Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

4543 người đang online, trong đó có 303 thành viên. 22:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158075 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Thất Bồ-đề (Thất Giác Chi)
    Là bảy nhánh hay là bảy phương tiện nhiệm mầu giúp chúng sinh đi đến chỗ giải thoát giác ngộ.

    Ngày xưa lúc Đức Phật còn tại thế, Ngài đang tịnh tọa tại vườn Trúc Lâm, thành Vương Xá nhờ dùng thiên nhãn thông mà biết tôn giả Đại Ca Diếp lúc ấy đang lâm bệnh tại động Pipphali. Ngài liền đi đến chỗ tôn giả đang tĩnh dưỡng. Sau khi an tọa, Ngài dạy rằng:

    - Này Đại Ca Diếp! sức khỏe ông như thế nào? Cơn đau có trầm trọng lắm không? Bệnh tình của ông đang phát tác hay đã thuyên giảm? Biến chứng thuận lợi hay bất lợi?

    - Bạch Đức Thế Tôn! Cơn đau rất trầm trọng, biến chứng càng ngày càng nguy hiểm, không thuận lợi.

    - Này Đại Ca Diếp! điều mà Như Lai đã giác ngộ, đã tu chứng và đã phát triển tròn đủ là Thất Giác Chi. Đó là con đường dẫn đến thượng trí, viên minh và Niết Bàn. Thật vậy, nầy Đại Ca Diếp! đó là bảy nhân sinh trí tuệ mà Như Lai đã giác ngộ, tu chứng, phát triển tròn đủ, con đường dẫn đến thượng trí viên minh Niết Bàn.

    Vậy thất giác chi là gì mà có sức mạnh như thế?

    1)Niệm giác chi (Satti sambojjhanga) (Mindfulness): có công năng tiêu diệt tà niệm và vọng tâm. Tà niệm là một trở ngại lớn lao đối với sáng kiến cải tạo của con người làm cho tiến trình giải thoát bị thoái hóa. Loại bỏ tà niệm thì chánh niệm phát khởi để giúp chúng ta thấu rõ chân tướng vô thường, khổ não và vô ngã của vạn hữu trong vũ trụ.

    2)Trạch Pháp giác chi (Dhammavicaya Sambo-jjahanga) (Investigation): là phân tích, suy luận các pháp để biết đâu là chân và đâu là giả. Ngay cả những lời dạy của Đức Phật, Ngài cũng không bắt buộc hàng tứ chúng tin theo một cách mù quáng mà phải tìm hiểu xem giáo lý đó có thật sự đem lại hạnh phúc và giải thoát cho con người đúng theo tiêu chuẩn và cứu cánh của đạo Phật hay không? Chỉ có Phật giáo mới có thái độ phân tích khách quan và sáng suốt như thế. Nếu con người tin tưởng tôn giáo một cách mù quáng thì chỉ làm cho đời sống tinh thần của họ càng thêm mê muội và thoái hóa. Vì thế nếu muốn đạt đến Chánh tư duy thì phải rèn luyện tu tập pháp môn nầy. Nên suy tư quán chiếu về ngũ uẩn giai không để không còn chấp ngã tức là nghĩ rằng thân nầy là thật Có thì thân tâm mới an lạc. nên gần gủi với bậc thiện tri thức và dĩ nhiên tránh xa kẻ ác tri thức.

    3)Tinh tấn giác chi (Viriya Sambojjhanga) (Effort/Energy): Mặc dù giáo lý của Đức Phật là giải thoát giác ngộ, nhưng muốn đạt đến trình độ tối thượng nầy đòi hỏi con người phải nổ lực, kiên trì để vượt qua mọi thử thách. Vì thế tinh tấn là điều kiện tối cần để thực hiện lý tưởng giải thoát giác ngộ nầy. Giáo lý của đạo Phật đòi hỏi rất nhiều cố gắng, hy sinh và kiên nhẫn để chống lại phiền não khổ đau. Nếu thiếu tinh tấn thì không thể nào dẹp tan được giặc phiền não và dĩ nhiên khổ đau sẽ gắn liền với chúng ta đời đời kiếp kiếp. Ngày xưa khi Đức Phật tịnh tọa dưới cội Bồ-đề thì Ngài thề rằng:

    “Nếu ta ngồi đây mà không chứng được đạo quả, thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không bao giờ đứng dậy”.

