Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

4576 người đang online, trong đó có 350 thành viên. 16:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158781 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    Đức Phật dạy phương pháp rèn luyện để trực tiếp phòng hộ 6 căn này đối với lục tặc: "Các thầy phải tu sáu pháp vô-thượng. Những gì là sáu?

    - Mắt thấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ;
    hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
    - Tai nghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ;
    hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
    - Mũi ngửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ;
    hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
    - Lưỡi nếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ;
    hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
    - Thân chạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ;
    hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
    - Ý đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ;
    hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”

    Kinh Tăng Chi Bộ

    __(())__
    --- Gộp bài viết, 20/03/2015, Bài cũ: 20/03/2015 ---
    Phật Thuyết Kinh Di Lặc Hạ Sanh
    --- Gộp bài viết, 20/03/2015 ---
    THẦYTHÍCH TRÍ THOÁT TỤNG 48 LỜI ĐẠI NGUYỆN -Tại CHÙA PHÚC KHÊ HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
    kevin pham, DungTri86quocdai307 thích bài này.
    kevin pham đã loan bài này
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Năm Cách Làm Giàu - Thầy. Thích Pháp Hòa
    kevin pham, DungTri86quocdai307 thích bài này.
  3. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    - Nếu hạnh phúc là thứ tìm có thể thấy ngay thì có lẽ con người chẳng phải nếm mùi khổ đau nhiều như vậy?

    - Nếu hạnh phúc là thứ ẩn nấp cho tất cả con người cùng tham gia trò trốn tìm thì cuộc sống này liệu có còn thời gian cho yêu thương?

    Vì thế, hãy dừng cuộc tìm kiếm hạnh phúc ấy lại bởi nó không phải là đích đến mà nó là thứ luôn hiện hữu song hành bên ta, chỉ vì ta quá bận rộn với cuộc sống bộn bề mà ta quên mất nó đấy thôi.

    Nhọc công tìm khắp đông, tây
    Ai hay hạnh phúc ở ngay lòng mình..

    Namo Buddhaya

    __(())__

    [​IMG]
  4. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Sửa đổi chính là tu hành

    Hòa Thượng Tịnh Không

    Sửa đổi chính là tu hành, hay nói cách khác, tu hành là sửa đổi sai lầm. Phàm phu thật không dễ dàng phát hiện lỗi lầm của mình, nhưng lại rất dễ dàng thấy lỗi lầm của người khác. Cho nên cổ nhân dạy chúng ta, khi thấy lỗi lầm của người khác lập tức quay trở lại suy nghĩ thử ta có phạm lỗi lầm giống như họ hay không? Đây gọi là quay đầu. Quay đầu là đem lỗi lầm của mình kiểm tra lại, trong Phật pháp gọi là khai ngộ. Sao gọi là “khai ngộ”? Biết lỗi lầm của mình thì người này là khai ngộ, giác ngộ rồi. Phàm phu không biết được mình lỗi lầm nên vĩnh viễn không có biện pháp đem lỗi lầm sửa đổi trở lại.

    Có thể nói, đa số người tu hành công phu không đắc lực, nguyên nhân là tại chỗ này. Chúng ta thường hay quan sát người khác, lập tức quay lại nghĩ bản thân. Không nên đem việc quan sát người khác để vào trong tâm của mình, đó là quá đỗi sai lầm, tự mình thật sự là trên tội lại thêm tội. Thấy người khác thì lập tức hồi quang phản chiếu lại chính mình, đây là trí tuệ.

    Còn một phương pháp nữa là đọc sách thánh hiền. Thời cận đại, Ấn Quang đại sư tại sao phải hết lòng hết dạ khuyên mọi người hãy đọc Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, Liễu Phàm Tứ Huấn, An Sĩ Toàn Thư? Thật sự có thể hằng ngày đọc những sách này thì những tật xấu của mình rất dễ dàng phát hiện ra được. Đọc những kinh văn này để đối chiếu với tâm hạnh của mình cho thật kỹ. Những ý niệm nào là thiện, những hành vi nào là ác, tự mình phải biết rõ ràng. Thiện tâm, thiện hạnh phải gìn giữ; niệm ác, hạnh ác nhất định phải sửa đổi.

