Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

4156 người đang online, trong đó có 304 thành viên. 13:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158775 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034
    Ngày nọ, dân xứ Kesaputta, thường được gọi là Kàlàma, hoang mang bạch với Đức Phật rằng có nhiều tu sĩ và nhiều vị Bà-la-môn đến đây giảng đạo, người nào cũng khuyên dụ dân chúng chỉ nên tin giáo lý của mình, không nên tin lời các tu sĩ khác, khiến cho người dân không còn biết tin vào ai.


    Phật dạy: “Hãy đến đây: người Kàlàma, không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghe nói lại, vì nghĩ rằng ta đã nghe điều này từ lâu. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì tập tục cổ phong truyền lại như thế. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì có lời đồn đãi như vậy. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy đã được ghi chép trong kinh sách. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình đã ức đoán như vậy. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình suy diễn như vậy. Không nên chấp nhận điều gì theo bề ngoài. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hợp với thành kiến mình. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hình như có thể chấp nhận được. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghĩ rằng vị tu sĩ thốt ra điều này đã được ta kính trọng từ trước.


    Tuy nhiên, khi tự các con hiểu rõ rằng những điều này không hợp luân lý; những điều này đáng được khiển trách, những điều này bị các bâc thiện trí thức cấm đoán, nếu thực hiện những điều này sẽ bị phá sản và phiền muộn, thì hẳn các con phải từ bỏ, không làm điều ấy.


    Khi tự các con hiểu rõ rằng, những điều này hợp luân lý; những điều này không bị khiển trách, những điều này được các bực thiện trí thức tán dương, nếu thực hiện những điều này sẽ được an vui hạnh phúc---thì hẳn các con phải hành động như vậy”(Anguttara Nikàya quyển 1).


    Mặt khác, khi người Phật tử lễ bái để tỏ lòng tri ân đối với Đức Phật, Ngài thường không chấp nhận hình thức như vậy mà Ngài dạy: “Ai thương Như Lai hãy thực hành lời dạy của Như Lai một cách thiết thực”.


    (Buddhist Legends, quyển 3).
    suutapdocoTulacoiphuc pt thích bài này.
  2. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Như thế vẫn chưa đủ - Thượng Tọa Thích Chân Quang

