Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

4336 người đang online, trong đó có 302 thành viên. 18:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 158784 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    Ý Nghĩa 03 ngày vía của Bồ Tát Quan Âm


    Hằng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/02, 19/06 và 19/09 đều theo âm lịch. Nhưng đa phần chỉ biết suông là lễ vía Quán thế Âm thế thôi!
    Thực ra trong Thiền môn nhật tụng cổ xưa đã ghi rõ:

    Ngày 19/02 là vía Quán thế Âm Đản Sanh.
    Ngày 19/06 là vía Quán thế Âm Thành Đạo.
    Ngày 19/09 là vía Quán thế Âm Xuất Gia.

    12 Đại Nguyện Của Quán Thế Âm Bồ Tát

    1. Nam Mô hiệu Viên-Thông, danh Tự Tại, Quan-Âm Như Lai quảng-phát hoằng thệ nguyện. (Lạy)
    Được xưng tặng là “Hiểu biết đầy đủ”, “Thông dong hoàn toàn”, Ngài đem pháp tu hành mà khuyên độ khắp cùng.

    Nguyện Thứ Nhất:
    Khi hành Bồ-tát
    Danh hiệu tôi: Tự tại Quán Âm
    Viên Thông, thanh tịnh căn trần
    Nơi nào đau khổ, tầm thanh cứu liền

    2. Nam-mô nhứt niệm tâm vô quái ngại, Quan-Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện. (Lạy)
    Ở trong một niệm tâm được tự tại vô ngại, Ngài nguyện thường ở biển phương Nam (Nam Hải) để cứu độ chúng sanh.

    Nguyện Thứ Hai:
    Không nài gian khổ
    Quyết một lòng cứu độ chúng sanh
    Luôn luôn thị hiện biển đông
    Vớt người chìm đắm, khi dông gió nhiều.

    3. Nam-mô trú Ta-Bà U-Minh giới Quan Âm Như-Lai tầm thanh cứu khổ Nguyện (Lạy)
    Luôn Luôn ở cõi Ta Bà và cõi U-Minh, Ngài cứu độ kẻ nào kêu cầu tới Ngài.

    Nguyện Thứ Ba:
    Ta Bà ứng hiện
    Chốn U Minh nhiều chuyện khổ đau
    Oan gia tương báo hại nhau
    Nghe tiếng than thở, mau mau cứu liền.

    4. Nam-mô hàng tà ma, trừ yêu quái Quan Âm Như-Lai năng trừ nguy hiểm nguyện. (Lạy)
    Trừ khử loài tà ma, yêu quái, Ngài có đủ sức cứu người gặp nguy hiểm.

    Nguyện Thứ Tư:
    Hay trừ yêu quái
    Bao nhiêu loài ma quỉ gớm ghê
    Độ cho chúng hết u mê
    Dứt trừ nguy hiểm, không hề nhiễu nhương.

    5. Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như-Lai cam-lộ sái tâm nguyện. (Lạy)
    Ngài lấy nhành dương liễu dịu dàng nhúng vào nước ngọt mát trong cái bình thanh tịnh để rưới tắt lửa lòng của chúng sanh.

    Nguyện Thứ Năm:
    Tay cầm Dương Liễu
    Nước cam lồ rưới mát nhân thiên
    Chúng sanh điên đảo, đảo điên
    An vui mát mẻ, ưu phiền tiêu tan.

    6. Nam-mô Đại-Từ bi năng hỉ xả, Quan Âm Như-Lai thường hành bình đẳng nguyện. (Lạy)
    Thương xót người đói và sẵng lòng tha thứ, Ngài không phân biệt kẻ oán người thân, tất cả đều coi như nhau.

    Nguyện Thứ Sáu:
    Thường hành bình đẳng
    Lòng từ bi thương xót chúng sanh
    Hỷ xả tất cả lỗi lầm
    Không còn phân biệt sơ thân mọi loài.

    7. Nam-mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quan Âm Như-Lai thệ diệt tam đồ nguyện. (Lạy)
    Đêm ngày đi khắp đó đây để cứu giúp chúng sanh ra khỏi các sự tổn hại, Ngài nguyện cứu vớt chúng sanh ra khỏi ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.

    Nguyện Thứ Bảy:
    Dứt ba đường dữ
    Chốn ngục hình, ngạ quỉ, súc sanh
    Cọp beo, thú dữ vây quanh
    Quán Âm thị hiện, chúng sanh thoát nàn.

    8. Nam-mô vọng Nam nham cầu lễ bái, Quan Âm Như-Lai, già tỏa giải thoát nguyện. (Lạy)
    Nếu ai quay về núi hướng nam mà hết lòng cầu nguyện thì dầu có bị gông cùm xiềng xích cũng được thoát khỏi

    Nguyện Thứ Tám:
    Tội nhân bị trói
    Bị hành hình rồi lại khảo tra
    Thành tâm lễ bái thiết tha
    Quan Âm phù hộ, thoát ra nhẹ nhàng

    9. Nam-mô tạo pháp-thuyền du khổ hải, Quan Âm Như-Lai độ tận chúng sanh nguyện. (Lạy)
    Dùng phép tu hành để làm chiếc thuyền, Ngài đi cùng trong biển khổ để độ hết chúng sanh.

