Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

3061 người đang online, trong đó có 24 thành viên. 03:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158077 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Kinh Phước Đức

    Đây là những điều tôi được nghe hồi đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya, có một thiên giả hiện xuống thăm Người, hào quang và vẻ đẹp của thiên giả làm sáng cả vườn cây. Sau khi đảnh lễ đức Thế Tôn, vị thiên giả xin tham vấn Người bằng một bài kệ:

    "Thiên và nhân thao thức
    Muốn biết về phước đức
    Để sống đời an lành
    Xin Thế Tôn chỉ dạy."

    Và sau đây là lời đức Thế Tôn:

    "Lánh xa kẻ xấu ác
    Được thân cận người hiền
    Tôn kính bậc đáng kính
    Là phước đức lớn nhất.

    "Sống trong môi trường tốt
    Được tạo tác nhân lành
    Được đi trên đường chánh
    Là phước đức lớn nhất.

    "Có học, có nghề hay
    Biết hành trì giới luật
    Biết nói lời ái ngữ
    Là phước đức lớn nhất.

    "Được cung phụng mẹ cha
    Yêu thương gia đình mình
    Được hành nghề thích hợp
    Là phước đức lớn nhất.

    "Sống ngay thẳng, bố thí,
    Giúp quyến thuộc, thân bằng
    Hành xử không tỳ vết
    Là phước đức lớn nhất.

    "Tránh không làm điều ác
    Không say sưa nghiện ngập
    Tinh cần làm việc lành
    Là phước đức lớn nhất.

    "Biết khiêm cung lễ độ
    Tri túc và biết ơn
    Không bỏ dịp học đạo
    Là phước đức lớn nhất.

    "Biết kiên trì, phục thiện
    Thân cận giới xuất gia
    Dự pháp đàm học hỏi
    Là phước đức lớn nhất.

    "Sống tinh cần, tỉnh thức
    Học chân lý nhiệm mầu
    Thực chứng được Niết Bàn
    Là phước đức lớn nhất.

    "Chung đụng trong nhân gian
    Tâm không hề lay chuyển
    Phiền não hết, an nhiên,
    Là phước đức lớn nhất.

    "Ai sống được như thế
    Đi đâu cũng an toàn
    Tới đâu cũng vững mạnh
    Phước đức của tự thân." (CCC)
    --- Gộp bài viết, 13/05/2015, Bài cũ: 13/05/2015 ---
    Bài hát: Từng Bước Chân Thảnh Thơi - Hà Thanh

    Binh Yen thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh: "Viết thư pháp là một môn thiền định"

    Bài này được đọc trên RadioVietnam ngày Chủ Nhật, 08/09/2013

    Nâng chén trà trên hai tay, Thiền sư Thích Nhất Hạnh chậm rãi nhấp từng ngụm nhỏ nhẹ. Khuôn mặt ngài thư thái. Thời gian như ngưng đọng. Mấy trăm khách mời đang chăm chú xem các đệ tử của ngài bày bút nghiên, mực, giấy dó lên bàn viết, háo hức chờ đợi cái thời khắc ngài biểu diễn thư pháp thiền nhưng trước mắt vị thiền sư lúc này, dường như chỉ có sự hiện diện của chén trà nóng đang tỏa hương.

    [​IMG]

    Nhấp ngụm trà thứ ba, cảm nhận trọn vẹn cái hương thơm, vị đượm của trà, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nghiêng chén, chậm rãi châm một ít trà vào nghiên mực rồi nhẹ nhàng cầm ngọn bút, chấm mực, viết. Toàn thân ngài tĩnh lặng, bàn tay ngài với những ngón tay thanh mảnh chậm rãi đưa từng nét bút đều đặn. “This is it”. (Tạm dịch: Nó đây rồi. Cái mà ta tìm kiếm đây rồi”. “Present moment, wonderful moment” (An trú trong hiện tại, giây phút đẹp tuyệt vời). “Breathe and smile” (Thở và cười)…

    Viết xong mỗi bức, ngài mỉm cười nâng bức thư pháp cho quan khách xem. Cả khán phòng bừng lên niềm ngạc nhiên, thích thú và hạnh phúc trước nguồn tuệ giác của vị thiền sư già qua từng nét chữ đậm chất thiền.

    [​IMG]

    Sau hàng loạt các cuộc triển lãm thư pháp thiền gây tiếng vang lớn ở Pháp, Đức, Canada, Thái Lan, Đài Loan và Hồng Kông, đêm ngày 5 tháng 9 năm 2013, Cuộc triển lãm với chủ đề “Thiền thư pháp: Nghệ thuật chánh niệm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh” đã chính thức khai mạc tại ABC home, New York (Mỹ), thu hút sự quan tâm đông đảo của những người mộ điệu và giới truyền thông quốc tế.

    Đây cũng chính là một trong những hoạt động nằm trong chương trình Hoằng pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh kéo dài suốt hai tháng trên đất Mỹ. Hàng trăm tác phẩm được trưng bày chính là kinh nghiệm thiền định trong cuộc sống cho những người thưởng ngoạn. “Không có bùn, không có sen”, “Đi như một dòng sông”, “Hòa bình trong mình. Hòa bình trong thế giới”… Những dòng chữ ngắn gọn, giản dị mà sâu sắc ấy đã trở thành những thiền ngữ chứa đựng trong đó giáo lý căn bản của đạo Phật, nhắc nhở mọi người những niềm vui luôn song hành cùng nghệ thuật sống chánh niệm.

