Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

4256 người đang online, trong đó có 295 thành viên. 19:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158741 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. CatBuiTinhXa

    CatBuiTinhXa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2013
    Đã được thích:
    225
    Tu tập giáo lý “Vô ngã” đoạn trừ tâm tham ái

    Đạo Phật xuất hiện giữa cõi đời được xem như là nguồn sống và chân lý sống cho con người, là linh dược để trị liệu tâm bệnh cho chúng sinh. Với sứ mạng thiêng liêng cao cả ấy, đạo Phật đi vào đời và gắn liền với cuộc sống, đối diện với sự thật của khổ đau để từ đó tìm ra những phương pháp linh diệu để diệt trừ khổ đau, đem lại niềm hạnh phúc an lạc cho con người, xây dựng cuộc sống tốt đẹp, xã hội văn minh lành mạnh, thế giới hòa bình. Tinh thần cao đẹp ấy đã thể hiện trong suốt 45 năm hành trình thuyết Pháp độ sinh của đức Phật. Ngài đã chỉ ra sự thật khổ đau và con đường diệt khổ.

    Quả thật cuộc sống của con người vui ít, khổ nhiều. Những thất vọng chán chường, mâu thuẫn và những bi kịch thường diễn ra trên sân khấu của cuộc đời. Chúng ta thấy rằng kiếp sống con người như phù du tạm bợ, ai sinh ra đời cũng phải một lần sinh và lần tử. Định luật vô thường thật khắc nghiệt với loài người. Từ xưa đến nay chưa có một bậc “Vĩ nhân” nào tìm ra phương pháp giải thoát cái chết của kiếp người. Lành thay! Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời như là một bước ngoặt trọng đại cho nhân loại. Ngài tìm ra con đường giải thoát cho chính Ngài và cho tha nhân. Ngài đã mở cánh cửa bất tử và vén bức màn vô minh để đưa chúng sinh thoát khỏi đêm trường đầy khổ lụy.

    Mọi người thường quan niệm rằng “chết là hết”, “chết trở về các bụi” vì thế họ bi quan yểm thế, chán nản kiếp sống vô thường, và họ sống buông xuôi theo dòng đời, đắm say vào ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) để cho thỏa mãn tâm dục vọng của con người. Nhiều người bảo rằng: “Còn sống nên hưởng thụ chết rồi còn đâu nữa để hưởng thụ”. Từ quan niệm sai lầm ấy con người tạo vô số điều ác: mưu mô chước quỷ, thủ đoạn lường gạt, tham nhũng, buôn gian bán lận, giết người cướp của, cờ bạc, rượu chè, hiếp dâm…tất cả những tội đó cũng chỉ để thỏa mãn cái tâm dục vọng đê hèn. Những nghiệp ác này tích tụ vào tâm thức, sau khi chết chẳng mang theo được gì, chỉ mang theo những thứ tội lỗi rồi trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi (thiên, nhân, a tu la, địa ngục, ngã quỷ, súc sinh) để trả quả báo.

    Nhưng đức Phật bảo rằng chết không phải là hết, vì thế đức Phật đưa ra thuyết luân hồi tái sinh, phụ thuộc vào nghiệp lực tạo tác của mỗi con người. Làm thiện thì được sinh về cõi lành, làm ác bị đọa vào cảnh giới khổ đau (thuyết luân hồi, nhân quả) của đạo Phật giúp cho con người biết trở về cách sống đạo đức nhân bản, làm lành lánh dữ, giúp cho xã hội bình an, đời sống văn minh và tốt đẹp, thế giới hòa bình. Nếu những ai thực hành theo lời dạy của Ngài sẽ thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi và chứng đắc cảnh giới Niết Bàn an lạc, đây là mục tiêu tối hậu cho những người học Phật.

    Giáo lý của đức Phật có tám vạn bốn nghìn pháp môn tu được tóm thâu trong ba môn học: Giới, Định, Tuệ nhưng cũng chỉ cùng một vị đó là vị giải thoát. Do vì chúng sinh chấp “Ngã” cho nên đức Phật đã thuyết giáo lý “Vô ngã”. Vô ngã một trong Tam pháp ấn (vô thường, khổ, vô ngã). Giáo lý vô ngã được xem như là chìa khóa vạn năng để chúng ta tự mở cửa giải thoát, chính giáo lý Vô ngã giúp chúng ta dập tắt ngọn lửa tham ái ẩn tàng trong tâm đang rạo rực bùng cháy hằng ngày.

