Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

2543 người đang online, trong đó có 56 thành viên. 02:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158054 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. CatBuiTinhXa

    CatBuiTinhXa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2013
    Đã được thích:
    225
    Còn về tương lai thì sao?

    “Này Quý Thầy, sao gọi là tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: Trong tương lai hình thể ta sẽ được như thế kia, cảm thọ ta sẽ được như thế kia, tư tưởng ta sẽ được như thế kia, hành nghiệp sẽ được như thế kia, nhận thức ta sẽ được như thế kia. Nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc và mơ tưởng về những gì thuộc tương lai ấy, thì người ấy Đang tưởng tới tương lai”.

    “Này Quý Thầy, sao gọi là Không tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: Trong tương lai hình thể ta sẽ được như thế kia, cảm thọ ta sẽ được như thế kia, tư tưởng ta sẽ được như thế kia, hành nghiệp sẽ được như thế kia, nhận thức ta sẽ được như thế kia. Nghĩ như thế mà Không khởi tâm ràng buộc và mơ tưởng những gì thuộc về tương lai ấy, thì người ấy đang Không tưởng tới tương lai”.

    Mình không bằng lòng với cuộc đời hiện tại nầy của mình hoặc mình không ưng ý với những điều kiện mà mình đã nhận lãnh, đã có từ trước đến nay, để rồi ta mơ ước, nếu có một kiếp sau, một kiếp lai sinh mình sẽ là như thế này thế khác. Đấy là một “ý nguyện cứng chắc”, nó sẽ được thành tựu và rồi ta lại đưa ta vào một kiếp nữa trong vòng luân hồi triền miên. Đó không phải là điều của người Trí trong Đạo Phật, mà chỉ là một sự u mê để kéo dài cuộc luân hồi của mình thêm ra. Do vậy sự đoạn quá khứ, và đoạn tương lai là một điều cần thiết để chúng sinh nhanh chóng thoát khỏi cảnh luân hồi. Cũng cùng ý nghĩ ấy tôi đã viết: “Còn việc trong khi “miễn cưỡng” diễn trò mà tâm hồn chán nãn, thì vừa “diễn trả nợ” lại vừa thối lui.. tìm con đường tu để không gây nhân nữa mà chỉ lo trả nợ cũ thôi. Khi hết nợ, ta sẽ ung dung tự tại, đứng ngoài lề cuộc chơi, rời khỏi dòng nước lôi cuốn của luân hồi”.

    Vả lại, với một tinh thần thoải mái hơn ta tự hỏi ta quyến luyến quá khứ để làm gì? Ta có quyền nhớ lại, kể lại như là một kỷ niệm vui chơi, chứ luyến nhớ để làm gì? Ta nhớ lại người yêu xưa để chi? Ta dù nhớ thương cách mấy, thì cũng không thể xoay thời gian trở lại được. Thôi thì việc gì qua cứ để nó qua luôn, đừng lấy nó để bận lòng, còn trăm ngàn việc khác phải lo.

    Và với tương lai ta chưa biết ra sao? Dù mơ ước thế nào đi nữa thì nó cũng chưa tới mà nếu nó tới mà không đúng với điều ta mơ ước, như vậy càng làm cho ta khổ hơn. Vậy thì nghĩ đến tương lai để làm gì?

    Hãy quán chiếu sự sống

    Trong giờ phút hiện tại

    “Này Quý Thầy, Thế nào gọi là bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người không học, không biết gì về Phật, Pháp, Tăng, không biết gì về các bậc hiền nhân và giáo pháp của họ, không tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, cho rằng hình thể nầy là mình, mình là hình thể nầy, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tư tưởng này là mình, mình là tư tuởng này, hành nghiệp này là mình, mình là hành nghiệp này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này thì khi ấy người đó Đang bị lôi kéo theo hiện tại”.

    “Và này Quý Thầy, thế nào gọi là không bị lôi cuốn theo hiện tại? Khi một người có học, có biết về Phật, Pháp, Tăng, có biết về các bậc hiền nhân và giáo pháp của họ, có tu tập theo giáo pháp của các bậc hiền nhân, không cho rằng hình thể này là mình, mình là hình thể này, cảm thọ này là mình, mình là cảm thọ này, tư tưởng này là mình, mình là tư tưởng này, hành nghiệp này là mình, mình là hành nghiệp này, nhận thức này là mình, mình là nhận thức này thì khi ấy người đó đang không bị lôi kéo theo hiện tại.

