Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

4090 người đang online, trong đó có 305 thành viên. 20:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158072 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Truyện rất cảm động, nếu ai chưa đọc!
    ============================

    NGỌN ĐÈN KHÔNG TẮT
    [​IMG]
    Người làng Thượng ai cũng thương tâm cho cái chết của cụ già mù, tên cụ là cụ Tứ, cụ hưởng thọ 70 tuổi. Kể từ ngày Liễu, con gái cụ bỏ đi, cụ phải sống lủi thủi một mình trong ngôi nhà tồi tàn, dột nát, mà nói đúng hơn là một túp lều tranh vách đất, mái lợp bằng lá cọ. Mà chẳng hiểu tại sao, đêm nào cụ cũng thắp một ngọn đèn dầu leo lét cho đến sáng.
    Chính quyền địa phương đã dăm lần, bẩy lượt vận động xây cho cụ một ngôi nhà tình nghĩa nhưng cụ nhất định không nghe, cụ nói cụ sống ở đây quen rồi, và dường như trong lòng cụ vẫn đang ngóng chờ một điều gì đó. Vì vậy mà bà con lối xóm vẫn thường qua lại thăm nom cụ. Hàng năm, cứ vào dịp tết đến, xuân về, bà con lại tụ họp để sửa sang lại ngôi nhà của cụ cho thật “khang trang”. Cảm động trước tấm lòng của tình làng nghĩa xóm, cụ rớt nước mắt, nói chẳng lên lời.

    Chồng của cụ Tứ là cụ Cường. Cụ Cường thời trai tráng rất khoẻ mạnh, vạm vỡ, có nét đẹp mê hồn làm say lòng bao thôn nữ, nhưng cụ Cường là người theo chủ nghĩa vô thần, cụ không tin bất cứ 1 chuyện gì thần bí. Năm 40 tuổi, cụ Cường là một cửu vạn khai thác vàng trên vùng biên giới, trong một chuyến đi khai thác tại bản Đồng Khương, cách quê cụ đến vài trăm cây số, tình cờ cụ phát hiện một tảng đá rất đẹp, giống hình thù đầu tượng Phật, anh em trong nhóm khuyên cụ mang về chùa để thờ, nhưng cụ không nghe. Do cụ tôn thờ chủ nghĩa vô thần, nên cụ đã dùng búa để phá vỡ tảng đá đó, lạ kỳ thay bên trong có 1 viên ngọc màu xanh óng ánh, nhỏ hơn ngón tay cái người trưởng thành một chút, cụ vui mừng mang về chế tác thành chiếc nhẫn đeo tay rất đẹp.
    Cũng sau chuyến đi ấy, không biết trùng hợp hay có nét huyền bí, cụ ốm 1 trận thập tử nhất sinh, đầu đau như búa bổ, đúng được 7 ngày thì cụ qua đời, khi đó con gái cụ (cô Liễu) cũng vừa tròn 5 tuổi.