    Vô ngã 無 我 (tiếng Sanskrit: anātman, tiếng Pāli: anattā), theo quan điểm của đạo Phật cho rằng không một “ngã” (ātman) một cái gì đó tồn tại, bất biến, nhất quán một cách độc lập nằm bên trong sự vật hiện tượng, mà các pháp biến đổi theo bốn giai đoạn (sinh, trụ, dị, diệt) hoặc (thành, trụ, hoại không). Đức Phật dạy chúng ta giáo lý Vô ngã để thấy rằng sự vô thường của các sự vật hiện tượng, không có một cái ngã tồn tại, không có chủ tể, vì ngoại đạo thường hay chấp thường chấp đoạn, Phật thuyết giáo lý vô thường. Ngoại đạo chấp ngã, Phật thuyết vô ngã để thấy rằng bản chất của vạn pháp là do duyên sinh giả hợp mà thành, hết duyên thì hoại, nó không có cái gì tồn tại để từ đó giúp hành giả đoạn trừ tâm tham ái. Chúng sinh vì căn tánh, trí tuệ sáng suốt (Phật tính) bị vô minh che lấp nên không thấy rõ chân lý của cuộc đời, của vạn pháp có sinh ắt có diệt, các pháp vô thường cho là thường, các pháp vô ngã cho là ngã, từ đó tâm vọng tưởng điên đảo chấp ngã thân của ta, nhà cửa tài sản của ta…để rồi ôm ấp nắm giữ không buông, khi nhắm mắt xuôi tay thì sinh lòng tham đắm lưu luyến, bị sinh tử luân hồi.

    Trong cuộc sống con người luôn nắm bắt ý niệm “tôi” và “của tôi” vì vậy con người dong ruổi vật lộn với cuộc sống để tìm cầu, con người không ngừng tự gieo khổ cho mình và cho người khác, biến cuộc đời thành bể khổ không lường. Cho nên đức Phật thuyết giáo lý Vô ngã để xóa bỏ ý niệm về cái “ta”, là diệu dược chữa trị tâm bệnh tham ái của chúng sinh, hầu mang lại hạnh phúc an lạc hơn khi con người không còn quan niệm cái “ta” hiện hữu, thì lúc ấy lòng nhân ái chan hòa vị tha vô lượng khởi lên.

    Khái niệm Vô ngã trong đạo Phật là để nhận chân sự vật hiện hữu do duyên sinh tạo thành mà có rồi biến đổi vô thường hủy diệt. Nhưng thể tánh của sự vật lại chơn thường, tâm cảnh thì có sinh có diệt, Phật tính thì bất sinh bất diệt. Cho nên dùng “Trí tuệ bát nhã quán thân ngũ uẩn giai không độ tất cả khổ ách”. Nhờ giáo lý Vô ngã mang đến đời sống tích cực diệt trừ tâm tham ái mang lại hạnh phúc an lạc ngay trong đời này và xây dựng một cuộc sống chân thiện mỹ cho gia đình, xã hội.

    Chúng ta thực hành giáo lý vô ngã sẽ xây dựng cuộc sống từ bi, bình đẳng, có nhân quyền, công bằng trong cuộc sống, xã hội bình yên không có chiến tranh giữa các quốc gia xảy ra, không có sự kỳ thị chủng tộc cộng đồng và tôn giáo, vì thế đức Phật thiết lập giáo lý Vô ngã.

    Ngày nay, con người vì cái “ngã” đã chạy theo những tài sản vật chất, danh lợi địa vị, quyền lợi quốc gia, chiếm đất đai những đất nước khác. Cũng vì mục đích riêng cho quốc gia của mình, vì cái “ngã” lãnh đạo quốc gia, cai trị độc đảng, độc tài, không có nhân quyền, tham nhũng quơ quét của dân tạo nên sự câm phẫn trong lòng dân, “tức nước sẽ lở bờ” – đó là quy luật tất yếu, dân chúng biểu tình, chiến tranh xảy ra thảm khốc, gieo rắc tai họa cho con người. Vì thế, sự tai hại của cái “ngã” rất lớn và nghiêm trọng. Nếu quốc gia nào dùng chính sách theo lý tưởng Vô ngã mọi người sống bình đẳng, có nhân quyền, làm việc với tinh thần vô tư không cầu lợi, nghĩ lợi ích chung cho quốc gia hơn là cung phụng cho cái “ngã” của mỗi cá nhân, thì quốc gia ấy sẽ bền vững được dân chúng tin tưởng, thì chế độ ấy được tồn tại bền lâu.

