Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

4630 người đang online, trong đó có 331 thành viên. 10:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158771 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Kinh Bát Đại Nhân Giác
    https://www.facebook.com/tutriphatphap/posts/333720816818277:0

    TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ CỦA BẬC ĐẠI NHÂN
    VIỆT DỊCH (Tỳ Kheo Thích Trí Thủ)

    Làm người Phật tử ở đời
    Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên
    Tám điều giác ngộ kinh truyền
    Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành

    1. Thứ nhất là tâm thành giác ngộ
    Cảnh thế gian quốc độ vô thường
    Sắc, tâm, sanh diệt khôn lường
    Tứ đại, ngũ uẩn, theo đường khổ, không.
    Nguồn tội ác bởi lòng dục vọng
    Nghiệp oan gia như bóng theo hình
    Suy đi nghĩ lại cho tinh
    Lần lần giải thoát tử sinh luân hồi.

    2. Thứ hai là ghi lời giác ngộ
    Tham dục nhiều lụy khổ thêm nhiều
    Dạt dào sanh tử bao nhiêu
    Cũng vì tham dục mọi điều gây nên
    Muốn sống đời bình yên tự tại
    Hãy mở lòng quảng đại vô vi.

    3. Thứ ba là nhớ ghi tâm trí
    Lòng tham cầu như ý khó vừa
    Chất chồng tội ác ngàn xưa
    Cũng vì không chán, không chừa cầu mong.
    Bậc Bồ tát giữ lòng biết đủ,
    An phận nghèo quy củ tu hành
    Trau dồi trí thức thông minh,
    "Huệ là sự nghiệp" bình sinh đạo thường.

    4. Thứ tư là nhớ đường giác ngộ
    Lười biếng gây gốc khổ lầm than
    Thường tu tinh tấn không ngần
    Dẹp giặc phiền não ma quân phục tùng
    Phá địa ngục muôn trùng kiên cố
    Thoát thành sầu cùng khổ ấm, duyên.

    5. Thứ năm là giác ngộ cơ thiền
    Ngu si là gốc nhân duyên mê lầm
    Bậc Bồ tát chuyên tầm học vấn
    Nghe thấy nhiều diệt tận nguồn mê
    Khai thông tâm trí bồ đề
    Biện tài thành tựu đề huề chúng sanh
    Thường giáo hóa an lành tất cả
    Ban nguồn vui hỷ xả cho nhau.

    6. Thứ sáu là nhớ câu giác ngộ
    Nghèo khổ nhiều đau khổ càng nhiều
    Nợ oan vay trả bao nhiêu
    Dây oan buộc chặt lắm điều đắng cay
    Bậc Bồ tát ra tay bố thí
    Bình đẳng tâm không nghĩ oán thân
    Càng thương những kẻ ác nhân
    Quên điều tội cũ thương phần khổ đau.

    7. Giác thứ bảy thân dầu ở tục
    Lòng thường vui ngũ dục tránh xa
    Giữ gìn ba áo ca sa
    Tay bưng bình bát yên hà vui say
    Chí xuất gia tháng ngày giữ dạ
    Phẩm hạnh lành đức cả cao xa
    Sao cho trong sạch lòng ta
    Từ bi cứu thoát hằng hà chúng sanh.

    8. Thứ tám là đinh ninh giác ngộ
    Lửa tử sanh đau khổ vô cùng
    Bồ đề tâm phát bao dung
    Thề đều tế độ thoát vòng truân chuyên
    Chúng sanh khổ lòng nguyền thay thế
    Dầu lao đao chẳng kể chẳng phiền
    Miễn cho muôn loại đều yên
    Hoàn toàn giải thoát lên miền chân như.

    Tám điều ấy lời chư Phật dạy
    Bậc đại nhân như vậy tu hành
    Đạo tâm tinh tấn chí thành
    Giong thuyền lên bến vô sanh niết bàn.

    Thừa nguyện lực nhân hoàn trở gót
    Bể trầm luân cứu vớt sanh linh
    Y theo tám việc thực hành
    Tuyên dương tiếp dẫn siêu sinh giác đài
    Ngộ tử sanh đêm dài đau khổ
    Thoát năm trần siêu độ tâm linh

    Là người Phật tử chân thành
    Hằng ngày nhất niệm, phước sanh tội trừ
    Đoạn sanh tử lên bờ giải thoát
    Chứng bồ đề cực lạc huy hoàng
    Cúi đầu lạy đấng Giác Hoàng
    Cầu xin chứng giám đạo tràng từ bi.

    ----------------------------------------
    DungTri86Binh Yen thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

    Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành thiền ta nên buông xả hết những gì thuộc về quá khứ và tất cả những dự định ở tương lai để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy hỷ lạc. Thiền định là con đường dẫn đến tâm thanh tịnh, cái tâm đã được giải thoát khỏi mọi ràng buộc của thế giới, thật hoan hỷ không thể tưởng tượng được. Đó là nguồn hạnh phúc hơn hẳn các dục lạc thế gian.
    Mục đích của hành thiền là đạt đến trạng thái tâm tĩnh lặng tuyệt mỹ và cái tâm rỗng lặng, trong sáng, tỉnh thức. Muốn được vậy trong lúc thiền tập ta sẵn sàng buông xả hết mọi thứ, không nắm giữ thứ gì trong tâm ta. Hãy tự hứa với chính mình và thực hành để cảm nhận.
    Trong cuộc sống hằng ngày ta luôn bị 6 căn tiếp xúc với 6 cảnh làm tâm ý dễ bị dao động, nổi lên tham, sân, si, buồn giận, thương ghét, phải quấy, ganh tỵ, hơn thua, bất bình, bất mãn,… tiếp nối liên tục không phút giây nào để tâm được bình yên. Tâm là đầu mối của phiền não vô minh và cũng là nguồn cội của niết bàn. Do đó Đức Phật đã dùng phương tiện thiền định để nhiếp tâm chánh niệm, đem tâm về an trú và nhận biết theo từng hơi thở. Phương pháp thiền là một pháp môn dễ thực hành nhưng đem lại sự an lạc, hạnh phúc và tâm thanh tịnh rất tuyệt vời cho chúng ta.