    Chồng chết, cụ Tứ đau khổ, buồn rầu, một mình côi cút nuôi con, gia cảnh thì túng thiếu. Nhưng cụ rất mực thương con và luôn cố gắng hết sức để nuôi dạy con thành người.
    Thiếu vắng tình thương của cha, cô Liễu luôn cảm thấy mặc cảm trước bạn bè, cô thường tủi nhục, đau khổ trước những lời chế giễu tàn nhẫn của bạn bè cùng trang lứa “cái đồ không cha”.
    Sự hụt hẫng đúng giai đoạn quan trọng nhất phát triển nhân cách con người. Cô bỗng dưng trở nên lầm lì, ít nói, nhưng mỗi lần phẫn uất cô rất cục cằn, thậm chí có nhiều lần cô đánh nhau với các bạn, mặt mũi, chân tay chảy máu đầm đìa. Nhìn cô, cụ Tứ thương lắm chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc, cụ khóc cho một mảnh đời bất hạnh, khóc cho chính sự vô dụng của mình.
    Ngày ngày, cụ Tứ hai chuyến chợ phiên, một gánh rau xanh, dăm mớ hành và vài ký cà chua, thu nhập cũng vừa đủ cho bữa cơm đạm bạc và lo cho cô Liễu ăn học. Cụ Tứ vì thương con nên không bao giờ trách mắng hay đánh đập, vì vậy được nước cô Liễu càng ỷ lại, thậm chí có nhiều lần còn nói hỗn láo với cụ Tứ.
    Thay vì chơi với bạn hiền, cô Liễu bắt đầu giao du với những thành phần cá biệt, nhất là với những cậu con trai lớn tuổi hơn, thường xuyên đàn đúm, tụ tập. Cô bỏ bê việc học hành, trốn học để đi chơi.
    Khuyên bảo con nhiều lần không được, cụ Tứ buồn lắm, nhiều lần cụ lên tận Ban giám hiệu nhà trường để nhận lỗi và xin cho con được tiếp tục đi học.
    Một buổi tối nọ, cụ Tứ vô tình phát hiện những dấu hiệu bất thường của cô Liễu, thấy cô tự dưng hay ăn vặt, không đúng bữa, mắt thì trắng ra, lúc nào cũng uể oải, khó chịu, lại có triệu chứng nôn khan. Linh cảm mách bảo, cụ Tứ đã lờ mờ nhận ra điều tồi tệ gì đã xảy ra. Cụ Tứ gặng hỏi cô về những mối quan hệ đặc biệt, nhưng cô nhất định không nói. Cụ buồn rầu khóc than mấy đêm liền vì ngẫm mình bạc phận, cụ thường tự trách mình ăn ở vô phúc.
    Và chuyện gì đến đã đến, cô Liễu bụng chửa trông thấy khi mới tròn 15 tuổi, lúc ấy dường như cô Liễu đã hiểu được nội tình sự việc, cô lẳng lặng mua thuốc phá thai của thầy lang làng bên thì vô tình bị cụ Tứ phát hiện. Cụ Tứ nhất định không cho Liễu làm việc thất đức ấy, nhưng cụ chỉ ngăn được lúc ấy thôi, còn một khi Liễu đã quyết thì sao cụ ngăn cản được.
    Mấy ngày sau, khi cụ Tứ phát hiện ra cái bụng của Liễu đã không còn nữa, cụ gào thét và mắng chửi cô. Lần đầu tiên trong đời cụ Tứ mắng chửi con gái của mình, nhưng thực sự đã quá muộn rồi.
    Trước sự hư hỏng của cô cón gái, cụ Tứ cảm thấy như một lần nữa mất đi người thân yêu, hàng ngày cụ đều quỳ trước bàn thờ tổ tiên mà sám hối, mong cho con gái không đi lạc đường nữa.
    Nhưng chứng nào tật nấy, một năm sau Liễu lại bụng chửa tướng, lần này thầy lang nói không phá thai được, cô ta vẫn tự mua thuốc về để hòng phá thai, có lẽ cô ta “điếc không sợ súng” vì nghĩ chuyện đó rất đỗi bình thường. Nhưng lần này cô vẫn bị phát giác, cụ Tứ như đứt từng khúc ruột vì một đứa con hư. Cụ phải quỳ xuống mà van xin cô Liễu đừng làm chuyện thất đức ấy. Dường như nhận ra sự nguy hiểm, cô Liễu quyết định không phá thai nữa mà chờ đến ngày sinh nở.
    Nhưng cô nghe ở đâu đó có loại thuốc hay lắm, kích thích sinh non, và cô âm thầm quyết định việc ấy.
    Tháng thứ 6 rồi, mà cô quyết không để yên, cô mua thuốc để giải quyết. Và rồi chuyện gì xảy ra chắc ai cũng biết, thuốc kích thích sinh non chính là loại thuốc giết chết thai nhi trước khi kích thích đẻ. Đứa trẻ đã chết một cách vô tội và thương tâm, khi cụ Tứ đi chợ về thì đã quá muộn.
    Cụ Tứ như người điên dại, cụ la hét, mắng chửi và tát vào mặt đứa con hư, cụ đau khổ tột cùng khi chuyện thất đức ấy lại xảy ra đúng gia đình mình.
    Cụ vừa khóc vừa nói:
    - Mày không phải là con tao, mày là đồ cầm thú, sao mày lại có thể độc ác thế chứ! Mày mà còn chơi với đám bạn hư hỏng thế thì có ngày tai hoạ đấy!
    Cô Liễu cũng không vừa:
    - Việc của tôi, tôi lo, không việc gì đến bà.
    Cụ Tứ lại đón nhận một nhát dao xuyên thấu tim bởi lời nói hỗn láo của đứa con hư.
    - Mày cút đi, đừng gọi tao là mẹ nữa, tao không có đứa con như mày, cụ Tứ vừa nói vừa nấc lên từng hồi.
    Một thái độ ngang ngược, kèm theo lời nói bất hiếu lại thốt lên từ miệng của Liễu:
    - Bà không phải đuổi, tôi cũng chán sống với bà lắm rồi, suốt ngày chỉ biết lải nhải.
    Cụ nóng giận cụ nói vậy thôi, chứ cụ đâu dám đuổi Liễu, ai ngờ rằng sáng sớm hôm sau cô đi thật, bỏ lại bà mẹ già bên túp lều tranh rách nát.
    Cụ Tứ bần thần, ánh mắt điên đảo như người mắc bệnh hoang tưởng, cụ không nghĩ rằng một sự bất hạnh nữa lại đến với mình.

    Từ ngày con gái bỏ đi, cụ mất ăn mất ngủ, đêm nào cụ cũng tựa cửa trông đợi con về, thế mà vẫn bặt vô âm tín. Cụ mắng chửi con vậy thôi, nhưng trong lòng cụ thương con lắm, cụ thương vì con gái mình không có cha, lại sinh vào một gia đình nghèo khó, do nhất thời bồng bột, chơi với đám bạn hư hỏng nên mới như vậy, cụ không còn trách con nữa mà ngược lại cụ cảm thấy thương con nhiều hơn. Mười năm bên chiếc đèn dầu leo lét cụ vẫn đợi con về, cụ chẳng dám đi đâu vì cụ chỉ sợ rằng khi nghĩ lại, con gái sẽ quay về mà không gặp được cụ. Cụ khóc vì thương nhớ con, những dòng nước mắt đã trở nên khô cạn, cụ khóc nhiều đến nỗi đôi mắt cụ không còn nhìn thấy gì nữa. Cụ đã mù hẳn, nhưng không hiểu sao đêm nào cụ cũng thắp ngọn đèn dầu ấy.