    “Đó tôi đã chỉ cho Quý Thầy biết đại cương và giải thích cho Quý Thầy nghe về Thế nào là người biết sống một mình”.
    Binh Yen, Trovecatbui88HoaTuBi thích bài này.
  2. CatBuiTinhXa

    CatBuiTinhXa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2013
    Đã được thích:
    225
    Quả thực, con người bị lôi cuốn, lôi cuốn quá nhiều trong cuộc sống. Đối với các quốc gia Đông phương mức độ bị lôi cuốn hãy còn chậm chạp hơn. Xã hội văn minh, tiến bộ vật chất chừng nào thì dòng chảy càng mạnh chừng nấy: Vì ta phải ráng lo làm để đáp ứng vào mọi chi phí do các tiện nghi cung cấp trong xã hội. Ta cứ mãi chạy theo thời gian và tiền bạc, đôi lúc ta cảm thấy rằng ta đã quên đi bản thân mình.

    Nếu đứng về phương diện tinh thần ta đã bị lôi cuốn vào cuồng lưu luân hồi, lúc nào ta cũng đều có “các căn” nhìn vào “các trần” để ta cảm nhận được qua “các thức” rồi sanh ra Tham Dục Ái. Có tham có dục thì ta phải làm kiếm tiền, hay tìm đủ mọi cách để tạo hoặc chiếm hữu cho được, rồi thích hay không thích mà sanh tâm phiền não hay tiếp tục kiếm thêm.

    Và ở đây Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy: Đối với người không biết Đạo, không hiểu về giáo pháp, họ cứ mãi cho rằng thân thể nầy là họ, mà họ chính là thân thể nầy, cũng cùng ý như vậy họ sẽ nhận cảm “thọ”, tư “tưởng”, “hành” nghiệp, nhận “thức” chính là họ hay họ được thể hiện qua các hình thức đó.

    Còn đối với những người có học, có biết về Phật, Pháp, Tăng, có tu tập thì họ hiểu được thân mình là giả tạm, thân tứ đại vô thường, họ cần có thân xác chỉ là để trưởng dưỡng cái “huệ mạng” mà thôi, thì họ không cần thiết phải ăn ngon, mặc đẹp, không phải tranh giành hay dùng mọi cách, mọi thủ đoạn để chiếm hữu cái ngon nhất, tốt nhất, êm nhất, ấm nhất cung phụng cho cái thân xác hoặc chính vì muốn nuôi thân xác mà họ lại đày đọa thân xác: Phải làm thật nhiều, phải làm thêm giờ (overtime), phải tranh thủ thời gian để kiếm được nhiều tiền, có để mua thức ăn ngon, quần áo đắt tiền... cung phụng cho thân xác và cuộc sống. Từ nơi hiểu được thân là vật không tồn tại vĩnh viễn, mà cái Tâm, “cái Biết” của mình mới thật sự là mình, cho nên xúc, thọ, tưởng, hành, thức được sinh ra từ thân giả tạm thì chúng cũng là giả tạm, thân không còn thì chúng cũng sẽ không còn.

    Từ đó, ta mới an trụ lại thân tâm, đứng yên lại mà nhìn dòng đời trôi qua, nhìn mọi việc xảy ra giống như một màn kịch; hoặc là ta ngồi xuống, lắng lòng lại, suy nghĩ và quyết định tu hành, để ăn năn sám hối, để chuộc lại những sai lầm trước kia, và nhìn lại những việc Thiện, việc tốt đã làm mà lòng thanh thản hơn thêm,.. Cho nên Đức Phật mới nói tiếp:

    “Kẻ thức giả an trú

    Vững chãi và thảnh thơi

    Phải tinh tiến hôm nay

    Kẻo ngày mai không kịp

    Cái chết đến bắt ngờ

    Không thể nào mặc cả

    Người nào biết an trú

    Đêm ngày trong chánh niệm

    Thì Mâu Ni gọi là

    Người biết sống một mình”.
  3. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Con cảm nhận trong muôn trùng sâu thẳm
    Gió ngặp tràn thấm mát cõi lòng con!
    Gió biển khơi hay ở tận trên non?
    Nghe dạt dào như tình thương của Phật!