    Lịch sử chứng minh cho chúng ta thấy rằng, quốc gia nào trên thế những người lãnh đạo mang tư tưởng độc tài, độc đảng cai trị, không có nhân quyền, thì dân chúng sẽ bạo loạn, chế độ sẽ sụp đổ, một minh chứng như nước Libya. Nguồn gốc dẫn đến sự xung đột nguyên nhân chính là sự bảo thủ cố hữu (chấp ngã) của người lãnh đạo quốc gia. Muốn giải quyết đoạn trừ nguyên nhân ấy đòi hỏi con người phải thay đổi tư tưởng, sống trong tình thương, có lòng vị tha, biết lắng nghe sửa đổi cái sai, cái bảo thủ của mình, tạo mối mật thiết với những quốc gia khác, không tạo ra sự hiềm khích, ganh tỵ, kiêu căng, tham nhũng hối lộ, dẹp bỏ mọi thành kiến giữa cá nhân và cá nhân, quốc gia này với quốc gia khác, biết lắng nghe tôn trọng mọi ý kiến để sửa đổi tư duy hữu ngã. Những tư tưởng độc tài, bảo thủ “chấp ngã”, đức Phật đã dạy mọi người từ bỏ cách đây hơn 2500 năm, tư tưởng ấy không làm cho xã hội văn minh phát triển, chỉ đưa con người đi vào sự nghèo nàn khổ đau. Cho nên hòa bình không thể dùng chiến tranh để giải quyết, Đức Phật dạy rằng: “chiến tranh nào cũng đem đến sự khổ đau vô lượng vô biên, chiến thắng sinh thù oán, bại trận sinh khổ đau. Cho nên phương pháp duy nhất là đừng có chiến tranh để giải quyết xung đột, phải tìm mọi phương pháp hòa bình để chấm dứt các bất đồng ý kiến và xung đột”. Như vậy: “Hòa bình là một kết quả ý chí quyết liệt và cuộc đấu tranh kiên cường để tự thắng bản thân là một vấn đề tự giáo dục, tự huấn luyện, dân chúng có thể yêu quý hòa bình như là một báu vật cần thực hiện”.

    Ngược lại con người sống không có tình thương yêu lẫn nhau, cuộc sống chấp ngã trở nên khổ đau phát sinh nhiều sự xung đột nội bộ như Nam Hàn và Bắc Hàn những cuộc chiến tranh hiện nay như: Libya, Bờ Biển Ngà,…cũng phát sinh từ những người lãnh đạo có tư tưởng theo chủ nghĩa bảo thủ, độc tài “chấp ngã”. Đất nước không có nhân quyền, kinh tế nghèo nàn lạc hậu, giáo dục, văn hóa xã hội xuống cấp nghiêm trọng, vì thế nên dân chúng dễ dàng đứng lên để lật đổ chế độ độc tài. Đó là một tấm gương cho những quốc gia nào mang tư tưởng độc tài, độc đảng, không tôn trọng nhân quyền, không biết lắng nghe sửa đổi cái sai của mình tìm mọi cách để bảo vệ chế độ thì trước sau, sớm hay muộn chế độ ấy cũng bị sụp đổ. Theo quan điểm của đạo Phật mọi người biết sống và làm việc theo tinh thần “Vô ngã” đừng có lợi ích cá nhân, quốc gia có nhân quyền bình đẳng trong xã hội, làm việc với tinh thần bình đẳng, biết lắng nghe tôn trọng mọi ý kiến đóng góp xây dựng để sửa đổi đưa xã hội phát triển, thì chắc chắn rằng xã hội ấy, quốc gia ấy được ấm no hạnh phúc, dân giàu nước mạnh. Còn sống trong tư tưởng bảo thủ độc tài chỉ có mục đích duy nhất cung phụng cho mỗi bản “ngã” mỗi cá nhân con người mà thôi, không bao giờ đưa xã hội phát triển văn minh.