    Từ ngày cụ Tứ bị mù, thấy cụ cô đơn, người hàng xóm thương tình biếu cụ 1 con chó con để cho đỡ buồn, cụ đặt tên nó là Vện. Từ ngày có con chó, cụ Tứ bớt cô quạnh hẳn, cụ thấy cuộc đời vẫn còn ý nghĩa, và có lẽ cũng nhờ có nó mà nghị lực sống của cụ vươn lên.
    Con chó ngoan lắm, cụ bảo gì nó nghe đấy, bảo nó nằm thì nó nằm, bảo nó ăn thì nó ăn, thấy người lạ thì nó xồ ra, nhe cái nanh ai cũng sợ.

    Thế mà thấm thoát đã hai mươi năm trôi qua từ ngày cụ Tứ nuôi con chó ấy, giờ đây nó to lắm, nó cũng già rồi, nhưng đôi chân nó vẫn mập mạp, tai nó lúc nào cũng vểnh lên để nghe ngóng, mồm há ra, thè cái lưỡi rồi thở hồng hộc, nhưng nó rất ngoan, lại còn khôn nữa. Cụ Tứ cứ đi đâu là nó dẫn lối đi trước, lúc cụ loạng choạng ngã, nó liền nằm xuống để đỡ cho cụ, ăn gì cụ cũng cho nó. Lúc đi ngủ nó cũng nằm bên cạnh cụ.
    Đúng là một con chó khôn, nó bỗng dưng trở thành một người bạn thâm tình của cụ từ bao giờ mà cụ cũng không biết nữa. Vắng nó cụ buồn lắm, nhiều hôm con Vện đi chơi xa, cụ lo lắm, cụ cứ ra ngóng vào trông, chẳng khác gì một người mẹ đang chờ mong con về. Mà lạ thay, con Vện như biết lỗi, mỗi lúc nó mải chơi, khi về nó xà vào lòng của cụ như nũng nịu.
    Nhiều đêm cụ khóc nhớ con, nó cũng nằm úp mặt trên đôi tay của cụ, dường như nó cũng khóc thì phải vì cụ thấy ướt bàn tay. Những đêm mưa to, gió lớn, nó không ngủ mà nó đứng chắn trước ngọn đèn dầu hình như cố tình che không để cho ngọn đèn dầu bị tắt.

    Tuổi già như ngọn đèn trước gió, một cơn bạo bệnh đến với cụ chắc có lẽ không thể chống đỡ nổi nữa. Cụ nằm liệt giường cả tuần lễ, bà con lối xóm ai cũng đến chăm sóc cụ nhưng cụ vẫn mê man bất tỉnh, không còn nhận ra ai nữa. Con Vện già cũng buồn dầu túc trực bên chủ, nó không rời cụ nửa bước, ai cho gì nó cũng không ăn. Thấy cụ Tứ thoi thóp thở, hình như nước mắt nó cũng đang chảy thì phải, sao lại có con chó khôn đến như vậy, nó lại còn tình cảm nữa, chẳng bù cho con người, có người còn bỏ mặc mẹ mình như cô Liễu.