    Vì tinh tấn như thế mà Ngài thành đạo.

    Ngày nay chúng ta nên noi gương Đức Phật mà quyết tâm rằng:”Không có gì có thể cản trở bước tiến của ta, không khổ đau nào cò thể làm ta ngã lòng, thối chí và ta sẽ kiên trì tiến tới cho đến khi nào hoàn thành sứ mạng”.

    4)Hỷ giác chi (Piti sambojjhanga) (Joy): Trong thế gian nầy không có một cố gắng hay hành động nào lâu bền mà không tìm thấy hứng thú trong việc làm của mình. Việc tu học Phật thì cũng thế, càng tinh tấn nổ lực thì kết quả càng mỹ mãn vì vậy hoan hỷ là một yếu tố giúp cho con người phấn khởi trên đường tu đạo khó khăn để dẫn đến cứu cánh sau cùng là giải thoát. Khi đi sâu vào thiền định thì Tam thiền, có nghĩa là Ly hỷ diệu lạc có công năng đối trị với sân hận, bất mãn khiến cho tâm được mát mẻ và vui thích trong đối tượng thiền định.

    5)Khinh an giác chi (Passaddhi sambojjhanga) (tranquility): là nhẹ nhàng và an tịnh. Khinh an có nhiệm vụ hóa giải lửa phiền não để tâm không còn giao động. Người có tâm khinh an sẽ cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng thư thái như khách viễn hành trút bỏ được gánh nặng, nhờ thế họ có thể thong thả đi tới đích mà không gặp chướng ngại nào.

    6)Định giác chi (Samadhi sambojjhanga) (Concentration): Nếu cái kính hiển vi rung động, không đứng yên một chỗ thì ánh sáng mặt trời không thể tụ lại một điểm trên tờ giấy thì tờ giấy không thể nào bốc cháy được. Con người thì cũng thế, nếu tâm chúng ta bị giao động thì vọng tưởng tha hồ sanh khởi tức là tâm không thể tập trung và an trú trên một đối tượng nào. Do đó khi tâm đã định sẽ giúp chúng ta thấy rõ được bản chất chân thật của đối tượng trong thế gian nầy. Có người dùng định để phát triển thần thông, nhà thôi miên dùng định để chữa bệnh hay sai khiến kẻ khác làm theo ý họ. Còn Phật giáo chỉ dùng định để phát triển trí tuệ vì trí tuệ là điều kiện tối hậu để đạt đến lý tưởng giải thoát giác ngộ.

    7)Xả giác chi (Upekkha sambojjhanga) (Equanimity): là tâm không bị chi phối bởi ngoại cảnh. Nghịch cảnh không bất bình và thuận cảnh không tham ái. Họ thản nhiên trước lời tán dương hay phỉ báng. Dù lợi lộc hay mất mát, dù được địa vị hay không có danh vọng và dù vui hay khổ thì họ vẫn thản nhiên, tự tại. Tư tưởng Khổng Mạnh cũng khuyên con người dè dặt về sự khen chê trong nhân thế cho nên ngài Tuân Tử có nói rằng:

    “Ngườikhen ta mà khen đúng là bạn ta,
    Kẻ chê ta mà chê đúng là thầy ta.
    Còn kẻ nịnh ta là cừu địch của ta vậy”.


    Kinh Phật có câu chuyện đại vương Maghadeva, người dám từ bỏ ngai vàng giữa lúc còn xuân trẻ để đổi lấy cuộc sống ẩn dật và tu tập. Rất nhiều dân chúng trong thành vì mến hành động cao cả của nhà vua nên quyết định bỏ nhà mà vào rừng tu tập với nhà vua. Sau thời gian tu tập thiền định dưới sự hướng dẫn của nhà vua, dân chúng chứng đắc quả vị Phạm Trú và tái sinh vào cõi trời Sắc giới. Vị vua ấy tức là tiền thân của Đức Phật Thích Ca vậy. Thật vậy con người càng có khả năng từ bỏ thì càng có khả năng tu tập. Khả năng tử bỏ càng nhiều thì sự tu tập và hiểu biết của con người càng sâu sắc hơn và do đó, sự chứng ngộ sẽ càng triệt để và nhanh chóng hơn. Một khi giữ được tam xả thì phán đoán sẽ vô cùng sáng suốt và không còn chủ quan thiên lệch nữa.