    Nguyện Thứ Chín:
    Làm thuyền cứu vớt
    Giúp cho người vượt khúc lênh đênh
    Bốn bề biển khổ chông chênh
    Quan Âm độ hết, an nhiên niết bàn

    10. Nam-mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quan Âm Như-Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện. (Lạy)
    Nếu ai cầu nguyện và tu hành theo Ngài chỉ dẫn, khi rời bỏ xác thân này thì sẽ có phướng dài đi trước, tàng lọng quý giá theo sau, để rước về Tây Phương.

    Nguyện Thứ Mười:
    Tây Phương tiếp dẫn
    Tràng hoa thơm, kỹ nhạc, lộng tàn
    Tràng phan, bảo cái trang hoàng
    Quán Âm cứu độ, đưa đàng về Tây.

    11. Nam-mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như-Lai Di Đà thọ ký nguyện. (Lạy)
    Ở cảnh giới của Đức Vô Lượng Thọ (tức Phật A Di Đà), Ngày đã được cho biết trước là về sau Ngài sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà ở ngôi vị đó.

    Nguyện Thứ Mười Một:
    Di Đà thọ ký
    Cảnh Tây Phương, tuổi thọ không lường
    Chúng sanh muốn sống miên trường
    Quán Âm nhớ niệm, Tây Phương mau về.

    12. Nam-mô đoan nghiêm thân vô tỉ toại, Quan Âm Như-Lai quả tu thập nhị nguyện. (Lạy)
    Được thân hình nghiêm trang không ai so sánh được với Ngài, ấy là kết quả của sự tu theo mười hai lời nguyện lớn ấỵ

    Nguyện Thứ Mười Hai:
    Tu hành tin tấn
    Dù thân nầy tan nát cũng đành
    Thành tâm nổ lực thực hành
    Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời.

    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát.
    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát.
    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát.

    Binh Yen thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Khái Niệm Sự Chứng Đắc Trong Đạo Phật-Đ Đ Thích Trí Huệ
    Binh Yen thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Khi duyên phàm đã mãn

    "Mái tóc vốn màu gỗ quí
    Nay dâng thành khối trầm thơm
    Nét đẹp đi về vĩnh cửu
    Vi diệu thay! Ý vô thượng..."

    Thiền Sư Làng Mai
    [​IMG]

    May mắn cho cô, kẻo lại rơi vào cảnh này ...

    THƯỚT THA MÁI TÓC THAY LỜI CON TIM

    THƯƠNG LẮM TÓC DÀI ƠI!

    Phạm Thanh Cải

    Nhớ thời mười chín, đôi mươi
    Gặp em, tôi bỗng sững người nhìn em!
    Tóc dài đen mượt đến duyên
    Xoà buông tha thướt, dịu hiền làm sao.

    Mới đôi câu hỏi câu chào
    Mà thân thiết tự khi nào chẳng hay
    Nắng chiều tóc gió bay bay
    Đã mê ánh mắt, lại say tâm hồn.
    Thế rồi, mỗi đứa một phương
    Tôi mang suối tóc dài tuôn trong đời.
    Tóc dài ơi, tóc dài ơi!
    Thướt tha mái tóc thay lời con tim.

    Bây giờ tôi gặp lại em
    Ngập ngừng muốn gọi, sao nhìn chẳng ra
    Vẫn là ánh mắt thẳm xa
    Em tôi, tóc ngắn rối xoà chấm vai...
    Tìm đâu mái tóc suôn dài
    Bao nhiêu xuân sắc của thời mộng mơ?
    Đâu rồi em của ngày xưa
    Cái ngày tiếng sét sững sờ tình tôi?
    Hỏi ra, tôi mới lặng người
    Tóc em cắt bán mất rồi... còn đâu!
    Bỗng nhiên em khẽ ngoái đầu
    Nhìn con, hai đứa dắt nhau tới trường.

    Vẳng xa ở cuối con đường
    Tiếng rao bán tóc, buồn thương não nề...
    P.T.C
    kevin phamBinh Yen thích bài này.
  4. kevin pham

    kevin pham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    19.150
    Những lời Phật nói trong phim này có thể nói là rất vi diệu.

    suutapdocoBinh Yen thích bài này.
    kevin pham đã loan bài này
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Có đôi khi sự cân bằng trong cuộc sống chỉ bởi "cọng lông hồng" , xin hãy xem và cảm nhận lời nhắn gửi đằng sau màn diễn ...

    Xây thì thật vất vả,để thành công phải luyện tập rất khó khăn... đến đổ mồ hôi,sôi nước mắt ,nhưng muốn phá ư có thể chỉ cần tác động bởi 1 sự vô tình hay cố ý ...bằng 1 cọng lông ...
    Last edited: 10/04/2015
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    7 sai lầm phổ biến về đạo Phật ở Việt Nam

    Là một quốc gia có truyền thống Phật giáo, nhưng nhiều người Việt Nam không có hiểu biết về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, và dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay.



    [​IMG]

    [​IMG]
    1. Đức Phật là đấng thần linh không có thật

    Với một tín đồ Phật giáo, điều này nghe có vẻ rất buồn cười, nhưng rất nhiều người Việt hiện nay vẫn không biết Đức Phật là một người có thật. Ngài sinh vào khoảng năm 624 trước công nguyên, tên thật là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, là thái tử của vương quốc Thích Ca do cha Ngài làm quốc vương. Lãnh thổ của quốc gia Thích Ca hiện nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ.