    [​IMG]

    “Trong thư pháp của tôi, có mực, trà, hít thở, chánh niệm và tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định. Tôi viết các từ hoặc câu mà có thể nhắc nhở mọi người về thực hành chánh niệm. Khi viết thư pháp, tôi luôn tìm cách viết như thế nào để có thể chế tác và duy trì được năng lượng niệm, định, tuệ và từ bi trong suốt thời gian viết. Khi bắt đầu vẽ một vòng tròn, tôi thở vào và vẽ nửa vòng tròn trong khi thở vào, rồi tôi thở ra và vẽ nửa vòng còn lại trong khi thở ra. Trong suốt thời gian vẽ vòng tròn, tôi cũng đồng thời ý thức rằng trong bàn tay này của tôi có bàn tay của cha, của mẹ, của ông bà tổ tiên. Vì vậy mà khi tôi vẽ vòng tròn này thì cha, mẹ, ông bà tổ tiên và cả các vị thầy tâm linh của tôi cũng đang vẽ cùng tôi. Và vì chúng tôi cùng nhau vẽ vòng tròn này nên không hề có một cái ngã riêng biệt. Do vậy, chỉ vẽ một vòng tròn thôi nhưng ta có thể có được tuệ giác về vô ngã (anatta)” - Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ.

    [​IMG]

    Chính sức mạnh từ phương pháp thiền tập và tuệ giác đó đã làm cho nghệ thuật thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở nên đặc biệt và được nhiều người yêu thích trên khắp thế giới. “Mọi người đều muốn đem năng lượng của Thầy về nhà. Bức thư pháp Thầy viết chứa đựng năng lượng mà Thầy đã chế tác ra, đó là năng lượng hiểu biết, thương yêu và chánh niệm”. Một quan khách người Pháp đã hoan hỉ chia sẻ sau khi mua bức thư pháp: “Breathe, you are alive” (Thở đi con và ý thức rằng con đang sống).

    Tại cuộc triển lãm, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đề nghị những người tham dự buổi triển lãm thư pháp thực tập im lặng và giữ chánh niệm trong suốt buổi tham quan. “Ta cần duy trì hơi thở chánh niệm và đem tâm trở về với thân. Khi ta thực sự có mặt thì ta có thể để cho năng lượng của bức thư pháp đi vào trong trái tim ta. Trong chiều sâu tâm thức của ta có hạt giống của hiểu biết, thương yêu, hạt giống của niềm vui, hạt giống của tuệ giác, của giác ngộ. Nếu chúng ta để cho năng lượng của bức thư pháp đi vào và tiếp xúc với hạt giống tuệ giác trong ta thì chúng ta sẽ có được sự giác ngộ mà chúng ta mong muốn. Vì vậy khi chúng ta đi thật chậm qua các bức thư pháp và để cho năng lượng của bức thư pháp đi vào trong ta và tiếp xúc, tưới tẩm những hạt giống đẹp và lành nơi ta thì chúng ta sẽ được chuyển hóa và trị liệu trong thời gian đi xem các tác phẩm thư pháp. Nửa giờ trong phòng triển lãm là nửa giờ thiền tập. Nếu làm được như vậy thì khi bước ra khỏi phòng triển lãm, chúng ta có thể trở thành một con người hoàn toàn mới”.

    [​IMG]


    Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với thiền sư Thích Nhất Hạnh bên lề Cuộc triển lãm tại New York:

    PV: Thiền sư bắt đầu thực hành thư pháp từ bao giờ ạ?

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tôi bắt đầu viết thư pháp vào năm 1994 chỉ với mục đích là làm phương tiện để nuôi dưỡng các học trò của mình trong nghệ thuật sống chánh niệm. Thư pháp của tôi không xuất sắc gì mấy. Vậy mà tập viết hoài ngó cũng được. Càng viết, chữ càng ngó được hơn.

    Năm 1999, trong chuyến thăm Trung Quốc, một phật tử có mang theo nhiều giấy, bút và mực. Anh xin tôi viết mấy chục tấm để bán lấy tiền cúng dường chùa tổ Lâm Tế, thuộc thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Anh nói đa số những người trong phái đoàn đi Trung Quốc là người Tây phương nên tôi có thể viết chữ tiếng Anh. Tôi chiều lòng anh. Và số tiền bán chữ đã lên tới hàng ngàn đô-la. Phái đoàn đã cúng dường toàn bộ số tiền cho chùa tổ Lâm Tế để giúp vào quỹ mua thêm đất và xây cất thêm tăng viện. Hòa thượng trụ trì Hữu Minh rất cảm động.

    Vào lễ giáng sinh năm đó, nhiều minh tinh màn bạc nổi tiếng Hollywood như Marlon Brando, Jack Nicholson, Sean Penn… cũng nhận được nhiều bức thư pháp tôi viết do bạn hữu của họ tặng. Mỗi khi trao đổi thư pháp với các vị tọa chủ các chùa lớn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, tôi cũng viết chữ Tây cho lạ. Số thư pháp tôi đã viết, tính đến nay ước chừng cũng hơn 10.000 tác phẩm. Số tiền thu được dùng để tài trợ cho các chương trình nhân đạo tại các nước đang phát triển.

    PV: Ở Việt Nam, thư pháp phát triển khá mạnh. Song hầu hết các nhà thư pháp Việt đều viết bằng chữ Hán. Tại sao thiền sư lại chỉ viết thư pháp bằng tiếng Anh và tiếng Việt?