    Đêm hôm ấy, có lẽ là cái đêm cuối cùng cụ Tứ được sống ở trần gian, cụ có một giấc mơ kỳ lạ, trước mắt cụ là một cung điện rộng lớn nhưng tăm tối, rùng rợn, những khuôn mặt dữ tợn, quái dị đằng đằng sát khí. Trên ngai của cung điện ấy, một người to lớn có đôi mắt to mở trợn trừng, hai hàng lông mày rựng ngược, khuôn mặt thì đen thui trông thật kinh sợ. Ở dưới công đường là một người con gái khoảng 16 tuổi đang cúi gằm mặt, đứng bên cạnh là hai người dị dạng, khuôn mặt như quỷ giữ, một người tay cầm thương, một người tay cầm đao, nhìn dáng vẻ của họ đã khiếp vía kinh hồn.
    Một giọng nói gầm như tiếng sấm phát ra từ phía người mặt đen hướng về cô gái:
    - Ngươi ngẩng mặt lên cho ta
    Cụ Tứ giật bắn mình vì nhận ra đó chính là Liễu, con gái của cụ
    Người mặt đen tiếp tục:
    - Ngươi phạm tội gì?
    Cô gái đôi mắt long lanh, ầng ậc những giọt nước trả lời the thé:
    - Dạ! Tôi… tôi bị chết oan ạ
    Người mặt đen quát:
    - Ngươi hãy kể ta nghe toàn bộ sự việc!
    Cô gái bật khóc, những tiếng khóc nức nở mà bà cụ Tứ chưa bao giờ được nghe những tiếng ấy, vừa khóc cô gái vừa nói:
    - Tôi bị người ta hãm hiếp và giết hại!
    - Ngươi hãy nói tiếp, người mặt đen hỏi
    Cô gái như lấy lại bình tĩnh kể lại rõ ràng mọi chuyện:
    - Tôi xuất thân từ một gia đình nông thôn nghèo, chính vì lầm đường lỡ bước mà tôi đã bỏ mặc mẹ già ra đi. Tôi tưởng rằng mình sẽ có một cuộc sống tự do, thoải mái, có ngờ đâu nghe lời dụ dỗ của đám bạn xấu tôi đã 2 lần phá thai, tự tay giết chết đứa con ruột thịt của mình. Tôi còn bị chúng lừa bán cho bọn xã hội đen, chúng đã bắt nhốt tôi và ép trở thành gái mại dâm.
    Những ngày đau khổ, cùng cực ở chốn địa ngục ấy, tôi đã gặp bao cảnh trái ngang giống tôi, và những hoàn cảnh ấy đã cho tôi hiểu thêm về cuộc đời này. Tôi đã hiểu được mình đang đi lầm đường, mình bất hiếu với mẹ, tôi muốn được quay về bên mẹ, xin mẹ tha thứ nhưng đã quá muộn rồi.
    Một lần chúng ép buộc tôi, tôi không thể chịu đựng được hơn nữa, tôi cự lại và bỏ trốn. Nhưng thật không ngờ chúng đã bắt lại được, và chúng thật dã man cưỡng hiếp và giết hại tôi.
    Người mặt đen liền nói:
    - Quỷ Dạ xoa! ngươi xem lại có đúng vậy không?
    Một con quỷ đầu to, hai mắt lòi ra đỏ rực, cái bụng to tướng như cái trống, cổ rất dài và bé tí, tay cầm một cái gương to như cái quạt, nó nhìn vào trong đó một lát, rồi tâu với người mặt đen:
    - Dạ thưa Diêm Vương, lời cô gái này nói là đúng sự thật.
    Diêm vương quát:
    - Bay đâu, ném nó vào vạc dầu sôi cho ta.
    Cô gái thảm thiết kêu la, van xin Diêm Vương:
    - Ông ơi! Làm ơn cho tôi một lời cầu xin.
    Tiếng nói của Diêm Vương lại ù ù như sấm:
    - Ta cho ngươi nói!
    - Dạ thưa ông, tôi còn mẹ già không người chăm sóc, xin ông cho tôi được đầu thai làm thân trâu, thân chó cũng được để tôi được ở bên cạnh mẹ tôi.
    Diêm Vương cũng mủi lòng trước lời khẩn cầu của cô gái, lại ôn tồn nói:
    - Được! Cảm động trước tấm lòng Đại hiếu của ngươi, ta chấp nhận lời thỉnh cầu, nhưng ngươi vẫn phải trải qua 1000 lần chịu đau đớn trong vạc dầu lửa mới cho đi đầu thai. Thương tình ngươi, ta cho ngươi được làm kiếp chó để được bên cạnh mẹ ngươi. Ngươi nhớ rõ phải bảo vệ mẹ nghe chưa!
    Cô gái xúc động cảm ơn sự gia ân của Diêm Vương, liền quỳ mọp xuống đất mà thưa:
    - Tôi không sợ nỗi đau thể xác, vạc dầu lửa tôi cũng cam lòng, tôi chỉ mong sao được một lần nữa ở bên cạnh mẹ.

    Công đường giải tán, cô gái bị 2 con quỷ Dạ xoa ném vào vạc dầu lửa đau đớn, kêu la thảm thiết. Bà cụ Tứ nhìn con thương cảm gào khóc liền ngất đi.
    Đột nhiên cụ Tứ tỉnh lại, khi ấy cụ không còn thấy hình ảnh địa ngục man rợ nữa mà chỉ thấy bóng đêm kinh hoàng, cụ đã trở lại thực tại, cụ cảm nhận trên ngực cụ có cái gì âm ấm, đè nặng. Đó chính là con Vện mà thường ngày cụ vẫn âu yếm nó, cụ nhớ lại hình ảnh dưới địa ngục, cụ đã khóc trong hơi thở yếu ớt khi 20 năm qua cụ không nhận ra con gái mình. Từng giọt nước mắt lăn dài trên gò má, lạ kỳ thay cụ cử động được hai cánh tay ôm con Vện vào lòng mà nức nở, con Vện dường như cũng cảm nhận được tình mẫu tử, nó lấy lưới liếm từng giọt nước mắt của cụ Tứ.
    Bên song cửa, một cơn gió nhẹ khẽ thổi làm cho ngọn đèn dầu vụt tắt, cụ Tứ và con Vện đã trút hơi thở cuối cùng. Nhưng hai luồng sáng rất lạ từ túp lều tranh bay vút lên bầu trời bao la, rộng lớn, giữa đêm khuya tĩnh mịch, vắng lặng, nhìn xa nó giống như ngọn đèn dầu mà hằng đêm cụ Tứ vẫn thắp.

    Tác giả: Hoa Ưu Đàm./.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    quocdai307, DungTri86Binh Yen thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    MƯỜI ĐIỀU CHỚ VỘI TIN :
    *********************

    1. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
    2. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
    3. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
    4. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.
    5. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.
    6. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
    7. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
    8. Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
    9. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
    10. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

    ***********************
    Kinh Kalama - Tăng Chi Bộ Kinh
    [​IMG]
    **************************
    "Tin ta mà ko hiểu ta, là phỉ báng ta"
    quocdai307, DungTri86Binh Yen thích bài này.
    quocdai307 đã loan bài này
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA PHẬT TỬ BÌNH DÂN
    [​IMG]
    Người bình dân vì thiếu phương tiện học hỏi chính pháp nên không phân biệt được Phật giáo và Thần giáo. Hơn nữa, Phật giáo là nền giáo lý cao sâu, nếu không phải người giàu suy tư nhiều chiêm nghiệm thì không sao thấu đạt nổi. Người bình dân thời giờ hiếm hoi, tâm hồn bình dị, làm sao hiểu thấu được những lẽ siêu thoát của Phật dạy. Do đó, họ có những tin hiểu sai lầm như sau:

    1.- THIÊN HÌNH THỨC NGHI LỄ

    Người bình dân đến với Phật giáo chú trọng nhiều về hình thức nghi lễ. Qui y là để khi nào bệnh nhờ thầy cầu an, khi chết nhờ thầy cầu siêu. Cho nên trong gia đình có đứa bé ấm đầu là chạy thỉnh thầy trụ trì về nhà cầu an. Nếu trong thân quyến có tang, đến ngày tuần thất thì thỉnh thầy về nhà tụng kinh suốt đêm. Vào chùa, bất cứ bàn thờ Phật hay bàn thờ vong đều hì hục lễ bái và lâm râm khấn nguyện. Cứ tin rằng lạy càng nhiều thì phước càng lớn.

    Đi chùa những ngày sóc, ngày vọng để cúng kính lễ bái, ngoài ra không cần biết gì nữa. Họ quan niệm tu hành rất giản dị, ai thường cúng kính là người đó tu nhiều. Ông thầy trụ trì nào thường tổ chức cầu an, cầu siêu, cúng cô hồn, cúng sao... là ông thầy ấy tu hành tinh tấn. Người phật tử nào bỏ tiền nhiều, xin lễ này, tổ chức lễ nọ cho là người phật tử thuần thành chân chính. Xuất tiền in kinh ấn tống thì chọn ròng rặt các nghi thức cầu an, cầu siêu, kinh Tam Bảo, Địa Tạng v.v... Nếu ai giới thiệu ấn tống quyển “Lịch sử Phật giáo” cần thiết hoặc “Những bài giảng” có giá trị thì họ lắc đầu từ chối, bảo rằng: “Ấn tống sách đó thì ít phước!” Bởi nhận định này nên Phật giáo càng ngày càng đi sâu vào hình thức nghi lễ.

    2.- TIN PHẬT NHƯ VỊ THẦN LINH

    Người bình dân đến với đức Phật để cầu ban phước, che chở, ủng hộ hơn là tìm giác ngộ. Người ta nghĩ rằng: có tai nạn cầu Phật, Phật sẽ cứu độ cho. Vì vậy ngày bình không cần đến chùa, chờ khi cần cầu xin một việc gì mới mang hương đăng đến chùa cầu nguyện. Thật là:

    Hữu tật thì bái tứ phương,
    Vô tật đồng hương chẳng mất.

    hoặc:

    Nghiêng vai ngửa vái Phật trời,
    Đương cơn hoạn nạn, độ người trầm luân.

    Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng. Hết linh ứng thì họ bỏ không theo nữa, dù Phật cũng thế. Do đó, trong dân gian những cốt Cô, cốt Cậu đều được phật tử tín ngưỡng qui y. Vì những Cô, Cậu ấy đã báo cho họ biết những tai nạn sắp đến và đã cho bùa chú để họ dán trong nhà khiến con cháu mạnh giỏi, làm ăn phát đạt. Niềm tin Phật như vậy, họ rất dễ tin mà cũng rất dễ bỏ, nếu một sở nguyện được thành, hoặc không toại nguyện.

    3.- TIN PHẬT QUA NHỮNG HÌNH THỨC TÀ GIÁO

    Có những người đến với Phật, không do hiểu Phật pháp mà nhờ ông Đồng, bà Cốt mách phải qui y Phật sẽ khỏi tai nạn chẳng hạn, họ liền đến chùa xin qui y. Hoặc có người do xin xăm hay bói quẻ, trong xăm quẻ dạy theo Phật hay thờ Phật thì mọi sự an lành..., họ liền phát nguyện qui y Phật. Hoặc vị trụ trì có học bùa chú trừ ma ếm quỉ, người có con bệnh đến nhờ thầy trị chữa, nếu con lành bệnh liền xin qui y Phật...

    Hòa thượng Thích Thanh Từ
    Trích trong Phật giáo trong mạch sống dân tộc
    http://thienvienhoalam.com/2013/09/29/khi-khoa-hoc-nhin-thay-duc-phat/
    quocdai307, DungTri86Binh Yen thích bài này.
  5. chicchoac

    chicchoac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Đã được thích:
    1.869
    TU TẠI GIA

    Người tu ở tại nhà có đắc quả chăng?

    Người đã quyết chí tu hành thì dầu ở hoàn cảnh nào cũng đều có kết quả. Tục ngữ có nói: “Nhứt là tu ở tại nhà, hai là tu ở non núi, thứ ba là tu ở chùa”. Đây là so sánh các hoàn cảnh, nơi nào dễ tu, nơi nào khó tu mà thôi.

