Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

2846 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 04:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 158810 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Truyện thơ ! NHỮNG HẠT ĐẬU BIẾT NHẢY

    Làng kia có một lão bà
    Sống đời lầm lũi, cửa nhà đơn côi
    Chồng con đều đã qua đời
    Bà nhờ mảnh đất nhỏ nơi sau nhà

    Quanh năm trồng đậu bán ra

    Kiếm ăn sinh sống cho qua tháng ngày,
    Đời bà khổ cực lắm thay
    Gian truân từ nhỏ tới nay nhiều bề
    Biết là nghiệp chướng nặng nề
    Bà mong chuộc tội xưa kia của mình.
    Thấy bà quyết chí tu hành
    Có người hiểu đạo thương tình giúp ngay
    Dạy câu thần chú linh thay
    Giải trừ nghiệp chướng lâu nay chất chồng
    Đây lời đức Quán Thế Âm:
    “Án Ma Ni Bát Mê Hồng. Chớ quên!”
    Lòng tin bà rất vững bền
    Nhưng không biết chữ, lại thêm tuổi già
    Thật là tội nghiệp cho bà
    Miệng luôn lẩm nhẩm cố mà nhập tâm
    Lời Bồ Tát Quán Thế Âm,
    Nhưng khi về đến trước sân nhà mình
    Thời bà lại nhớ lầm thành:
    “Án Ma Ni Bát Mê Hành”. Hại thay!
    Tuy sai, bà lão nào hay
    Tối ngày cứ tụng câu này mãi thôi,
    Để thêm khích lệ lòng người
    Bà bày hai chén trước nơi mặt mình
    Một thời đầy những đậu nành
    Chén kia bà lại để dành trống không,
    Mỗi câu thần chú đọc xong
    Bà đem một hạt đậu trong chén đầy
    Bỏ qua bên chén không này
    Dần dần cho đến lúc đầy mới ngưng,
    Rồi làm ngược lại nhiều lần
    Đọc kinh, chuyển đậu, với tâm chân thành
    “Án Ma Ni Bát Mê Hành”,
    Ba mươi năm thoáng trôi nhanh trong đời
    Dù kinh sám hối sai lời
    Lão bà cứ tụng, lòng thời thiết tha.
    Một ngày linh ứng hiện ra
    Đậu kia tự động nhảy qua chén rồi
    Mỗi khi bà tụng dứt lời
    Chẳng cần chờ đến tay người đem sang.
    Lòng bà mừng rỡ ngập tràn
    Nghĩ mình tu thật đúng đường! Tốt thay!
    Công lao sám hối lâu nay
    Khổ kia chấm dứt! Nghiệp này tiêu tan!
    Bà thêm phấn khởi vô vàn
    Tối ngày tụng niệm lại càng thêm hăng.
    Một hôm có vị cao tăng
    Du hành đây đó, đi ngang qua làng
    Ngang lều lụp xụp tồi tàn
    Nhà sư chợt thấy hào quang rạng ngời
    Toả ra rực rỡ tuyệt vời
    Khiến sư kinh ngạc, ngẩn người nghĩ suy
    Chắc rằng trong túp lều kia
    Có người đắc đạo trọn bề chân tu.
    Sư bèn dừng bước vân du
    Ghé vào thăm hỏi, nào ngờ thấy đâu
    Gặp mình bà lão bạc đầu
    Không còn ai khác, trước sau mình bà.
    Tò mò, sư hỏi cho ra:
    “Bà tu kinh sách nào mà linh thay?”
    Lão bà thành thật tỏ bày:
    “Tôi đây chữ nghĩa có hay chút nào
    Nói chi kinh sách tối cao
    Cả đời chuyên tụng một câu tâm thành
    ‘Án Ma Ni Bát Mê Hành’
    Câu kinh sám hối tụng quanh miệt mài.”
    Sư nghe tiếc nuối thở dài:
    “Câu bà vừa đọc lầm sai vô ngần
    Đúng lời đức Quán Thế Âm
    "Án Ma Ni Bát Mê Hồng’ từ xưa!”
    Lão bà nghe nói sững sờ
    Từ lâu lầm lẫn bây giờ mới hay
    Bao ngày tụng niệm uổng thay
    Ba mươi năm tụng giờ này công toi!
    Nhà sư từ giã đi rồi
    Lão bà thay đổi, tụng lời mới nghe
    Lòng bà chộn rộn nhiều bề
    Khiến cho ý chí dễ gì tập trung,
    Đậu thời chán nản vô cùng
    Chẳng còn hứng khởi tưng bừng nhảy qua
    Lão bà nước mắt chan hòa
    Miệng tuy tụng niệm, xót xa trong lòng
    Thế là nước lã ra sông
    Ba mươi năm tụng, uổng công tu hành.
    Sư lên gần đỉnh đồi xanh
    Ngoái nhìn lại phía lều tranh bà già
    Một vùng u ám bao la
    Hào quang nào thấy chói lòa nữa đâu
    Giật mình sư khẽ than mau:
    “Thôi ta gây chuyện khổ đau nữa rồi
    Thế là ta lỡ hại người!”
    Sư liền quay gót trở lui xuống liền
    Tìm về nơi mái lều trên
    Gặp bà Phật tử sư bèn nói nhanh:
    “Bà ơi cứ tụng tâm thành
    ‘Án Ma Ni Bát Mê Hành’ như xưa,
    Vừa rồi tôi chỉ nói đùa
    Câu bà quen tụng kể như đúng rồi!”
    Sư từ biệt, trở lên đồi
    Lão bà tiếp tục những lời tụng xưa
    Lòng vui biết mấy cho vừa
    Tiếng kinh sám hối như ru hồn người,
    Nhìn kìa! Hạt đậu tuyệt vời
    Giờ đây lại nhảy theo lời cầu kinh.
    Sư lên đến đỉnh non xanh
    Ngoái đầu nhìn lại quả tình mừng vui
    Hào quang sáng một góc trời
    Phát ra rực rỡ từ nơi mái lều.
    Lòng thành giá trị thật nhiều
    Nơi người con Phật tin theo đạo mầu.
    Binh Yen thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Tâm tịnh cõi nước tịnh

    Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
    – Con mỗi ngày đều chí thành mang hoa hương đến cúng Phật như thế, y theo lời ghi: “Người nào thường dùng hoa hương cúng Phật, đời sau sẽ được quả báo tướng mạo xinh đẹp”.
    Cô Phật tử rất vui đáp:
    – Đây là việc nên làm, con mỗi ngày khi đến chùa lễ Phật, tự cảm thấy trong tâm mát mẻ, giống như đã tẩy sạch hết các lỗi lầm, nhưng về đến nhà thì tâm khởi lên buồn phiền, vì gia đình chúng con ở giữa phố thị ồn ào thì làm sao giữ được tâm thuần trong sáng thanh tịnh được.
    Thiền sư hỏi:
    – Con dâng hoa tươi cúng Phật, chắc là con có chút hiểu biết về hoa. Bây giờ thầy hỏi con, làm thế nào để giữ gìn cho hoa thường được tươi đẹp.
    Phật tử đáp:
    – Phương pháp giữ cho đóa hoa tươi đẹp là mỗi ngày phải thay nước và cắt bỏ một phần dưới của thân hoa, vì phần dưới thân ngâm trong nước nên dễ bị hư thối, khi hư thối thì không hút được chất dinh dưỡng, dẫn đến hoa mau héo tàn.
    Thiền sư nói:
    – Việc giữ gìn tâm trong sáng thanh tịnh cũng như thế. Hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta cũng giống như nước trong bình. Chúng ta chính là hoa, chỉ có thường xuyên thanh lọc thân tâm thanh tịnh, sửa đổi tập khí và không ngừng sám hối, tự kiểm điểm, cải thiện tật xấu, khuyết điểm, mới có thể thu nhập được nhiều hạnh phúc an vui.
    Phật tử nghe xong, hoan hỷ lễ tạ, nói:
    – Cảm ơn thầy đã chỉ dạy. Hy vọng sau này con có cơ hội sống gần thầy, được làm người tu thiền sinh hoạt trong thiền viện của thầy, được thưởng thức tiếng chuông trống sớm khuya, yên tĩnh đọc lời kinh tiếng kệ.
    Thiền sư nói:
    – Con hít vào thở ra mà tâm không dính mắc chuyện đời là đọc kinh. Tim đập mạch máu động là tiếng trống. Thân thể là thiền viện. Hai tai là Bồ đề. Làm được như thế thì ở đâu cũng được an vui, cần gì phải đợi đến được sinh hoạt ở thiền viện.
    ST
    Binh Yen thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    ĐAU KHỔ SINH KHỞI VÀ TIÊU MẤT