    Đức Phật Thích Ca sống thọ đến 80 tuổi, nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Phật Thích Ca hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử. Đức Phật sinh ra không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời khỏi gia đình đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian, sau đó Ngài lại hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó mà thôi. Việc thờ phượng Đức Phật là do người đời sau bày vẽ ra, thậm chí mọi người còn mải thờ Phật mà quên mất việc chính là thực hành con đường hạnh phúc mà Phật đã chỉ dạy.

    Phật là một quả vị, hay có thể nói là một danh hiệu dành cho các vị giác ngộ tuyệt đối, vì vậy nên có nhiều vị được gọi là Phật. Có vị tồn tại trong lịch sử như Phật Thích Ca, có vị được biết đến chỉ trong kinh điển như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc... và chưa ai gặp ngoài đời cả.

    2. Mục tiêu của đạo Phật là vãng sanh Cực Lạc

    Mục tiêu của đạo Phật không phải là cõi thiên đường hay Cực Lạc, mà là thoát hết đau khổ, phiền muộn. Tất nhiên đó là một công trình vĩ đại trải qua thời gian vô cùng lâu dài, chứ không thể trong một kiếp người vài chục năm đã đạt được ngay. Ngay cả Đức Phật cũng phải trải qua nhiều kiếp sống thực hành liên tiếp chứ chưa nói đến người bình thường.

    Chính vì vậy, trong đạo Phật có một số vị chủ trương hướng dẫn cho Phật tử thực hiện từng bước một. Bước đầu một người có thể tu tập để được tái sinh vào kiếp sau tại một nơi hạnh phúc hơn (như cõi Cực Lạc chẳng hạn), sau đó tại nơi ấy họ sẽ tiếp tục tiến bộ để được thoát khổ hoàn toàn.

    Tuy nhiên cũng có những vị không cần thông qua con đường ấy mà tập trung thực hành ngay tại đời sống con người cũng đạt được kết quả giác ngộ. Trong lịch sử đã ghi nhận rất nhiều đệ tử của Đức Phật (đều là người có thật) và các vị xuất gia sau thời Phật đạt được giác ngộ ngay khi đang sống ở cõi người.

    Vì vậy, có thể nói vãng sanh Cực Lạc là một mục tiêu cao quý trong đạo Phật nhưng chưa phải là kết quả cuối cùng mà Phật muốn con người đạt được.

    3. Các đức Phật sẽ ban phát tài lộc

    Ngày nay hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều có sự thờ cúng hương khói. Có những chùa người tu hành ít nhưng hoạt động cúng bái, lễ hội cho lữ khách thập phương diễn ra vô cùng sôi động. Rất nhiều người đến Lễ Phật với mong ước Đức Phật sẽ mang lại nhiều may mắn, tiền tài, nhà cửa hoặc con cái, thực ra đây là một quan niệm không đúng với lời dạy của Phật.

    Đức Phật chỉ hướng dẫn con người tự thoát khổ chứ không hề ban phát sự sung sướng. Muốn được hạnh phúc, các tốt nhất là nghiên cứu con đường Phật để lại rành rành qua Tứ Diệu Đế, không nên mang xôi gà, hoa quả đến cầu Phật ban phước làm chi.

    4. Niệm Phật là đọc danh hiệu Phật

    Tụng kinh, niệm Phật là phương pháp tu hành phổ biến ở các chùa, nhất là ở miền quê. Trong đó mọi người cố gắng để tụng các bài kinh cho thuộc nằm lòng, đọc lên cho hay mà có khi chẳng tìm hiểu nghĩa. Bên cạnh đó, việc liên tục đọc “Nam mô Ai Di Đà Phật” cũng được coi là một công đức, điều này khiến giới trẻ cảm thấy hồ nghi và không hứng thú với đạo Phật.

    Thực ra, chữ “niệm” ở đây có nghĩa là nhớ, giống như trong chữ tưởng niệm, hoài niệm. Niệm Phật hay thường xuyên nhớ đến Phật là phương pháp hiệu quả giúp tâm trí chúng ta bình an và sáng suốt. Do vậy, niệm Phật thực ra chú trọng ở nội tâm chứ không phải ở hình thức như nhiều người vẫn nghĩ.

    5. Người xuất gia theo Đạo Phật đều phải ăn chay

    Ăn chay chỉ là một việc làm được khuyến khích chứ không phải là một loại quy định cấm kỵ trong đạo Phật, khi còn sống, Đức Phật cũng ăn mặn chứ không ăn chay.

    Trong đạo Phật chỉ cấm người tu hành sát sinh hại vật, còn việc ăn chay nếu có điều kiện thuận lợi thì mới thực hiện. Thời xa xưa, người dân chưa quen ăn chay nên có khi cúng cho các vị tăng cả thịt cá, các thầy ăn đồ ấy không coi là phạm giới. Ngày nay điều kiện kinh tế khá hơn, Phật tử chuẩn bị được đồ chay cho chùa chiền nên các nhà sư mới có thể ăn chay liên tục được.

    Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi ốm bệnh, các nhà sư cũng cần ăn mặn để có sức khỏe chứ không thể miễn cưỡng ăn chay.

    Cho rằng các nhà sư ăn thịt cá là phạm giới nghiêm trọng là hậu quả của việc phim ảnh Trung Quốc nói về đời sống trong các chùa rất hay khai thác vấn đề này khiến nhiều người hiểu lầm.

    6. Giáo lý quan trọng nhất là các bộ kinh

    Nhiều người nói đến đạo Phật là khoe ngay mình đã đọc thuộc bao nhiêu bộ kinh, đã tu qua những phẩm nào, nhưng đó không phải điều cốt yếu mà Phật chỉ dạy.