    I. DỤNG CỤ TỌA THIỀN
    - Bồ đoàn tròn (độ rộng và chiều cao tùy vào cơ thể lớn nhỏ)
    - Tọa cụ vuông 70cm, độ dày khoảng 2cm.
    - Khăn lông hoặc gối nhỏ để kê, lót chân hoặc kê lót dưới hai bàn tay.
    - Bồ đoàn tròn để trên tọa cụ.

    II. NGỒI THIỀN
    - Ngồi trên bồ đoàn, xương cùng đúng giữa bồ đoàn, hơi đổ về trước một chút, nghiêng qua nghiêng lại cho thân ổn định cân bằng.
    - Ngồi kiết già: chân trái gác lên đùi phải, chân phải gác lên đùi trái hoặc ngược lại.
    - Ngồi bán già: chân trái gác lên đùi phải hoặc ngược lại.
    - Nếu xương sống hoặc chân bị đau có thể ngồi xếp bằng bình thường, hoặc ngồi trên ghế cũng được (quan trọng là tâm được an lạc và thanh tịnh)
    - Sau khi ngồi ổn định: bàn tay phải để lên bàn tay trái, hai bàn tay đặt trên lòng bàn chân, hai đầu ngón tay cái vừa chạm nhau, nằm ngay giữa rún, hai cùi trỏ tay để sát vào hông. Để khăn hoặc gối nhỏ kê lót dưới hai bàn tay và kê lót chân nếu bị trũng thấp hoặc bị đau.
    - Ngồi lưng thẳng vừa phải, đừng quá ưỡn ngực về trước cũng đừng để cong hoặc ẹo, đầu hơi cúi nhẹ (tầm nhìn khoảng 1.5m). Nếu cúi thấp quá dễ bị hôn trầm.
    - Mắt nhắm lại vừa khít, đừng nhắm quá chặt.
    - Ngồi yên, gương mặt bình thản, vui tươi, thả lỏng toàn thân.
    - Sau khi thả lỏng toàn thân, từ từ hít vô thật sâu và từ từ thở ra nhẹ nhàng cho hết (3 lần)

    PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN 1:

    DÙNG HƠI THỞ LÀM ĐỀ MỤC

    Sau khi hít vô thở ra thật mạnh (3 lần). Tâm hướng về hơi thở quan sát nhận biết từng hơi thở đi vô, từng hơi thở đi ra. Hơi thở đi ra – đi vô ngắn dài, sâu cạn đều nhận biết rõ ràng vậy thôi (nhớ cảm giác thả lỏng, chỉ nhận biết, không tập trung bằng ý chí và nhìn bằng mắt. Nếu tập trung như vậy sẽ bi đau mắt, nóng trên đỉnh đầu và dẫn đến nhức đầu).
    Tâm hướng về hơi thở, quan sát, nhận biết với một cái tâm thương yêu, chăm sóc, dịu dàng và thầm cảm ơn. Nếu không có hơi thở này là ta không thể sống được, vậy mà từ lâu lắm rồi ta luôn bỏ quên nó, không để ý tới nó, không chăm sóc nó.
    Sau một lúc quan sát, nhận biết hơi thở tâm chưa được huấn luyện cho nên nó lại trở về quá khứ hoặc dự định, toan tính mọi thứ ở tương lai, giây phút hiện tại không còn nữa. Đơn giản ta chỉ cần nhận biết các vọng tưởng đó rồi quay lại giây phút hiện tại là an trú tâm, nhận biết từng hơi thở - chỉ vậy thôi (không sợ vọng tưởng mà chỉ sợ nhận biết vọng tưởng chậm mà thôi).
    Hãy thực tập như vậy từ từ hơi thở sẽ nhẹ dần và các vọng tưởng sẽ thưa dần. Lúc này ta mới cảm nhận được cái gì là sự hỷ lạc, khinh an từ tâm và thân. Sâu hơn nữa, tâm ta từ từ lắng xuống, thanh tịnh, sáng suốt, tỉnh thức tuyệt vời. Hãy thực hành để cảm nhận.
    Trong lúc tọa thiền, tâm ta chưa an tịnh do đó cảm giác thấy có nhiều vấn đề lạ thường như: có một lằn ánh sáng trước mặt, có gì chớp chớp sáng trong hoặc nhiều màu giống như những bóng đèn cực nhỏ, thấy lăn tăn, ngứa ngứa như có con gì bò chỗ này, chỗ kia hoặc thấy con rắn, con cọp, con nhện hay hình bóng lờ mờ gì đó,… Đó chỉ là những thứ ảo giác, không phải thực có. Khi thấy những hiện tượng đó xuất hiện, ta chỉ cần đưa tâm về an trú nơi từng hơi thở là nó tự động biến mất (do khi ta thấy hiện tượng đó nghĩa là ta đã bị vọng tưởng rồi)

    TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY

    Người hành thiền ĐI, ĐỨNG, NẰM, NGỒI luôn dùng sự nhận biết kiểm soát tâm mình, kiểm soát mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, không cho nó nghĩ và làm những điều bất thiện. Khi có tham có sân, giận hờn, ganh tị, hơn thua, bất bình, bất mãn, ngã mạn khởi lên chỉ nhận biết buông xả, (cái biết đầu tiên là tâm Phật, cái đuôi phía sau thì thầm độc tấu, phân tích là tâm phàm phu). Cứ thực hành nhận biết buông xả lâu ngày thành thói quen, thì tất cả phiền não sẽ không còn làm phiền chúng ta nữa. Muốn giải thoát thì phải thực hành nhận biết buông xả như vậy là chúng ta đã hành thiền cả ngày rồi đó.

    PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN 2

    HUẤN LUYỆN TÂM VÀ DUY TRÌ TRÍ NHỚ

    Phương pháp này giúp người ngồi thiền bị vọng tưởng nhiều, hơi thở nặng nề khó thở, khó nhận biết hơi thở vô, hơi thở ra một cách tự nhiên và người hay bị mất chánh niệm, mau quên, có khi muốn làm cái gì, muốn lấy cái gì nửa chừng quên mất, lâu lắm mới nhớ lại hoặc quên luôn. Phương pháp này giúp ta có một định lực mạnh, chắc và tâm dễ định.

    [​IMG]

    1. AN TRÚ TÂM VÀO TỪNG HOA SEN: Những lần đầu Thiền sinh mở mắt nhìn từng Hoa sen và hít vô thở ra bằng mũi vài phút cho quen. Sau đó nhắm mắt lại nhận biết thứ tự từng Hoa sen và hít vô thở ra.

    2. CÁCH THỰC HÀNH: Bắt đầu từ trái qua phải, hết tầng 1 rồi lên tầng 2, tầng 3, sau đó quay trở lại từ đầu. Thực hành tự nhớ đủ 9 lần. Nếu bị vọng tưởng hoặc quên thì không thực hành tiếp mà làm lại từ đầu (thí dụ được 4 lần mà bị vọng tưởng hoặc quên số đếm thì không thực hành tiếp nữa mà làm lại từ đầu). Khi vọng tưởng khởi lên, nhận biết chúng và thầm nguyện cho chúng được giải thoát rồi quay lại tiếp tục thực hành, vì mỗi vọng tưởng khởi lên chính là một chúng sanh mà người tu con đường giải thoát phải độ (cho nên vọng tưởng mà vẫn an vui, giống như ta đang cứu trợ phát quà cho người nghèo). Khi độ hết chúng sanh trong tâm ta thì ta mới giải thoát được.

    Nếu thực hành đủ 9 lần mà không bị vọng tưởng thì ta hướng tâm vào tầng Nhất niệm (ngàn vọng niệm chỉ còn lại hơi thở vô, hơi thở ra). Lúc này Thiền sinh không để ý đến Hoa sen nữa mà tâm hướng đến cảm giác nhận biết hơi thở vô, hơi thở ra mà thôi (nhớ cảm giác thả lỏng, nhận biết, không tập trung ý chí và nhìn bằng mắt, nếu tập trung như vậy sẽ bị nhức mắt, nóng trên đỉnh đầu và dẫn đến nhức đầu). Thực hành như vậy khoảng 30 phút mà không bị vọng tưởng thì hướng tâm vào tầng Vô niệm. Lúc này người hành thiền tâm được thanh tịnh, rỗng rang, trong suốt, tỉnh thức, không có một ý niệm nào khởi lên (không còn trú tâm vào hơi thở nữa) mà lúc này người hành thiền sẽ cảm nhận được cái gì là tâm Phật bất động, cái gì là vô sinh bất diệt, cái gì là Phật Tánh, cái gì là chân tâm ẩn sâu trong tâm ta tỏa ra, thầm biết hết tất cả, nhất là thân ngũ uẩn này. Cứ thực hành như thế, lắng sâu hơn nữa sẽ có cảm giác tuyệt vời thanh tịnh hơn nữa. Hãy thực hành để cảm nhận. (Nhớ thực hành nghiêm túc từng phần, không được vội vàng)

    3. TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY: Người hành thiền ĐI, ĐỨNG, NẰM, NGỒI luôn dùng sự nhận biết kiểm soát tâm mình, kiểm soát mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, không cho nó nghĩ và làm những điều bất thiện. Khi có tham có sân, giận hờn, ganh tị, hơn thua, bất bình, bất mãn, ngã mạn khởi lên chỉ nhận biết buông xả, (cái biết đầu tiên là tâm Phật, cái đuôi phía sau thì thầm độc tấu, phân tích là tâm phàm phu). Cứ thực hành nhận biết buông xả lâu ngày thành thói quen, thì tất cả phiền não sẽ không còn làm phiền chúng ta nữa. Muốn giải thoát thì phải thực hành nhận biết buông xả như vậy là chúng ta đã hành thiền cả ngày rồi đó.