    - Là đệ tử tại gia, không được nhận đồ cúng dường thập phương, nhẫn đến 1 su cũng ko lấy, ko nhận. Nếu có quyên góp, chỉ vì lợi ích quần sanh. Tự mình giữ gìn giới luật thì đó là ng an tịnh.
    - Là đệ tử xuất gia, ngày cần ăn 1 bữa, chẳng nên hao phí của cải thường trụ, thập phương cúng dường, manh áo, bát cơm cũng đừng nên lãng phí. Lấy giới làm Thày, nhiếp tâm, tịnh ý.
    - Muốn lợi ích quần sanh, việc chân thật đó chính là tịnh tâm niệm Phật, khiến phiền não bớt trừ, chỉ tùy nơi nhân duyên, phương tiện mà hành sử, khuyên bảo. Tự mình phải làm được, mới khuyên bảo ng khác, mỗi ng mỗi bệnh khác nhau, nên chỗ Pháp cũng khác nhau, miễn là tâm ý gìn giữ, đừng nên tự cao, ngã mạn. Diệu Pháp phải kế cơ, khế lý, hợp với căn cơ, trình độ chúng sanh. Thuyết pháp như vậy, hành đạo như vậy, mới có thể tạm được gọi là ng khéo tu học Phật pháp.
    - Muốn nhận tịnh tài của ng khác cúng dường, trước mình nhất nhất cần phải trì giới hạnh, tự tay mình hoan hỷ bố thí, không lẫn tiếc, sau đó mới tùy duyên khuyên bảo, quyên góp tịnh tài. Nên cần phải khổ khổ, chất chất, trực trực mà tu niệm, đừng nên nghĩ đến ăn sang, mặc đẹp, quần áo hay đồ dùng đều nên tiếp kiệm, sử dụng cho đúng, tốt mục đích của chúng, kẻo uổng phí đồ dùng. Ng ta quên góp Tịnh tài cho mình, có kẻ nhịn ăn, nhịn uống mà cúng dường, vì cầu Phật đạo tu phước, làm lành mà họ làm như vậy, có người vì làm phước đức cúng dường tam bảo mà nhẫn phần kém ít tiền của nơi mình, nơi cha mẹ họ mà vì cúng dường Tam Bảo cầu đặng Cha Mẹ, anh em an lành, hoặc vì reo nhân Bồ Đề, vì lợi ích quần sanh mà họ làm vậy. Cũng nên biết rằng, một đồng thí ra chẳng nhiều chẳng ít, tùy nơi dùng nó mà có giá trị riêng, không thể hoàn toàn đem so sánh được hơn thiệt. Chỉ là vài đồng, 10k, 20k, 50k... đôi khi là bữa ăn của 1 ng đang lúc đói, là chén nước của kẻ đang đi đường xa mệt nhọc, là từng đồng, hào mà những ng buôn bán rong kiếm được, chắt bóp từ đồng tiền lẻ sớm chiều..... Thế nên chẳng nên coi nhẹ chuyện này.
    - Tôi thấy có nhiều vị Phật tử hảo tâm, đứng ra quyên góp, việc này là rất tốt. Xong tôi có 1 số ý kiến đong góp chung với quý vị như vậy, những mong việc thiện đức của các vị càng thêm tốt đẹp, càng thêm viên tròn. Mong quý vị từ bi, tùy hỷ cho.
    +, Khi tu học, cần luôn nghĩ mình kém cỏi, phải thật như thế, chọn ko được mong ng đời gọi mình là ng tu hanh tức chỉ mang cái danh. Dẫu mình có tu hành công hạnh đến đâu, cũng chỉ xem như bụi nhỏ, gọt nước nơi biển cả. Đừng nên khoác áo, mặc y mà tự nhận là ng tu hành, là Phật tử, càng ko nên nói cao vời, xa xôi, tướng nọ tướng này khiến ng không hiểu mà bản thân cũng ko làm được. Pháp phải trên khế lý, dưới khế cơ. Muốn khế lý phải kham nhẫn, khiêm hạ, chân thành học tập, rèn luyên sẽ tỏ ngộ dần dần được diệu lý, nhưng cần phải tiến tu mới mong thâm nhập được diệu lý. Cơ là biết căn cơ chúng sanh, tùy trình độ mà thuyết pháp. Đó là việc của bậc Đại Sĩ, chúng ta là phàm phu, ko nên nói cái gì mà mình ko làm được, ví dụ như vô tâm, vô trụ... đó đều là bậc sở chứng mới chân thật thọ dụng được, chúng ta chọn ko thể biết. Dẫu có nói, cũng chỉ vì ng khai thị để tăng trưởng tín tâm, phát nguyện thôi. Diệu lý khế cơ nhất là bình thường, trì giới, niệm Phật. ( tôi nói lời này, có 1 đôi ý là ý ngữ của Tổ Ấn Quang, quý vị nào từng xem thì chắc cũng biết, mong tùy hỷ cho tôi, đâu dám trộm lời của Tổ, chỉ mong nhân đó nhắc lại, cũng là hợp với ý lời nên nêu ra thôi. Nam Mô A Di Đà Phật )
    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát
    suutapdoco thích bài này.
  3. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    CƠM CHÙA NẶNG LẮM CON ƠI
    [​IMG]
    Có một chú tiểu ở môt ngôi chùa nọ,mồ côi nên nương thân cửa thiền nhưng rất lười biếng.Chú tiểu nghỉ rằng mình cứ ngày 2 bữa gõ mõ công phu là đã tu rồi.Vậy nên ngoài giờ đọc kinh công phu mỗi chiều chú k làm gì cả.Nhiều lần sư thầy răn dạy chú cũng bỏ ngoài tai,một hôm thầy trụ trì gọi chú tiểu vào và bảo:
    Con đem chiếc cà sa thầy thường mặc để công phu mỗi chiều đó,ra ao sen sau chùa giăt sạch dùm thầy.Dù ko muốn,dù k hài lòng nhưng chú tiểu k dám cãi lời thầy nên cầm tấm áo đi giặt...ra ao sen chú cầm tấm áo cà sa thả xuống nước nhưng chiếc áo k chìm.Chú đứng lên cũng k chìm...làm sao giặt đây? Chú nghĩ ra 1 cách...chú lên bờ nhặt vài hòn đá to,chú lần lượt đặt lên tấm áo và nhảy lên đứng...nhưng nhảy 1lúc lâu sau rồi chú đành bất lực vì tấm áo ko chìm ,ko ướt ,chú đành chạy đi tìm thầy:
    Thưa thầy con đã vâng lời thầy đi giặt áo nhưng con k thể nào giặt được,rồi chú kể hết sự tình cho thầy nghe.Nghe xong vị trụ trì mỉm cười bảo;con xuống nhà bếp tìm xem còn hạt cơm nào k mang lên cho thầy...chú tiểu xuống bếp lục nồi tìm thấy mấy hạt cơm cháy bèn lấy 1 hạt cho thầy...vị trụ trì bảo:Con mang hạt cơm này ra đặt lên tấm áo và giặt áo đi.
    Dù rất hoang mang nhưng chú tiểu cũng vâng lời!Thật kỳ lạ khi hạt cơm vừa đặt xuống tấm áo thì áo chìm ngay.Chú tiểu giặt xong tấm áo,mang ra phơi mà lòng luôn thắc mắc;Hạt cơm k thể nào nặng hơn mình và những hòn đá kia...1 lần nữa chú lại tìm thầy;Thưa thầy xin thầy giải thích cho con hiểu vì sao lại có chuyện như thế ạ. Vị sư vỗ đầu chú tiểu và nói: "CƠM CHÙA NẶNG LẮM CON ƠI"!
    Last edited: 16/03/2015
    suutapdocoquocdai307 thích bài này.
    quocdai307 đã loan bài này
  4. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    KHEN & CHÊ
    [​IMG]
    Trích Kinh Phật:


    “Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

    Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

    - Có hai hạng người gặt hái được phước vô lượng. Thế nào là hai? Với người đáng khen ngợi thì khen ngợi, người không đáng khen ngợi thì không khen ngợi. Đó là hai hạng người được phước vô lượng. Lại có hai hạng người chịu tội vô lượng. Thế nào là hai? Nghĩa là người đáng khen ngợi lại phỉ báng, người không đáng khen ngợi mà lại khen ngợi. Các Tỳ-kheo, chớ học điều này!

    Bấy giờ các đệ tử nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

    (Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Tàm quý,
    VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.296)


    --- Gộp bài viết, 16/03/2015, Bài cũ: 16/03/2015 ---
    Nhìn lên nhìn xuống - Thượng Tọa Thích Chân Quang
    suutapdocoquocdai307 thích bài này.
    quocdai307 đã loan bài này
  5. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Phim Duyên Trần Thoát Tục(1)
    --- Gộp bài viết, 16/03/2015, Bài cũ: 16/03/2015 ---
    Phim Duyên Trần Thoát Tục(2)
    --- Gộp bài viết, 16/03/2015 ---
    Phim Duyên Trần Thoát Tục(3)
    quocdai307suutapdoco thích bài này.
  6. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    LỜI PHẬT DẠY...!
    [​IMG]


    "Con hãy lấy từ bi mà đối nhân xử thế nhưng con không thể yêu cầu mọi người từ bi với con. Bởi, dù họ có bước đi đâu chăng nữa thì họ cũng không bước qua được tòa án lương tâm và luật nhân quả đâu con. Con hãy dừng lại, đừng làm gì mà tổn phước của mình, cũng đừng nghĩ gì mà thêm nặng gánh. Con hãy sống thật với chính mình và đừng gian dối, vì họ gian dối và che lấp đối với con thì người họ yêu thương cũng sống với họ như thế. Đừng con ạ! Hãy cắt đứt và bước ra vòng quanh quẩn đó đi. Chỉ có như vậy con mới sống được an bình, hãy biết sống với những người đưa tinh thần con đi lên và biệt lập với những người kéo tinh thần con đi xuống. Học Phật là để đem yêu thương và xoa dịu nỗi đau cho người khác chứ không phải học Phật để làm khổ và ngụy biện cho những hành động sai trái của mình con ạ.