    Khi nghe xong, tôn giả Đại Ca Diếp hết sức hoan hỷ và nhờ vậy cơn bệnh trầm trọng bổng nhiên tan biến. Làm sao tôn giả Đại Ca Diếp có thể bình phục chỉ vì nghe được đoạn kinh trên? Nên nhớ Đức Phật chính là y vương vì với tâm đại hùng, đại lực và đại từ bi đã dùng một chân lý siêu việt để an định tâm thần cho tôn giả. Thêm vào đó chính tôn giả đã lắng nghe với tâm tôn kính, trong sạch và sáng suốt thì dĩ nhiên kết quả rất mầu nhiệm vô lường.

    Tóm lại, nếu con người tu chứng và phát triển đầy đủ thất giác chi thì đây là con đường dẫn họ đến thượng trí, viên minh và chứng ngộ Niết bàn.

    Phật dạy rằng:

    “Bình đẳng của Bồ-tát là: không thương, không ghét, không khinh, không trọng, không sợ sanh tử, chẳng cầu Niết Bàn”.

    DungTri8624hphep thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    GIỚI - ĐỊNH - TUỆ liên hệ với Bát Chánh Đạo như thế nào?

    [​IMG]

    Bây giờ Giới, Định, Tuệ liên hệ với Bát Chánh Đạo như thế nào?
    1)Trước hết Giới là khuôn vàng thước ngọc giúp con người tránh xa ác nghiệp và vun bồi thiện nghiệp để tâm được trong sạch và thanh tịnh. Như thế trong Bát Chánh Đạo thì Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng thuộc về Giới. Tại sao? Nếu chúng ta tránh xa những lời nói gian dối, đâm thọc, ác độc và nhảm nhí thì Chánh Ngữ sẽ giúp con người có được những lời nói chân thật, hòa nhã, thanh tao và hữu ích phát sinh từ tâm Từ bi, quảng đại của mình. Nếu chúng sinh tránh xa ba loại hành động là sát sinh, trộm cướp và tà dâm thì Chánh Nghiệp tức là hành động bởi thân sẽ không còn do Tham-Sân-Si thúc đẩy. Còn nghề nghiệp làm ăn chân chính không mang lại sự thiệt hại cho xã hội và cho chúng sinh như không buôn bán vũ khí, giết hại súc vật, không buôn bán ma túy rượu chè, không mở vũ trường cờ bạc…thì chúng ta đã thực hành đứng đắn Chánh Mạng rồi.
    Vậy khi nói đúng, không tạo nghiệp và làm đúng tức là chúng ta không phạm Giới. Ngày xưa sau khi Đức Phật thành đạo thì Ngài bắt đầu thu nhận đệ tử để truyền lại Chánh pháp mà Ngài đã chứng dưới cội Bồ-đề. Liên tiếp trong mười hai năm đầu, Đức Phật chưa hề nói đến Giới. Tại sao? Vì những đệ tử đầu tiên nầy là những người có đức hạnh cao. Họ đến với đạo Phật là vì bổn nguyện muốn được giải thoát giác ngộ. Phần lớn họ xuất thân từ những vương gia quý tộc, giàu sang quyền quý. Chẳng hạn như tôn giả Tu Bồ Đề là cháu của trưởng giả Cấp Cô Độc Tu Đạt Đa. Chính trưởng giả Tu Đạt Đa là vị đại thần của nước Ma Kiệt Đà có quyền uy mà ngay cả Thái tử Kỳ Đà còn phải kiêng nể. Còn thân phụ của tôn giả thì làm quân sư cho vua xứ Ma Kiệt Đà thì quyền uy và tài sản gia đình họ Tu chỉ thua nhà vua. Khi xuất gia theo Phật thì tôn giả cũng như mọi người, tức là tài sản duy nhất chỉ có tam y, nhất bát mà thôi. Đối với tôn giả đi tu là muốn được giải thoát giác ngộ. Mà muốn đạt đến cứu cánh tột đỉnh nầy thì phải chấp nhận buông xả tất cả để tâm được thanh tịnh. Một khi có tài sản thì phải lo, phải giữ. Có càng nhiều thì lo càng lớn và dĩ nhiên đau khổ phiền não càng to. Muốn đạt thánh đạo thì phải đoạn trừ phiền não có nghĩa là phải buông xả tất cả. Không còn Tham-Sân-Si thì tâm sẽ an định. Vì thế chúng ta có thể hiểu Phật là người không còn gì để mất, vì Phật chẳng có cái gì để mất cả.
    Như thế Ngài mới ung dung tự tại và tâm thường trụ Niết Bàn là vậy. Rất tiếc sau mười hai năm thì tăng đoàn không còn như trước. Tỳ kheo bây giờ vì danh văn lợi dưỡng mà quy y theo Phật chớ không còn tôn chỉ cao quý là muốn được tự độ để độ tha như thủa ban đầu. Họ gây ra lắm điều phiền não làm bận lòng Đức Phật vì thế Ngài bắt đầu chế ra giới luật với mục đích nhắc nhở chúng Tỳ kheo quay về với chánh đạo. Nếu không giữ giới thì tâm không bao giờ an, mà tâm không an thì không bao giờ có thể vào định được. Không vào sâu trong thiền định thì vĩnh viễn trí tuệ không phát sanh. Vì thế dù có tu ngàn đời, muôn kiếp cũng không thể nào giải thoát được, có nghĩa là không đoạn được phiền não và thoát ly ra khỏi lục đạo luân hồi.
