Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

3161 người đang online, trong đó có 114 thành viên. 00:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158077 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Lạy Phật Quan Âm - Ca sĩ Thùy Trang
    suutapdoco, 24hphepkevin pham thích bài này.
  2. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Phật nói Kinh Thiện Ác Nhân Quả
    24hphep, kevin phamsuutapdoco thích bài này.
  3. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Biến Khổ Đau Thành Hạnh Phúc Chân Thật - Thích Minh Niệm
    24hphep, kevin pham, suutapdoco1 người khác thích bài này.
  4. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Đẹp Xấu Giàu Nghèo - Thích Pháp Hòa
    24hphep, kevin phamsuutapdoco thích bài này.
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317

    CỨU CÁNH CỦA SA MÔN HẠNH.
    [​IMG]

    Sau buổi cúng dường trọng thể, đức vua thỉnh tất cả tỳ khưu Tăng về chùa an nghỉ, chỉ xin lưu lại mười vị cùng với đại đức Na-tiên dự buổi Pháp đàm.
    Đức vua thỉnh đại đức Na-tiên cùng mười vị tỳ khưu ngồi cao phía trên, ngài ngồi bên dưới cùng với quần thần, rồi bạch:
    - Thưa, trẫm đã sẵn sàng rồi.
    - Tâu, bần tăng cũng đã sẵn sàng rồi, đại vương hãy tùy nghi.
    - Thế thì trẫm xin hỏi đây: Sống đời xuất gia có gì là lợi ích? Có gì là cao thượng?
    - Tâu đại vương! Người sống đời xuất gia thành tưụ được bốn điều lợi ích:
    Thứ nhất là không còn sầu khổ khi một ngũ uẩn sanh, hay gọi là "khổ sanh".
    Thứ hai, không còn sầu khổ khi ngũ uẩn héo mòn , tiều tụy, hay gọi là "khổ già".
    Thứ ba, không còn sầu khổ khi ngũ uẩn đau đớn, nhức nhối, khó chịu, hay gọi là "khổ bệnh".
    Thứ tư, không còn sầu khổ khi ngũ uẩn tàn hoại, diệt mất, hay gọi là "khổ chết".
    Sự thay đổi, biến hoại, tiêu diệt của ngũ uẩn từ sanh, lão, bệnh, đến tử - người xuất gia hằng suy niệm, hằng quán tưởng nên sẽ thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối - là những lợi ích thù thắng đấy, tâu đại vương!

    - Đúng thế! Quả thật là lợi ích to lớn giữa cõi nhân sinh này. Còn có cái gì là cao thượng, thật sự cao thượng của người xuất gia, thưa đại đức?

    - Thưa, khi người xuất gia không còn bị sinh lão bệnh tử của ngũ uẩn ma vương ấy chi phối nữa, vị ấy thân chứng một trạng thái quân bình tuyệt hảo, hạnh phúc tuyệt hảo; vượt cao, vượt trên tất cả hạnh phúc của trần thế, siêu việt ý niệm, ngữ ngôn: cái ấy giả danh là Niết bàn; nơi không còn sanh tử, khổ đau và phiền não nữa! Đấy là sự cao thượng trên tất cả mọi sự cao thượng, tâu đại vương!
    Đức vua rất hoan hỷ hỏi tiếp:

    - Tất cả sa môn đều có nguyện vọng như thế sao?
    - Tâu đại vương! Cứu cánh sa môn hạnh thì như thế, nhưng trong hàng Tăng lữ hiện có bảy hạng người xuất gia vì lý do khác nhau:

    1. Có người xuất gia vì muốn trốn luật vua, phép nước.
    2. Có người xuất gia là để được thân cận giới quyền quý cao sang.
    3. Có người xuất gia là mong được quyền hành trong một ngôi chùa hay lãnh đạo Tăng lữ, đồ chúng.
    4. Có người xuất gia vì thất nghiệp, muốn kiếm miếng cơm manh áo.
    5. Có người xuất gia vì cô thế, cô thân, trốn kẻ thù nghịch.
    6. Có người xuất gia vì mang công mắc nợ.
    7. Có người xuất gia vì sợ sanh tử luân hồi, muốn chấm dứt khổ đau, phiền não.