    Khi nhắc đến giáo lý của đạo Phật , điều đầu tiên người ta nói tới là "khổ" . Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng vì đã cảm ngộ sâu sắc sự đau khổ từ sinh , lão , bệnh , tử của con người mà hi vọng rằng có thể nhờ vào công đức tu tập để được giải thoát . Đức Phật sau khi giác ngộ , trước tiên thuyết giảng về " Tứ diệu đế " - chân lý cơ bản của Phật pháp : Khổ , Tập, Diệt , Đạo . Khổ là một trong những điều cơ bản đó , trong cuộc sống thường nhật , chúng ta điều có thể cảm nhận được , phát hiện ra .
    Vậy do đâu mà Khổ ? Khổ từ đâu mà có ?
    Nguyên nhân Khổ không phải là sự thiếu thốn về vật chất cơm , áo , gạo , tiền . Khổ là mấu chốt của sự mâu thuẫn , giằng co trong nội tâm mà không có cách gì giải thoát được , hay nói cách khác đi là sự đau khổ nội tâm . Thực tế , sở dĩ chúng ta có thể cảm nhận được hết thảy mọi sự đau khổ là bởi những điều đó chính do chúng ta gây nên và chính chúng ta phải chịu đựng nó . Trong cuộc sống , chính từ sự ngu muội , không thấu hiểu đạo lý nhân -quả mà con người có những hành vi sai lệch về tất cả các phương diện : thể xác , ngôn ngữ , tâm lý ( thân , khẩu ,ý ) . Những hành vi ấy chính là nguyên nhân gây ra đau khổ .
    Sở dĩ nói " Bồ -tát sợ nhân , chúng sinh sợ quả " là vì , Bồ -tát lấy việc không tạo ra các nguyên nhân gây ra đau khổ làm phương pháp giải thoát cơ bản . Trong khi đó , kẻ phàm phu (chúng sinh) chỉ biết trốn tránh hậu quả của sự đau khổ , khi gặp chuyện đau khổ chỉ mong sớm thoát ra , nhưng trong quá trình trốn chạy bạt mạng ấy , vô hình chung lại đang tạo ra nguyên nhân cho cái khổ khác khởi phát .
    Thật ra , hậu quả của nỗi khổ , cũng như cái bóng của chính mình , như câu " như bóng với hình " mà ta thường nói : có khác gì giữa trời nắng , muốn đẩy cái bóng của mình ra vậy . Cho nên , càng ra sức tháo chạy , chạy đến khi sức cùng lực kiệt mà cái bóng ấy vẫn theo sát bên mình . Trừ khi thân này không còn nữa , cái bóng mới mất đi .
    Vì vậy , nếu chúng ta vẫn tiếp tục gây ra nguyên nhân của sự đau khổ thì hậu quả của nó sẽ mãi mãi đeo bám chúng ta . Cũng như sau khi ăn cơm xong , cơm thừa canh cặn còn vương vãi trên mặt bàn , chúng ta phải tự thu dọn sạch sẽ , kể cả khi bỏ tiền ra thuê người khác dọn dẹp thì số tiền đó cũng là do chính mình kiếm ra . Cho nên , tất cả mọi sự đau khổ đều là kết quả của luân hồi nhân - quả chúng ta tự làm tự chịu , chạy trốn sự đau khổ chẳng có ích gì ! Song , hiệu quả nhất vẫn là không tiếp tục gây ra nguyên nhân tạo nên sự đau khổ nữa .
    Từ đó có thể thấy , muốn thoát khổ được vui cần phải hạn chế nguyên nhân gây khổ , tu tập ( thực hành "đạo ") là phương pháp hữu hiệu nhất . Trong quá trình tu tập (thực hành "đạo") , trí tuệ ( huệ ) của chúng ta ngày càng phát triển , và có thể vận dụng trí tuệ đó để cân bằng nội tâm của mình , nhận thức được những khổ đau mình đang gánh chịu đều do chính bản thân tự gây ra , từ đó có đủ ý chí để đối mặt với nó . Cứ như vậy , dần dần sẽ không đau khổ nữa , cũng không còn ( chỉ biết ) than thân trách phận , chạy trốn thực tại mà dũng cảm đối diện , đón nhận và biết cách khắc phục nó , không gây phiền não cho mình và người khác , đồng thời hạn chế tối đa nguyên nhân gây nên sự đau khổ , phiền muộn . Hạn chế nguyên nhân khởi phát đau khổ thì tự khắc sẽ giảm nhẹ được hậu quả , đó chính là tu tập .