    Kinh Kim Cang dạy con người nhìn sâu vào đối tượng để nhận biết bản tính chân thật, đó là thật tướng vô tướng. Đối với Phật giáo tất cả mọi hình tướng bề ngoài chỉ là tạm bợ, không chắc thật. Vì thế Phật dạy rằng:”Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” là vậy. Con người càng chạy theo hình thức bề ngoài thì càng chuốc lấy hệ lụy khổ đau. Cái thật chất nằm trong nội tâm sẽ phản ảnh bản chất đạo đức, tâm thanh tịnh và tánh thuần lương hay là tâm Bồ-đề để sống với mọi người. Tâm hồn cao thượng, việc làm chân chính, lời nói hòa nhả và sống vị tha, vô ngã là những chất lượng của người giữ giới. Vì thế hằng ngày nếu thực tập Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng một cách đứng đắn thì chúng ta sẽ có cuộc sống rất an vui tự tại và đây chính là chất liệu căn bản như xăng nhớt để làm cho chiếc xe chạy vậy. Bởi vì có giới thì mới tiến đến định và sau cùng thì trí tuệ mới phát sinh, có nghĩa là có xăng thì xe mới chạy và khi xe chạy thì nó sẽ đưa chúng ta đến chỗ giải thoát. Đây chính là cứu cánh cho tất cả mọi người.
    2) Định gồm có Chánh Tư Duy và Chánh Định. Chánh Tư Duy là ôn lại những giáo lý và đạo lý của Phật để nhắc nhở chúng ta luôn giữ Chánh Niệm. Một khi chúng ta suy nghĩ đúng làm cho vọng tưởng không còn quay cuồng thì tâm sẽ được thanh tịnh. Thêm nữa Chánh Duy Tư có nghĩa là đối chiếu với cuộc sống thực tế hằng ngày bằng cách dùng đạo lý của Đức Phật mà ứng dụng vào trong cuộc sống để trắc nghiệm xem giáo lý đó có đúng với hoàn cảnh xã hội của chúng ta cũng như xác định nó có thật sự là cứu cánh giải thoát cho mình không? Vì thế Chánh Tư Duy chính là nền tảng căn bản để đưa con người vào Định. Tâm định có nghĩa là tâm có khả năng an trú trên một đối tượng mà không bị lay động bởi ý tưởng hoặc cảnh vật bên ngoài. Như thế thì Chánh Định là nền tảng cho Định mà Chánh Tư Duy chính là khả năng để đưa con người vào sâu trong Định. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong tam vô lậu học mà ngày xưa tất cả đại đệ tử của Phật đều ứng dụng để vào thánh đạo.
    3) Tuệ thì bao gồm Chánh Tinh Tấn, Chánh Kiến và Chánh Niệm. Khi tâm đã định thì Chánh Kiến giúp chúng ta phát sinh trí tuệ bằng cách phân biệt để thấy, biết rõ ràng đâu là tà kiến. Càng siêng năng, nỗ lực thì trí tuệ càng phát sinh và sau cùng Chánh Niệm giúp chúng ta giữ vững niệm lành trong tâm. Một trong những Chánh Niệm là áp dụng câu:”Văn như Tư và Tư như Tu” thì Ly mà có hỷ lạc tức là lìa xa ái dục thì sẽ được vui. Từ sơ thiền đến tứ thiền tức là xả niệm thanh tịnh thì chắc chắn trí tuệ sẽ phát sinh.
    Thí dụ như màn đêm buông xuống, cũng ví như vô minh che lấp trí tuệ, làm cho chúng ta nhìn ra ngoài thấy sợi dây thừng mà tưởng lầm là con rắn nên đâm ra sợ hãi, ví như vọng tưởng Tham-Sân-Si. Sau khi lấy đèn Pin , tức là định lực, ra rọi ngoài sân để xem xét, tức là quán, nhưng vẫn không thấy rõ vì đèn Pin hơi yếu không đủ sáng, có nghĩa là định lực yếu. Nhưng khi dùng đèn pha, tức là định lực mạnh, thì thấy con rắn chỉ là sợi dây thừng. Thấy rõ thực tướng để không còn nhìn, thấy, biết sai lầm, tức là phát sinh trí tuệ. Ngay lúc đó chúng ta bừng tỉnh, tức là giác, không còn hoang mang sợ hãi, tức là không còn vọng tưởng Tham-Sân-Si và được thay thế bằng an lạc tự tại, tức là Niết Bàn. Như vậy Định lực càng mạnh thì việc quan sát càng dễ dàng để thấy rõ thật tướng của vạn vật. Nhưng có định lực mạnh mà không rọi đúng vào đối tượng, chẳng hạn như đèn pha mà không rọi đúng vào con rắn thì làm sao biết được đó chỉ là sợi dây thừng, thì cũng không thể nào giải tỏa được cái nhìn, biết sai lầm. Vì thế vô mình còn thì trí tuệ không sanh. Do đó Trí tuệ là ánh sáng để phá tan bóng tối vô minh.