    Ngày nay, chúng ta cũng thấy rằng: đạo đức vốn có của con người bị suy thoái toàn diện, những giá trị nhân bản đạo đức làm người cũng không có như: giết người cướp của, cờ bạc rượu chè, xì ke ma túy, hiếp dâm, tham nhũng,…giáo dục xuống cấp, văn hóa đồi trụy…những tội lỗi này cũng vì phục vụ cho dục vọng đê hèn của cái “Ngã”. Nguyên nhân chính cũng vì lòng tham ái mà ra, nhưng nhìn nhận khách quan hơn do xã hội kinh tế nghèo nàn, chênh lệch giữa giàu và nghèo quá lớn, những người có quyền có chức thì giàu sang tột bậc, nông dân thì đói khổ. Mặc dù họ biết giết người cướp của là phạm tội tử hình, nhưng vì sự sống để bảo vệ cái “ngã” họ vẫn làm. Nếu một quốc gia nào biết lo đời sống nông dân ấm no hạnh phúc, sự chênh lệch giàu nghèo không có thì chắc chắn rằng quốc gia ấy sẽ không có vấn đề tệ nạn xã hội, cướp của giết người…Thời cuộc, hoàn cảnh xã hội đầy rẫy điều xấu làm cho đạo đức xã hội bị băng hoại, luân thường đạo lý bị đảo lộn, con người chà đạp lên sự sống nhân phẩm của người khác để kiếm sống. Trước một xã hội như thế thì phương pháp, diệu dược để trị liệu hữu hiệu nhất là con người sống phải xóa bỏ bản “ngã”. Có cái nhìn sáng suốt (chánh kiến), hành động đúng đắn trong công việc (chánh nghiệp), suy nghĩ đúng đắn (chánh tư duy), sống một cách đúng đắn đạo đức làm người (chánh mạng). Nói chung, con người biết áp dụng tu tập vào Bát chánh đạo và tuân thủ năm giới căn bản nền đạo đức làm người trong xã hội (không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu) để tu tập diệt trừ ái dục của con người thì chắc chắn rằng giá trị nhân bản đạo đức của người không bao giờ đánh mất. Như vậy mới kiến tạo một xã hội có nền đạo đức văn hóa tốt đẹp, đưa cuộc sống con người trở về chân thiện mỹ. Đó là một chân lý không phải những điều mang tính chất trừu tượng siêu hình, phù phiếm. Do vậy chúng ta biết quay về với đạo Phật là quay về cuộc sống chân thiện mỹ, quay về chính mình để tìm lại hạt minh châu (Phật tính) từ lâu bị chôn vùi dưới dòng sông ái dục và cát bụi của vô minh, chúng ta biết thức tỉnh tu tập để đoạn trừ cái “Ngã” đạt đến tinh thần “Vô ngã”, thì bấy giờ chúng ta đang sống trong cảnh giới Niết bàn an lạc vô sanh bất diệt.


    Thích Trí Giải
    HoaTuBiBinh Yen thích bài này.
  2. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Thấy mọi người vào nhà ,quét dọn rồi ngồi Thiền,đọc Kinh ,nghe Pháp ...Niệm Phật thế này chắc cô Phong Thủy vui lắm ạ !
    [​IMG]
    Binh Yen, quocdai307CatBuiTinhXa thích bài này.
  3. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Tại Sao Người Học Phật Phải Nên Ăn Chay?

    Ăn uống trong nhà Phật, tại sao lựa chọn ăn chay vậy? Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa còn tại thế khuyến khích chúng ta ăn chay, nhưng bản thân Ngài không có thực hành ăn chay, đó là do môi trường sống không cho phép. Đức Phật là người vô cùng từ bi, người từ bi không muốn phiền phức người khác. Đức Phật mỗi ngày ra ngoài đi trì bát, khi trì bát, người ta ăn cái gì thì cúng dường cái ấy, vậy là thuận tiện. Nếu như Phật muốn đề xướng ăn chay, vậy mỗi một nhà đều phải chuẩn bị một chút thức ăn chay để cung ứng cho người trì bát, vậy thì phiền phức biết bao. Ngài không muốn thêm phiền phức cho người, đây là tùy duyên.

    Chư Phật Bồ Tát tùy duyên không sao cả, bởi vì tâm họ từ bi, họ không có phân biệt, không có chấp trước, tâm của họ thanh tịnh, không bị ô nhiễm. Chúng ta là phàm phu, tâm của chúng ta không thanh tịnh, tâm chúng ta sẽ bị ô nhiễm, cho nên ăn uống không thể không có lựa chọn.

    Phật giáo chúng ta ngày xưa áp dụng ăn chay bắt đầu từ thời vua Lương Vũ Đế. Lương Vũ Đế đọc kinh Lăng Già, trong kinh Phật khuyến khích Bồ Tát không nên ăn thịt chúng sanh. Sau khi ông đọc xong, ông vô cùng cảm động. Bản thân ông áp dụng ăn chay và khuyến khích người xuất gia cũng áp dụng ăn chay. Vận động ăn chay là bắt nguồn từ đó.