    Giáo lý quan trọng nhất trong đạo Phật cũng chính là những giáo lý cơ bản nhất mà Đức Phật luôn nhắc đến trong mọi trường hợp, đó là Luật Nhân-Quả và Tứ Diệu Đế.

    Tìm hiểu đạo Phật mà chỉ thích những giáo lý cao siêu, chúng ta càng dễ xa rời chân lý. Ai cho rằng các bài kinh có hiệu quả cao siêu hơn cả các giáo lý căn bản, đó là một suy nghĩ sai lầm vì vấn đề trong kinh điển đều để làm rõ hơn cho Luật Nhân-Quả và Tứ Diệu Đế mà thôi, chưa có có nhiều kinh điển đã bị ngụy tạo hoặc chỉnh sửa không còn đúng với ý Phật nữa. Do vậy, người Phật tử chúng ta cứ nắm chắc giáo lý căn bản trước rồi tìm hiểu thêm các kinh điển cũng chưa hề muộn, lại yên tâm vì luôn theo đúng lời Phật nói.

    7. Đạo Phật chỉ dành cho người già

    Đạo Phật dành cho bất cứ ai muốn cải thiện đời sống theo hướng tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, và đặc biệt là rất phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên ở Việt Nam lâu nay lại tồn tại quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa”, coi việc đến chùa, học Phật chỉ dành cho những người cao tuổi, không còn việc gì khác để làm.

    Nếu bạn là người trẻ, hãy đến với đạo Phật thông qua các video, sách vở hoặc mạnh dạn đến một ngôi chùa nào đó bày tỏ mong muốn của mình, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự hoan nghênh và giúp đỡ nhiệt tình của các sư thầy, sư cô. Đạo Phật cung cấp nhiều tri thức khoa học, tâm lý, đạo đức bổ ích cho cuộc sống và công việc của chúng ta và nhất định sẽ giúp ích được càng nhiều nếu bạn tìm hiểu càng sớm.

    Đừng chờ đợi đến khi không còn sức lực và mọi chuyện đều đã trôi qua rồi mới khám phá cách sống đúng, như vậy thì quả là điều đáng tiếc cho tuổi trẻ.

    Bài viết của tác giả Chu Ngọc Cường gửi Reds.vn
    --- Gộp bài viết, 10/04/2015, Bài cũ: 10/04/2015 ---
    Quá hay! Phim này tóm tắt toàn bộ cuộc đời Đức Phật ! Xem kỹ càng ,1 vài lần mới thấu hiểu được !
    [​IMG]
    kevin pham thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    TÂM TỊNH CÕI NƯỚC TỊNH.
    [​IMG]
    Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:

    - Con mỗi ngày đều chí thành mang hoa hương đến cúng Phật như thế, y theo lời ghi: “Người nào thường dùng hoa hương cúng Phật, đời sau sẽ được quả báo tướng mạo xinh đẹp”.

    Cô Phật tử rất vui đáp:
    - Đây là việc nên làm, con mỗi ngày khi đến chùa lễ Phật, tự cảm thấy trong tâm mát mẻ, giống như đã tẩy sạch hết các lỗi lầm, nhưng về đến nhà thì tâm khởi lên buồn phiền, vì gia đình chúng con ở giữa phố thị ồn ào thì làm sao giữ được tâm thuần trong sáng thanh tịnh được.

    Thiền sư hỏi:
    - Con dâng hoa tươi cúng Phật, chắc là con có chút hiểu biết về hoa. Bây giờ thầy hỏi con, làm thế nào để giữ gìn cho hoa thường được tươi đẹp.

    Phật tử đáp:
    - Phương pháp giữ cho đóa hoa tươi đẹp là mỗi ngày phải thay nước và cắt bỏ một phần dưới của thân hoa, vì phần dưới thân ngâm trong nước nên dễ bị hư thối, khi hư thối thì không hút được chất dinh dưỡng, dẫn đến hoa mau héo tàn.

    Thiền sư nói:
    - Việc giữ gìn tâm trong sáng thanh tịnh cũng như thế. Hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta cũng giống như nước trong bình. Chúng ta chính là hoa, chỉ có thường xuyên thanh lọc thân tâm thanh tịnh, sửa đổi tập khí và không ngừng sám hối, tự kiểm điểm, cải thiện tật xấu, khuyết điểm, mới có thể thu nhập được nhiều hạnh phúc an vui.

    Phật tử nghe xong, hoan hỷ lễ tạ, nói:
    - Cảm ơn thầy đã chỉ dạy. Hy vọng sau này con có cơ hội sống gần thầy, được làm người tu thiền sinh hoạt trong thiền viện của thầy, được thưởng thức tiếng chuông trống sớm khuya, yên tĩnh đọc lời kinh tiếng kệ.

    Thiền sư nói:

    - Con hít vào thở ra mà TÂM KHÔNG CHẤP MẮC CHUYỆN ĐỜI là đọc kinh.
    Tim đập mạch máu động là tiếng chuông, tiếng trống.
    Thân thể là thiền viện.
    Hai tai nghe tỉnh giác là Bồ đề.