    Và con hãy học cách sống chấp nhận và tha thứ, bởi nếu con biết cách chấp nhận thì khổ đau sẽ hóa thành hạnh phúc và tha thứ cho người cũng là tha thứ cho bản thân mình. Ta tin rằng trong một khoảnh khắc nào đó, họ cũng sẽ ray rứt với những gì họ tạo nên.

    Hãy mỉm cười và tha thứ cho họ đi con!!!"

    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
    quocdai307suutapdoco thích bài này.
  7. chicchoac

    chicchoac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Đã được thích:
    1.869

    Nhiều điều ko hợp lý, có chút mê tín
    quocdai307 thích bài này.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    @ Các bạn !
    Đọc, nghe ,thí Pháp là công đức vô lượng đó ,cố gắng giữ cho "Chùa của f" có nhiều bài pháp hay nhé !

    CHỖ NÀO CŨNG NIỆM PHẬT ĐƯỢC
    [​IMG]
    Không luận chỗ sạch hay chăng, hoặc chỗ vắng vẻ hay chỗ chộn rộn, chỗ vừa dạ hoặc nơi thất ý, chỉ “Hồi quang phản chiếu” và suy nghĩ: những cảnh thế này ta đã gặp hơn trăm ngàn muôn ức lần, từ nhiều kiếp đến giờ; chỉ có việc “niệm Phật vãng sanh” là ta chưa có thể thực hành trọn vẹn được, nên vẫn còn bị trong vòng lẩn quẩn luân hồi. Giờ đây ta cũng chẳng quản niệm được cùng chăng, chỉ thề giữ chặt “tâm niệm Phật’ này, dầu chết cũng không để dứt “niệm đầu”. Tại sao? Bởi niệm đầu mà để một phút gián đoạn , thời tất cả thiện, ác, vô ký bao nhiêu tạp niệm lại sanh. Vì lẽ đó, nên dù lúc đi đại, tiểu tiện hay sản phụ lúc lâm bồn, chỉ chăm chú việc niệm Phật, càng khổ càng niệm, càng đau càng niệm nhiều hơn, như con thơ gọi mẹ, không sợ mẹ hiềm giận, nếu sợ mẹ giận mà không gọi nữa, ắt đứa trẻ sẽ bị sa chân vào hầm phẩn nhơ nhớp, vì những sự dại dột do nó gây nên. Như thế chỉ có chết mất đi mà không làm sao được gặp mẹ.

    Lời phụ giải: Thế thường, có người không hiểu cho rằng: vào chỗ nhơ như nhà xí v.v... mà niệm Phật sẽ có tội. Nhưng trong pháp môn niệm Phật thì không phải vậy. Vì câu niệm Phật lúc nào cũng phải ngự trị trong tâm hồn ta; nếu vì lúc ăn, khi đi cầu v.v... mà để dứt, thì tức nhiên tạp niệm sẽ xen vào, mà hễ tạp niệm xen vào được, niệm này sanh niệm khác, nối luôn không dứt, tránh sao khỏi điều tội lỗi, và tránh sao thoát nẻo sanh tử luân hồi.

    Chúng ta giờ đây, chưa có thể nhứt thiết thời niệm Phật, nên phiền não niệm xen vào, biết bao điều phiền phức, đau khổ, nhọc nhằn; vậy thời chúng ta hãy cố gắng tập nhiều, tập mãi câu niệm Phật, hễ bận việc thời thôi. bằng hễ rảnh là ta niệm Phật. Không có gì tự nhiên mà được, phải đòi hỏi nhiều cố gắng, nhiều nổ lực, vậy sau mới thành công. Bao nhiêu việc đời sẽ làm ta phiền lụy, muốn tránh bao phiền lụy không chi hơn luôn giữ câu niệm Phật.