    Thật vậy, tu tại gia khó hơn hết, vì gặp nhiều trở ngại nhất. Còn chung đụng với thế trần, người ta khó tránh khỏi việc lập gia đình, vì còn nợ duyên, ân oán phải trả. Rồi do đó lại gây thêm nghiệp quả mới, bởi còn đua chen với thế sự, còn ham mến lợi danh. Nhưng nhờ có vợ chồng mới tạo ra những xác thân mới để cho Linh hồn nhập vào mà học hỏi tấn hóa thêm. Ta sẽ có dịp trả hết oan trái của ta đã gây ra từ mấy kiếp trước. Nếu ta đã học hiểu Đạo đức, ta sẽ lãnh phần dìu dắt những người thân mến trong gia đình như anh em, con cháu, để sau nầy chúng sẽ trở thành những bực hữu dụng cho đời. Trong khi thiên hạ còn vô minh, tham mê danh lợi, chạy theo vật chất, lụy vì tình, mà ta thoát tục, chẳng nhiễm trần ai thì ta đã tiến lên cao lắm. Ta phải đảm đương cả gánh gia đình, tự lo để sanh sống, lo đủ lo thiếu, lo cho cha mẹ, vợ con, em út, nhất là phải lo xong bổn phận đối với gia đình và xã hội. Công việc bề bộn như thế mà biết chia sớt thời giờ để học tập đạo lý, tu tâm dưỡng tánh, nghiền ngẫm Luật Trời để thi hành nghiêm chỉnh, quên mình để giúp đời thì công đức sẽ cao hơn kẻ xuất gia nữa.

    Bực tu tại gia dõng mãnh, tuy thân tại gia mà tâm xuất gia, ấy là bực chẳng nhiễm ngũ dục (sắc, thinh, hương, vị, xúc), chẳng say đắm trong các cuộc vui ở trần thế. Như vậy còn hơn bực thân xuất gia mà tâm chẳng xuất gia, tuy mặc áo nhà Sư, ở chùa chiền, ở tu viện mà vẫn tham mê, mến tiếc việc đời.

    Trong quyển Ưu-bà-tắc giới kinh, đức Phật dạy rằng: “Tại gia còn bị nhiều sự ràng buộc nơi gia đình, khó bề tu học, nhưng nếu tu học được thì công đức nhiều hơn người xuất gia”.

    Thuở xưa, có ông Duy-Ma-Cật cư sĩ, sanh đồng thời với đức Phật Thích Ca, được người người kính nể, bái phục vì tài cao đức trọng, biện luận Đạo-lý hơn cả đức Văn-Thù Bồ-Tát, hạnh kiểm đúng đắn, thông hiểu cao siêu, cho đến các vị Đệ tử xuất gia của Phật cũng phải kính phục, và đến nhà nhờ ông giải thích Kinh Luật.

    Ông Bàn–Huẩn cư sĩ, người Trung Hoa, đời nhà Đường, đắc pháp Đốn-Ngộ với ngài Mã-Tổ. Cả nhà ông, vợ, con trai và con gái đều được đắc đạo.

    Nếu xét kỹ, người tu tại gia dễ trả nghiệp quả, nhưng thiếu ngày giờ rảnh rang để học tập, suy tư đạo lý. Càng khó tu hơn nữa là người ở thành thị, trước mặt có đủ thú vui, đủ mùi quyến rủ, trai thanh, gái lịch đua nhau phóng túng đùa nghịch, ở nhà lầu lộng lẫy, xe đẹp rong chơi, ăn uống say sưa, rồi bã lợi danh chóa mắt, tăng thêm lòng tham dục, quên mất thiên lương nên không thể tu tập cần chuyên được.(Nhất tu thị, nhị tu sơn).

    Ông Anatapandica, tàu dịch là Cấp-Cô-Độc, một Đại phú hộ, có hỏi Phật: ”Bạch Phật, lòng tôi muốn làm lành và ban ân huệ cho muôn loài vạn vật, xin Phật giải bày cho tôi rõ coi, muốn đắc đạo tôi có phải bỏ gia thế, bỏ sự sản của tôi đặng đi ta bà như Phật chăng ?”

    Phật bèn đáp: “Người nào giữ tròn Đạo Bát Chánh thì sẽ hưởng đặng hạnh phúc của sự tu hành. Người nào ham mến giàu sang thì mau trừ thói ích kỷ đó đi, đừng để nó nhiễm trong lòng mà phải mang hại. Còn người nào tiền của dư muôn, đã không quí trọng nó, lại còn làm việc phải, đó là người ban hạnh phúc cho nhân loại.

    Ta khuyên ngươi hãy cần mẫn trong công việc làm ăn của ngươi, đừng bỏ nhà cửa đi đâu. Không phải tại cuộc đời, tại sự giàu sang hay là quyền thế bắt con người làm tôi mọi cho nó, song tại sự ham mến cuộc đời, tại sự ham mến cảnh giàu sang, tại sự ham mến quyền tước, nó giam hãm con người vào vòng vật chất.

    Vị Tỳ-kheo nào lánh trần, đặng trọn đời mãi ở không thì bao giờ thấy đặng Chơn lý; cuộc đời biếng nhác và sự mất nghị lực đáng trách cứ lắm.

    Ai muốn đi ta bà hay lánh trần tục thì tự ý. Như Lai không ép điều đó. Song luật ta buộc mỗi người phải rửa lòng cho trong sạch, phải giữ tánh hạnh cho ngay thẳng, phải bỏ dứt sự ham muốn, những sự vui giả trá, phải biết Phàm nhơn là mộng ảo. Dầu con người còn ở chung đụng với người trần tục, hoặc làm thợ thầy, hoặc buôn bán, hoặc làm quan, dân, hay là vào non ở ẩn, nếu tham thiền thì phải hết lòng tập luyện. Mấy vị ấy phải sốt sắng và có nghị lực. Nếu ở trong vòng trần tục, còn lo chống chỏi với đời, nhưng không ganh gổ, không oán vơ, không ích kỷ, giữ một mực chơn chất cũng như bông sen tuy sanh dưới nước mà không thấm nước, thì trong lòng được an vui, hưởng được mọi điều hạnh phúc.”
    suutapdoco, Tulacoiphuc ptBinh Yen thích bài này.
  6. chicchoac

    chicchoac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Đã được thích:
    1.869
    TU Ở NON NÚI