    Một thí dụ khác là nếu chúng ta đặt một tảng đá trên nắm cỏ. Vì đá đè quá nặng nên cỏ không mọc nổi, nhưng khi lấy tảng đá thì cỏ mọc trở lại. Định thì cũng thế, Định chỉ tạm thời đè nén Tham-Sân-Si xuống và khi xả Định thì Tham-Sân-Si sẽ phát tác trở lại. Vì thế Định không trừ được Tham-Sân-Si. Nếu chúng ta không có Tuệ thì vĩnh viễn không thể nào trừ dứt được tận gốc cái tam độc nầy. Mà Tuệ chỉ được phát triển qua thiền Quán, tức là Chánh Niệm mà thôi.
    Quả thật ảnh hưởng của Bát chánh đạo giúp con người tránh xa mê lầm đau khổ để chuyển tâm đi vào thánh đạo. Chính Bát chánh đạo rất thực tiển giúp chúng sinh thấy được sự mầu nhiệm vì chính Đức Phật đã cẩn thận sắp xếp theo thứ tự để chúng sinh áp dụng tùy theo hoàn cảnh và căn cơ mà tu hành. Tất cả các vị đại đệ tử của Phật trong quá khứ nếu muốn đạt thành Phật đạo viên mãn thì phải đi theo con đường tam vô lậu học, tức là Giới, Định, Tuệ. Ngày nay thì cũng thế nếu có chúng sinh muốn thành tựu đạo quả Bồ-đề thì Giới, Định, Tuệ vẫn là con đường duy nhất để đưa họ từ bờ mê sang bến giác.
    Thêm nữa mục đích của thiền định trong Phật giáo là loại bỏ Tham-Sân-Si bởi vì đời sống của con người sở dĩ khổ đau và hổn loạn cũng tại vì những ô nhiễm đó. Khi nào còn Tham-Sân-Si thì nhân loại còn lầm than khốn khổ. Vì thế thiền định là phương cách hữu dụng nhất để loại trừ những bất tịnh nầy. Tuy nhiên việc loại trừ tập nhiễm của tam độc không thể thực hiện được một cách nhanh chóng và dễ dàng vì Tham-Sân-Si đã ăn sâu vào trong tâm hồn của con người từ bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp. Phật giáo là con đường tìm kiếm Chân Lý mà thiền định là một phần của đường lối đó. Thiền định giúp con người tĩnh tâm và tĩnh tâm là để nhận chân Chân Lý. Khi tâm con người bị chi phối bởi Tham-Sân-Si thì họ không thể nhìn vạn pháp đúng với chân tướng của nó. Trái lại khi các ô nhiễm nầy bị tẩy trừ thì lúc đó Chân Lý sẽ hiện bày.
    Nếu nói rằng Tham là một trong những gốc của bất thiện thì làm sao con người có thể sống được nếu không còn ham muốn gì cả? Ngày nay chúng ta sống trong một thế giới văn minh tiến bộ đầy đủ mọi thứ về vật chất thì chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa ham muốn và nhu cầu. Sống trên đời chúng ta cần có những nhu cầu cần yếu như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, xe di chuyển, máy vi tính…để cho đời sống được tiện nghi. Ngược lại ham muốn chỉ xuất hiện khi nào chúng ta có những cố gắng thỏa mãn những đòi hỏi của thị dục, có nghĩa là vượt ra khỏi hàng rào tri túc. Đây là động lực chính làm con người đau khổ khi những ước muốn của mình không được thỏa mãn. Khi nhìn thấy rõ như thế thì người tu Phật không hề bị bắt buộc phải xóa bỏ tất cả mọi tiện nghi vật chất. Họ có thể có tất cả những gì họ cần nhưng luôn luôn phải biết đâu là nhu cầu cần thiết và đâu là lòng ham muốn, tham lam.
    Chân lý Tứ Diệu Đế đã được Đức Phật truyền dạy cho đệ tử từ khi Ngài mới bắt đầu thành đạo cho đến khi Ngài bắt đầu nói Kinh Bát Nhã. Thế thì pháp Tứ Diệu Đế nầy là cổ xe không thể rời bỏ được nếu chúng sinh muốn đoạn trừ phiền não để đạt đến bốn quả vị Thánh trong Thanh Văn thừa. Biết bao đệ tử của Phật đã thành tựu Thánh quả dựa vào chân lý nầy thì tại sao ngày nay chính Đức Phật lại đánh đổ, bảo là không có? Chúng ta sẽ phân tích rõ ràng điều nầy sau phần Lục độ ba-la-mật.
    “Trong đạo Phật, sợ nhất là nói thị phi. Kẻ nói chuyện thị phi là kẻ thị phi (không đáng tin cậy), chỉ tạo khẩu nghiệp”.
    “Người tu Phật cần phải trong ngoài nhất trí, không tự mâu thuẫn tức là không được “khẩu thị tâm phi” có nghĩa là miệng nói một đàng mà tâm nghĩ một ngả”
    DungTri86, 24hphepkevin pham thích bài này.
  3. kevin pham