    Đức Phật như bà mẹ hiền thương con dại, không có bà mẹ nào là không thương con. Thế nên, ta một lòng tưởng nhớ, tha thiết kêu cầu Đức Phật sẽ thương mà hiện cứu. Phật không bao giờ bỏ và cũng không bao giờ có giận hờn vì hễ còn giận hờn ắt chưa thể thành Phật, cũng như không có đức Phật, Bồ tát nào mà thiếu lòng từ bi cả.
    Xin hãy gắng niệm, đừng khinh mà coi thường.
    Diệu Không Đại Sư
    〰〰〰➰〰〰〰

    〰➰NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    〰〰➰NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    〰〰〰➰NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    --- Gộp bài viết, 16/03/2015, Bài cũ: 16/03/2015 ---
    hihi
    Cứ tham khảo thôi ,thấy cái nào hay ,đúng thì áp dụng ,cái nào thấy chưa đúng thì thôi,nhưng với mình thì thấy có đôi khi cẩn thận thêm chút cũng tốt !
    quocdai307 thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    CÕI PHẬT A DI ĐÀ CÓ THẬT KHÔNG
    ------(()) - ĐĐ : Thích Phước Tiến - (()) ------
    [​IMG]
    -Tịnh Độ là một cõi nước, nhờ nguyện lực và công đức tu tập nhiều đời của Phật A Di Đà mà có ra một thế giới thù thắng vào bậc nhất “mười phương cõi Phật cảnh nào cũng thua” – Sám Di Đà. Nhưng nhiều người cho rằng Tịnh Độ không có thật, nó chỉ là viễn tưởng hay một sự khéo léo của người truyền giáo, muốn mê hoặc quần chúng yếu vía, không có tinh thần tự lực. Có những người lý luận rằng: khoa học đã tiến bộ, người ta tìm đến sao Hoả, cung trăng… nhưng đâu thấy cõi nước nào là Tịnh Độ?

    -Đây là những lập luận hết sức nông nỗi của một số người chưa nghiên cứu kỹ về Tịnh Độ, không có niềm tin vào lời dạy từ ngàn xưa của Phật, của Tổ.

    -Để làm sáng tỏ vấn đề đang được tranh luận, trước hết người viết trình bày một vài sự kiện căn bản trong đạo Phật.
    Nếu khoa học lý giải được tất cả thì chúng ta cần gì phải tu học theo Phật pháp. Hơn nữa, hành giả nào tu phật mà việc gì cũng lấy khoa học làm luận cứ thì chúng ta trở thành công cụ của khoa học, nô lệ theo khoa học, chứ không còn là một người chuyên tu Phật nữa. Khi khoa học không tìm thấy không có nghĩa là không có mà chúng ta phải nhìn nhận sự rất giới hạn của khoa học. Xưa kia khi chưa có kính hiển vi người ta có tin lời Phật nói trong một bát nước có tám muôn bốn ngàn con vi trùng không? Hay khi chưa có viễn vọng kính, khoa học có tin lời Phật nói hằng hà sa số thế giới không? Mặc dù không ai tin, nhưng với tuệ giác thấy biết như thật, đức Phật đã nói. Đến hơn hai mươi thế kỷ sau người ta mơí công nhận lời Phật dạy.