    Hạng người ẩn tu ở núi non dễ tu tâm dưỡng tánh hơn kẻ còn ở chung đụng với người đời. Tối ngày, họ không thấy việc trái tai, gai mắt; Không nghe tiếng kèn giọng quyển rủ ren, không bị công danh lợi quyền quến dụ, nên tâm thần được yên tĩnh, rảnh rang để suy tư, tham thiền nhập định. Nhưng nếu chưa vững tâm bền chí mà ở nơi hiu quạnh, phải tự túc, thiếu ăn thiếu mặc, trong một thời gian, họ sẽ lìa núi non, bỏ việc tu tập để trở về với thế trần.

    Hạng nầy không thể so sánh với các vị Chơn tu, đắc đạo, vì thân xác các Ngài rất thanh bai, tinh vi, nhạy cảm, không sao chịu nổi các sự rung động dữ dội ở trần gian, nên các Ngài lên ở non cao, động cả, nơi thanh tịnh để giữ gìn xác thân được sống lâu, khỏe mạnh, ngõ hầu giúp nhơn sanh được lâu ngày.

    CÁC VỊ XUẤT GIA

    Các vị đã xuất gia, vào ở trong chùa, am, tu viện, không lập gia đình, không mến lợi danh, quyền tước, không còn ham mê sung sướng, an nhàn hay thú vui vật chất, là vì có nhiều kiếp trước đã dày công quả, nên kiếp nầy không đắm say trần tục nữa, chỉ đem hết tâm thần, trí não để lo cho Đạo, mong vớt người ra khỏi cảnh trầm luân. Mấy vị ấy giúp đời trên mấy cảnh cao, và nêu gương tốt cho nhơn loại noi theo mà làm lành lánh dữ. Mấy Ngài biết rằng, ở đời nếu không ai nhắc nhở và dạy dỗ điều lành thì con người mau quên bổn phận. Mấy Ngài không còn ham mến cái gì ở hồng trần nữa, nên không lập gia đình để khỏi gây thêm oan trái. Nếu mấy Ngài có vợ con thì phải mất nhiều thì giờ để lo cho gia thất, thiếu ngày giờ để lo cho xã hội, ngưng trệ nhiều công tác hữu ích, chớ không phải việc vợ con làm ngăn trở sự tu hành của các Ngài; còn việc tạo các xác thịt mới, để cho Linh hồn đầu thai vào đặng tiến hóa, thì đã có nhiều hạng nhơn loại sẵn sàng làm công việc đó. Việc vợ chồng là thay mặt Thượng Đế để tạo ra xác thể cho các Linh hồn nhập vào học hỏi, kinh nghiệm các công việc ở cõi Trần, chớ không phải vì sự vui thích về xác thịt. Cha mẹ, vợ chồng, con cái phải giúp đỡ lẫn nhau để được mau tấn hóa.

    Nếu vợ chồng không giữ tiết độ, thì cũng phạm tội tà dâm, mà lại mau bỏ xác vì hoang dâm vô độ nữa. Tại con người không học Luật Trời nên hiểu lầm, lấy việc phụ thuộc đem làm việc chánh, mới sanh ra tai hại. Do đó con người mới mắc bệnh hoạn, thác yểu và còn hại đến nòi giống phải suy nhược, chớ Luật Trời không buộc người tu hành phải độc thân hay phải từ bỏ vợ con. Hễ biết tu hành thì không có cái chi ràng buộc được.

    Những người đã đi tu mà không lập hạnh được, lại không hiểu mục đích tu hành, thấy những vị tu cao, không lập gia đình thì bắt chước, hoặc muốn trốn tránh nợ trần nên không cưới vợ, nhưng lửa lòng chưa dập tắt được, ắt chẳng sớm thì muộn cũng sa ngã vào đường sắc dục.

    Nếu ai nhìn một người đàn bà, con gái, rồi tưởng nghĩ đến việc quấy là phạm tội tà dâm rồi, chớ không phải đợi đụng chạm nhau mới phạm lỗi. Vậy nếu thấy mình chưa dứt được ********, thì nên lập gia đình để khỏi phạm giới.

    Người xuất gia được rảnh rang mọi bề, không bận rộn cảnh gia đình, không cần phải giữ của riêng, chỗ ở sẵn có chùa, tự viện, ăn uống có thập phương ủng hộ, nếu xác thân được trong sạch, ý muốn cao siêu, trí thức được thanh tịnh sáng suốt, chỉ nhớ bổn phận là truyền bá cho đời hiểu mục đích thanh cao của Chúa, của Phật, của Thượng Đế, thì sẽ tấn hóa được lẹ làng. Nhưng nếu chưa hy sinh trọn vẹn để giúp đời, nếu không cố gắng truyền bá những giáo lý cao siêu cho thiên hạ biết, nếu không tận tâm khuyên bảo nhơn sanh trên đường Đạo đức, là mình chưa lo trả nợ trần, trong khi đó nếu lại còn tham lam danh lợi, quyền tước là gây thêm nghiệp quả nặng nề, không biết bao giờ mới giải thoát được nỗi trái oan, đó là tu dối thế.