    kevin pham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    19.148
    thời mạt pháp.em nghe đồn là gần như không có ai đạt được thành tựu tối Thượng năm điều trên.không còn ai có thể đạt được quả vị a là hán.
    DungTri86, 24hphepsuutapdoco thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Hihi ,mình có nghe :
    Thời Chính Pháp(Gốc rễ) ai tu nấy đắc(tất nhiên có nhiều quả vị cao thấp...). Thời Tượng Pháp(Thân) trăm người tu mới có 1 người đắc(...). Thời Mạt Pháp(ngọn,lá) thì triệu người tu mói có 1 người đắc(...) Nhưng cụ thể thế nào thì thật sự ko dám chắc.
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 14/04/2015, Bài cũ: 14/04/2015 ---
    CHỊU KHÔNG NỔI
    DungTri86, 24hphepkevin pham thích bài này.
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    THAM VIỆC NHỎ - BỎ VIỆC LỚN
    DungTri86 thích bài này.
  6. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.035
    Phật tức là giác ngộ. Giác ngộ tức là thấu suốt mọi lẽ huyền vi của Tam giới. Tam giới là Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới. Giác ngộ không phải là một người hiểu hết tam giới mà là tự chứng thực bản tâm. Bản tâm cũng tức là tam giới. Tất cả chúng sinh đều chung một bản tâm đó và bản tâm đó là tam giới. Cái đó Phật giáo gọi là Bất nhị. Bất nhị không phải là hai mà cũng không phải là một, mà là vô sở trụ.