    Nếu con làm được như thế thì ở đâu cũng được an vui,
    cần gì phải đợi đến được sinh hoạt ở thiền viện !? (*___*)

    Namo buddhaya
    T.T.Tuệ
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    [​IMG]
    TỰ CHỦ TRONG LUÂN HỒI

    Trong cuộc sống, có lẽ ít người trong chúng ta nghĩ về cái chết của chính mình, bởi vì tuy biết rằng không sớm thì muộn điều đó sẽ phải đến, nhưng hoàn toàn bất minh, không ai có thể đoán được những gì sẽ xẩy ra. Tuy nhiên, có những câu chuyện khiến ta phải suy nghĩ, không chỉ về cái chết mà về cách sống như thế nào để có được sự an lành, trong đời sống hiện tại cũng như mai sau.

    Một câu chuyện có thật về sự "chết đi sống lại" của một vị tăng Đại Hàn được đại sư Chongo Sunim kể lại như sau:

    Trong thời thiền sư Seong Chol Sunim còn tại thế, ở chùa HaeinSa nơi ngài trụ trì có một vị tăng quyết định rời chùa đi vào khu rừng núi Jiri San ẩn tu, sống cùng cây cỏ hoang dã nơi thiên nhiên.

    Chẳng may, ông ăn phải một loại nấm độc nên bị bệnh nặng, ngã xuống đất thần thức hôn mê. Bỗng nhiên ông thấy mình đang ở trong chùa HaeinSa, cách nơi ông đang ở khoảng hơn 100km, và thấy hai vị tăng bạn của ông đang cử hành một nghi lễ giống như tang lễ. Họ dường như không để ý đến sự hiện diện của ông, và ông lấy làm lạ là thay vì đọc kinh cho đúng, vị tăng đang gõ mõ cứ lập đi lập lại "Chek, chek, chek..." (Sách, sách, sách....), còn vị tăng đang thỉnh chuông thì cứ nói "Yeom ju, yeom ju, yeom ju..." (chuỗi tràng, chuỗi tràng, chuỗi tràng....) Trong chớp mắt, ông lại thấy mình đang ở nhà bà mẹ. Ông đứng sát cạnh bà trong khi bà đang chất củi vào trong lửa. Bà không để ý đến ông, nên ông cúi xuống chạm vào vai bà. Bà kêu lên một tiếng thất thanh và đau đớn gập người lại.

    Thế rồi, thoáng một cái, nhanh như lúc ông về chùa và về nhà mẹ, ông lại thấy mình trở lại nơi núi rừng. Từ bờ sông phía dưới phảng phất bay lên mùi thịt bò ướp nướng thơm lừng. Một nhóm người trong bộ hanbok mầu trắng (y phục cổ truyền của Đại Hàn) đang xúm xít ở đó, vẫy tay gọi lớn: " Xuống đây chơi với tụi này đi! Có nhiều đồ ăn lắm, tha hồ mà ăn!" Đúng lúc sắp nhập bọn với họ, ông chợt nhớ ra mình là vị tăng và không được ăn thịt.

    Trên đường đi lên núi trở lại, ông gặp một ông già đang mang một jigae cổ xưa (một cái cũi có khung hình chữ A) trên lưng. Nhưng thay vì chất củi ở trên, ông ta lại mang một người xuống núi. Ông già để người này xuống dưới đất ; thấy người này có vẻ quen thuộc, vị tăng tiến lại gần để nhìn cho kỹ hơn. Khi nhìn mặt người đó, ông chợt hoảng hốt, thấy đang nhìn vào chính mình! Ông sờ lên mặt, rồi bỗng nhiên giật mình tỉnh dạy, như vừa qua một giấc mộng. Chung quanh vẫn là núi rừng, và ông vẫn nằm dưới đất một mình một bóng, nhưng trong lòng đầy hoang mang với kinh nghiệm lạ kỳ vừa qua.

    Trở về chùa, ông đi tìm những vị tăng bạn và kể cho họ nghe những gì đã thấy. Họ nói với ông rằng, sư phụ Seong Chol cho họ biết là ông đã chết trên núi JiriSan, và họ cần phải làm nghi thức cầu siêu cho ông ngay. Ông hỏi tiếp rằng, tại sao họ cứ nói "sách, sách..." và "chuỗi tràng, chuỗi tràng..." thay vì đọc những lời kinh cho đúng. Ngạc nhiên, người thứ nhất thú nhận rằng ông biết vị tăng có một sưu tập sách quý nên lúc đó đang suy nghĩ không biết có lấy được sưu tập đó không. Người thứ hai cũng xấu hổ nhìn nhận, ông đang nghĩ đến chuỗi tràng đẹp của người bạn quá cố và cũng tự hỏi không biết có lấy được chuỗi tràng đó không. Như thế, mặc dù họ đang đọc những lời kinh, nhưng ông không nghe được gì ngoài những tư tưởng của họ. Ông lại đến thăm mẹ và kể cho bà nghe những điều đã trải qua. Bà nhớ lại, lúc ấy bà bỗng có một cảm giác đau nhói nơi vai.

    Trở về núi rừng, bên dòng suối nơi ông đã thấy nhóm người tụ tập ăn thịt bò nướng, ông không tìm thấy dấu vết bữa tiệc thịt nướng đó ở đâu cả. Nhưng có điều làm ông cảm thấy rúng động, là bên bờ sông có xác một con quạ đang nằm, khắp mình mẩy đầy giòi bọ lúc nhúc. Ông chợt nhận ra rằng, những người ông đã thấy ở bờ sông thật ra là những con ấu trùng đang kêu gọi ông nhập bọn với chúng để ăn thịt xác con chim chết kia. Ông tự hỏi, nếu không tự nhắc nhở mình là người tu mà đi nhập bọn với chúng, có thể nào ông sẽ tái sinh làm một con ấu trùng không? Nếu thế thì muốn sinh ra làm người trở lại sẽ phải khó khăn đến thế nào? Khi ra khỏi thân xác, ông không còn có các căn như mắt, tai, mũi, lưỡi, hay tay chân... Ông chỉ còn thần thức có thể cảm nhận những việc huyễn ảo xẩy ra chung quanh, và không thể nghe những lời nói, chỉ cảm được tư tưởng của người khác.