    [​IMG]
    DungTri86, suutapdocoquocdai307 thích bài này.
  5. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034
    Đi vào bài Pháp thoại, theo Thượng tọa “Tâm”chúng ta có nhiều thành phần. Trong đó, có ít nhất 3 yếu tố là: cái biết, cái muốn và cái nghiệp.
    - Thứ nhất, nếu không có “Cái biết”, không gọi là tâm. Vì ta biết chuyện này, chuyện kia, nên ta mới có tâm hồn.
    - Thứ hai, “Cái muốn” luôn hiện hữu trong con người ta, dù chúng ta đang ở không. Dù đang không làm gì hết, cái muốn vẫn đang khởi lên, vẫn đang hoạt động, ta vẫn đang muốn cái gì đó. Cái muốn luôn hoạt động kể cả khi ta ngủ. Có những cái muốn rất mạnh khiến ta thấy rõ, cũng có cái muốn thầm kín chìm sâu phía dưới.
    Tương tự, không lúc nào “Cái biết” ngừng lại. Đừng tưởng trong giấc ngủ không có cái biết, trong lúc ngủ mê là ta không biết với cái cảnh bên ngoài thôi, nhưng trong tâm ta vẫn dựng lên một thế giới của nó, để nó biết tiếp tục, mà đôi khi nó rõ ràng thành một giấc mơ mà ta nhớ được, và có giấc mơ khi thức dậy ta quên mất, nhưng lúc đó nó vẫn tự biết đối với những ảo ảnh, ảo giác tự nội tâm dựng ra.
    Thậm chí khi ta chết, thực sự lúc đó ta vẫn đang biết, cái biết này lại sáng tỏ hơn, thấy rõ hết mọi thứ. Do đó, “Cái biết”; “Cái muốn” không bao giờ ngừng, cứ âm thầm… âm thầm.

    Đọc thêm tại đây
    DungTri86, chicchoacsuutapdoco thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Nhân Quả Của Việc Phá Thai - G S -Đ Đ Thích Phước Tiến
    DungTri86quocdai307 thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ

    [​IMG]
    Một chú chuột nhìn qua vách nhà, thấy bác nông dân và vợ đang hí hoáy mở một cái hộp. Chú hí hửng chắc hẳn trong hộp là món đồ ăn rất ngon. Nhưng ngay sau đó, chú hốt hoảng khi phát hiện ra đó là một chiếc bẫy chuột. Chú lao ra sân la toáng lên:

    - Có một cái bẫy chuột trong nhà, có một cái bẫy chuột trong nhà!
    Chị gà mái đang thủng thẳng bới giun trong vườn nghe thấy chỉ nghếch đầu lên và nói:

    - Này chuột, cái bẫy chuột ấy quả thật là rất ghê gớm. Nhưng nó chỉ ghê gớm với cậu thôi. Còn với tôi thì nó chẳng có liên quan gì. Làm sao tôi có thể bị sa chân vào một cái bẫy chuột được.

    Chú chuột liền chạy đi kể lể về cái bẫy với chị heo trong chuồng:
    - Chị heo, có một cái bẫy chuột trong nhà. Nó thật là khủng khiếp!
    Chị heo ôm bụng cười ngặt nghẽo:

    - Ta rất hiểu cho cậu, nhưng chuột này, nó thì có ảnh hưởng gì đến ta? Ta sẽ cầu nguyện cho cậu không bị vướng vào cái bẫy đó.

    Cậu buồn bã đến gặp bác bò, nhưng cũng chỉ nhận được thái độ tương tự: “Bác rất hiểu cháu đang lo sợ như thế nào. Nhưng mà ta cũng chẳng giúp được gì. Hãy đi đứng cẩn thận con trai”.

    Chú chuột thở dài một tiếng, rồi lặng lẽ quay vào nhà, nằm đối diện chiếc bẫy nguy hiểm. Chú miên man trong những suy nghĩ về chiếc bẫy, về một ngày nào đó chẳng may mình bị bẹp dí trong chiếc bẫy kia… rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng nửa đêm, một tiếng la thất thanh khiến chú giật mình tỉnh giấc, trước đó là tiếng của chiếc bẫy sập lại. “Ôi trời, có người anh em nào của ta đã gặp nạn rồi sao?”, chú nghĩ bụng.

