Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

2987 người đang online, trong đó có 61 thành viên. 01:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 158800 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Muốn Thương Cần Phải Hiểu - Thích Phước Tiến
    DungTri86, Binh Yenquocdai307 thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    Hỏi:

    Kính bạch Thầy!
    - Khi tôi thư giãn, buông xả một lát thì bị rơi vào giấc ngủ, như vậy là xấu hay tốt?

    Đáp:

    - Khi tâm thần căng thẳng bạn thường xuyên ngáp dài, rất uể oải, mệt mỏi, có vẻ như buồn ngủ lắm; nhưng nằm xuống lại không ngủ được. Đó là biểu hiện trạng thái suy nhược thần kinh.

    Nếu bạn đang bị căng thẳng mà sau khi thư giãn, buông xả một lát, bạn chìm vào một giấc ngủ ngon lành - thì đó quả là một liều thuốc an thần tự nhiên, giúp thân tâm bạn tự động điều chỉnh một cách tuyệt vời.

    Nhưng nếu trong tình trạng bình thường mà khi nào thư giãn bạn cũng bị rơi vào giấc ngủ - thì đó là hôn trầm, thụy miên - trạng thái này là một trở ngại, không tốt chút nào cho sức khỏe thể chất và sự tỉnh táo, sáng suốt tinh thần! Trong trường hợp đó, bạn nên đi bộ tốt hơn là ngồi hay nằm.

    Nếu phải ngồi thì sau khi thư giãn buông xả, để khỏi hôn trầm thụy miên, bạn nên chú tâm quan sát rõ hơi thở vào ra. Sự chú hướng đúng mức vào một đối tượng sẽ giúp tâm bạn tỉnh táo hơn.

    Nếu làm như thế cũng không hết dã dượi uể oải thì bạn nên đi tắm rửa hoặc ra ngoài trời đi đi lại lại cho tỉnh táo hơn. Nếu thích ngồi, bạn nên ngồi thiền nơi có ánh sáng, không khí mát mẻ và trước khi ngồi không nên ăn no.

    Câu hỏi:
    Thưa thầy, nghe lại tánh nghe là thế nào xin thầy chỉ dạy cho con ạ?

    Trả lời:
    Tướng nghe chỉ sinh khởi khi nhĩ căn duyên với âm thanh trong môi trường có thể truyền âm, khi một trong các duyên này không khởi hoặc diệt thì tướng nghe cũng không khởi, hoặc diệt theo, nhưng tánh nghe vẫn không sinh diệt. Nếu tánh nghe diệt tức không còn tồn tại nữa làm sao tai có thể nghe được âm thanh? Còn nếu tánh nghe sinh ắt nó tồn tại mãi vậy tại sao có lúc vẫn không nghe? Do đó, dù khi có hay không có duyên nhĩ căn với âm thanh tánh nghe vẫn không sinh không diệt. Nhận ra tánh nghe không sinh diệt này gọi là nghe lại tánh nghe.

    CÂU HỎI:

    Kính bạch Thầy!
    Con mong Thầy trả lời giúp con, mình luôn tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, rõ biết thì đến cuối đời mình có chấm dứt sinh tử luân hồi không Thầy?
    Con cám ơn Thầy.

    TRẢ LỜI :

    Con còn nghĩ đến "cuối đời có chấm dứt luân hồi sinh tử không" tức chưa thực sự tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, vì tinh tấn chánh niệm tỉnh giác là trở về trọn vẹn tỉnh thức với thực tại ngay đây và bây giờ như nó đang là, không truy tìm quá khứ, không ước vọng tương lai, vậy sao con lại để phân tâm nghĩ đến cuối đời?