    HT Thích Thánh Nghiêm
    Binh Yen thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Vô cùng hay :
    TÔI VÀ TA - NHƯ HUYỄN THIỀN SƯ
    Binh Yen thích bài này.
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 02/08/2015, Bài cũ: 02/08/2015 ---
    Chữ Ngã Trong Đạo Phật -ĐĐ Thích Thiện Thuận
    Binh Yen thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    DUNG MẠO ĐẸP LÀ PHÚC BÁO - TƯỚNG DO TÂM SINH

    [​IMG]

    Khuôn mặt xinh đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như:
    _Tài phú đến từ bố thí,
    _Tôn quý đến từ khiêm cung,
    – Khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng lương thiện.
    – Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.
    Nhiều người khoan hậu có khuôn mặt có phúc, người dịu dàng lương thiện có khuôn mặt xinh đẹp. Người thô bạo, vẻ mặt hung dữ; một số phụ nữ trung niên lão niên có phẩm tính không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt, cũng gọi là tướng bạc mệnh, khắc chồng vợ …
    Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Tướng tùy tâm sinh: Từ mặt biết tâm, từ tâm biết mệnh.
    Nửa đời trước của một người, là ảnh hưởng từ kiếp trước.
    Nửa đời sau, chính là tự mình tạo ngay hiện tại. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình.
    Lòng từ bi cũng là một yếu tố quan trọng. Người có thiện tâm, thường thì từ trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, càng khiến người thuận mắt, càng ngày càng thích tiếp xúc. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, thì trên mặt cũng sẽ dần hiện ra một vài chỗ khiến người khác không thích. Người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, chỉ lần đầu gặp hơi thuận mặt, tiếp xúc nhiều liền không còn thuận nữa.
    Xin hãy tin rằng, tướng mạo là có thể từng bước thay đổi đấy! Nhất là một khuôn mặt xinh đẹp, sẽ từ trong ra ngoài tản mát ra một lực hấp dẫn, khiến người gặp bất tri bất giác sinh lòng mến mộ.
    Hãy tinh tấn,an lạc mỗi ngày bạn nhé !!!
    Binh Yen thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Nếu

    Nếu gặp người giả dối
    Hãy nhẹ nhàng chia tay
    Lặng lẽ không cần nói
    Ngọt ngào đừng mê say

    Nếu gặp điều bất hạnh
    Hãy nhẹ nhàng đi qua
    Không cần phải trốn tránh
    Chuyện nhỏ cõi ta bà

    Nếu gặp điều đau khổ
    Hãy nhẹ nhàng vươn lên
    Đừng chùn chân tại chỗ
    Lấy khổ đau làm nền

    Nếu gặp điều trái ý
    Hãy nhẹ nhàng tìm ra
    Nguyên nhân của sự lý
    Đừng vội trách người ta
    .........

    Mỗi giây mỗi phút không rời
    Nhất tâm niệm Phật đời đời an vui

    (Sưu tầm)
    "Mục đích của tôn giáo là làm chủ chính bạn, không phải để chỉ trích tha nhân."
    Dalai Lama
    Binh Yen thích bài này.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    TU TRONG MỌI HOÀN CẢNH
    [​IMG]
    Người đời, khi còn trẻ tuổi và khỏe mạnh thì không ai nghĩ đến việc tu hành, họ chờ đến khi già yếu, bệnh hoạn hoặc đau khổ thì mới lo tu. Nhưng khi già yếu, bệnh hoạn thì đâu còn hơi sức nào mà tu, và khi đau khổ quá thì đâu còn tâm trí nào mà nghĩ đến Phật Pháp. Người không muốn tu thì sẽ viện đủ mọi lý do để không tu. Nhưng người muốn tu mà gặp phải những chướng ngại như bệnh hoạn, già yếu, khổ đau thì tu làm sao?

    Nhân đọc được bài "Taking happiness and suffering along the path" của Karmala Raja Dipa, trong quyển Kỷ yếu lễ Quán đảnh Thiên Thủ Quan Âm by Dalai Lama 24/9/05 ở New York City, tôi thấy hay và ích lợi nên dịch ra tiếng Việt để ai thích thì áp dụng :

    1/ Nếu tôi khỏe mạnh, thì tôi vui mừng vì dùng sức khỏe để tích tụ phước đức. Nguyện cho an vui hạnh phúc tràn khắp bầu trời.