    Thấy đại đức Na-tiên trả lời đâu ra đó rất rõ ràng, minh bạch, lại tự nhiên như hít thở khí trời; ngài phục lắm, thử ướm hỏi:
    - Vậy chắc chắn đại đức vì mục đích cao thượng của hạng người thứ bảy mà xuất gia làm sa môn?
    Đại đức Na-tiên mỉm cười gật đầu:
    - Thưa, không phải thế! Bần tăng rời khỏi gia đình lúc bảy tuổi, còn rất nhỏ thì nào biết gì! Sau dần lớn lên, nhờ Thầy tổ, nhờ các vị trưởng lão dày công giáo hóa, trí óc mới khơi mở được chút ít. Hiện giờ thì có thể nói rằng, bần tăng tu là cốt ý để diệt khổ, đấy không còn là lời nói dối nữa!
    Đức vua Mi-lan-đà nghe cách trả lời, cách nói đầy khiêm tốn của đại đức Na-tiên, ngài kính trọng quá, quỳ xuống vập đầu và nói lớn:
    - Ôi lành thay! Cao quý thay!

    Kinh Mi Tiên Vấn Ðáp
    (Milinda Panha)
    24hphepkevin pham thích bài này.
    kevin pham đã loan bài này
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Thân Giáo
    ─◕◕◕◕─

    Thuở xưa có một nhà sư sống ẩn dật tại một triền núi được mọi người xem là đạo cao đức trọng.

    Một hôm, nhà sư phải tiếp một bà lão cùng cậu con trai của bà. Bà lão thưa:

    - Bạch sư, thằng bé này mắc phải cái tật là ưa sưu tầm hoa kiểng. Nó đã làm cho tôi tốn hao không biết bao nhiêu là tiền của trong cái thời củi quế gạo châu nầy. Xin sư làm ơn chữa trị hoặc răn dạy giùm kẻo tội nghiệp cho tôi vùng vợ con nó.

    Nhà sư ngẫm nghĩ giây lâu rồi nói:

    - Bà hãy dắt nó về, độ nửa tháng sau trở lại tôi sẽ giúp cho.

    Bà lão y lời đến ngày hẹn, nhà sư chỉ thốt một câu đơn giản:

    - Ðó là một thú vui hao tài tốn của, con hãy bỏ đi, để tiền mà thờ mẹ, nuôi con.

    Bà lão bất bình:

    - Tưởng thầy có phương cách gì, té ra chỉ bao nhiêu lời đó. Thế sao thầy không làm ơn nói dùm ngay bữa trước mà còn hẹn đến hôm nay. Ðường sá xa xôi biết là bao !

    Nhà sư mỉm cười:

    - Chẳng dấu gì bà, tôi cũng mắc phải cái tật như cậu nhà đây. Nửa tháng gia hạn là thời gian tối thiểu để tôi bỏ cái cố tật đó. Nay mọi việc đã xong xuôi, tôi mới dám mở miệng khuyên can cậu em này.

    Chàng trai từ đó ăn ở rất vừa lòng mẹ.

    - Bạn thân mến,

    Trong một quyển kinh A Hàm, đức Phật đã giải thích vì sao mà Ngài được gọi là Như Lai:

    "Như Lai là làm sao thì nói vậy; nói sao thì làm vậy. Lời nói và việc làm đi đôi với nhau nên gọi là Như Lai".

    Và chúng ta có thể gọi vị sư nầy là Như Lai theo nghĩa ấy.

    Người xưa, có thể chỉ với một câu nói giản dị mà cảm hoá được lòng người là do thân giáo.

    Còn chúng ta nói ra rả suốt ngày mà chẳng ai chịu nghe vì miệng nói một đàng mà hành động một nẻo, chứ không phải tại chúng sanh đời mạt pháp cang cường khó dạy đâu !

    ------0O0-------
    - Như Thủy -
    Trích trong tập truyện Phật Giáo: Vô Minh Từ Ðâu Ra?
    24hphepkevin pham thích bài này.
    kevin pham đã loan bài này
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Lâm Tỳ Ni vẫn yên bình sau trận động đất ở Nepal