    Vô sở trụ chính là ý nghĩa triết học của định lý bất toàn (incompleteness theorem) mà Kurt Godel đã khám phá bằng toán học và công bố lần đầu tiên vào năm 1931. Ý nghĩa đó có thể tóm tắt như sau : Luôn luôn có sự mâu thuẫn trong bất cứ một hệ thống lô-gích nào. Từ đó suy ra ý nghĩa triết học của định lý bất toàn như sau : thế giới vật chất thì không có thực thể, nghĩa là nó chỉ là một thế giới ảo, không có thật. Nhưng thế giới ảo đó được con người cảm nhận rất chân thật, như thiên hà tinh tú, sông núi biển đảo, nhà cửa lâu đài, xe cộ tàu thuyền máy bay, vật dụng sinh hoạt, cơm ăn áo mặc thực phẩm v.v…Đó chính là ý nghĩa bất toàn của định lý.
    Định lý bất toàn chỉ là cách diễn tả mới mà Bát Nhã Tâm Kinh Phật giáo đã từng diễn tả là : Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc.

    Đọc thêm tại đây
    DungTri86, suutapdocokevin pham thích bài này.
    kevin phamquocdai307 đã loan bài này
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Thần Chú Đại Bi (Vua của các Chú) bằng hình ảnh Xuất Tượng size rất lớn có thể in ra, cầm và đọc rất tiện lợi và công đức vô lượng cho người in và người tụng !!!
    Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát !!!
    [​IMG]
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Đại Bạch Tản Cái Tâm Trung Tâm Thần chú:

    OM SÁT VA TA THA GA TA A NI KA SI TA TA PA TRA HÙM PHẠT HÙM MA MA HÙM NI SVAHA!

    [​IMG]
    [​IMG]
    Bạch Tản Cái Phật Mẫu - một bổn tôn quan trọng bậc nhất của Kim Cang Thừa và được coi là một trong các vị thánh Hộ Trì Phật Pháp.


    Trích:
    Anan, những câu nhiệm mầu, những bài kệ bí mật Phật đỉnh quang tụ Bạch Tản Cái xuất sanh mười phương chư Phật. Mười phương Như Lai nhân chú tâm này, thành vô thượng chánh biến tri giác.

    Mười phương Như Lai nắm chú tâm này uốn dẹp các ma, chế phục ngoại đạo.

    Mười phương Như Lai vận chú tâm này ngồi hoa sen báu, ứng hiện vi trần cõi nước.

    Tai nạn lớn nhỏ đồng thời giải thoát. Nạn giặc, binh, vua, nước, gió, lửa, tù ngục cho đến đói khát bần cùng đều được tiêu tan.

    Anan, viết chép chú này trên vỏ cây, lá bối, giấy trắng, lụa là, đựng trong túi thơm hoặc đeo trên mình, hoặc thờ trong nhà thì trọn đời tất cả các thứ độc không hại được, kiếp kiếp chẳng sanh vào những nơi bần cùng hạ tiện chẳng được vừa ý.

    Dù chưa được chánh thọ, tất cả trú trớ yểm cổ thuốc độc, kim độc, ngân độc và các độc khí vào miệng người ấy đều thành cam lồ.

    Tất cả ác tinh, ác quỷ thần, không thể khởi ác niệm. Dạ Ca và các ác độc quỷ vương, vì đã lãnh ơn sâu nên thường giữ gìn ủng hộ.

    Thần chú này có 84.000 na do tha hằng hà sa câu chi chủng tộc Kim Cương Tạng Vương Bồ-tát cùng quyến thuộc ngày đêm theo hầu.

    Trì chú này dù tâm tán loạn, các ngài vẫn không bỏ. Ðối với người Bồ-đề tâm quyết định thì các ngài chuyên thầm xúc tiến để khai sáng thần thức, khiến có thể nhớ lại 84.000 hằng hà sa kiếp. Ðời đời không sanh vào các loài ác độc.

    Mười phương Như Lai có bao nhiêu công đức đều cho người trì chú.