    Chú ý NHỚ:NHẬN BIẾT – BUÔNG XẢ, đừng bao giờ quên bốn chữ này (Nhận biết – buông xả nghĩa là không bị dính mắc, không bị phiền muộn chứ không phải làm lơ, có thái độ vô cảm hoặc chịu đựng trước mọi thứ)

    III. XẢ THIỀN
    - Đầu cúi về phía trước – ngả ra sau: 5 lần
    - Đầu nghiêng qua trái –phải: 5 lần
    - Đầu xoay tròn từ trái – phải 5 lần và ngược lại
    - Bàn tay:
    · Cổ tay: xoay tròn từ trái qua phải 5 lần và ngược lại.
    · Bàn tay gập lên xuống 5 lần
    · Bàn tay xòe ra, nắm vào 5 lần
    Đổi tay
    - Động tác vặn mình: để hai tay phía trước bụng, lắc mình qua trái, lắc mình qua phải 10 lần
    - Dùng hai tay xoa lên mặt, vuốt từ phía miệng lên trán 5 lần
    - Dùng hai bàn tay chà vào nhau, áp vào hai mắt 5 lần
    - Dùng hai bàn tay vuốt tóc từ trước ra sau 5 lần
    - Vuốt nhẹ 2 rái tay 5 lần
    - Dùng tay phải chà sau ót 5 lần
    - 2 bàn tay để ở thắt lưng chà lên chà xuống 10 lần
    - Thả lỏng hai chân ra
    · Xoay tròn cổ chân trái từ trái qua phải, từ phải qua trái 5 lần, gập bàn chân lên xuống 5 lần
    · Làm tương tự cho chân phải
    - Dùng hai tay chà lên xuống hai chân từ đầu gối xuống cổ chân 10 lần
    (Khi công phu ở nhà, các động tác xả thiền có thể được làm nhiều hơn để máu lưu thông tốt hơn)
    DungTri86, Binh Yen, vuinheban1 người khác thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    SỰ LẠM DỤNG PHẬT PHÁP
    [​IMG]

    Tu Phật
    Không khó để nhận thấy rằng Phật Pháp hiện nay đã bị lạm dụng không thương tiếc, gây ra những vấn nạn vô cùng nan giải mà bài viết đây chỉ nêu lên những điển hình.

    1. Lạm dụng hai chữ “phương tiện”, “tùy thuận” để tổ chức các nghi lễ không phù hợp giáo lý nhà Phật; thậm chí còn hô hào khẩu ngữ “nhập thế” nhằm ngụy biện cho sự phạm Giới của Tăng lữ hiện nay.

    - Lễ cưới (lễ Hằng Thuận) trong chùa: xem bài viết trước đây.

    - Nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm: ít nhiều mọi người đều biết việc cúng sao giải hạn vốn không phù hợp với giáo lý nhân quả, nghiệp báo mà Đức Phật đã dạy. Thế nhưng, nhiều chùa vẫn cứ tổ chức, hàng ngàn người đến hẹn cứ chen lấn, xô đẩy nhau đăng ký như cảnh tượng mua bán ngoài thế tục; rồi sẵn sàng nhịn đói, chịu rét, đùn đẩy để tranh nhau một chỗ ngồi được “đồn” là thiêng liêng khi Tăng – Ni hành lễ. Rõ ràng chùa chiền, Tăng sĩ đã lạm dụng hai chữ “phương tiện” đến mức làm cho nhiều người rơi vào “thiên la địa võng” rồi cuối cùng lại tiến thoái lưỡng nan với tà kiến mê tín, trái với luật nhân quả - nghiệp báo tuần hoàn, với giáo lý nhà Phật. Giải hạn nhưng nạn vẫn cứ đến (?), để rồi tiến thoái lưỡng nan nửa tin nửa ngờ vào những điều mình mong đợi là “dâng sao sẽ được giải hạn”, nhưng rốt cuộc nếu không làm thì tâm lại bất an. Thế là họ cứ mê mải “nhắm mắt” làm điều vô nghĩa trái Pháp mà phía chùa chiền, Tăng sĩ lại không thuyết giảng nhằm thức tỉnh họ tin vào luật nhân quả trả vay, khuyến tấn họ ý thức và chịu trách nhiệm với suy nghĩ, lời nói và hành vi của mình, chỉ dẫn họ làm lành lánh dữ, ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật… để cải thiện nghiệp lực, trưởng dưỡng đạo tâm, tu hành theo Chánh Pháp Phật (?). Chùa vẫn cứ ung dung tổ chức một cách công khai bằng các bảng niêm yết “cách tính sao”, “thời khóa các lễ dâng sao giải hạn”, thậm chí các hoạt động này còn thu phí dưới dạng “phiếu công đức”mặc cho bao người ta thán (?). Cũng dễ hiểu thôi, bởi nhờ “phương tiện” “tùy thuận chúng sinh” này mà chùa chiền, Tăng lữ “hái tiền” không ít… Thật là xót xa! Những ngôi chùa, Tăng sĩ như thế đã mượn Đạo tạo Đời, lạm dụng Phật Pháp để cho nạn cúng sao giải hạn xâm thực làm biến tướng đạo Phật. Quý Phật tử nên cẩn trọng, tránh xa.