    Hãy xem cuối đời chính là mỗi sát-na hiện tại, nếu ở đó con đang trọn vẹn tỉnh thức thì chính là đang chấm dứt luân hồi sinh tử, còn nếu còn phân vân lo nghĩ tương lai thì chưa trọn vẹn tỉnh thức tức ngay đó còn luân hồi sinh tử.
    --- Gộp bài viết, 13/08/2015, Bài cũ: 13/08/2015 ---
    Đạo Làm Con - Nghệ sĩ Châu Thanh
    --- Gộp bài viết, 13/08/2015 ---
    Vu Lan Nhớ Mẹ - Bé Ngọc Ngân

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 13/08/2015 ---
    Phật Thuyết Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà-la-ni

    Xin Đừng Bỏ Con Mẹ Ơi - Bảo An
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Tẩy Độc Trong Tâm - Thích Trí Huệ
    Binh Yen, DungTri86quocdai307 thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ( Film )
    quocdai307, Binh YenDungTri86 thích bài này.
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Những chuyện về thiện ác nghiệp báo và đầu thai kiếp sau
    [​IMG]
    Phật dạy: "Phàm làm người ở cõi đời, sinh tử đều do nhân duyên. Do nhiều nhân duyên tạo ra gốc rễ tội lỗi..."

    [1]. Ăn trộm phải trả nợ

    Xưa có một người tên là Triệu Tam, đi ở cùng với mẹ cho nhà họ Quách. Sau khi mẹ Triệu Tam qua đời hơn một năm, vào một buổi tối nọ, Triệu Tam có một giấc mộng thấy mẹ về nói với ông: “Ngày mai tuyết rơi lớn, bên dưới tường nhà sẽ có một con gà chết cóng vì lạnh, chủ nhân nhất định sẽ thưởng cho con, nhưng con chớ có ăn. Ta đã từng trộm ba trăm đồng tiền của chủ nhân, Diêm vương nay phán ta chuyển thành gà để trả nợ. Ta đã đẻ đủ trứng trong đời này để trả hết số nợ, nên có thể đi được rồi”.

    Hôm sau, quả đúng như lời nói trong giấc mộng, có một con gà mái chết cóng dưới bức tường nhà. Chủ nhân thưởng cho Triệu Tam, nhưng Triệu Tam nhất quyết không ăn, mà khóc lóc mang gà mái đi chôn. Chủ nhân cảm thấy rất lạ, mới gặng hỏi. Không còn cách nào khác, Triệu Tam đành đem sự thật kể lại với chủ nhân.

    [2] Nhờ bố thí giải được tội

    Thủ Huồng tên thật Võ Hữu Hoằng, theo chuyện kể thì ông là người châu Đại Phố (tức Cù lao Phố), huyện Phước Chính, phủ Phước Long, nước Đại Nam (nay là Biên Hòa, Việt Nam).Theo Đại Nam nhất thống chí, ông có tên Võ Hữu Hoằng. Nhưng có nơi gọi là Thủ Huồng, Thủ Hoằng, Võ Thủ Hoằng.

    Khoảng năm 1755, ở châu Đại Phố có một người tên là Võ Hữu Hoằng. Ông xuất thân làm thơ lại. Trong hai mươi năm làm việc trong nha môn, ông đã thu được nhiều tiền của. Sau khi vợ mất sớm lại không con, mà tiền bạc thì quá thừa thãi, Thủ Huồng xin thôi việc về nhà.

    Thủ Huồng rất yêu vợ, cho nên khi nghe người mách rằng ở chợ Mãnh Ma (Quảng Yên) là chỗ người sống và người chết có thể gặp nhau, ông quyết đi tìm vợ. Gặp nhau, trong lúc trò chuyện, Thủ Huồng ngỏ ý muốn xuống âm phủ chơi. Ở cõi âm, ông tận mắt nhìn thấy những cực hình dành cho những kẻ phạm nhiều tội ác khi còn sống. Và ông cũng đã nhìn thấy một cái gông to, mà cai ngục cho biết là để dành cho ông vì ông phạm tội ăn cắp.

    Khi trở lại cõi dương, Thủ Huồng sợ bị đọa vào địa ngục, liền đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi, đặc biệt là làm nhà để giúp dân nghèo tránh nước triều dâng ở ngã ba sông.