    Ăn chay vô cùng quan trọng. Ăn chay là dưỡng sinh, dưỡng tâm, dưỡng tánh. Tánh, dùng cách nói hiện nay là tinh thần, tức là trong ăn chay cũng có cái không tốt cho tính tình, Phật đều đem nó lựa ra. Mọi người biết, nhà Phật nói rau ngũ huân, “huân” có bộ thảo đầu, huân không phải thịt, cho nên rất nhiều người nói ăn huân là ăn thịt, đây là sai rồi! Huân không phải thịt, huân là rau. Thịt, nhà Phật gọi là “huân tanh”. Huân là năm loại rau, mọi người đều biết, đó là tỏi, kiệu (chúng ta gọi là kiều đầu), rau hẹ, hành, hưng cự (chúng ta gọi là hành tây), những thứ này ảnh hưởng sinh lý. Người không có công phu, người không có định công, nếu ăn sẽ gây ra hiệu quả không tốt, cho nên nhà Phật tránh nó. Năm loại này gọi là huân thái. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật nói rõ ràng, ăn sống rất dễ động can hỏa, nóng nảy bứt rứt. Cho nên Phật mới khuyên người sơ học, bạn muốn bảo vệ tâm trạng lương thiện của mình phải để ý, việc ăn uống sẽ ảnh hưởng tâm trạng. Ăn chay gìn giữ tâm từ bi, không ăn thịt chúng sanh, cho nên ăn chay là vệ sinh, vệ tánh, vệ tâm. Đây là sự lựa chọn tốt nhất, là đạo dưỡng sinh tốt nhất, nó dưỡng sinh, dưỡng tánh, dưỡng tâm. Đây là đại học vấn. Từ chỗ này sinh khởi tâm yêu thương, bảo vệ tất cả chúng sanh, hoan hỷ, vô điều kiện chăm lo tất cả chúng sanh, giúp đỡ tất cả chúng sanh. Tâm Bồ Đề là sinh ra từ đây.

    …Bố thí vô úy rất đơn giản, rất thuận tiện chính là ăn chay. Ăn chay là từ nay về sau không hại tất cả chúng sanh. Tuy là trong Phật pháp không khuyên người ăn trường chay, Phật chỉ khuyên bạn không sát sanh, không hề khuyên bạn không ăn thịt. Nếu như muốn nói đến bố thí vô úy, thì việc ăn chay là rất quan trọng. Khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển lò sát sanh, tôi chưa đi tham quan qua, thế nhưng khi tôi còn nhỏ, sanh ra lớn lên ở trong nông thôn, trong nông thôn giết heo bán thịt, khi nhà bán thịt giết heo, họ nắm tai của heo lên nói với nó: “Heo ơi, heo ơi! Ngươi đừng trách ta. Ngươi là một món ăn của nhân gian. Họ không ăn thì ta không giết. Ngươi đi tìm người ăn mà đòi mạng đi”. Các vị thấy, họ đem tất cả trách nhiệm đổ cho người ăn, các vị người nào ăn thịt thì tiêu rồi, vấn đề sẽ rất nghiêm trọng. Họ đem trách nhiệm đổ hết cho người ăn, họ không có tội, tội lỗi đều là ở người ăn thịt. Cho nên chúng ta có thể ăn chay, có thể không ăn thịt tất cả chúng sanh, đó chính là vô úy bố thí, bồi dưỡng tâm từ bi của chính mình. Đây là việc tốt, bồi dưỡng tâm từ bi của chính mình, quyết không tổn hại bất cứ một chúng sanh nào. Không những là không thể sát hại, mà ngay đến làm cho chúng sanh vì ta mà sanh phiền não thì chúng ta liền có tội, có lỗi lầm.

    Trích lời dạy của HT. Tịnh Không.
    @ CatBuiTinhXa ,Cho Tu theo đuôi để đọc các bài Pháp hay của Bác nhé ạ !!!
    Binh Yen, quocdai307CatBuiTinhXa thích bài này.
  4. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    CỨ NGỠ...
    [​IMG]
    Cứ ngỡ nhà Tu không biết yêu?
    Sống không tình cảm, sống cô liêu
    Tháng ngày chỉ biết câu kinh kệ
    Chôn đời trong nếp sống quạnh hiu.

    Vỡ lẽ... nhà tu cũng biết yêu!
    Mà không yêu một, lại yêu nhiều.
    Sang, hèn, đẹp, xấu.. đều yêu cả
    Tim này không biết rộng bao nhiêu!

    Cứ tưởng nhà tu chẳng biết buồn
    Ai dè có lúc... lệ thầm tuôn,
    Thương đời thống khổ hoài mê đắm
    Chẳng biết phương nao hướng cội nguồn...
    - Đã thế, còn không thương mến nhau!
    Lại gây chồng chất những cơn đau.
    '' Đường đời chật chội hoài chen lấn ''
    Cửa đạo thênh thang.. mãi lắc đầu!

    Cứ tưởng nhà tu chẳng biết cười
    Ngờ đâu.. ''hàm tiếu'' rạng trên môi .
    Du hành bất chợt dừng chân lại
    Vui thấy người kia giúp đỡ người...

    Cứ ngỡ nhà tu chẳng có Tình
    Ai ngờ... tình rộng tới muôn sinh.
    Cỏ, cây, sông, núi.. đều ôm trọn
    Mà vắng bên lòng những sắc, thinh...
    .. Vẫn yêu như gió qua màn lưới
    Chẳng vướng vào đâu, trút cạn tình
    Nắm tay bằng hữu cùng đi tới
    Lồng lộng niềm thương trong tiếng Kinh.