    - Phạm Giới luật mà vẫn ung dung hành đạo với khẩu hiệu “ Tinh thần nhập thế…”: nhiều vị tu sĩ dù đã cắt ái ly gia, nguyện thoát ly nhà thế tục nhưng vẫn tiếc nuối đeo đuổi đam mê ca hát thuở nào với đầy đủ thể loại: trữ tình, chèo, cải lương…; thậm chí còn phát hành album, lên kế hoạch quảng cáo ra thị trường âm nhạc, tung video clip lên các trang YouTube… để câu like. Họ sẵn sàng gạt bỏ Giới luật nhà Phật sang một bên vì “phương tiện” âm nhạc vừa có thể thỏa mãn đam mê ca hát diễn tuồng từ trong máu thịt họ, vừa có thể là bức bình phong an toàn với khẩu ngữ “tùy thuận” hay “nhập thế” hướng mọi người đến với đạo Phật. Thật buồn là lý lẽ cong vạy, ngụy biện tà kiến cho sự phạm Giới, tà mạng này lại nhận được sự đồng tình, ủng hộ của không ít Phật tử. Thậm chí cả Giáo Hội cũng không thấy sự phản hồi tích cực nào trước vấn nạn trên.

    2. Lợi dụng khuôn viên của tự viện, chùa chiền mà đứng ra tổ chức hay phối hợp với Phật tử để tiến hành kinh doanh tại chốn Phật môn thanh tịnh (xem bài viết trước đây).

    3. Lợi dụng đức tin và tài vật cúng dường của đàn na tín thí để vinh thân phì da, xây chùa to tháp lớn như cung vàng điện ngọc, y áo lòe loẹt, giường cao chiếu rộng, phương tiện xa xỉ làm hao tốn không biết bao nhiêu tiền của, thốn xót mắt tâm bao người. Thời nay, tu sĩ giữ gìn giới luật nghiêm túc và trai giới thanh tịnh thì quá hiếm, còn những tu sĩ lạm dụng tiền của đàn na thí chủ ăn không ngồi rồi, sống hưởng thụ xa hoa, dục lạc hơn cả người thế tục thì chẳng thiếu gì. Đời sống hiện rất khó khăn, tìm kế sinh nhai để làm nên cuộc sống thật rất vất vả nhường nào cho nên có không ít người lợi dụng thanh danh Phật giáo, niềm tin của Phật tử mà chui rúc vào chùa để mưu tìm lối sống, xem việc xuất gia cao thượng là nghề hái ra tiền chẳng mệt mỏi tốn công, vì vừa có danh là Thích tử lại vừa có lợi được nhiều Phật tử nhẹ dạ cả tin tôn sùng, thần thánh hóa mà cúng dường không nghĩ, chẳng mất một giọt nước mắt, mồ hôi... Quý Phật tử hãy đề cao cảnh giác trước những tu sĩ buôn Phật bán Pháp này. Cần có Chánh kiến, Chánh tư duy trước mọi cử chỉ trong đời sống, trong tu học, trong những lời giảng thuyết, kể cả thân giáo của mọi tu sĩ để phân định xem họ nói và hành có tương ưng hay chỉ giỏi thuyết suông; lời họ giảng có khế hợp với ý Phật; họ có sống đời thiểu dục tri túc, giới luật trang nghiêm, nề nếp Thiền gia không… Từ đó, mọi người dưới con mắt trạch pháp mà phân định rõ đâu Chánh, đâu Tà, ai tu hành chân thật hay giải đãi, giả dối. Đừng góp phần dung dưỡng mà tạo nghiệp không hay.

    4. Lạm dụng Phật danh, Pháp danh của chư Phật, chư Tổ để đặt tên cho các buổi sinh hoạt Phật tử, trong các buổi tọa đàm, khai xuân đầu năm, trên băng roll, cổng chào… tại các chùa như: Trại “Ca Diếp”, Mừng Xuân “Di Lặc”… Người tu Phật nên rõ, trong Thập Nguyện Phổ Hiền thì “Lễ Kính Chư Phật” là trước nhất. Lại nữa, mỗi câu niệm Phật hay Phật hiệu của mỗi một vị Phật đều là những “mật chú” có công năng vi diệu không thể nghĩ bàn, giúp hành giả phước sanh tội diệt, tự giác – giác tha viên mãn trên lộ trình giác ngộ - giải thoát (xem bài “Mật tông”). Do đó, lạm dụng Phật danh, Pháp danh của chư Phật, chư Tổ dù dưới mục đích hay danh nghĩa tốt đẹp gì đi nữa cũng là điều phạm thượng, tối kỵ nên tránh.

    5. Lạm dụng hình ảnh Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hộ Pháp trong việc kinh doanh của các chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất.

    - Chẳng hạn, trên nhãn mác của các doanh nghiệp làm nhang, trầm hương… thì ngoài thông tin về thương hiệu, cơ sở sản xuất… còn có in hình Phật, Bồ Tát, hay Hộ Pháp đi kèm. Lẽ nào các vị ấy không biết rằng hình tượng Phật, Bồ Tát chỉ để tôn thờ trong chùa hay ở bàn thờ Phật tại gia mà qua đó, người con Phật sẽ nương theo tôn ảnh mà tầm về tự tánh, tu theo hạnh Phật, trưởng dưỡng tâm Bồ Đề? Dùng tôn ảnh ngoài mục đích trên đều là lạm dụng, mang tội bất kính, phạm kỵ phải tránh. Do đó, quý doanh nghiệp lưu ý không sử dụng tôn ảnh Chư Phật, Chư Bồ Tát in trên nhãn mác thương hiệu của mình. Làm vậy tức giữ được lòng tôn kính đối với Chư Phật, Chư Bồ Tát, tâm đạo trên ngành nghề mình mưu sinh; lại giữ cho sự nghiệp kinh doanh của mình là Chánh Nghiệp, Chánh Mạng theo tinh thần Bát Chánh Đạo của nhà Phật, tránh vô tình tạo nghiệp bất kính vướng lụy vào thân. Còn quý Phật tử khi mua nhang về nếu thấy tôn ảnh Phật, Bồ Tát trên nhãn thì đừng theo thói quen xé, bỏ vào xọt rác không nên mà hãy cất giữ hoặc đốt đi, tuy nhiên xin lưu ý vừa đốt vừa niệm Phật.