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh:
    Chữ Hán tôi viết rất ít vì hiện giờ ít người đọc được chữ Hán. Tôi thấy những bức chữ Anh, chữ Việt hoặc chữ Pháp lồng kính treo lên cũng đẹp vô cùng và khi đọc, người ta hiểu liền. Tôi cũng có viết nhiều câu đối chữ Việt và cả chữ Âu Mỹ nữa. Tôi chỉ viết những chữ mà khi treo lên người ta có thể thực tập theo được mà thôi. Có thể kể tên một số tác phẩm thư pháp được mọi người yêu thích nhất như: Breathe, you are alive (Thở đi, bạn đang là sự sống màu nhiệm). “The tears I shed yesterday have becam rain” (Nước mắt ngày xưa nay đã thành mưa”. “Be beautiful, be yourself” (Bạn chỉ đẹp khi là chính bạn). I have arrived, I am home (Con đã về, con đã tới)…

    [​IMG]

    Mỗi tác phẩm thư pháp đều là một đề tài thiền tập. Chẳng hạn như bức thư pháp “Be beautiful, be yourself”. Ta phải là chính ta thì ta mới đẹp. Ta không cần phải trở thành một ai khác. Ví như một đóa sen, tự thân nó đã rất đẹp, nó không cần phải cố gắng để biến thành hoa hồng hay một loại hoa khác mới đẹp. Trong mỗi chúng ta đều có hạt giống của niềm vui, của thương yêu và hạnh phúc. Nếu chúng ta để cho những hạt giống này được biểu hiện thì ta sẽ trở thành một đóa hoa đẹp trong vườn hoa của nhân loại.

    Hay bức thư pháp “Let go and be happy” (Buông bỏ để có hạnh phúc). Buông bỏ ở đây nghĩa là buông bỏ những ham muốn, hờn giận, và buông bỏ luôn cả ý niệm của ta về hạnh phúc. Mỗi người trong chúng ta đều có một ý niệm về hạnh phúc. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần phải có cái này hoặc cái kia thì mới có thể hạnh phúc. Nhưng chúng ta đâu biết rằng: chính cái ý niệm về hạnh phúc đó lại là chướng ngại để chúng ta có hạnh phúc thực sự. Nếu chúng ta can đảm buông bỏ ý niệm đó thì hạnh phúc sẽ đến với chúng ta ngay lập tức.

    PV: Bức thư pháp tiếng Việt nào của thiền sư được người Việt yêu thích nhất?


    Thiền sư Thích Nhất Hạnh:
    Bức mà Phật tử Việt Nam yêu thích nhất là bức có ba chữ: “Thở đi con”. Ai cũng muốn thỉnh một bức về treo trong phòng khách để khi có chuyện bất an thì nhớ mà thực tập. Còn khi bình thường mà thực tập thì nuôi dưỡng thêm hạnh phúc đang có.

    Có những bức tôi viết trọn một vài câu thơ hay cả bài thơ. Những câu thơ trong Truyện Kiều có thể hiểu theo nghĩa thiền quán cũng rất được hâm mộ. Ví như câu: “Bây giờ rõ mặt đôi ta. Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”. Hay câu: “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. Có một cặp tân hôn xin chữ, tôi đã cho câu: “Trước sau cho vẹn một lời. Duyên ta mà cũng phúc người phải không?, tôi đổi một hai chữ cho thích hợp.

    PV: Những bức thư pháp của thiền sư bao giờ cũng đậm chất thiền và chuyên chở tuệ giác của đạo Phật. Có điều gì khiến thiền sư trăn trở trong việc truyền bá đạo Phật cho giới trẻ trong thời buổi hiện đại này không?


    Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tôi muốn nói chuyện đạo Bụt. Đạo Bụt tại châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đạo Bụt nếu không được làm mới để có thể đáp ứng được nhu cầu đích thực của người thời nay thì đạo Bụt sẽ từ từ vắng mặt, nghĩa là sẽ chết như ông đồ xưa trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

    Phải giảng dạy đạo Bụt như thế nào để tuổi trẻ bây giờ có thể áp dụng được vào trong đời sống hàng ngày của họ, chuyển hóa được khổ đau, khai thông được bế tắc, xây dựng lại được tình thâm. Lễ bái, cầu phước và tín mộ không đủ. Tuổi trẻ không muốn đến chùa chỉ để đốt nhang, đốt vàng mã, vái lạy và tụng những kinh mà họ hoàn toàn không hiểu. Buổi công phu sáng gần hết là bằng tiếng Phạn, có tính chất của Mật Tông, mà lại là tiếng Phạn phiên âm tiếng Hán - Việt xa lắc với nguyên âm. Buổi công phu chiều thì chủ yếu là để cầu sinh Tịnh Độ.

    Không mấy ai hiểu được và đọc được kinh chữ Hán. Vậy mà ta không có can đảm đem hai buổi công phu dịch ra quốc văn để hành trì. Ta sợ người ta đàm tiếu, chê bai là bỏ gốc rễ. Ta có bỏ gốc rễ đâu. Ta chỉ chăm sóc và làm mới cho gốc rễ thôi để cho cội cây xưa có được sức sống mới đâm lên những chồi mới, nếu không cây sẽ chết.