    Câu chuyện này nhắc nhở đến một câu chuyện khác tôi đã đọc ở đâu đó, về một người tuy không tu hành, nhưng thường hay đọc kinh Kim Cang mỗi ngày. Một ngày nọ ông lâm bệnh trầm trọng, thần trí hôn mê tưởng như đã ở trong ngưỡng cửa của tử thần. Trong lúc tâm thức hoang mang, ông bỗng thấy có một cánh cửa trước mặt, ở đó có bốn cô gái trẻ xinh đẹp đang nô đùa. Họ kêu gọi ông cùng đi vào cánh cửa đó: "Vào đây chơi, vui lắm!" Ông đang dợm bước tính đi vào thì có một người khác đến ngăn cản: "Ông là người đọc kinh Kim Cang, đây không phải chỗ cho ông vào!" Rồi đột nhiên ông tỉnh dạy, như người vừa ra khỏi giấc mộng, trong khi ở chung quanh gia đình đang than khóc, bàn tính chuyện ma chay. Sáng sau, ông được biết, cũng trong đêm ông đã "hồn lìa khỏi xác" đó, con heo nái ở nhà đã cho ra đời bốn con heo con cái và một con đực đã chết khi sanh. Nhìn bốn con heo mới đẻ, ông rùng mình chợt nhận ra rằng, nếu lúc đó bước qua cánh cửa, ông đã là con heo thứ năm.

    Qua hai câu chuyện này, ta thấy trong cõi luân hồi lục đạo, tăng và tục đều bình đẳng như nhau nếu lòng tham dục còn tiềm tàng trong tâm. Khi thân đã mất, trong cõi giới của thần thức không có sự phân biệt rõ rệt giữa người và thú, chỉ còn những giao cảm của các tần số rung động. Chỉ một phút buông lung theo sự quyến rũ của ma cảnh là có thể rơi ngay vào cõi giới xấu, không thể quay trở lại được nữa. Trong Huyết Mạch Luận, Tổ Bồ Đề Đạt Ma cũng đã cảnh cáo điều này:

    ".. Không khác gì những hình ảnh hiện ra trong giấc ngủ về đêm, nào cung điện xe pháo, công viên núi rừng, nào những nhà mát bên hồ v.v.. Đừng bị hấp dẫn bởi những điều đó. Chúng chỉ là cái nôi cho sinh tử luân hồi. Hãy nhớ kỹ điều này để khi lâm chung, đừng mắc vào những hiện tướng thì sẽ được giải thoát. Chỉ cần một phút giây lưỡng lự cũng đủ để cho ma lôi cuốn đi. "

    Đó là một tiếng chuông cảnh tỉnh để ngay từ bây giờ, trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta phải bắt đầu huân tập một tâm tỉnh giác qua những pháp tu căn bản của đạo Phật, không chỉ trong những lúc ngồi thiền hay niệm Phật, mà trong mọi lúc đi đứng nằm ngồi. "Hồi quan phản chiếu" hay dùng chánh niệm thấy biết tâm trong từng niệm khởi và không trụ trước vào chúng là cách để giúp ta tách rời khỏi những vọng động cảm xúc, đưa tâm xao động trở về tâm bình thường phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Sự kiên trì tu tập thành thói quen sẽ tạo một năng lực mới có thể hóa giải dần dần những tập khí xưa cũ, đem lại sự bình an cho tâm hồn.

    Dù theo pháp tu nào, căn bản vẫn phải là Giới, Định,Tuệ. Khi xưa, lúc Đức Phật sắp nhập diệt, ngài đã dặn dò tôn giả A Nan rằng: "Khi Như Lai nhập diệt rồi, Giáo Pháp và Giới Luật sẽ là đạo sư để các con nương tựa vào". Các giới căn bản như năm giới của Phật tử và mười giới của hàng xuất gia là bước đầu tiên trong con đường tu đạo. Giữ giới không phải là tuân theo một cách mù quáng những điều cấm kỵ có tính cách giáo điều, mà là sự áp dụng kỷ luật bản thân từ thân, khẩu, ý để tránh tạo những điều gây tác hại cho mình cũng như cho người. Đó cũng có nghĩa là sống thuận theo luật nhân quả. Giới kết hợp hài hòa với Định và Tuệ mới đem lại sự giải thoát đích thực. Người tinh thông đạo pháp đến đâu mà còn gieo nhân tạo nghiệp thì vẫn không ra khỏi phiền não, bị nghiệp lực chi phối nên không còn tự chủ và không được tự do tự tại trong sinh tử.