    - Tương tự như vậy với các băng roll, cổng chào, lịch treo tường… có in hình Phật. Nhiều người thậm chí dùng hình, tượng Phật (như Tổ Đạt Ma, Mẹ Quán Thế Âm…) để trang trí trong phòng khách, phòng làm việc, thậm chí là phòng ngủ... Xin nhắc lại, hình – tượng chư Phật, Bồ Tát chỉ để thờ phượng mà thôi. Nếu muốn chiêm ngưỡng thì ra bàn thờ Phật mà tịnh tâm chiêm ngưỡng, tu niệm.

    * KẾT LUẬN:

    Tăng-Ni tu hành phải giữ gìn và xiển dương Giới luật, sống đời phạm hạnh làm thân giáo cho chúng sanh.

    Đạo Phật là đạo giác ngộ, giải thoát cho hết thảy chúng sanh. Tuy nhiên, do căn trí, nghiệp lực sai biệt mà chúng sanh ngộ Pháp, giác Tánh sâu cạn chẳng đồng nên Phật dạy “tùy duyên” mà “phương tiện thiện xảo” để dẫn dắt khai ngộ chúng sanh. Tuy nhiên, tùy duyên và phương tiện như thế nào, có “Chánh” hay không, sai khác nằm ở chỗ công phu tu hành chân thật, liễu ngộ Phật Pháp đến đâu của hành giả con Phật. Nếu sự tu hành còn non cạn, Chánh Kiến và Trí Huệ chưa khai mở thì “tùy duyên” rất dễ hiểu sai và lạm dụng để trở thành “tùy tiện”, “phương tiện” sẽ trở nên “trái Pháp” (không đúng Chánh Pháp Phật) khi hành đạo mà tự chẳng biết chẳng hay. Đó cũng bởi do vô minh, ngã chấp mà ra. Có câu: “Bồ Tát sợ Nhân, Chúng sanh sợ Quả”, người tu Phật hãy chân thật tự xét mình liễu ngộ Phật Pháp ra sao, công phu tu hành sâu cạn thế nào, trước khi hành đạo - hoằng pháp có suy nghĩ thấu đáo nhân-quả trước sau việc mình sắp làm hay chưa để tránh khỏi phải vướng lụy vào cảnh “Nhân (tâm) tuy lành nhưng Quả (cách hành đạo trái Chánh Pháp do thiếu Chánh kiến, Trí huệ) chẳng thiện” thì không tốt cho mai hậu.

    Phật hiệu của chư Phật và tôn ảnh, tượng Phật chính là Phật Bảo, phải hết sức tôn kính mà thờ phượng và tu trì. Không được tùy tiện, lạm dụng Phật Bảo cho bất kỳ việc gì khác mà chuốc nghiệp vào thân, sẽ khổ về sau, hối hận muộn màng.

    Mong lắm thay!
    DungTri86, Binh Yenchicchoac thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    VĂN SÁM HỐI TAM NGHIỆP