    2/ Nếu tôi đau khổ, thì tôi vui mừng vì tôi xin nhận tất cả khổ đau của chúng sinh. Nguyện cho biển khổ luân hồi mau khô cạn.

    3/ Nếu tôi bị bệnh, thì tôi vui mừng vì những nghiệp xấu đời trước đang tiêu mòn. Nguyện cho tất cả chúng sinh thoát ly bệnh khổ.

    4/ Nếu tôi chết, thì tôi vui mừng vì đó là dịp trở về Pháp thân. Nguyện cho gốc rễ của sinh tử được chấm dứt.

    5/ Nếu tôi sống lâu, thì tôi vui mừng tích tụ phước huệ. Nguyện cho ước nguyện của tôi và mọi loài sớm thành tựu. (*)

    Đại ý 5 câu trên là trong bất cứ hoàn cảnh nào (khỏe mạnh, đau khổ, bệnh, chết, sống lâu) chúng ta đều tu được cả. Điều quan trọng là phải tỉnh thức chuyển hóa tâm ý của mình, lòng dặn lòng luôn vui mừng nhận ra được khía cạnh tốt và tích cực của sự vật.

    Thầy Trí Siêu

    (*) Nguyên bản tiếng Anh:

    1/ If I am well, I am happy for I dedicate my well being to accumulating virtue: May happiness and bliss fill the skies!

    2/ If I suffer, I am happy for I take upon myself the suffering of all beings: May samsara's ocean of suffering be emptied!

    3/ If I am sick, I am happy for I exhaust the bad karma of my many past lives: May all living beings be relieved from pain!

    4/ If I die, I am happy for I die into the absolute nature: May the root of rebirth in the cycle of existences be severed!

    5/ If I live long, I am happy: through the two accumulations: May both my aims and those of others be spontaneously accomplished!
    Binh Yen thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    12 ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ
    [​IMG]

    Nguyện thứ nhất: Ta nguyện đời sau, khi chứng đặng đạo Chánh Đẳng Chánh Giác, thân ta có hào quang sáng suốt, rực rỡ, vô biên thế giới, khiến cho tất cả chúng hữu tình đều có đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, cùng tám chục món tùy hình trang nghiêm như thân của ta vậy.

    Nguyện thứ hai: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ Đề, thân ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi, công đức cao vòi vọi và an trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng, tỏ hơn vừng nhựt nguyệt. Chúng sanh trong cõi u minh đều nhờ ánh sáng ấy mà tâm trí được mở mang và tùy ý muốn đi đến chỗ nào để làm các sự nghiệp gì cũng đều được cả.

    Nguyện thứ ba: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ Đề, dùng trí huệ phương tiện vô lượng vô biên độ cho chúng hữu tình, khiến ai nấy đều có đủ vật dụng, chớ không cho ai phải chịu sự thiếu thốn.

    Nguyện thứ tư: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình tu theo tà đạo, thì ta khiến họ quay về an trụ trong đạo Bồ Đề, hoặc có những người tu hành theo hạnh Thinh văn, Ðộc giác, thì ta cũng lấy phép Đại thừa mà dạy bảo cho họ.

    Nguyện thứ năm: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nhiều vô lượng, vô biên ở trong giáo pháp của ta mà tu hành theo hạnh thanh tịnh thì ta khiến cho tất cả đều giữ được giới pháp hoàn toàn đầy đủ cả tam tụ tịnh giới. Giả sử có người nào bị tội hủy phạm giới pháp mà khi đã nghe được danh hiệu ta thì trở lại được thanh tịnh, khỏi sa vào đường ác.

    Nguyện thứ sáu: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào thân hình hèn hạ, các căn, không đủ, xấu xa, khờ khạo, tai điếc, mắt đui, nói năng ngọng liệu, tay chân tật nguyền, lát hủi, điên cuồng, chịu tất cả những bệnh khổ ấy mà sinh lòng khi đã nghe danh hiệu ta thì liền được thân hình đoan chánh, tâm tánh khôn ngoan, các căn đầy đủ, không còn những bệnh khổ ấy nữa.