    Những người sau khi có kinh nghiệm cận tử hay "chết đi sống lại" đều có sự biến chuyển lớn trong bản thân, biết trân trọng đời sống hiện tại, phát triển lòng từ bi và chú tâm vào việc bồi dưỡng tâm linh nhiều hơn. Khi đã nhận ra rằng, tất cả những gì trên thế gian này, dù quý giá đến đâu, đều chỉ là mộng ảo, người ta sẽ dễ dàng buông bỏ những ước muốn phù du, biết sống đủ, sống thiểu dục và muốn tận dụng đời sống trước mắt để làm những điều lợi lạc cho mình và cho người. Đó cũng là những bài học quý giá cho chúng ta hâm nóng thêm ý chí nỗ lực trên con đường chuyển hóa thân tâm, để có được năng lực tự chủ, "sống tự tại, chết bình an".

    NB

    __(())__
    kevin pham thích bài này.
    kevin pham đã loan bài này
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    CÓ BẢY CÁCH LỄ PHẬT
    [​IMG]

    1) Ngã mạn lễ:

    Là khi lạy Phật mà trong tâm còn ngạo nghễ, kiêu căng, muốn hơn người.
    Vd:
    Với Phật tử : Khi ủng hộ tiền xây chùa, muốn mình được nêu tên, chính mình được cắt băng khánh thành, Tăng ni đánh chuông cho mình lễ lạy trước tiên.
    Với người Xuất gia mà hơn thua với Sư anh,Sư em, nịnh trên -nạt dưới
    2) Cầu danh lễ:

    Là khi lạy Phật mà trong tâm nghĩ đến danh lợi về vật chất ,tinh thần
    Vd: Muốn nổi bật hơn người khác, muốn chứng tỏ là siêng năng hơn người khác để mong cầu được khen ngợi, nhưng thực tế lại không siêng năng như vậy, ở nhà rất lười nhác.

    3) Cung kính lễ:

    Lạy Phật, Bồ Tát, ông bà, cha mẹ, thần thánh với một lòng thành kính

    4) Phát trí thanh tịnh lễ:

    Khi lạy Phật, tâm rất thanh tịnh

    5) Chánh quán tâm thành lễ:

    Tâm luôn giữ chánh niệm, lễ lạy Đức Phật là lễ lạy ngay nơi tự tâm của mình

    6) Biến nhập Pháp giới lễ:

    Lễ Phật với tâm rỗng rang, trong sáng, không có sự phân biệt

    7) Thực tướng bình đẳng lễ:

    Thấy thực tướng là vô tướng, đồng nghĩa vạn pháp giai không và tất cả là do trùng trùng duyên khởi mà hình thành.

    Nam Mô Thường Bất Khinh Bồ Tát

    __(())__
    --- Gộp bài viết, 13/04/2015, Bài cũ: 13/04/2015 ---
    Kết Bạn - ĐĐ THÍCH THIỆN XUÂN
    kevin pham thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Ngũ căn - Ngũ lực
    Ngũ căn và Ngũ lực là hai pháp môn rất quý báu trong 37 môn trợ đạo của Đạo đế. Chính nó đã đóng một vai trò thật quan trọng để giúp người tu hành từ địa vị phàm phu đến các thánh quả vị trong tam thừa. Chúng là những phương tiện thực tiển có thể giúp chúng ta thăng tiến trên bước đường tu đạo và chứng quả. Do đó chúng ta phải chuyên tâm học hỏi và tinh tấn thực hành những pháp môn nầy.

    Trước hết chúng ta tìm hiểu thế nào là Ngũ căn?

    Ngũ căn là năm căn và là cội nguồn để tất cả các thiện pháp phát xuất. Năm căn đó là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Huệ căn.

    1)Tín căn: là lòng tin tưởng thật vững chắc. Chúng ta tin tưởng ở đây có nghĩa là dùng trí tuệ để xét đoán việc mình làm và không tin tưởng một cách mù quáng. Chúng ta nên tin tưởng vào Giác, Chánh, Tịnh. Giác là giác ngộ bởi vì chỉ có giác thì chúng ta mới đạt đến sự giác ngộ và phá bỏ tất cả si mê vọng tưởng. Chánh là chánh tri, chánh kiến. Có nghĩa là chúng ta phải nhìn sự việc cũng như nghĩ về bất cứ việc gì một cách chính xác để phân biệt đâu là chánh và đâu là tà. Còn Tịnh có nghĩa là tâm thanh tịnh. Thanh tịnh ở đây là làm cho lục căn thanh tịnh để không còn bị ô nhiễm. Một khi tinh thần không còn ô nhiễm, tâm lý không còn ô nhiễm, tư tưởng không còn ô nhiễm và kiến giải không còn ô nhiễm thì tâm của chúng ta sẽ trở về với thanh tịnh.

    2)Tấn căn: là dũng mảnh tinh tấn trên con đường tu tập. Một khi mà chúng ta đã thực sự tin tưởng vào con đường đạo pháp thì chúng ta phải cố gắng bằng mọi giá để thực hiện những điều chúng ta tin tưởng, bằng không thì chúng ta chẳng đạt được gì cả mà chỉ phí thì giờ thôi. Con đường tu đạo không phải là dễ dàng. Nó đòi hỏi ở chúng ta một ý chí kiên trì và một năng lực dũng mảnh để tiến lên con đường đạo pháp. Càng học hỏi thì chúng ta hăng say, càng thêm sức lực và càng phấn chí không bao giờ mệt mỏi. Khi chúng ta càng thấu hiểu sự huyền diệu của giáo lý này thì chúng ta càng cố gắng tu học và đừng an phận ở những quả vị thấp. Vì với sự kiên trì chúng ta có nhiều hy vọng đạt đến những thành quả khá hơn.