    Trước Phật đài con xin sám hối,
    Xét lại mình tội lỗi từ xưa,
    Hoặc là nhiều kiếp dây dưa,
    Chập chồng nghiệp quấy có thừa núi cao.
    Thân đựng chứa biết bao tật xấu,
    Bước chân đi theo dấu đường đời,
    Cách ăn thói ở tùy thời,
    Nào con có tránh khỏi nơi tội tình.
    Tội thứ nhất : Sát sinh thực nhục,
    Thuở bé thơ đến lúc trưởng thành,
    Vì con cha mẹ cam đành,
    Giết muôn muông thú nuôi sinh mạng này.
    Con cũng có tự gây lấy nghiệp,
    Cùng bao người gián tiếp trợ duyên,
    Thức ăn bán ở thị thiền,
    Sát sinh tội bởi đồng tiền trao tay.
    Thân con lỡ tạo vay nghiệp ác,
    Muôn vạn loài oan thác vì con,
    Ví như thây ướp hằng còn,
    Từ xưa chất để nên hòn núi cao.
    Tính một kiếp dồn bao nhiêu kiếp,
    Thân con đây tội nghiệp dẫy đầy,
    Xét ra thì thịt xương này,
    Lại là xương thịt muôn thây tạo thành.
    Cũng có lúc lòng lành bất nhẫn,
    Nghe tiếng kêu hối hận giật mình,
    Máu me ràn rụa thân hình,
    Mắt trông cảnh thảm động tình xót xa.
    Con nguyện hứa thứ tha tất cả,
    Lòng dặn lòng cải hóa tự thân,
    Học đòi theo bậc Triết nhân,
    Thường dùng rau trái nuôi thân qua ngày.
    Nhưng trong cõi trần ai bụi bặm,
    Giữ làm sao khỏi lấm tấc son,
    Biết bao nghiệp sát cỏn con,
    Nhiều lần vô ý dập dồn tội khiên.
    Nay đến trước Phật tiền sám hối,
    Lượng từ bi xá tội lỗi lầm,
    Ăn năn gội rửa lòng phàm,
    Con nguyền sửa đổi việc làm từ nay.
    Tội thứ hai : Tham tài trộm đạo,
    Thói vạy tà gian xảo xấu xa,
    Hoặc từ nhiều kiếp trải qua,
    Hoặc thời thơ bé tạo ra tội tình.
    Nhìn lại tấm thân hình trưởng đại,
    Hẳn có khi tội trái lôi thôi,
    Của người nhọc đổ mồ hôi,
    Dùng mưu chước lấy đắp bồi thân ta.
    Tội thứ ba : Dâm tà loạn phép,
    Lỗi đạo hằng mang nghiệp vào thân,
    Tấm lòng yểm cựu nghinh tân,
    Làm sao tránh khỏi xoay vần trái oan ?
    Đường tình ái đã chan chan tội,
    Nẻo dâm tà càng lỗi nặng lung,
    Tấm thân tội lỗi thẹn thùng,
    Kiếp này kiếp khác chập chồng bằng non.
    Tội thứ tư : Vọng ngôn dối trá,
    Lợi cho mình thiên hạ hại thân,
    Vẽ duyên thêu dệt xa gần,
    Muôn điều rối rắm, trăm phần đảo điên.
    Thói lưỡng thiệt hai bên đâm thọc,
    Cho đôi đàng trách móc lẫn nhau,
    Mở lời để hại về sau,
    Một câu thất đức họa sâu không ngừa.
    Tội thứ năm : Say sưa chè rượu,
    Lỗi giới điều do tửu nhập tâm,
    Thêm lòng ham muốn tham lam,
    Càng thâu chất chứa, càng làm mê say.
    Bệnh sân hận ai tài chuyên chữa,
    Nổi nóng lên như lửa cháy rừng,
    Si mê đâu biết tỏ tường,
    Cõi mơ muôn vạn nẻo đường nhá nhem !
    Năm giới chính cộng thêm giới phụ,
    Tam nghiệp chung tính đủ thập điều,
    Phật ban giới cấm đã nhiều,
    Mà con lỗi phép chẳng theo luật Ngài.
    Hoặc vô ý không hay tội trượng,
    Hoặc yếu hèn chẳng cưỡng được tâm,
    Tự làm hoặc xúi người làm,
    Hoặc nghe thấy ác lòng phàm đua vui.
    Từ vô thỉ tạo rồi nghiệp chướng,
    Đến những nay vô lượng kiếp sinh,
    Mỗi phen mang lấy thân hình,
    Tạo gây lắm thứ tội tình nghiệp duyên.
    Tấc lòng thành con nguyền sám hối,
    Xét tội xưa tránh lỗi về sau,
    Cầu xin nước tịnh rưới vào,
    Tâm con được sạch làu làu hôm nay.
    Con cố gắng từ đây sắp tới,
    Giữ đúng theo ngũ giới Phật truyền,
    Cần trau tam nghiệp trọn hiền,
    Pháp tu thập thiện vẹn tuyền mới cam.
    Mong đến chốn già lam Phật cảnh,
    Giã cõi đời ảo ảnh phù du,
    Con về con học phép tu,
    Làm dân đất Phật thiên thu sống đời.
    Đường giải thoát lòng con chí dốc,
    Quyết phăng tìm theo gốc tu chân,
    Nương nhờ Tam Bảo là hơn,
    Con nguyền chẳng dám khinh lờn dễ duôi.
    Được thưởng thức chút mùi vị đạo,
    Xin nhớ ơn Tam Bảo ghi lòng,
    Con nay sám hối vừa xong,
    Nghiệp trần nhẹ phủi không không sạch rồi.
    Con cầu nguyện người đời tỉnh thức,
    Thọ phước lành đạo đức thưởng ban,
    Cầu xin Phật hiện thế gian,
    Cầu xin Tam Bảo cứu an muôn loài.*

    Nam Mô A Di Đà Phật !
    Cầu xin cho các loài vật phải hóa thân trong dịp Tết nguyên đán được siêu sinh Tịnh Độ !
    --- Gộp bài viết, 22/02/2015, Bài cũ: 22/02/2015 ---
    Phim Truyện Phật Giáo - Xuân Hạ Thu Đông

    Xin đừng đeo đá lên nhau !
    DungTri86Binh Yen thích bài này.
  5. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Nghĩa Nặng Tình Sâu - ĐĐ Thích Trí Chơn ( Khóa Tu Mùa Hè 2013 )
    Binh YenDungTri86 thích bài này.
  6. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Đại đức Thích Thiện Xuân - Tu tới đâu chứng tới đó
    Binh Yen, DungTri86quocdai307 thích bài này.
  7. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Khi Đồng Tiền Lên Ngôi - Đại Đức Thích Phước Tiến
    Binh Yen, DungTri86quocdai307 thích bài này.
  8. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Bí Quyết Thành Công - ĐĐ Thích Phước Tiến
    Binh Yen, DungTri86quocdai307 thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    ĐỪNG HƯỞNG HẾT PHƯỚC BÁU !!!
    [​IMG]
    Bạn đang nghèo ư ..?
    Bạn đang kém phước. Bạn muốn thay đổi số phận..?
    Bạn đang giàu có...? ...
    Bạn có nhiều phước báu. Bạn có giàu có suốt đời..?