    -Cách nay khoảng mười lăm năm, báo chí đăng về sự kiện người ngoài hành tinh đi vào trái đất của chúng ta. Do sự cố đĩa bay, người ngoài hành tinh bị rơi xuống tại Philipin (Phi luật tân). Nhà chức trách Phi luật Tân đã bắt được một người với da dẻ kích thước, thể trọng, màu da… được báo chí diễn tả lại rất chi tiết. Những nhà bác học của Liên xô cũ bị mất tích. Giới khoa học và những nhà chuyên trách căn cứ vào một vài sự kiện và kết luận rằng: những người này do những người ngoài hành tinh bắt đi để nghiên cứu về con người trong trái đất. Kể từ đó các nhà khoa học cố tìm cho ra thế giới xa xăm của những người ngoài hành tinh, nhưng cho đến nay họ có tìm thấy tí gì về dấu vết của những con người đó chưa? Như vậy chúng ta dám khẳng định rằng không có không ? Nếu không có thì tại sao họ xuất hiện trên trái đất của chúng ta ? Một thế giới như vậy mà còn tìm không thấy thì làm sao thấy được cõi Cực Lạc.

    Phần tiếp theo là quan điểm siêu hình của Phật giáo.

    – Trong thế giới siêu hình gồm có cõi chư thiên , Thế giới A tu la, địa ngục và ngạ quỉ. Đây là những thế giới mà trong kinh thường đề cập tới. Trong kinh Tam Di Đề, Tạp A Hàm …., nói về giai thoại giữa tiên nữ và tỳ kheo Tam di đề như sau: “Khi thấy tỳ kheo Tam Di Đề tắm trên một dòng sông vào buổi sớm, tiên nữ nói với tỳ kheo ấy rằng, tại sao lại bỏ hạnh phúc thực mà lại đi tìm hạnh phúc ảo”. Qua đó dẫn đến cuộc đối đáp giữa tỳ kheo và tiên nữ. Sau cùng tỳ kheo ấy dẫn tiên nữ đến gặp Phật và được đức phật giáo hoá. Tiên nữ phát tâm quy y và làm đệ tử của đức thế tôn. Trong kinh Bát nhã kể lại câu chuyện Ngài Tu Bồ Đề ngồi nhập định không tánh, được chư thiên khen ngợi tung hoa cúng dường. Khi xả định, Ngài thấy xung quanh mình đầy hoa. Ngạc nhiên ngài hỏi: ai rải hoa xung quanh ta nhiều quá vậy? Chư thiên đáp rằng: “Ngài thuyết kinh Bát Nhã hay quá, chúng con tung hoa cúng dường”. Ngài tu bồ đề hỏi lại: “ta có nói gì đâu mà cho rằng thuyết kinh Bát Nhã ?” Chư thiên đáp: “Ngài không nói, con không nghe, đó chính là Chơn Bát Nhã”. Những việc đối đáp giữa chư thiên và đức Phật hay các thánh đệ tử trong kinh điển còn rất nhiều. Như vậy, trong các kinh, hệ tư tưởng Nguyên Thuỷ cũng như Đại Thừa, đều thừa nhận có sự hiện hữu của chư Thiên. Chính trong lịch sử của đức Phật có đoạn: sau khi thành đạo, vì nhớ đến ân sinh dưỡng của mẫu thân, hoàng hậu Ma da, Đức Phật hiện thân về cõi trời Đao lợi, thuyết pháp cho mẹ nghe. Sau khi nghe pháp xong, hoàng hậu Ma Da chứng được thánh quả.

    – Bên cạnh đó cũng có những cõi nước của các loài chúng sanh thấp kém hơn loài người, đó là cảnh giới của các loài sống trong địa ngục và ngạ quỉ. Chúng là những loài bị tội khổ nên mới chiêu cảm quả báo xấu. Đối với những loài như thế, mắt thường của phàm phu hay viễn vọng kính của các nhà khoa học không thể thấy được.
    Như vậy, chư Thiên hay cảnh giới của Địa ngục, Ngạ quỉ là cảnh giới siêu hình nhưng không phải là không có. Muốn thấy được cảnh giới này, chỉ có huệ nhãn của Phật hay của chư thánh đệ tử chứng được thiên nhãn thông hoặc những bậc tu hành đắc đạo mới nhìn thấy được.