    [​IMG]

    Cách đây chừng vài trăm năm, người ta đã từng bĩu môi chê chữ Nôm là quê mùa, là mách qué. “Nôm na là cha mách qué”. Người ta bảo người đứng đắn và người trí thức chỉ dùng chữ Hán thôi. Vậy mà đại thi hào Nguyễn Du đã sáng tác nên kiệt tác "Truyện Kiều" bằng chữ Nôm và đã tạo nên được một niềm tin lớn cho quốc dân. Không dùng súng đạn và gươm giáo mà thi sĩ đã xây dựng được thành lũy vững chãi cho nền độc lập dân tộc. Độc lập chính trị chỉ có thể bền vững khi có độc lập văn hóa. Cụ Nguyễn Du là một ông đồ không bao giờ già, không bao giờ chết. Hồn của cụ sống mãi trong hồn của người trẻ bây giờ. Bài học đó há không đủ cho chúng ta sao? Con cháu chúng ta bỏ chùa, bỏ đạo gốc tổ tiên chạy theo những trào lưu từ ngoài tới. Lỗi đó là của ai?

    Làm mới đạo Bụt, áp dụng ngay những pháp môn của đạo Bụt nhập thế, sử dụng ngay tiếng Việt để tụng niệm trong hai buổi công phu là điều rất cần thiết. Chúng ta đừng làm như ông đồ xưa, dần dần vắng mặt trong cuộc đời. Chúng ta phải tái sinh ngay lập tức để trở thành ông đồ nay. Chỉ có ông đồ nay mới làm thỏa mãn được những nhu yếu của người ngày nay. Từ thế kỷ thứ 14, vua Trần Nhân Tông và thiền sư Huyền Quang đã thấy được sự thực này. Các vị đã bắt đầu sáng tác bằng tiếng Việt, sử dụng chữ Nôm.

    Ở Triều Tiên, ngày xưa cả nước đi theo đạo Bụt. Vào đầu thế kỷ này, chỉ còn dưới 50% dân chúng là Phật tử. Giới trẻ đi theo ngoại lưu nhiều như thác lũ. Lý do là đạo Bụt bên đó quá bảo thủ và còn rất kỳ thị phụ nữ. Ta cầu xin xác vị tôn đức trong sơn môn ta nghĩ lại cho con cháu được nhờ. Đạo Bụt không thể không hiện đại hóa.

    Tại Tây phương, nhiều người đang muốn cho đạo Ky tô được hiện đại hóa nhưng họ chưa thành công vì thái độ thủ cựu và giáo điều của giới chức sắc bề trên. Nhiều nhà thờ vắng bóng tín đồ. Người xuất gia rất hiếm chỉ vì người ta bảo thủ quá, không chịu làm mới, không chịu cách mạng giáo lý và giáo chế. Đạo Bụt có tinh thần cởi mở tự do, dễ làm mới hơn nhiều. Ta có thể thành công trong vài thập niên nếu chúng ta tỉnh thức. Chúng ta không có lý do gì để không thành công.

    PV: Xin cảm ơn thiền sư!
    Binh Yen thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Làm Sao Hết Khổ - Thích Trí Huệ
    quocdai307Binh Yen thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Kính nhớ Đức Phật, thương về Nepal


    [​IMG]

    1.

    Phật xưa ngự giáng Nepal

    Ca-tỳ-la-vệ đản sanh rực vàng

    Ngoài trong lớp lớp hàng hàng

    Chư thiên tụ hội, đạo tràng cung nghinh

    Từ trời Đâu-suất hạ sinh

    Như Lai từ phụ tâm linh thế trần

    Sen thiêng thơm ngát xa luân

    Trần gian chào đón thượng nhân vào đời

    Mỗi bước đi, mỗi nụ cười…

    Đất trời minh chứng niềm vui Ta-bà

    Liên đài ngào ngạt hương sa

    Bảy đóa vi diệu thăng hoa nhiệm mầu

    Mỗi bước đi, mỗi nhịp cầu…

    Thất Bồ-đề chuyển tâm giao an bình

    Tam minh khai thị vô minh

    Tri kiến Phật độ thất tình lầm mê

    Đường trần vạn nẻo sơn khê

    Pháp âm soi sáng lối về chơn như

    Phật đại hỷ xả bi từ

    Rộng tuyên Tứ đế kinh thư hoằng truyền

    Lâm-tỳ-ni thị hiện duyên

    Bồ-đề - Lộc-giả… tịch miền Thi-na

    Tứ động tâm huyễn ma-ha

    Thương đời Phật hiển ba-la-mật thiền

    Hăm lăm thế kỷ lưu niên

    Năm chín năm giải não phiền sắc không

    Pháp thân tuệ giác tươi hồng

    Hữu tình thân chứng sạch trong luân hồi

    Trăng rằm nhuần rạng đất trời

    Tháng Tư thanh diệu tuyệt vời tâm linh

    Con quỳ trước Phật cầu kinh

    Nguyện mười phương Phật chứng minh tấc lòng…

    [​IMG]
    2.

    Nghiệp duyên trời đất mênh mông

    Mùa đản sinh… nhỏ lệ hồng xót thương

    Quê hương Ngài lắm đoạn trường

    Nepal rung chuyển vô thường nát tan

    Kathmandu suối lệ tràn!

    Thị thành sụp đổ, lầm than dân tình

    Đền đài xưa cổ điêu linh

    Nay chìm hoang lạnh vô thinh não nùng

    Ôi trời, ôi đất… vô tung

    Ôi rừng, ôi núi… tận cùng khổ đau!

    Về nghe chim thú tuôn trào

    Xót xa bi lụy một màu tái tê

    Dòng đời vạn nẻo đi về

    Đớn đau chi xiết đường quê luân hồi

    - Đức Thế Tôn ơi!