    Giữa thế gian đầy hơn thua giành giật
    Cảnh oán thù tranh chấp vẫn triền miên
    Lợi và danh chất chứa lắm ưu phiền
    Vòng nghiệp lực quay cuồng trong cõi sống.

    Từng bước đi trong gió chiều lòng lọng
    Như tìm về sự thật rất xa xăm...
    Phật soi đường bằng Giáo Pháp diệu thâm
    Con tận hưởng dòng suối lành trong mát...

    Thanh thản bước trong cảnh đời đen bạc
    Giữa hận thù con tập sống thương yêu
    Những đam mê dục vọng bị đốt thiêu
    Bởi ngọn lửa vô thường bao nghiệt ngã!

    Bởi tất cả trong bàn tay "Nhân Quả"
    Hạnh phúc rồi đau khổ ở kề bên...
    Vinh quang rồi tủi nhục...cứ lênh đênh...!
    Con an trú trong lời Kinh cao cả...

    Đạo nhiệm mầu con nguyện xin chặt dạ
    Gieo vào đời hạt giống của "Từ Bi"
    Lời Phật truyền dẫn dắt lối con đi...
    Tâm tỉnh giác bước trên Đường Giải Thoát. (st)

    [​IMG]
  4. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    8 biểu tượng phổ biến nhất trong Phật giáo(Có thể bạn chưa biết)

    Cho dù từ lâu Phật đã có biểu tượng mang dáng vẻ con người (tượng Phật) thì trong Phật giáo nguyên thủy lại không hề thờ tượng Phật. Có rất nhiều các hình ảnh ẩn dụ đã được vẽ trong các đền đài, sách vở liên quan tới Phật giáo và duy trì cho tới tận bây giờ (ngay cả khi đã có tượng Phật). Tám biểu tượng dưới đây là tám biểu tượng thường được thấy nhất trong các biểu tượng liên quan tới Phật giáo trừ tượng Phật. Bông sen, bánh xe Pháp, stupa (tháp xá lợi) là 3 biểu tượng thường xuyên xuất hiện tại các chùa và các tu viện Phật giáo.

    1.Hoa sen (Padma)
    [​IMG]
    Hoa sen biểu tượng cho sự thuần khiết. Hoa sen trong Phật giáo có thể sử dụng tất cả các màu sắc, trừ màu xanh da trời (Blue).

    2.Bánh xe Pháp (Dharmachakra)
    [​IMG]
    Đây là bánh xe thể hiện cho Công Lý. Bánh xe được chia thành 8 phần thể hiện cho Bát Chính Đạo : chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.

    3.Tháp xá lợi (Stupa)
    [​IMG]
    Dấu vết kiến trúc Phật giáo cổ nhất của stupa là ở Ấn Độ vào thế kỉ 4-1 TCN, dạng bán cầu, xung quanh có lan can, được trang trí bằng những hoạt cảnh về cuộc đời Đức Phật, trên đỉnh là hình tượng chiếc lọng. Ở các nước như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, stupa có dạng bán cầu và đỉnh nhọn, vì theo tương truyền trước khi tịch, Phật được hỏi: làm thế nào để bảo tồn sự tôn kính di thể Phật? Phật gấp tư áo cà sa, úp bát khất thực lên, rồi đặt cái gậy chống lên trên cùng rồi tịch.

    Tháp thường được thu nhỏ dần cho tới trên cùng, bên trong chứa xá lợi của Phật hoặc hài cốt của sư trụ trì chùa.

    4.Triratana
    [​IMG]
    Đây là biểu tượng đại diện cho Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Người ta khi quy y cửa Phật sẽ gọi là quy y Tam Bảo, có nghĩa là quy y Phật (người dẫn đường), quy y Pháp (phương pháp diệt khổ của Phật), quy y Tăng (Tăng đoàn là những người cùng tu hành với mình).