    -Thế thì, những cảnh giới, cho dù mắt thường hay viễn vọng kính của các nhà khoa học không thể thấy, nhưng dựa vào lời Phật dạy chúng ta tin là có. Trong khi cảnh giới Tịnh Độ cũng là lời Phật nói nhưng tại sao chúng ta cho là không có? Có phải vì mâu thuẫn tông phái , mặc dù thấy kết quả tốt, nhưng chúng ta lại cực kỳ bài xích về pháp môn tu cũng như cảnh giới của tịnh độ?

    -Lại nữa, cái gì nó cũng có nhân quả. Tu năm giới thì sinh cõi người, tu thập thiện về cõi trời. Làm nhiều điều tội ác thì rơi xuống tam đồ… thì tại sao tu niệm Phật lại không được về cõi tịnh? Đây là những điều chúng ta tự mâu thuẫn với giáo lý của Phật. Nếu theo suy lý điều này không thể có thì các điều khác cũng tương tự. Nếu không nhất quán với nhau, mai này khuyên tu năm giới thập thiện… thì ai tin tưởng để quy hướng về. Đó là một vài minh chứng về sự thật hiển nhiên cho tông Tịnh Độ.

    … Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà và chuyên tâm trì niệm danh hiệu Ngài thì nhất định sẽ được vãng sanh. Khi về nước Cực lạc, dù là đới nghiệp vãng sanh hay sanh vào nơi biên địa của Tịnh độ, thì điều tiên quyết nhất là chúng ta không còn rơi đoạ trong tam đồ khổ nữa, một sớm một chiều rồi cũng được hoa sen thuần hoá, hoàn toàn thanh tịnh, hội nhập trong hàng thánh chúng nơi Cực lạc tây phương.

    -Những điều này đã được các bậc thầy Tịnh độ tiên phong tu tập chứng đắc làm niềm tin, khích lệ cho tất cả chúng sanh đồng phát tâm tu tập, đồng được vãng sanh. Tổ Tuệ Viễn được xem là sơ tổ của Tông Tịnh độ. Người đã vì sự giải thoát an lành cho chúng sanh mà lập nên nhiều phương tiện. Lô sơn là một minh chứng, đã ghi dấu cho một bậc Tổ đức đã vì chúng sanh mà từ một viễn cảnh Tịnh độ, Ngài đã hình thành nên mọât Tịnh độ hiện thực nơi chùa Đông lâm, tứ chúng đông không tả xiết đã qui kết trong tinh thần tịnh tu của bạch liên xã.

    -Từ đó chúng ta nhận thấy nhân duyên Tịnh độ với chúng sanh đời Mạt Pháp thật vô cùng lớn. Xin đừng vội nghe nghững lời bàn phiếm của thiên hạ về Tịnh độ hoặc sự chỉ trích bôi nhọ của một số người nông nổi, rồi đâm ra hoang mang nghi ngờ.

    Những biện minh về thật hư của Tịnh độ nhằm xác định cho cõi Tịnh độ phương Tây trang nghiêm thanh tịnh vào bậc nhất trong mười phuơng. Học thuyết về “duy tâm tịnh độ” là một Tịnh độ triết lý, mặc dù nó là tinh hoa chuyển tải ý nghĩa thực dụng trong đạo Phật nhưng không thể khế hợp với đa dạng căn tánh chúng sanh, làm cho người bình dân phải ngán ngẫm cho đường lối hành trì đơn độc đi vào biển tâm mênh mang sâu thẳm không chỗ nương nhờ. Đó là một vách ngăn lớn, làm hụt hẫng cho những người bước chân vào cửa thiền muốn tìm một nơi nương tựa trên lộ trình giải thoát. Cho nên Tịnh độ tín ngưỡng, mặc dù là pháp môn phương tiện, nhưng đó là phương tiện thù thắng trong tất cả mọi phương tiện, nhằm đưa mọi chúng sanh đều có thể tiếp cận được với con đường giải thoát hầu đem lại lợi ích cho mình và tha nhân.
    (( Trích Ý Nghĩa Vía Phật Và Bồ Tát Trong Năm ))
    ĐĐ Thích Phước Tiến