    - Đức Thế Tôn ơi!

    Lòng con rười rượi ngậm ngùi kính thương

    Kính thương Ngài, nhớ quê hương…

    Kính Ngài vô tận, nhớ thương vô vàn!

    Ôi Nepal, ôi Nepal!

    Linh Sơn cốt nhục muôn ngàn niềm đau

    Hỡi Phật tử… dù nơi đâu

    Mỗi người bi cảm thương trao chút tình

    Thâm tình cốt nhục tâm linh

    Khổ vui bùi ngọt hữu tình nhân gian

    Nepal - Việt… sống chung “giàn”

    Linh Sơn “bầu bí” đạo tràng nghĩa ân

    Thương người “tương ái tương lân”…

    “Thương người như thể thương thân” chính mình

    Á - Âu - Phi - Mỹ - Úc… tình

    Năm châu bốn biển đệ huynh một nguồn

    Làm người trọn vẹn tình thương

    Nhân sinh muôn thuở vấn vương đời đời.


    Mùa Phật đản PL.2559 - DL.2015
    TRẦN QUÊ HƯƠNG
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Con ơi ! (Tâm sự của một người mẹ trẻ phá thai)
    [​IMG]

    Nguyên Tịnh
    Đã đọc: 2901 Cỡ chữ: [​IMG] [​IMG]

    Mẹ đã đau khổ thật nhiều, con ơi, đó là một sự thật mà mấy năm nay mẹ phải cắn răng chịu đựng một mình trong dằn vặt khôn nguôi.

    Con ở đâu, có nghe thấy những tiếng khóc trong đêm thâu của mẹ mỗi lần nhớ đến con? Mẹ là một đứa con gái hư thân mất nết, có học hành, nhưng mẹ đã sống đời sống của đua đòi, của hưởng thụ, của cám dỗ, và của những đam mê. Lứa tuổi mười bốn, mười lăm, lứa tuổi đẹp nhất của đời người đã bị mẹ thiêu trụi trong đêm trường lầm lỗi. Lao vào những cuộc chơi, kết bạn với những người không cần tìm hiểu, mẹ dần dần đánh mất mình. Mẹ đã rất cô đơn trước đó. Trường học đã không cho mẹ niềm vui. Thầy cô giáo đã không cho mẹ đủ sự quan tâm. Ba mẹ của mẹ đã không cho mẹ đủ tình thương, bạn bè và người thân xung quanh đã không cho mẹ niềm tin tưởng. Vì thế, lòng mẹ luôn đầy những khoảng trống. Mẹ muốn bít lấp những khoảng trống đó bằng bất cứ giá nào. Và những cuộc vui vô độ đã cuốn hút mẹ. Mẹ không trách ba con, dù trước đó mẹ rất hận, nhưng bây giờ mẹ hiểu, ba con cũng rất cô đơn cái niềm cô đơn chung của đa phần tuổi trẻ bây giờ. Ba con cũng lao vào những cuộc vui để khỏa lấp sự trống trải, và ba con đã gặp mẹ trong sự kiếm tìm vô vọng đó. Hai sự cô đơn đã gặp nhau. Mẹ cứ ngỡ đó là tình yêu thương chân thật. Mẹ đã trao hết trái tim cho người con trai mẹ tìm thấy, đã thương mà không hiểu gì bao nhiêu ấy. Một thời gian sau, mẹ biết mình đang mang trong mình một sự sống… Hai sự cô đơn gặp nhau đã tạo nên niềm cô đơn gấp bội.

    Con ơi, mỗi lần nghĩ đến đây, mẹ đều bật khóc rất to trong đêm, tiếng khóc và niềm ân hận theo mẹ suốt nhiều tháng ngày. Mẹ thương con lắm, nhưng đứa con gái chưa tròn hai mươi tuổi còn non dạ như mẹ biết phải làm sao. Ba con thì đã đi đâu mất sau khi bảo mẹ phải phá bỏ bào thai. Lúc này mẹ rất cần ba con bên cạnh để làm chỗ dựa, để cùng mẹ quyết định mọi thứ, cái ý nghĩ ấy khiến mẹ rất hận ba trong những tháng ngày đầu. Mẹ quyết định phá thai. Bao đêm mẹ không ngủ là bao đêm mẹ khóc đến lã đi vì quyết định ấy. Mẹ thấy đó là một quyết định điên rồ lắm. Nhưng mẹ đã làm. Đêm nào mẹ cũng đặt tay lên bụng như để ôm lấy đứa con bé bỏng của mẹ, để tưởng tượng ra khuôn mặt con, để được hôn lên trán con, và để nói lời xin lỗi con trước lúc mẹ bỏ con. Cái ngày đó đau đớn như có hàng tỉ tỉ mũi dao nhọn đâm vào lòng mẹ. Mẹ đã không khóc, người mẹ đanh lại như kẻ vô hồn, trời ơi, sao mẹ lại có thể bỏ con, sao mẹ lại không sinh ra con để mà hy vọng, để mà thương yêu, để mà nương tựa? Con ơi, con có thấu niềm đau này của mẹ như mẹ đang thấm thía niềm đau của ánh mắt con khi chứng kiến cảnh mẹ bỏ con. Con chưa ra đời, nhưng mẹ tin rằng con biết hết mọi thứ, và con sẽ trách móc, sẽ khổ đau vì mẹ vô cớ bỏ rơi con dù con rất khát khao được biểu hiện.