    Xét kỹ thì ta thấy: người xuất gia chơn chánh chuyên tu sẽ tiến thật mau, còn người xuất gia mà lại ích kỷ tà vạy sẽ gây thêm nhiều nghiệp quả hơn người tu tại gia.

    Theo:
    ĐẠO LÝ THỰC NGHIỆM
    (Tập I)
  7. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Thiên đường và địa ngục - HT-Thiền sư Thích Từ Thông
    suutapdoco, Binh Yenquocdai307 thích bài này.
  8. chicchoac

    chicchoac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Đã được thích:
    1.869
    NHỮNG NẤC THANG VÀNG


    [Lời nói đầu] Hãy xem xét sự thật trước mắt các bạn:


    [1] Một cuộc sống trong sạch, [2] một tâm trí cởi mở, [3] một tâm hồn thanh khiết, [4] một trí năng tha thiết, [5] một nhận thức tinh thần không bị che lấp,


    [6] một tình huynh đệ đối với các bạn đồng môn, [7] một sự sẵn sàng đưa ra và nhận lấy những lời khuyên bảo và giáo huấn, [8] một ý thức về bổn phận trung thành đối với Sư phụ, [9] một sự sẵn lòng vâng theo mệnh lệnh của CHÂN LÝ một khi ta đã đặt đức tin vào đấy và tin rằng Sư phụ có chân lý,


    [10] một sự can đảm nhẫn nhục trước bất công cá nhân, [11] một sự dũng cảm tuyên bố những nguyên lý, [12] một sự kiên cường bảo vệ người bị tấn công một cách bất công, [13] và một cặp mắt thường xuyên dõi theo lý tưởng về sự tiến bộ và hoàn hảo của con người mà khoa học bí mật đã miêu tả (Vidya Gupta)


    [Kết luận] Đây là Những Nấc Thang Vàng mà người học đạo có thể leo đó để tới Đền thờ Minh Triết Thiêng Liêng.


    Phát biểu này gồm có một huấn lệnh mở đầu, 13 câu danh ngữ và một phát biểu kết luận được dùng làm đoạn đuôi để cho toàn thể được viên dung. Đây là một phát biểu đơn giản đến mức gây thất vọng mà nhiều bạn đọc có khuynh hướng coi đó là một tập hợp những điều tầm thường sùng đạo. Nhưng việc thuyết giải như thế hoàn toàn không nắm bắt được cái thần của tài liệu này, nó thật ra là một chỉ nam có cấu trúc chặt chẻ nhất giúp ta hành động theo đạo đức.
    suutapdoco, Tulacoiphuc ptBinh Yen thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    CHÂN LÝ KHÔNG THỂ ĐƯỢC NGỘ RA QUA KINH ĐIỂN
    MÀ CHỈ CÓ THỂ ĐƯỢC NGỘ RA QUA TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG THỰC.
    [​IMG]
    Nếu ôm chặt lấy Tam Tạng Kinh Điển và cố đọc càng nhiều càng tốt hòng mong được giác ngộ thì đó là điều không tưởng. Mỗi bài kinh Đức Phật thuyết là dành cho một đối tượng nào đó với một trải nghiệm nào đó. Do đó tất cả những kinh mà Phật thuyết đều là những trải nghiệm khác nhau. Nếu chúng ta chỉ lo ôm lấy kinh điển mà đòi ngộ chân lý, không thông qua trải nghiệm thì chẳng khác nào đi tìm lông rùa sừng thỏ. Điều ấy không thể có. Thời Phật còn tại thế có người không nghe một bài kinh nào cả, chỉ nghe Phật nói vài câu kệ mà ngộ ra luôn chân lý hoặc đắc luôn quả A La Hán.
    Chưa có trải nghiệm cuộc sống mà ôm kinh điển thì càng ôm càng rơi vào chấp pháp, càng đọc thì cái chấp ấy càng to như núi và rắn như kim cương.
    Hãy buông kinh điển ra, hãy đi vào cuộc sống, sống thực sự từng giây phút của cuộc sống, trọn vẹn với từng sự việc đến và đi trong cuộc sống thật. Khi nào làm được điều này thì hãy quay trở lại mà đọc kinh điển. Lúc ấy cái hiểu mới thật sự là cái hiểu đúng đắn.
    Không phải bài kinh nào chúng ta cũng có thể hiểu đúng. Chỉ có những bài nào có liên quan đến trải nghiệm của chúng ta thì chúng ta mới có thể hiểu được mà thôi.
    Vì vậy, càng ôm kinh điển, càng xa rời cuộc sống thực thì càng xa Như Lai là thế. Đó cũng là lý do vì sao có câu nói: “Càng tu càng ngu”!
    Nên nhớ chân lý không thể được ngộ qua kinh điển mà chỉ có thể được ngộ thông qua cuộc sống thực mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày.
    Nên nhớ chân lý không phải là hệ thống ngôn ngữ phức tạp trong kinh điển mà chân lý chính là những điều bình dị ở xung quanh chúng ta.
    Người nào biết sống cuộc sống của mình một cách chánh niệm tỉnh giác thì người đó sẽ ngộ ra chân lý. Chắc chắn là như vậy!
    CÁC BẠN NGHĨ THẾ NÀO ?
    Binh Yenchicchoac thích bài này.
  10. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.035

Chia sẻ trang này