    -HỒI HƯỚNG :
    Chúng con nguyện đem công đức này
    Hồi hướng công đức này vào quả vị bồ đề
    Vô thượng chánh đẳng chánh giác
    Trang nghiêm tây phương Phật tịnh độ
    Trên đền bốn ân nặng
    Dưới cứu khổ tam đồ
    Nếu cò người thấy nghe
    Đều phát tâm bồ đề
    Thực hành hạnh trí huệ
    Tập họp mọi phước đức
    Báo thân này kết thúc
    Đồng vãng sanh cực lạc ...
    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
    NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT ...
    quocdai307 thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    ĐANG TỤNG KINH, NIỆM PHẬT CÓ KHÁCH TỚI. VẬY CÓ NÊN TIẾP KHÁCH HAY TIẾP TỤC TỤNG NIỆM ?
    [​IMG]
    Những điều chúng tôi vừa thưa cùng quý vị đều là đại ý của nhất tâm bất loạn. Người niệm Phật bất luận làm chuyện gì cũng đều chuyên tâm, đều là nhất tâm, chính mình có thể thành tựu, mà cũng có thể cảm động người khác. Có những kẻ rất chấp trước, chẳng hạn như trong khi họ đang tụng kinh, có ai đến đều chẳng đoái hoài, quyết định chẳng chào hỏi, quyết định chẳng tiếp đãi, thưa quý vị, những kẻ ấy là hạng Tiểu Thừa, giới luật Tiểu Thừa quả thật là như thế. Đại Thừa chẳng giống vậy, Bồ Tát đang tụng kinh, có khách đến, vị ấy lập tức xếp kinh lại để tiếp đãi khách, đợi đến khi khách đi khỏi lại tiếp tục niệm. Trong khóa tụng của đoàn thể thì không nói, vì phải chú ý giữ oai nghi cho đại chúng. Còn khi cá nhân tụng niệm sáng tối, hễ có chuyện gì đưa đến, người ấy cũng buông khóa tụng xuống, ra gặp khách.

    Trong quá khứ, thầy Lý ở Đài Trung giống như vậy, chưa hề nói “chẳng tiếp khách, đợi khóa tụng xong sẽ gặp”, theo cách suy nghĩ thông thường của chúng ta thì đều nên làm như vậy. Lão nhân gia giải thích: Bồ Tát đạo lợi ích chúng sanh là bậc nhất. Chuyện của chúng sanh được xếp vào mức ưu tiên bậc nhất, người ta từ xa xôi [tìm đến] nhất định có chuyện cần gặp quý vị. Nếu quý vị để họ đợi nửa ngày, người ta cũng có chuyện khác, đâu có nhiều thời gian để chờ đợi? Do vậy, hễ khách đến, lập tức phải gặp mặt. Đừng khiến người ta nói: “Kẻ học Phật phách lối quá”, khiến cho người ta có cảm nghĩ xấu. Nhất là kẻ chưa học Phật đến gặp quý vị, thấy quý vị làm bộ làm tịch như thế: “Gã này thật quá sức, thật là trịch thượng quá”. Kẻ ấy khởi lên cảm nghĩ xấu, hủy báng Phật pháp. Đang trong lúc tụng kinh, người ta đến, lập tức buông xuống để gặp mặt, người ta cảm giác đặc biệt thân thiết, cảm thấy: “Người này hết sức từ bi. Quý vị thấy đó, ông ta đang tụng kinh, tôi có chuyện phải kiếm ông ta, ông ta ngưng tụng kinh để tiếp đãi tôi”. Người ấy bị cảm động. Chuyện cảm động ấy là tích cực, người ấy đối với Phật giáo vĩnh viễn mang tấm lòng cảm ân, đó là “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Đấy là độ chúng sanh, khiến cho chúng sanh đối với Phật pháp có ấn tượng tốt, đừng gây ấn tượng xấu cho họ. Những điều này đều là nói về chuyên tâm, nhất tâm.

    Trích A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA -tập 78-phần 39
    Người giảng LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG.
    A DI ĐÀ PHẬT _()_
    quocdai307 thích bài này.

Chia sẻ trang này