    Sau cái ngày đó, mẹ thất thểu giữa đời. Mẹ nhìn đâu cũng thấy mọi thứ đang lên án mẹ. Nhìn loài người mẹ thấy như ai cũng biết hết tội ác mẹ vừa làm. Nhìn một cây cổ thụ có cây con mọc lên bên cạnh mẹ cũng thấy chúng cười mẹ hèn mọn. Nhìn những đứa nhỏ nũng nịu ôm chân mẹ chúng, mẹ lại thấy nhớ thương và hối hận dâng ngập cả tâm hồn.

    Cái ngày mẹ vào chùa dự một khóa tu ngắn thì con của mẹ vừa tròn hai năm ba tháng mười một ngày. Mẹ khổ đau và chỉ tìm thấy ở quý thầy quý sư cô một niềm tin mà nương tựa. Hôm đó, một thầy cho pháp thoại. Cuối buổi giảng, có một dì Phật tử đứng dậy, với vẻ mặt thật nhiều khổ đau và hốc hác, đã vừa khóc vừa trình bày cho thầy nghe rằng mình vô tình chạy xe đụng chết một người mà suốt mấy tháng qua hối hận không yên, thấy mình là một kẻ sát nhân đáng sợ, xin thầy dạy phải làm sao để thoát ra khỏi khổ đau này. Thầy đã bằng lòng từ bi và tuệ giác mà giải thích rất rõ ràng. Dì Phật tử ấy rất xúc động vì thấy con đường chuyển hóa nên đã lạy ba lạy sát đất để tri ân thầy, vừa lạy vừa khóc nức nở, nhưng mẹ thấy trong ánh mắt dì đã có nhiều thay đổi và nhẹ nhàng.

    Lúc đó, tâm mẹ vô cùng xấu hổ. Mẹ thấy mình mới chính là kẻ sát nhân đích thực, một người dám giết bỏ đứa con của chính mình thì có tội ác nào mà không dám làm. Lúc đó mẹ cũng đã khóc nức nở, nhiều người nhìn vào cứ nghĩ chắc mẹ xúc động vì câu chuyện của dì Phật tử kia. Không ai ngờ tuổi trẻ như mẹ cũng có những khổ đau chất ngất. Mẹ nghĩ rằng, đã đến lúc mẹ cần phải bày tỏ sự khổ đau trong lòng, nhưng mẹ không có sự dũng cảm để nói trước đám đông. Chiều hôm ấy có buổi tham vấn riêng. Mẹ đã quyết định phải nói. Vị thầy trước mặt mẹ, với đôi mắt đầy hiểu biết và điềm tỉnh, đã cho mẹ đủ niềm tin để lên tiếng. Mẹ đã trình bày nỗi khổ của mẹ trong nước mắt ngập tràn. Mỗi lần quá xúc động, vị thầy với giọng đầy hiểu biết và điềm tỉnh đều yêu cầu mẹ dừng lại nghe chuông và thở cho đến khi cơn xúc động đi qua mới tiếp tục nói. Ánh mắt thầy không có chút xoi mói, trách móc hay khinh bỉ. Thầy ngồi thật yên suốt thời gian mẹ nói. Mẹ có cảm tưởng như thầy nghe rõ từng nỗi đau trong lòng mẹ.

    Nghe xong, vị thầy lên tiếng với giọng ngập tình thương: “Ai đã từng là người đều phải trải qua những lỗi lầm. Lỗi lầm nhỏ thì trả giá ít, lỗi lầm lớn thì phải trả bằng cái giá rất đắt, có thể khiến mình bị đày ải trong khổ đau suốt đời này và những đời sau nếu mình không biết cách chuyển hóa và làm mới. Chị đã thấy mình rất khổ đau trong chuyện phá thai. Chị phải nói cho các bạn trẻ hiểu rằng phá thai là một nỗi đau lớn. Và không phải phá thai rồi thì mọi thứ đều xong chuyện. Dù mình không muốn con mình ra đời, nhưng con mình vẫn còn đó, vẫn đang buồn khổ như chị. Xã hội ngày nay coi việc phá thai là một chuyện nhỏ, không muốn sinh thì phá bỏ đi… Chị đã lớn lên trong ý thức hệ ấy, cho nên, lỗi này không phải của riêng chị. Lỗi này là lỗi chung của xã hội, của con người, lỗi của cả người bạn trai đã không biết thương và bảo hộ cho chị. Nếu chị chưa đủ sự chuẩn bị để cho đứa con biểu hiện, chưa biết cách thương và hiểu con, thì dù em bé có biểu hiện, cả hai mẹ con vẫn khổ đau như thường. Con của chị không bao giờ mất, con của chị vẫn còn đó. Chị hãy nói chuyện với con đi. Hãy nói bằng tất cả tình thương trong trái tim chị. Hãy tâm sự để em bé hiểu tại sao chị không thể cho em bé biểu hiện. Hãy ôm em bé bằng tất cả tình thương trong trái tim chị mà mỉm cười. Em bé sẽ hiểu và mỉm cười lại với chị. Chị sẽ có cơ hội để mời em bé biểu hiện trong tất cả trẻ con trên thế giới này, trên mỗi bông hoa, trên mỗi tia nắng. Hãy làm lại mọi thứ, hãy sống có ý nghĩa, có niềm vui sau khổ đau này để em bé cảm nhận được rằng sau mọi chuyện mẹ mình đã thật sự trưởng thành và thật sự có tình thương với cuộc đời. Em bé sẽ rất vui vì thấy mình đã đóng góp rất nhiều vào công trình ấy của chị. Chị phải để sự thực tập ấy chữa trị, hãy để không gian chữa trị, hãy giúp đỡ những bạn trẻ khác để chữa trị, hãy sống bằng tình thương qua việc bố thí cúng dường hay phóng sanh để chữa trị. Em bé không còn trách chị nữa đâu, mà sẽ biểu hiện rất khỏe mạnh trong cuộc đời này dưới những hình hài mới”…