    3)Niệm căn: là phải ghi nhớ trong ta. Vậy chúng ta phải ghi nhớ những gì? Chúng sinh nên phát tâm từ bi của mình bằng cách áp dụng Bố thí Ba-la-mật trong bất cứ cơ hội nào. Đem tài sản, tiền bạc bố thí cho kẻ bần cùng, khốn khổ. Đem chánh pháp giúp cho người si mê khiến cho họ được thức tỉnh sáng suốt và cuối cùng là đem giáo lý giúp kẻ lo âu hết sợ hãi.

    Đối với người tu hành thì trì giới là khuôn vàng thước ngọc để giúp cho họ giữ vững lòng tin mà tu hành để đạt được thánh quả. Trì giới là một điều tối quan trọng cho việc thành công hay thất bại trên con đường tu đạo. Do đó chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ những quy luật nầy.

    4)Định căn: định là yên tịnh do đó định căn là lắng tâm yên tịnh để chuyên chú vào chánh pháp mà dụng tâm tu tập. Có ba loại định:



    ¨ An trụ định: là để tâm an trụ vào định cảnh, đừng cho tán loạn thì phiền não sẽ được tiêu trừ.

    ¨ Dẫn phát định: Nếu có thể đoạn sạch phiền não thì phát sinh các công đức thù thắng.

    ¨ Thành sở tác sự định: Khi đã phát khởi các công đức thì nên làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, giúp họ hướng về giải thoát giác ngộ.

    5)Huệ căn: là trí tuệ sáng suốt. Trí tuệ nầy không có sự phân biệt bởi vì phân biệt là tác dụng của vọng thức đưa đến sự mê lầm. Phân biệt là do vọng thức tác dụng làm tâm con người bất định mà chạy theo tham-sân-si. Chẳng hạn khi thấy chiếc xe thì tâm liền phân biệt là chiếc xe đẹp, hay xấu…Nếu chỉ biết chiếc xe là chiếc xe như trăm ngàn chiếc xe khác thì tâm an định tức là chúng ta đang sống với chân tâm. Nhưng một khi tâm có sự phân biệt tức là chân tâm biến mất và được thay thế bằng vọng thức làm tâm bất định.

    Trí tuệ có ba thứ:

    · Vô phân biệt gia hạnh huệ: Mặc dù quán trí nầy không còn thấy có sự phân biệt, nhưng còn có gia hạnh. Vì thế chúng sinh còn phải tu hành để thành tựu hoàn toàn vô phân biệt trí.

    · Vô phân biệt huệ: Vì không còn sự phân biệt nên không còn mê vọng. Với thứ trí tuệ nầy sẽ giúp chúng sinh được an vui tự tại và chứng được chân như.

    · Vô phân biệt hậ đắc trí: Sau khi chứng được chân như thì trí tuệ nầy hoàn toàn sáng suốt, tỏ ngộ được thật nghĩa của các pháp.

    Tóm lại huệ căn là thứ trí tuệ do thiền định đã làm lắng sạch các vọng tưởng, các phân biệt để nhận chân được chân lý của nhân sinh vũ trụ.

    Ngũ căn thì như thế còn ngũ lực thì thế nào

    Ngũ lực là năm năng lực vĩ đại và là năm thần lực của ngũ căn. Nói một cách khác chúng ta có thể coi Ngũ căn là năm ngón tay còn Ngũ lực là sức mạnh của năm ngón tay đó. Nếu không có sức mạnh thì năm ngón tay kia không còn hiệu nghiệm nữa. Vậy Ngũ lực thì gồm có:

    1)Tín lực: là thần lực của đức tin hay là sức mạnh do lòng tin tưởng phát sinh.

    2)Tấn lực: là sức mạnh kiên cố để có thể san bằng mọi trở lực và sức mạnh nầy là do tấn căn phát sinh.

    3)Niệm lực: là thần lực của sự ghi nhớ và là sức mạnh vĩ đại bền chắc của niệm căn.

    4)Định lực: là thần lực của sự tập trung tư tưởng và là sức mạnh vô song của định căn.

    5)Huệ căn: là thần lực của trí tuệ và là sức mạnh vô biên của huệ căn.

    Vậy Ngũ lực là sức mạnh tiếp nhận bởi sự kiên trì tu luyện của Ngũ căn. Và nó chính là ngọn lửa bùng lên sau khi chúng ta đã chú tâm hoàn tất năm điều căn bản của thiện pháp.

    Cuối cùng chúng ta phải lấy trí tuệ làm nền tảng và tinh tấn để thực hành những chánh pháp nầy. Chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ phát tâm bố thí để giúp đời và giúp mình, cố gắng tập trung tư tưởng để diệt trừ vô minh vọng tưởng cũng như loại phá mọi phiền não và đạt cho được trí tuệ không phân biệt để sau cùng chứng được chân như.

    Với những thần lực vĩ đại do ngũ căn tạo ra thì chúng ta đã có đủ phương tiện cần thiết để đạt đến mục tiêu cuối cùng là chứng được Niết Bàn và thoát ra khỏi vòng sinh tử trầm luân. Hơn thế nữa, một khi đã đến được nơi nầy thì chúng ta sẽ là ánh sáng của chúng sinh và cũng là ruộng phước để chúng sinh gieo mầm an lạc. Cuối cùng, với lòng từ bi vô lượng, chúng ta có đủ cơ năng để giúp chúng sinh trở thành những kẻ hoàn toàn giải thoát và hoàn toàn giác ngộ.
    DungTri86kevin pham thích bài này.

Chia sẻ trang này