    Nguyện thứ bảy: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào bị những chứng bệnh hiểm nghèo không ai cứu chữa, không ai để nương nhờ, không gặp thầy, không gặp thuốc, không bà con, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ, mà hễ nghe danh hiệu ta đã nghe lọt vào tai một lần thì tất cả bệnh hoạn khổ não đều tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia quyến sum vầy, của cải sung túc, cho đến chứng được đạo quả Vô thượng Bồ Đề.

    Nguyện thứ tám: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ Đề, nếu có những phụ nữ nào bị trăm điều hèn hạ khổ sở của thân gái làm cho buồn rầu, bực tức, sanh tâm nhàm chán, muốn bỏ thân ấy, mà hễ nghe danh hiệu ta rồi thì tất cả đều được chuyển thân gái thành thân trai, có đủ hình tướng trượng phu, cho đến chứng được đạo quả Vô thượng Bồ Đề.

    Nguyện thứ chín: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ Đề, thì khiến cho chúng hữu tình ra khỏi vòng lưới ma nghiệp, được giải thoát tất cả sự ràng buộc của ngoại đạo. Nếu có những kẻ sa vào rừng ác kiến, ta nhiếp dẫn họ trở về với chánh kiến và dần dần họ tu tập theo các hạnh Bồ Tát đặng mau chứng đạo Chánh Đẳng Bồ Đề.

    Nguyện thứ mười: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ Đề, thì khiến cho chúng hữu tình nào mà pháp luật nhà Vua gia tội phải bị xiềng xích, đánh đập, hoặc bị giam giữ trong chốn lao tù, hoặc bị chém giết, hoặc bị nhiều tai nạn nhục nhã, thân tâm chịu những nỗi khổ, buồn rầu, bức rức, hễ nghe đến danh hiệu ta, thì nhờ sức oai thần phước đức của ta đều được giải thoát tất cả những nỗi ưu khổ ấy.

    Nguyện thứ mười một: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ Đề, thì khiến cho chúng hữu tình nào bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi vì tạo miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ, mà hễ nghe danh hiệu ta rồi chuyên niệm thọ trì thì trước hết ta dùng các món ăn uống ngon lạ ban bố cho thân họ được no đủ và sau ta mới đem pháp vị nhiệm mầu kiến lập cho họ cái cảnh giới an lạc hoàn toàn.

    Nguyện thứ mười hai: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ Đề, thì khiến cho chúng hữu tình nào nghèo đến nổi không có áo che thân bị muỗi mòng cắn đốt, nóng lạnh giãi dầu, ngày đêm khổ bức, hễ nghe đến danh hiệu ta mà chuyên niệm thọ trì thì ta khiến cho được như ý muốn: nào các thứ y phục tốt đẹp, nào tất cả bảo vật trang nghiêm, nào tràng hoa, phấn sáp bát ngát mùi thơm và trống nhạc cùng những điệu ca múa tùy tâm muốn thưởng thức món nào cũng được thỏa mãn cả.


    -(())_Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Tịnh Lưu Ly Dược Sư Lưu Ly Quang Phật_(())_
    --- Gộp bài viết, 05/08/2015, Bài cũ: 05/08/2015 ---
    Giác Ngộ Là Hết Khổ Đau - Thích Trí Huệ
    Binh Yen thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]

    Bát cơm đáng giá mấy đồng?

    Cô bé rón rén lại gần quầy bán cơm.

    – Cô ơi cô cho con xin 1 chén cơm được không?

    Bữa nay mẹ con bệnh, không đi làm được, con không có tiền mua cơm…

    – Không có tiền thì biến đi!

    Ngày hôm sau cô bé lại tới, gương mặt rạng rỡ hơn hẳn.

    – Cô ơi cô bán cho con 3 ngàn cơm nha!

    – Có mỗi 3 ngàn thì biến đi, ai bán 3 ngàn cơm cho mày!

    Cô bé nấc nghẹn, bàn tay cùng mấy tờ bạc lẻ run run…

    Dạ con tưởng… chỉ cần có tiền là sẽ mua được cơm…

    - Thế mới biết, thứ lạnh nhất trên thế gian này không phải là băng
    tuyết. Mà chính là trái tim con người…

    ĐỜI SẼ DỊU DÀNG HƠN BIẾT MẤY
    KHI CON NGƯỜI BIẾT ĐẶT MÌNH VÀO HOÀN CẢNH CỦA NHAU.

    __(())__
    Binh Yen thích bài này.

Chia sẻ trang này