    Con ơi, mỗi lời thầy nói ra là mỗi lời đi vào trái tim mẹ, mở ra cho mẹ sự thênh thang cõi lòng. Mẹ cảm giác như ai đó vừa lấy đi khối đá nặng nề bấy lâu nay đè lên trái tim mẹ. Mẹ đã khóc, không phải vì khổ đau mà là vì những chuyển hóa sâu sắc trong lòng mẹ. Mẹ đã thấy được đường đi, khổ đau đã vơi nhẹ đi nhiều. Mẹ đã lạy xuống sát đất ba lạy để tri ân thầy, mẹ thấy con cũng đang lạy cùng mẹ với búp sen tay rất đẹp, mẹ thấy Dì Phật tử hồi sáng cũng lạy, mẹ thấy những người mẹ trẻ từng nông nổi như mẹ và những em bé không được biểu hiện như con cũng đang lạy trước thầy. Mẹ thấy cả mẹ và con đều đang chuyển hóa được rất nhiều khổ đau trong lòng những người mẹ trẻ và những em bé khác. Con ơi, mẹ sẽ sống tháng ngày còn lại bằng rất cả trái tim hiểu biết và thương yêu trong lòng. Con hãy đi chung cùng mẹ con nhé…

    Mẹ rất thương con!

    Đồi Trị Liệu, 24-05-2012
    24hphepkevin pham thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Đời Có Vay Có Trả - Thích Trí Huệ
    --- Gộp bài viết, 07/06/2015, Bài cũ: 07/06/2015 ---
    Cải Lương Phật Giáo: Liên Hoa Sắc (HQ)
    --- Gộp bài viết, 07/06/2015 ---
    QUAY ĐẦU LÀ BỜ - Cải Lương Phật Giáo
    kevin pham thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    ĐẠO PHẬT
    [​IMG]
    Đạo Phật không phải cầu xin
    Là Đạo -'' trở lại chính mình '' mà thôi.
    Đạo không lý thuyết đầu môi
    Nói ra, cốt để đi đôi thực hành.
    Giữ thân, miệng, ý trọn lành.
    Khi tâm thanh tịnh, tịnh thanh cõi đời.

    Đạo Phật không chạy theo thời
    ''Tùy duyên bất biến'', rạng ngời lẽ chân.
    Như hoa sen giữa hồng trần
    Tỏa hương ngào ngạt dù gần bùn nhơ.

    Đạo Phật là một bài thơ
    Ngàn xưa đã tuyệt bây giờ càng hay
    Giữa bao suy, thịnh, đổi thay
    Càng làm Diệu pháp hiển bày thậm thâm.

    Đạo Phật là Đạo của tâm
    Tuệ Đăng khai phá ngăn năm mê mờ.
    Đạo Phật '' thiết thực, bây giờ ''
    Quay đầu, đã thấy bến bờ là đây
    Với Thương, với Hiểu trọn đầy
    Lời kinh chuyển hóa từng ngày an vui.

    Đạo Phật, đạo của mọi người
    Gặp nhau trong một nét cười Từ Bi,
    An bình trong mỗi bước đi
    Sống theo lời Phật đời ni Niết Bàn.

    Như Nhiên
    Thích Tánh Tuệ

    __(())__​
    kevin pham thích bài này.
    kevin pham đã loan bài này
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317

    [​IMG]
    VUI NGẮN NGỦI, KHỔ DÀI LÂU. HÁ LẠI NGU SI ĐÁNH ĐỔI !

    Quý vị đạt được tiếng tăm, lợi dưỡng trong thế gian, bèn rất hoan hỷ, đó là do pháp điên đảo mà sanh hỷ. Vì sao? Tiếng tăm, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần đều là nhân duyên của luân hồi trong lục đạo. Sự lạc ấy chẳng phải là rốt ráo. Sau khi lạc, bèn có đau khổ; đã thế, lạc ấy chắc chắn là ngắn ngủi, tạm bợ; đau khổ dài lâu, chắc chắn là như thế. Nói là vui sướng trong một đời người thì cũng bất quá vài chục năm mà thôi, chỗ đau khổ trong tương lai là ba ác đạo. Thời gian trong ba ác đạo quá dài, là chuyện rất đáng sợ. Vì thế, Bồ Tát khéo có thể giác liễu, Hỷ của Ngài là hoan hỷ chân thật,tuyệt đối chẳng phải là điên đảo, tuyệt đối chẳng tương ứng với tam giới lục đạo, mà tương ứng với chư Phật, Bồ Tát, nên mới có pháp hỷ.

    Trích A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA-tập 165-phần 83
    Người giảng LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
    A DI ĐÀ PHẬT _()​
    kevin pham thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Cụ già tu mướn
    Giác Ngộ - Thiền sư Bạch Ẩn ở Nhật Bản có một tục gia đệ tử. Người này thường đến than thở rằng cha của y dù tuổi đã cao, vẫn cứ mải mê làm việc kiếm tiền chứ chẳng chịu tu niệm gì cả. Mỗi lần y nhắc nhở thì ông cụ quả quyết: "Nếu chuyện tu hành mà té tiền té bạc thì hãy nói với ta, bằng không thì đừng hòng!".