    5.Chattra
    [​IMG]
    Đây là cái lọng (Chattra còn nghĩa là cái nấm) thể hiện cho sự che chở của bầu trời, cho sự che chở khỏi mọi quỷ dữ, cám dỗ. Chiếc lọng này cũng thể hiện cho hoàng gia, cho đẳng cấp cao có giá trị tinh thần to lớn. Hình tượng của Phật trong tranh vẽ cổ thường có người che lọng đi kèm.(Dù Hoa- Lọng Báu)

    6.Lá cờ Dhvaja
    [​IMG]
    Trong lịch sử Ấn Độ, Dhvaja là lá cờ chiến không thể thiếu trong mỗi cuộc chiến tranh. Tuy vậy, đạo Phật coi đây là lá cờ thể hiện cho sự chiến thắng của Phật pháp trước quỷ dữ và cám dỗ. Tại Tây Tạng, Dhvaja có cùng ý nghĩa như trên nhưng được dựng trên nóc của các tu viện dưới hình dạng trụ đồng.

    7.Con nai
    [​IMG]
    Hình tượng con nai – thường đi cặp đôi – được thể hiện cho bài giảng đầu tiên của Phật (Kinh Chuyển Pháp Luân) tại Vườn Lộc Giả (Deer Park) cho năm anh em Kiều Trần Như. Đây là bài kinh đầu tiên của Phật thể hiện con đường Trung Đạo của mình (Tứ Diệu Đế).

    8.Vua rắn Naga
    [​IMG]
    Trong sự tích này kể về “Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật”, khi ngài đang đang tọa thiền dưới cội Bồ Đề (Boddhi) thì một cơn mưa trái mùa như trút nước dội xuống thân thể ngài, đúng lúc đó một vị vua rắn Naga liền bò ra khỏi nơi trú ẩn của mình, cuộn mình thành bảy vòng tròn, nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước đang chảy xiết và dùng bảy chiếc đầu của mình làm thành một chiếc táng che chở cho Đức Phật. Do vậy hình tượng rắn Naga là hình tượng cực kỳ phổ biến trong văn hóa Khmer và Phật giáo Nam tông.
  5. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Gieo Trồng Phước Đức - Tủ Sách Duyên Lành
  6. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Suốt đợt vừa qua em vắng mặt vì phải chuẩn bị cho tốt nghiệp,lại mắc đi xin việc,bẵng đi 1 thời gian dài ko vào diễn đàn,đã vậy khi vào lại quên mất cả emaiil đăng ký lẫn mật khẩu nên ko thể trả lời các chủ đề được(nhất là để chia tay trên D Đ với cô PT- vì ở ngoài thì thỉnh thoảng vẫn í ới gọi điện & gặp mặt ), nay em đã rảnh hơn xin lại vào để thỉnh thoảng được đàm đạo với các cô chú anh chị em ạ !@};-@};-@};-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-%%-
    Binh Yen, CatBuiTinhXa, HoaTuBi3 người khác thích bài này.
  7. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Tập này rất hay và cần ạ!
    Khuyên Người Niệm Phật - Cư sĩ Diệu Âm 30/31 (Trọn Bộ 31 Phần)

    Binh Yen, CatBuiTinhXa, HoaTuBi2 người khác thích bài này.
  8. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Tài Sản Của Mình Là Nghiệp đi theo mình - Thích Trí Huệ

    [​IMG]
    Thả hồn theo giấc mộng trần
    Ưu tư, sầu, hận bao lần đánh rơi
    Buồn chi? một kiếp rong chơi
    Thoáng qua quá nửa phận đời nổi trôi..

    Khói sương nhuộm tóc rối bời
    Thôi thì gói lại cho đời nở hoa

    Giả chân, hư thực, chói lòa..
    Bờ mê bến giác đâu xa đợi người
    Nhấp nhô sóng bạc, biển đời
    Gập ghềnh con nước,bãi bồi trót sa

    Nổi sầu, nỗi khổ đi qua
    Đời đau tiễn biệt, khóc òa tiếc thương
    Phận đời một chuỗi tơ vương
    Trắng tay về cõi..vô thường là đây.
    Binh Yen, CatBuiTinhXa, HoaTuBi1 người khác thích bài này.
  9. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Cúng Thế Nào Có Phước - Thích Trí Huệ
    Binh Yen, CatBuiTinhXa, HoaTuBi1 người khác thích bài này.
  10. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Năm Bất Hạnh Và Năm May Mắn - Thích Trí Huệ
    Binh Yen, CatBuiTinhXa, HoaTuBi1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này