    (PGVN)
    Sau trận động đất kinh hoàng ngày 25/4 tại Nepal, nhiều di sản văn hóa nổi tiếng thế giới đã hoàn toàn bị phá hủy. Nhưng điều kỳ diệu là vùng đất Lâm Tỳ Ni, nơi được coi là quê hương của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, lại không hề bị ảnh hưởng.
    [​IMG]
    Lâm Tỳ Ni, Quê hương của Đức Phật Thích Ca vẫn yên bình sau trận động đất ở Nepal (Ảnh: Secret China)
    Lâm Tỳ Ni (Lumbini) được coi là một trong bốn vùng đất thiêng liêng gắn liền với đời sống của Đức Phật Thích Ca. Bên cạnh Kushinagar – nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) – nơi Đức Phật thiền định 49 ngày dưới cây bồ đề và giác ngộ Phật Pháp, và Sarnath – nơi đầu tiên Đức Phật giảng Pháp, Lâm Tỳ Ni là nơi hoàng hậu Mayadevi sinh hạ thái tử Tất Đạt Đa, người sau này trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni.
    Vùng đất thiêng Lâm Tỳ Ni nằm ở phía Tây Nam của Nepal, cách tâm chấn động đất khoảng 145 km. Là khu vực nông thôn tọa lạc dưới chân dãy núi Himalaya, Lâm Tỳ Ni vẫn còn lưu giữ nhiều ngôi chùa và đền thờ nổi tiếng, trong đó có đền thờ hoàng hậu Mayadevi, ao Puskarini, và phần còn sót lại của cung điện Ca Tỳ La Vệ xưa kia.

    [​IMG]
    Cây bồ đề và ao Puskarini, nơi hoàng hậu Mayadevi làm lễ nhúng nước trước khi sinh Đức Phật (Ảnh: Wikipedia)
    Hai ngày sau trận động đất kinh hoàng, một nhóm phóng viên đã đến Lâm Tỳ Ni để đưa tin về thiệt hại tại đây. Nhưng trước nỗi kinh ngạc của họ, Lâm Tỳ Ni vẫn hoàn toàn yên bình như chưa hề có trận động đất nào xảy ra.
    [​IMG]
    Một bảo tháp ở Lâm Tỳ Ni (Ảnh: Prakash Adhikary)
    Nếu như trận động đất 7,9 độ Richter khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng, nhiều di tích lịch sử và các tòa nhà kiên cố sụp đổ, khắp nơi là khung cảnh hoang tàn và tang thương,… thì ngay tại Lâm Tỳ Ni, cuộc sống vẫn diễn ra yên ả, thanh bình. Các quán hàng, cửa hiệu, và trạm xăng vẫn mở cửa đón khách. Rất nhiều khách du lịch ngoại quốc – chủ yếu là người Ấn Độ – đều có mặt tại đây.

    [​IMG]
    Một trong những Di sản Thế giới UNESCO, Quảng trường Durbar ở Kathmandu là vùng đất tâm linh của những tín đồ Hindu và Phật giáo cũng bị hủy hoại sau trận động đất (Ảnh: Secret China)
    [​IMG]
    Tháp cổ Dharhara nổi tiếng Kathmandu, nằm trong danh sách các di sản thế giới của UNESCO, bị đổ sập (Ảnh chụp màn hình YouTube)
    Theo ông Batalla thuộc ban quản lý Lâm Tỳ Ni, sau khi động đất xảy ra, nhóm quản lý đã đi kiểm tra tất cả các công trình di sản văn hóa thế giới trong thị trấn. Và thật kỳ diệu, không có bất cứ một công trình nào bị hư hại.
    Cho dù hàng ngàn năm lịch sử có thể bị phá hủy trong phút chốc, nhưng có lẽ những vùng đất linh thiêng nhất vẫn luôn được bảo vệ. Trong nỗi thương tiếc cho những di sản thế giới đang chìm trong đống đổ nát, chúng ta vẫn vui mừng trở lại với quê hương của tôn giáo và tín ngưỡng lâu đời nhất thế giới – Phật giáo.
    Theo Visiontimes
    Hồng Liên
    tổng hợp
    Nguồn: https://daikynguyenvn.com/the-gioi/...a-van-yen-binh-sau-tran-dong-dat-o-nepal.html
    24hphep thích bài này.
    suutapdoco đã loan bài này
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    CÂU HỎI: Con đã thọ pháp với nhiều vị đạo sư, vậy làm thế nào để biết được ai là bổn sư của con?

    TRẢ LỜI CỦA NGÀI GARCHEN RINPOCHE: Tâm chí thành chí tín hướng đến bổn sư (Guru) thật mạnh mẽ, không gợn chút hoài nghi và tình yêu từ sâu thẳm con tim đối với ngài - đây chính là yếu tố quan trọng nhất để nhận biết ai là Guru của con. Không nhất thiết chỉ có một bổn sư mà có thể có nhiều bổn sư. Vị ấy cũng không nhất thiết phải là một người còn sống mà có thể là một vị hộ Phật hay một vị Phật, ví dụ như đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay đức Guru Rinpoche.