    Cứ nghĩ nhà tu sống lạ lùng
    Đâu dè... tâm đẹp, ý bao dung.
    Sông Hằng bao nước tình bao lượng
    Có sống gần ai mới tận cùng .

    Tác giả : Thích Tánh Tuệ
    Xứ Ấn trước thềm '' Hoa Ưu Đàm nở ''
    Binh Yen, quocdai307CatBuiTinhXa thích bài này.
  5. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    NỖI BUỒN ĂN TIỆC
    [​IMG]


    Tiệc tùng thiết đãi bảo vui
    Có hiểu thấu nỗi ngậm ngùi chúng sanh.
    Khi thì nằm trong bát canh
    Lúc bị xé gỏi, tiết canh cháo lòng
    Bởi do tham thực - nhọc công
    Phước đâu chẳng được, mất lòng từ bi.
    Chúng sanh vốn dĩ mê si
    Bị giết đau đớn, tức thì nổi sân
    Ai mà chẳng tiếc tấm thân
    Huống hồ bị giết, chặt, phân, nấu xào.
    Trách chi tranh chiến binh đao
    Gia đình ly tán máu đào lệ rơi
    Than thân trách bởi Ông trời
    Nào đâu hay biết nguồn khơi tại mình.
    Xét xem nguồn gốc đao binh
    Lắng nghe tiếng oán thất kinh .. đêm về
    Lời rên than khóc tái tê
    Hận sầu ai oán não nề .. tái sinh.
    Tử, Sinh bao kiếp điêu linh
    Trả Vay, vay trả ... hận tình chưa nguôi ...
    Chạnh lòng đau xót ngậm ngùi
    Cảm thương sanh chúng, sụt sùi lệ cay
    Từ nay lập nguyện trường chay
    Dặn lòng sẽ chẳng đổi thay lời nguyền.
    Ước nguyện sanh chúng bình yên
    Hỷ xả tất cả oan khiên buộc ràng
    Gieo tha thứ - gặt bình an
    Đừng gieo thù oán, ngập tràn đắng cay.
    Trao nhau lời đẹp ý hay
    Cùng chung chí hướng đắp xây Đạo vàng. St

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    Binh Yen, quocdai307CatBuiTinhXa thích bài này.
  6. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    NHỮNG BÀI KỆ BUÔNG XUỐNG ĐI!


    Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
    Bất động, thanh thản, chẳng sầu bi
    Buông xuống đi, còn lo chi nữa?
    Giải thoát đây rồi, buông xuống đi!

    --o0o--

    Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
    Chớ giữ làm chi có ích gì.
    Thở ra chẳng lại còn chi nữa?
    Vạn pháp vô thường, buông xuống đi!

    --o0o--

    Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
    Tâm hồn thanh thản, chẳng sầu bi.
    Cuộc đời ngắn ngủi trong chớp mắt,
    Còn có vui gì chẳng bỏ đi!

    --o0o--

    Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
    Trò đời như mộng có còn chi.
    Tứ đại trả về cho tứ đại
    Thanh thản, an nhàn lúc phân ly!

    --o0o--

    Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
    Chớ giữ làm chi có ích gì?
    Ôm vào đau khổ vô cùng tận
    Buông xuống ngay liền vạn khổ đi!

    --o0o--

    Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
    Chấp giữ thân tâm có ích gì?
    Thở ra chẳng lại còn chi nữa,
    Thân tâm vô thường buông xuống đi!

    --o0o--

    Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
    Chớ diệt ý thức có ích gì?
    Ý làm chủ, dẫn đầu các pháp
    Lợi ích vô cùng, sao bỏ đi!

    --o0o--

    Tác ý đi, hãy tác ý đi!
    Bất động, thanh thản, chẳng sầu bi.
    Tác ý đi, còn lo chi nữa?
    Giải thoát đây rồi, tác ý đi!

    Trưởng lão Thích Thông Lạc
    http://nguyenthuychonnhu.net/index.php/bdt/45-ac
    Binh Yen, quocdai307CatBuiTinhXa thích bài này.
  7. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Khổ Và Con Đường Diệt Khổ Qua Nhân Duyên - Thích Trí Huệ
    --- Gộp bài viết, 09/10/2014, Bài cũ: 09/10/2014 ---
    Phước Báo và Công Đức Lớn Nhất - ĐĐ Thích Trí Huệ
    Binh Yen, quocdai307CatBuiTinhXa thích bài này.
  8. CatBuiTinhXa

    CatBuiTinhXa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2013
    Đã được thích:
    225
    Đừng Mơ Tưởng...(Hay: Kinh Người Biết Sống Một Mình)

    Tôi không hiểu vì sao, hoặc là do nghiệp chướng nào từ kiếp xa xưa, khi tôi bắt đầu lớn lên, tôi không thấy mình an tâm, trước mắt mình như có một màn gì mờ mờ ảo ảo. Tôi làm việc gì thường hay bỏ dở vào giai đoạn sau cùng và lúc nào cũng mang tâm trạng chán nản, mông lung..!