    Thì ra đó là tiếng hét của vợ người nông dân. Nghe tiếng động, bác gái vội vàng xuống nhà xem có con chuột nào bị dính bẫy. Nhưng trời tối quá, bác không ngờ rằng, kẻ bị sập bẫy lại là một con rắn độc. Trong lúc mon men đến gần cái bẫy bác gái đã bị nó cắn vào chân.

    Bác nông dân vội vàng đưa vợ đến bệnh viện. Khi trở về, bác gái bị lên cơn sốt. Bác trai nhớ là ăn cháo có thể hạ sốt nên ra vườn cắt tiết chị gà mái để lấy nấu cháo cho vợ ăn. Nhưng bệnh tình của bác gái vẫn không giảm chút nào. Bạn bè, hàng xóm đến hỏi thăm. Bác trai phải thịt chị heo để lấy thức ăn mời mọi người dùng cơm. Thật không may, sau nhiều ngày chống chọi với bệnh tật, vợ bác nông dân đã qua đời. Vì họ hàng đến hỏi thăm, phúng viếng rất đông nên bác phải mổ bác bò để có đủ thức ăn đãi khách.

    Cuộc sống là những vòng dây kết nối chặt chẽ giữa người với người. Đôi khi bạn nghĩ, khó khăn, rắc rối của người này chẳng liên quan đến mình; nhưng rất có thể, nó sẽ liên lụy đến bạn theo một cách nào đấy. Vậy nên, đừng thờ ơ, lãnh cảm hay vô tâm trước khó khăn của người khác, vì giúp người cũng là giúp chính mình. Ngay trên chuyến xe buyt cuộc đời đông đúc, để không ngã, mọi người phải học cách chia sẻ và nương tựa vào nhau.
    ST
    DungTri86chicchoac thích bài này.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    [​IMG]
    TRONG THUẬN CẢNH, Ở TRONG THIỆN DUYÊN, QUYẾT ĐỊNH KHÔNG KHỞI TÂM THAM, QUYẾT ĐỊNH KHÔNG KHỞI NIỆM THAM, ĐIỀU NÀY VÔ CÙNG QUAN TRỌNG.

    NGHỊCH CẢNH, ÁC DUYÊN QUYẾT ĐỊNH KHÔNG CÓ TÂM SÂN HẬN, KHÔNG KHỞI NIỆM SÂN HẬN, ĐIỀU NÀY LÀ QUAN TRỌNG HƠN HẾT, ĐÂY LÀ CÔNG PHU CHÂN THẬT.

    Làm sao đem cảnh giới chuyển trở lại? Bất kể cảnh giới hiện tiền như thế nào, cảnh giới không ngoài bốn loại là thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên. Ở trong thuận cảnh, ở trong thiện duyên, quyết định không khởi tâm tham, quyết định không khởi niệm tham, điều này vô cùng quan trọng. Nghịch cảnh, ác duyên quyết định không có tâm sân hận, không khởi niệm sân hận, điều này là quan trọng hơn hết, đây là công phu chân thật. Chúng ta đem lời giáo huấn của Phật Đà thực hiện, điều quan trọng nhất là thực hiện ở chỗ này. Ở trong tất cả cảnh duyên tu tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng của mình là tương ưng rồi. Tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng là tương ưng với tánh đức. Tông môn thường nói: “Minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”. Bạn hiện nay không thể thấy được tánh, nhưng đã gần kề với tâm tánh. Thường xuyên kề cận thì sẽ có một ngày hoát nhiên khai ngộ kiến tánh. Quí vị nên biết rằng, kiến tánh là niệm Phật đạt “Lý nhất tâm bất loạn”. Chúng ta có thể ở trong cảnh duyên thuận nghịch tu tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, đây là gần kề với công phu thành khối rồi, sự tu học của bạn mới thật sự đắc lực, thật sự có thọ dụng. Đến khi bạn đắc lực, có thọ dụng, ở trong Phật pháp thường nói “pháp hỷ sung mãn”. Cái hỷ duyệt đó là từ trong nội tâm lưu xuất ra, chứ không phải do danh vọng lợi dưỡng, ngũ dục lục trần kích thích. Người được ngũ dục lục trần, loại sung sướng đó là gì vậy? Là hít heroin, chích mocfin, loại sung sướng đó thì hậu hoạn vô cùng. Cái hạnh phúc của người tu hành chân chánh không hề quan hệ gì với danh vọng lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, mà pháp hỷ sung mãn đó là chân lạc, tiền đồ một vùng sáng sủa.

