây Phương Tịnh Độ (Cực Lạc) thì là Phật ,Thánh ,Phàm đồng cư (theo trong các Kinh sách)
    Còn Câu Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát thì cũng tương tự như câu "Nam Mô A Di Đà Phật",nhưng là thỉnh cầu 2 Vị khác nhau đến cứu giúp mình . Nếu giải thích kỹ thì e con ko đủ trình độ ,cũng quá dài ạ . Con chỉ viết ngắn gọn theo sự hiểu biết còn hạn hẹp của con nhé ạ:
    Nam Mô thì thường là Cung Kính,cúi đầu ,đảnh lễ ...
    Đại Bi thì là tình thương rộng lớn vô hạn
    Quán Thế Âm là Tên của Vị Bồ Tát luôn quán xét tiếng kêu ,rên, la ... để đến cứu độ ...
    Còn "A Di Đà Phật" là tên của Vị Phật nhưng cũng có nghĩa là Vô lượng Thọ,Vô lượng Quang,Vô lượng công đức ...đấy ạ ,nên mới có câu :
    "Niệm một câu Phật phúc sanh vô lượng, Lễ Phật một lạy tội diệt hà sa".
    Xin bác đại xá cho con nếu như ko vừa ý ạ !!!
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Niết bàn chứ không phải cõi Niết bàn nhe bạn. Càng không có cõi Niết bàn như bạn nói.Vậy Niết bàn là gì?
    Niết bàn chính là khi ta đạt được Thường, Lạc, Ngã,Tịnh.

    -Sống trong, vì và bởi cảnh thế-gian là sống trong biến-dịch, vô-thường, cảnh-giới của vật-chất và tình-cảm thấp-thỏi. Bỏ được lối sống này mà sống được đời sống nội tâm không biến-dịch, là sống trong cái ngược với vô-thường, tức là sống trong cái Thường (Eternel). Sống trong Thường là bất biến, nhưng không phải không tùy duyên. Tùy duyên mà vẫn bất biến.
    Thí-dụ: đến giờ phải ăn là ăn (tùy duyên), nhưng không để cái ăn làm xao-động lòng mình (bất biến). Trước cảnh đau-khổ của người khác, lòng không bị kích-thích như thế tình (bất biến), nhưng hết sức giúp-đỡ (tùy duyên). Được như thế gọi là Thường.
    -Tâm không bồn-chồn, lo muốn nóng-nảy, gọi là an. Có an là có vui (Lạc), cái vui khác thường, vì không cần có mồi mới sanh vui. Người muốn tiền mà không được tiền, không vui, như cá muốn ăn mà không gặp mồi, không sướng. Vậy cái vui sướng của thế-nhân là cái vui sướng cảm thấy khi lòng ham muốn , thèm khát, được thỏa-mãn. Cái Lạc của người giải-thoát là cái vui hồn-nhiên, phát xuất từ chỗ không tham, không cầu gì cả. Đó là cái mội nước tự nó phun lên, mà không cần có máy bơm. Vậy là một cái vui bất chấp ngoại cảnh, hoàn toàn giải-thoát mọi kích-thích, cái vui “bí-mật” mỉm cười của Phật.

    Được như thế gọi là Lạc.
    -Thế-nhân ai là người không sống cho ta và vì ta, cho và vì cái ta nhỏ mọn (tiểu-ngã)? Đó là lối sống ích-kỷ. Bỏ lối sóng đó mà sống vì người, vì tất cả, là sống cho cái Ta to (Đại-ngã). Gọi Đại-ngã vì là toàn thể những cái “ta” nhỏ góp lại. Vậy sống vị-tha là sống cho Đại-ngã, hay Ngã, sống như cái sống của nước đại-dương. không sống chật hẹp của nước biển đựng trong chai.
    Được như thế gọi là Ngã.
    -Sống theo thế-tình, thế-tục, là sống trong ô-nhiễm. Càng đi xa trên con đường ấy là càng lún chân trên bãi lầy của phiền-não, nghiệp-chướng do tham, sân, si, tài, sắc, danh, lợi, thực, thùy tạo ra. Bỏ lối sống ấy mà sống một lối sống hoàn-toàn trong sạch, lòng không dính một bụi nhơ thế-sự.
    Được như vậy gọi là Tịnh.
    Tất cả những cái Lạc, Ngã, Tịnh vừa nói đều do chỗ “tùy duyên bất biến, bất biến mà tùy duyên” mà có.
    Ai thực-hiện được tất cả bốn đức ấy thì được gọi là “đắc hay nhập Niết-Bàn”.

    Để kết-luận, xin lập lại rằng Niết-bàn chỉ là một danh-từ dùng để chỉ một cái gì mà ngũ quan không nhận được, ý-thức không tưởng-tượng được nhưng có và có một cách chân-thật đối với ai đã thực-chứng, thực-nghiệm được nó. Nhưng xin đừng hiểu là muốn có Niết-bàn phải đi tìm nó. Càng tìm nó, nó lại càng xa, vì có tìm là tâm còn tham muốn, mà còn tham muốn là trái với Tịnh, với Lạc, với Ngã. Cũng đừng tưởng tới nó, vì có tưởng là tại có muốn, mà như thế thì cũng sai rồi.

    Cứ ăn ở, cứ sống như Phật dạy, trong Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, rồi Niết-bàn tự-nhiên sẽ đến và chừng ấy chúng ta sẽ biết Niết-bàn là gì. Cũng đừng nghe người nói nước mát rồi tưởng là đã biết cái mát của nước. Muốn biết rõ, hãy uống nước. Ngoài ra là ức tưởng, là lấy bóng làm hình.
    Cũng đừng tưởng Niết-bàn rất xa chúng ta. Không. Niết-bàn rất gần chúng ta, chúng ta cọ vai sát cánh với nó hàng phút. Nhưng chúng ta chưa bắt tay với nó được, chỉ vì chúng ta chưa bước qua khỏi làn ranh phân cách cái giả với cái chân, vì chúng ta chưa thoát khỏi chứng mù mắt đang căng một tấm màng đen dày chặt giữa cái sống rộng bao-la và cái thấy bó rọ trong ranh giới của cái hình dáng và tên-tuổi (danh sắc) mà mỗi giờ phút làm biến đổi và chúng ta lầm tưởng là “Ta”.
    Nếu chúng ta ai thực-hiện được tất cả bốn đức ấy thì được gọi là “đắc hay nhập Niết-Bàn”. Cảnh giới Niết bàn đạt được ngay khi chúng ta còn sống trên thế gian này nha bạn.

    Như Lai nói bài kệ:

    Các hành vô-thường

    Là pháp sinh-diệt.

    Diệt sinh-diệt rồi,
    Tịch-diệt là vui”.


    Nam mô a di đà phật
    .
  10. maxlevel

    maxlevel Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    38
    cảm ơn bạn một câu giai thích xúc tích ngắn gọn

Chia sẻ trang này