    Con người tôi không thực mà cũng chẳng hư. Từ đó ý tưởng, cách sống của tôi nó như là hư hư thực thực, Có người bạn cay cú đùa tôi “sống không ra sống, chết không ra chết”. Chính từ điều ấy, lúc nằm trên giường bệnh tôi cố gắng bỏ đi mọi phiền não, và định lại tâm mình, tôi mới hiểu cái tâm lý của người tu thiền của một vài phái thiền: Ai cũng mong muốn, cầu được nhanh chóng giải thoát khỏi cảnh khổ đau, luân hồi, trầm luân của thế gian. Nhưng đâu phải một ngày, một buổi! Để rồi mình “mê” ngồi thiền bỏ con cái “bơ vơ” hay bê trễ công ăn việc làm mà cầu mong cho chính mình giải thoát.
    Binh Yen, HoaTuBiquocdai307 thích bài này.
  9. CatBuiTinhXa

    CatBuiTinhXa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2013
    Đã được thích:
    225
    Trong thế gian nầy người thật thì ít, người giả thì nhiều, đây là một thế giới lẫn lộn người và ma, là một trường thi mà con người cần tiến tu để trở về với chân tâm giác ngộ giống như Hòa Thượng Thích Tâm Thanh (Đại Ninh- Lâm Đồng) đã giảng trong cuồn băng ghi âm “Tương quan giữa sự sống và chết”: Trong thế giới của ta có bốn châu ở chung quanh núi Tu Di: Bắc Câu Lư Châu, Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hoá Châu và cõi Nam Diêm Phù Đề (là cõi mà chúng ta đang ở). Người ở Bắc Câu Lư Châu, Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu rất là thông minh, họ giàu sang sung sướng; Nhưng nếu họ muốn thành Phật thì họ cũng phải tái sanh về cõi Nam Diêm Phù Đề của chúng ta, vì chỉ ở cõi Nam Diêm Phù Đề mới có Phật Pháp. Cho nên muốn được thân người ở cõi Nam Diêm Phù Đề đã là khó rồi (thân người khó được) mà làm người tu hành lại càng khó hơn. Từ ý ấy, tôi đã để ý lại chuyện con mối cánh từ tổ bay ra, để rồi rụng cánh cắn đít dẫn nhau về tổ để được làm mối chúa; giống như con người rời cõi Thanh Tịnh, Chân không Diệu hữu để hiện thân làm người, chịu khổ đau, tu hành được trở về “nơi chốn cũ” mà thành bậc Giác Ngộ, thành Phật. Nhưng trong Kinh Viên Giác, Đức Phật lại ví dụ rõ hơn: Tâm thức ta từ trong cõi thanh tịnh, trong sáng, vì vọng tưởng khởi lên, vì u minh che lấp sự sáng suốt nên ta muốn có thân, rồi từ thân có giác quan (lục căn), tiếp xúc với sáu trần, có sáu thức, rồi sanh ra Dục Ái nên mới bị triền miên luân hồi; giống như quặng của vàng, chưa tập hợp, còn rời rạc trộn lẫn với đất đá, tạp chất. Khi tu hành giống như quặng được tôi luyện và khi quặng vàng đã trở thành vàng ròng là lúc chúng ta trở thành Phật. Lúc ấy vàng sẽ không bao giờ là quặng nữa. Qua ví dụ ấy cho ta thấy sự “vô minh” là sự “tất có”, để quặng trở thành vàng. Và chúng sanh lặn hụp trong luân hồi là điều “hiển nhiên”. Ai cũng phải vào biển khổ, ai cũng phải lội xa bờ, nhưng xa nhiều xa ít, chìm đắm nhiều chìm đắm ít tùy theo sự “thích chơi” hay “căn cơ” của mọi người. Giống như một trò chơi: Con người ai cũng từ nơi ấy, đi qua các giai đoạn như nhau, để rồi trở về nơi chốn cũ với một tính cách trưởng thành hẳn lên. Chỉ khác nhau là nếu tôi thích chơi trong biển khổ thì tôi sẽ ở lâu hơn, lội xa hơn, đường về sẽ gian nan hơn; còn bạn chán sớm thì bạn lên bờ sớm, bạn trở thành Phật trước tôi. Chỉ có vậy thôi! Nhưng bao giờ ý nguyện, nguyện lực của mình cũng vẫn là quan trọng. Lúc xưa khi đi làm chung với bạn bè, có anh bạn bảo rằng “mình muốn cái gì thì sẽ có cái nấy, mình muốn xe thì mình ráng làm, để dành tiền thì có xe; muốn nhà thì có nhà; muốn đi chơi thì sẽ đi chơi; muốn có vợ bé thì có vợ bé”. Đúng là như vậy, ý muốn của mình là quyết định tất cả. Mình muốn thiện thì mình sẽ làm các việc thiện, giúp ích cho đời, cho xã hội, cho người. Mình muốn làm việc ác thì mình sẽ tạo ác, gây rối cho xã hội, cho người, cho mình. Và trong cuộc luân hồi mình muốn thoát ra khỏi thì mình sẽ “dứt khoát” phải tìm đường ra, nguyện lực tu hành sẽ dũng mãnh và mình sẽ là một “Bất Thối Bồ Tát” không sai. Nếu mình còn muốn chơi tiếp tục mà người khác cứ mãi đến lằng nhằng khuyên răn, mình sẽ “chán ngấy” và đôi khi mình sẽ lôi họ để bắt họ chơi cùng với mình cho “bỏ ghét”. Mới đây, khi vào chùa Pháp Hoa, tình cờ tôi thấy được “Kinh Người Biết Sống Một Mình” do Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dịch. Tôi cũng muốn tìm hiểu cùng bạn để chúng ta có thể hiểu xa hơn được chút nào không trên con đường tu tập và nếp sống của mình:

    Đừng tìm về quá khứ

    Đừng tưởng tới tương lai

    Quá khứ đã không còn

    Tương lai thì chưa tới

    “Này Quý Thầy, sao gọi là tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: Trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tư tưởng ta từng như thế, hành nghiệp ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế. Nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì người ấy đang Tìm về quá khứ”. “Này Quý Thầy, sao gọi là không tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: Trong quá khứ hình thể ta từng như thế, cảm thọ ta từng như thế, tư tưởng ta từng như thế, hành nghiệp ta từng như thế, nhận thức ta từng như thế, Nghĩ như thế và không khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy thì người ấy đang Không tìm về quá khứ”.
    Binh Yen, HoaTuBiquocdai307 thích bài này.
  10. CatBuiTinhXa

    CatBuiTinhXa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2013
    Đã được thích:
    225
    Có một lần tôi đã kể lại cùng bạn một sự tất nhiên của ký ức về quá khứ. Ai, dù ít dù nhiều, khi về già đều có sự ôn lại cái quá khứ mà mình đã trải qua: Có quá khứ oanh liệt, có quá khứ thảm sầu, có quá khứ đẹp như mơ, mà cũng có quá khứ khốn cùng, mỗi người mỗi nét, mỗi người mỗi vẻ. Nhưng chung quy, quá khứ bao giờ cũng là “kỷ niệm dấu yêu” dù nó có đầy thương đau đi nữa, là “cái gì” được ta trân trọng gìn giữ nó.

    Nhiều lúc trong các câu chuyện “Trà dư tửu hậu” ai cũng đều có kỷ niệm thật đẹp về tình yêu trai gái, của thời ấu thơ phá phách, của thời kỷ niệm làng quê hoặc thời vàng son lưu luyến. Người kể rất là say sưa như muốn chìm đắm trở lại trong các kỷ niệm ấy, và đôi lúc họ muốn, họ có nguyện lực trở lại nơi ấy, hoặc sẽ gặp người ấy nếu có kiếp “lai sinh”. Ấy là tự mình ràng buộc mình, thúc đẩy tâm thức mình một hứa hẹn kiếp sau. Điều mình mong muốn, quyết muốn thì mình sẽ được. Thế là ta lại “được” một kiếp nữa trong cõi luân hồi. Đấy là điều mà Đức Phật nói “Nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì người ấy đang tìm về quá khứ”.

    Và nếu ta ngồi ôn lại cuộc đời đã qua để tách ra điều thiện, điều ác, tốt xấu, đúng hay sai rồi mình tự ăn năn, sám hối, tu tịnh hầu giải bớt “nhân kiếp sau” và hành trang “cận tử nghiệp” còn ít lại chừng nào thì đường về xứ Phật ta sẽ nhẹ nhàng và nhanh chóng chừng nấy. Vì vậy mà “Nghĩ như thế và không khởi tâm ràng buộc quyến luyến về những gì thuộc về quá khứ ấy, thì người ấy đang Không tìm về quá khứ”.
    Binh YenHoaTuBi thích bài này.

Chia sẻ trang này