    TRÍCH Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 168)
    Người giảng lão hòa thượng TỊNH KHÔNG.
    A DI ĐÀ PHẬT_()_
    kevin phamDungTri86 thích bài này.
    kevin pham đã loan bài này
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    PHẬT PHÁP RẤT DỄ TIẾN NHẬP, CHẲNG KHÓ TÍ NÀO! KHÓ LÀ KHÓ Ở CHỖ NÀO? KHÓ Ở CHỖ QUÝ VỊ CHẲNG BUÔNG XUỐNG

    ****************************

    Điều thứ nhất là phải buông tiếng tăm, lợi dưỡng thế gian xuống, quý vị có chịu làm hay không? Quý vị chịu làm, sẽ vào được cửa. Không chịu, dù đức Phật có thuyết pháp cho quý vị cũng phí công!
    ******************

    Chiều hôm nay, có mấy vị đồng tu sơ học đến đây gặp tôi, hỏi tôi về Phật pháp. Bọn họ thường nghĩ Phật pháp là triết học hết sức sâu xa, uyên áo. Tôi bảo họ: “Chẳng phải vậy! Phật pháp rất dễ tiến nhập, chẳng khó tí nào! Khó là khó ở chỗ nào? Khó ở chỗ quý vị chẳng buông xuống! Điều thứ nhất là phải buông tiếng tăm, lợi dưỡng thế gian xuống, quý vị có chịu làm hay không? Quý vị chịu làm, sẽ vào được cửa. Không chịu, dù đức Phật có thuyết pháp cho quý vị cũng phí công! Quý vị cũng chẳng có cách nào nhập môn! Vấn đề là do chính mình. Khác hẳn triết học! Đối với triết học, kẻ ngu si một chút, kẻ căn tánh chậm chạp sẽ thật sự chẳng thể hiểu triết học. Phật pháp không như vậy, người chưa từng đi học, người chẳng biết chữ như Lục Tổ đều có thể tiến nhập Phật pháp. Lục Tổ dựa vào điều gì? Dựa vào cái tâm thanh tịnh. Trong lòng Ngài chẳng vướng mắc hết thảy các pháp, tâm địa thanh tịnh, chẳng nhiễm mảy trần, nên tiến nhập. Ngài không biết chữ, nghe người ta niệm kinh, người niệm kinh chẳng khai ngộ, nhưng Ngài nghe liền khai ngộ. Vì sao? Người niệm kinh chưa buông xuống, tuy người ấy biết niệm mà chẳng khai ngộ. Người nghe kinh buông xuống, tuy không biết niệm mà khai ngộ. Đạo lý là như vậy đó! Không chỉ pháp thế gian phải buông xuống, mà pháp xuất thế gian cũng phải buông xuống. Vì sao? Không buông pháp thế gian xuống được, trong tâm còn xen tạp cả đống danh hiệu Phật, Bồ Tát và kinh điển nhiều dường ấy, đó đều là chướng ngại, quý vị vẫn chưa thể minh tâm kiến tánh. Cái tâm chẳng thanh tịnh, chẳng bị pháp thế gian ô nhiễm thì lại bị Phật pháp ô nhiễm!

    Trích A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA –tập 72 –phần 36
    Người giảng Lão Hòa Thượng Tịnh Không.
    A DI ĐÀ PHẬT _()_
    kevin phamDungTri86 thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Khẩu nghiệp "Lưỡng thiệt" thật đáng sợ!
    Binh Yen, quocdai307DungTri86 thích bài này.

Chia sẻ trang này