    Hằng hà sa kiếp thường cùng chư Phật đồng sanh một chỗ. Vô lượng công đức nhóm lại như chùm ác-xoa. Vì đồng với Phật một chỗ huân tu, nên phá giới trở về thanh tịnh, chưa được giới khiến được giới, không trì trai giới tự thành trai giới, chưa tinh tấn khiến tinh tấn, không trí tuệ khiến có trí tuệ. Dù xưa kia đã phạm cấm giới, sau khi trì chú, bao tội nặng nhẹ nhất thời tiêu diệt. Uống rượu, ăn ngũ tân, các thứ không sạch, tất cả chư Phật, Bồ-tát, Kim Cương, thiên tiên, quỷ thần đều tha thứ. Tất cả hành vi cử động đều được coi như thanh tịnh. Y phục rách nát bẩn thỉu cũng không lỗi. Dù không lập đàn, không vào đạo tràng, không hành đạo mà trì chú này công đức vẫn viên mãn. Ngũ nghịch, vô gián, tứ khí, bát khí, một khi tụng chú này như gió mạnh thổi tan đống cát. Ðọc, tụng, chép thần chú, đeo trên thân, để nơi chỗ ở, tất cả tội chướng nặng nhẹ từ vô lượng kiếp đều tiêu tan như tuyết gặp nước sôi, chẳng bao lâu sẽ chứng vô sanh nhẫn.

    Chí tâm nhớ niệm thần chú hoặc đeo trên mình thì cầu con liền được con trai, con gái phước đức trí tuệ. Cầu sống lâu được sống lâu, cầu quả báo mau viên mãn, mau được viên mãn. Về thân mệnh sắc lực cầu gì cũng được như ý. Mệnh chung tùy nguyện vãng sanh mười phương Tịnh-độ. Chắc chắn không lạc về biên địa hạ tiện, huống nữa là các tạp hình.
    Này Anan, viết thần chú này để trên bốn cửa thành, các tháp hay trên nóc nhà ; khiến nhân dân kính rước chú này, lễ bái cung kính nhất tâm cúng dường ; khiến mỗi người đeo chú trong mình hoặc để nơi chỗ ở ; thì tất cả các nạn đói kém, bệnh dịch đao binh... tất cả các thứ tai ách thảy đều tiêu tan.

    Này Anan, nơi nào có thần chú này, thiên long vui mừng, mưa gió thuận thời, ngũ cốc được mùa, dân chúng an vui, đêm ngày ngủ yên không ác mộng. Cõi Ta Bà có 84.000 ác tinh, 28 đại ác tinh làm thượng thủ, đứng chủ là 8 đại ác tinh, xuất hiện nhiều hình trạng, gây ra các tai nạn dị kỳ. Chỗ nào có thần chú này, nội trong 12 do tuần, không còn những tai biến hung dữ ấy

    Trích kinh Đại Phật Đảnh Bạch Tản Cái Thủ Lăng Nghiêm .
    .
    Last edited: 21/04/2015
    DungTri86 thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    THIỀN
    (Thích Trí Huệ)
    [​IMG]
    Chẳng phải không gian, chẳng phải thời gian
    Không chút mơ màng, không mê không tỉnh
    Xa rời, tịch tịnh, chẳng tiến chẳng lui
    Không gì là mộng, không một nghĩ suy
    Không chút oai nghi, không buồn không giận
    Có gì lận đận, gối tuyết giầy hoa
    Hơn mọi bài ca, hữu tình vô giác
    Chẳng nóng chẳng mát, đối cảnh vô tâm
    Diệu diệu thâm thâm, trăm năm một thoáng
    Gió bay thoang thoảng, động tịnh chẳng hay
    Chẳng đúng chẳng sai, chẳng hư chẳng thật
    Muôn vàn sự thật, lý sự viên dung
    Tịch tịch thung dung, chung cùng lẳng lặng
    Thiền là thượng thặng, trực chỉ chân tâm
    Đi đứng ngồi nằm, tâm bình hạnh trực
    Đạo vàng sáng rực, mê ngộ chẳng hay
    Chẳng nay chẳng mai, thanh thanh tịch tịch...
    DungTri86 thích bài này.
  10. kevin pham

    kevin pham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    19.148
    thế bạn chưa đọc qua các kinh điển của Phật giáo à ? Các bộ kinh pháp cú.kinh trung a hàm khá hay... Lúc nào rãnh rỗi search đọc qua cho biết.
    HoaTuBi, DungTri86, Binh Yen2 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này