    Có 1 lời khuyên:

    Bạn đừng hưởng hết phước báu, bạn hãy tích phước và kiệm phước..!!!
    Tôi có quen một "thầy bói" rất nổi tiếng. Thầy nói với tôi, trong mấy chục năm xem số cho người, phàm những ai giàu sớm thì thường chết sớm hoặc cuối đời không đâu vào đâu cả. Khi đó tôi không hiểu vì sao, hỏi thầy, thầy cười bảo :" Trẻ nó sướng, cái gì trên đời nó cũng hưởng hết rồi mà ko tạo ra được phước mới, còn gì nữa mà không chết sớm hay khổ cực cuối đời."

    Sau này tôi mới nghiệm ra, quả vậy, đàn ông có tiền thì thường sa đọa, nhất là những người trẻ. Vì có tiền trong tay khi còn trẻ, đàn ông thường tìm đến nghiện ngập, rượu và gái. Tuyệt đối không nằm ngoài hai thứ này, chúng nó luôn đi cùng với nhau, gái rượu rượu gái, 1 đôi bạn thân. Rượu và gái không chỉ cướp đi sức khỏe mà nó còn cướp đi cả hạnh phúc gia đình và sự nghiệp đang thăng tiến. Thử nhìn lại xem bao nhiêu quan chức trong và ngoài nước bị bắt, bị thất thế, bị khống chế đều "vì gái quên thân". Bao nhiêu gia đình hạnh phúc cũng tan nát đều "vì dâm phục vụ". Trong phạm trù nhà Phật mà nói, đó gọi là tự đánh mất phước báu của mình.

    "Đại phú do trời, tiểu phú do cần", có người sinh ra trong nhung lụa, có người mở mắt đã là ăn xin, khi sinh ra con người chẳng thể chọn được. Đó là phước báu. Phước báu có tuần hoàn, có tăng trưởng và có tiêu diệt. Vậy làm thế nào để phước báu được tăng trưởng?

    Bill Gates biết làm từ thiện ngay khi kiếm được những đồng đô la đầu tiên từ phần mềm. Khi tài sản chưa là gì so với giới tỷ phú Mỹ, Bill đã nổi tiếng với việc làm từ thiện chuyên cần, không dùng đồ sa sỉ và tiệc tùng nhậu nhẹt. Đến nay tài sản của Bill tăng dần từ vài tỷ lên đến hơn cả 100 tỷ USD, không một ai vượt qua được Bill trong suốt vài thập kỷ qua. Và ông vẫn tiếp tục làm từ thiện đều đều.
    Còn ai có phước báu lớn hơn những ông hoàng, bà chúa thời phong kiến khi xưa. Nhưng tại sao hầu hết các triều đại phong kiến đều kết thúc với những cái chết nhục nhã, lẩn trốn và kiệt quệ. Bởi vì hầu hết các triều đại vua chúa, cuối cùng đều đắm chìm trong rượu và gái.

    Có thể còn đó những nguyên nhân khác nữa nhưng tựu chung lại nói rằng khi đó phước báu đã hưởng hết rồi! Ngay như cá nhân tôi cũng từng chứng kiến nhiều gia đình bè bạn là đại gia, thậm chí từng là nguyên thủ quốc gia, cũng không có ăn chơi sa đọa nhưng đến cuối đời cũng rơi vào cảnh túng quẫn bần hàn. Bởi vì phước báu họ đã hưởng hết mà không biết cách chăm sóc, vun trồng tạo ra phước báu mới... Trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua biết bao đại gia đã thành kẻ không nhà, đời người chỉ trong một chớp mắt, tất cả đã thành bình địa.

    Khi xưa Phật dạy con người để giữ được phước báu, tài sản ta kiếm được thì hãy chia thành 4 phần:

    Một phần để sử dụng hàng ngày, sinh hoạt, kinh doanh.
    Một phần để dự trữ phòng khi bất trắc.
    Một phần để giúp đỡ bà con quyến thuộc, người nhà.
    Và một phần để làm từ thiện, công đức.

    Như vậy có tới 2 phần là để làm từ thiện, để cho đi. Không biết tay Bill Gates có phải là Phật tử không mà lại làm đúng như vậy. Điều ngược đời là muốn giữ được phước báu thì lại phải cho đi thật nhiều, chứ không giống như quan điểm của đại đa số người đời là anh muốn ôm cả đất, anh muốn ôm cả trời.

    Tôi có mấy người bạn họ luôn luôn sẵn sàng làm từ thiện mọi lúc mọi nơi. Nhưng dù rằng còn rất khó khăn trong kinh tế nhưng luôn tự nhủ mỗi năm phải là từ thiện ít nhất là 50 triệu. Tôi tin rằng trong tương lai họ sẽ thành công, họ sẽ là đại gia, ngay bây giờ, họ đã là đại gia trong lòng tôi. Những người này tại sao gương mặt họ luôn bừng sáng, thanh thản và hạnh phúc đến vậy.

    Làm người.. sợ nhất là hưởng hết phước báu mà không tạo ra phước mới. Muốn nhận được thì trước tiên bạn hãy học cách cho đi. Mà không cần có tiền và giàu có mới cho đi và bố thí. Ta không có tiền thì bố thí lời nói, trí tuệ, hành động.....!share cũng là đã bố thí pháp cho mọi người đấy , công đức và phước báu cũng không nhỏ mọi người nhé..!

    Trích từ tập Sách: NHỮNG CHUYỆN VỀ LUÂN HỒI - NHÂN QUẢ - NGHIỆP BÁO

    __(())__
    kevin pham, quocdai307Binh Yen thích bài này.
  10. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034

Chia sẻ trang này