    [​IMG]

    Hôm nọ, nghe xong nỗi băn khoăn của người đệ tử, Thiền sư Bạch Ẩn bảo: "Chiều nay con về bảo với cha con rằng: Hòa thượng Bạch Ẩn bận bịu công việc quá đỗi nên không thể tu hành như ý muốn được. Ngài nhờ con tìm một người tu mướn. Cứ mười chuỗi niệm Phật là một quan tiền. Cần chọn người tuổi cao như cha. Người làm mướn có thể lãnh tiền mỗi ngày hoặc hàng tuần cũng được".

    Người đệ tử y lời về thưa với cha mình. Nhận thấy rằng đây là một công việc làm ăn té tiền té bạc hẳn hoi, ông lão sốt sắng nhận lời. Thêm vào đó, ngoài mười xâu chuỗi niệm Phật ăn tiền, ông còn hoan hỷ khuyến mãi biếu không cho Hòa thượng hai xâu nữa.

    Giao kèo đã ký kết, ông cụ cứ đến chùa lãnh tiền hàng ngày. Về sau để khỏi mất thời giờ, cụ để dồn hàng tuần mới lãnh.

    Bẵng đi một thời gian không thấy cụ đến lãnh tiền. Người con theo lời dạy của Hòa thượng, cứ để cha già làm theo ý muốn. Ngoài ba bữa ăn, ông cụ ngồi ngay ngắn trước điện Phật… mà làm mướn. Cho đến một hôm, thấy cha mình cơ hồ đã ngưng lần chuỗi, mắt khép nhẹ, hơi thở điều hòa, nhẹ nhàng. Người con liền đến báo tin Hòa thượng hay.

    Thiền sư Bạch Ẩn đến tận nơi quan sát. Thấy cụ già có dáng người có hơi nghiêng, do tuổi tác chất chồng, nhưng mặt mũi hồng hào. Gương mặt ông phảng phất một niềm bình thản khinh an. Ngài nói khẽ với người con như một hơi gió thoảng: "Cha con đã nhập định".

    Thiền sư Bạch Ẩn đã dạy thiền cho ông cụ bằng cách ấy. (Theo Truyện cổ Phật giáo Nhật Bản)

    Bài học đạo lý́:

    Có một người cha đã đọc câu chuyện "Cụ già tu mướn" và thấy rằng đây là một câu chuyện rất hay! Thiền sư Bạch Ẩn (Hakuin Ekaku, 1685-1768) đã rất giỏi khi dùng phương tiện để đạt cứu cánh. Và người cha kia đã học theo cách này để dạy một cậu con trai mới vào lớp một, vì cậu ta không được chăm chỉ cho lắm, có thể nói là ham chơi nhiều hơn học. Người cha đã nói với con nếu có được một điểm 10, ông sẽ thưởng cho cậu một ngàn đồng. Nghe vậy cậu ta khoái quá, hăng say học quên cả chơi, ngày nào tối thiểu cậu ta cũng có được một hoặc hai điểm 10. Sau một học kỳ, cậu ta rất vui mừng vì đã biết đọc. Cậu hí hửng đem con heo đất đầy tiền thưởng tặng bố và nói một câu ngắn gọn: "Con không lấy tiền của bố nữa đâu!".

    Thế mới biết, để dẫn dắt một người mê quay về con đường tỉnh thức là rất khó, nhưng không phải không làm được. Điều quan trọng là phải có những bậc thầy giỏi như Thiền sư Bạch Ẩn. Thiền sư là người có trí tuệ, biết ông cụ đang say sưa mê mải kiếm tiền, chưa thích thú việc tu. Vì chưa tu học, cho nên ông cụ chưa biết những lợi lạc của việc tĩnh tâm tu niệm. Thiền sư đã nghĩ ra cách thuê tiền để cho ông cụ "tu mướn", vì ông đang thích tiền. Sau một thời gian "tu mướn" không lâu, ông cụ đã chuyển sang tu thật vì cảm nhận được nhiều điều lợi ích.

    Hiện nay, không ít những gia đình có các thành viên rất siêng năng tu học, nhưng những người khác lại chỉ lo kiếm tiền, không quan tâm đến chuyện tu tâm, dưỡng tánh. Tất nhiên, việc kiếm tiền phục vụ cho đời sống là quan trọng nhưng cũng không được xao lãng việc tu, nếu không ta sẽ rơi vào con đường bất thiện. Điều trăn trở của vị đệ tử trong câu chuyện trên cũng là niềm trăn trở chung cho rất nhiều người Phật tử. May sao còn có những ngôi chùa và không thiếu những vị thầy giỏi để có thể giúp cho chúng ta hóa giải những bài toán khó mà mỗi gia đình đang gặp phải như gia đình của vị đệ tử trong câu chuyện "Cụ già tu mướn" kia. l

    Lê Đàn
    --- Gộp bài viết, 11/06/2015, Bài cũ: 11/06/2015 ---
    Tham Tiền niệm Phật - Cải lương Phật Giáo
    kevin pham thích bài này.
  10. kevin pham

    kevin pham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    19.148
    tất cả những thọ về sắc thanh hương vị xúc pháp đều là vô thường.vì tánh của chúng là hiện hữu.tồn tại và cuối cùng sẽ hoại diệt. (lời phật)
    suutapdoco thích bài này.

Chia sẻ trang này