    Nếu ta có cảm nhận mãnh liệt về các ngài thì các ngài cũng là bổn sư của mình được. Không quan trọng bổn sư là ai, cũng không quan trọng là có bao nhiêu bổn sư mà quan trọng là tâm của mình có thật sự mãnh liệt, tận tụy dâng hiến, hướng tới các ngài hay không. Ta có thể có nhiều bổn sư và phải hiểu điều quan trọng là tâm của các ngài đều như nhau, hoàn toàn hợp nhất. Đó chính là tâm giác ngộ.

    Ở đây có hai khái niệm là bổn sư bên ngoài và bổn sư bên trong. Cần phải biết bổn sư đích thực là ai. Bổn sư đích thực chính là tâm của mình chứ không phải là bổn sư bên ngoài. Bồ Đề tâm chính là vị thầy bên trong của con. Nhận ra bản tính chân tâm của mình là trở về với vị bổn sư bên trong ta. Con có bao nhiêu bổn sư cũng được vì các ngài đều như nhau. Điều quan trọng là con đừng để vị dính mắc vào hình tướng bên ngoài của bổn sư như mặt mũi, áo quần mà phải hướng tới cái tâm (của ngài). Mà tâm của tất cả các ngài đều là một. Khi con có tâm chí thành, chí tín thì không quan trọng ai là Guru của con. Khi tâm của ta hòa được vào tâm của một bổn sư cũng có nghĩa là hòa được vào tâm của tất cả các vị bổn sư khác. Khi tâm ta gần với các vị bổn sư điều đó có nghĩa là ta đang quay về với vị bổn sư của chính bản thân mình. Bổn sư bên ngoài chỉ là minh họa của tâm giác ngộ bên trong của chúng ta mà thôi.

    (Trích trong cuốn: Bài giảng của thầy)
    Binh Yen24hphep thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Mô Phật (Mô Bụt) Nam Mô A Di Đà Phật ,Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ... đều là niệm Phật, khi niệm Phật tức là ta đang tưởng nhớ đến Phật (là người toàn giác,với vô lượng Thọ,Vô lượng Quang,vô lượng Phúc Đức và cũng ko còn chấp trược) . Mà Phật thì nhiều như cát sông Hằng. Nên chúng ta ko thể nào biết hết tên của các vị Phật được(nếu bạn muốn biết thêm tên của các vị thì có thể thỉnh quyển kinh Vạn Phật về đọc tụng để biết thêm tên của 1 vạn vị Phật) . Cho nên ko nhất thiết phải niệm tên của từng vị Phật mới được . Bạn thấy câu nào bạn cho rằng dễ nhớ,dễ bật ra khi cần (khi vấp ngã,lo sợ điều gì hay vui sướng mà tự thốt lên lời ...) thì niệm tên vị đó.
    Ví như 1 đứa trẻ dễ thương bị lạc giữa phố đông người khóc gọi bố ơi,mẹ ơi,thì rất nhiều người quanh đó dù ko phải là bố mẹ đứa trẻ cũng đều quay vào giúp đỡ liền và sẽ tìm xem ai có thể giúp đứa trẻ tốt nhất thì phân công người đó đưa trẻ về nhà hay đến đồn ******* ...
    Ta dù có 80 tuổi so với Phật thì cũng như đứa trẻ vậy. Cho nên đừng lăn tăn là khi ta niệm vị nào thì vị đó mới giúp,còn ko niệm thì ko giúp đâu bạn ! Chúc bạn mỗi ngày thêm tinh tấn ,trí tuệ để thật sự hạnh phúc,an lạc trong cuộc sống !
    Nam Mô Phật Pháp tăng khắp cả 10 phương 3 đời !
    Binh Yen24hphep thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Phật ko nhỏ mọn vậy đâu bạn, đại đa số phật tử ko phân biệt được đâu là Tượng Phật nào,tên là gì ,nên ko quở trách gì cả! Chỉ có ai đứng trước Phật (hay cả khi ko trước Phật) mà nghĩ ,nói,làm ác ... thì mới có tội nhé bạn !
    Binh Yen24hphep thích bài này.

Chia sẻ trang này