    Sách Gia Định thành thông chí có ghi:

    “Thuở ấy, dân cư còn thưa thớt, ghe đò hẹp nhỏ, hành khách thổi cơm, đun trà rất khổ, vì vậy có người phú hộ ở tổng Tân Chánh tên là Võ Thủ Hoằng kết tre lại làm bè, trên che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo, củi, và đồ ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bắt phải trả tiền. Sau đó khách buôn cũng kết bè nổi bán đồ ăn nhiều đến 20, 30 chiếc, nhóm thành chợ trên sông, nên mới gọi xứ ấy là Nhà Bè. Sau này đường thủy, đường bộ lưu thông, dân cư đông đúc, người qua lại đều dùng ghe nhà nên đò dọc phải dẹp bỏ…Vì kỵ húy tên vua Hoằng Lịch (Càn Long) nhà Đại Thanh nên phải đọc trại đi là Võ Thủ Huồng. Chiếc cầu Thủ Huồng giữa Tân Vạn và chợ Đồn (Biên Hòa) tương truyền do Võ Thủ Huồng xây dựng đến nay vẫn còn.

    Sau, Thủ Huồng được vợ đưa xuống cõi âm lần nữa, và thấy cái gông ngày cũ đã nhỏ lại rất nhiều. Từ đó, ông tiếp tục làm việc thiện, việc nghĩa cho đến khi mất. Khá lâu sau, có ông vua nhà Thanh (Trung Hoa) tên là Đạo Quang (1782-1850) lúc mới lên ngôi (1820) có cho sứ sang Việt Nam hỏi lai lịch một người ở Gia Định. Số là khi mới sinh, trong lòng bàn tay vua đã có mấy chữ “Đại Nam, Gia Định, Thủ Hoằng”. Khi rõ chuyện, nhà vua có gửi cúng chùa Chúc Thọ (chùa Thủ Huồng) ở Biên Hòa một bộ tượng Phật Tam Thế bằng gỗ trầm hương. Do việc này, mà có người bảo rằng: Nhờ thành thật hối lỗi, Thủ Huồng chẳng những làm tiêu tan cái gông đang chờ ông ở cõi âm, mà còn được đi đầu thai làm vua ở Trung Hoa.

    Phạm Đình Nhân

    Viết xong tại Ngọc Hà, Hà Nội, ngày 28.02.2013 (19.01.Quý Tỵ)

    Trích cuốn "Hành Thập thiện và con đường giải trừ khẩu nghiệp"
    quocdai307, Binh YenDungTri86 thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Đây có phải cõi nhân gian, hay chốn Bồng Lai Tiên Cảnh !!!
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Binh YenDungTri86 thích bài này.
  7. nhadatuytin

    nhadatuytin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    3.879
    Mấy pic ở Nhật đẹp quá cụ đồ cổ ạ...
    Binh Yen, DungTri86suutapdoco thích bài này.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    CON CÁI ĐỐI VỚI CHA MẸ CÓ BỐN NHÂN DUYÊN
    [​IMG]
    Có bốn nhân Duyên con cái tìm Cha Mẹ :
    1, báo ân, 2, báo oán, 3, trả nợ, 4, đòi nợ.
    (Kinh A Hàm)

    1, Báo ân:

    Là con đối với cha mẹ đời trước có mang ân, vì báo ân nên đến làm con, trọn đời phục dịch nhọc nhằn, khiến cho song thân khi sống còn được phụng dưỡng an vui, lúc qua đời được chôn cất cúng tế. Cho đến hoặc con làm những việc giúp nước an dân, nêu danh thanh sử, để cho thiên hạ đời sau nhân kính người mà mến trọng luôn cha mẹ. Đời nay con thảo, cháu hiền đều thuộc dạng này.

    2, Báo oán :

    Là cha mẹ đối với con đời trước có điều phụ nghĩa, nó mới đến làm con để báo oán. Khi còn nhỏ con đã sanh lòng ngổ nghịch, lớn lên lại gây hoạ làm liên lụy đến cha mẹ. Khi song thân còn sống không phụng thờ, lúc chết, để nhục lây đến kẻ cửu huyền. Thậm chí, có khi con nắm quyền chức trọng yếu rồi làm điều trái phép, khiến cho nhà cửa tan nát, dòng họ diệt tuyệt, mồ mả bị đào xiềng. Để thiên hạ đời sau, nhân thoá mạ người mà ghét luôn cả cha mẹ.

    3, Trả nợ:

    Là đời trước con có thiếu tiền của nơi cha mẹ, vì trả nợ nên đến làm con. Nếu số thiếu nhiều thì trả đến mãn đời song thân, thiếu ít thì đến nữa chừng rồi đi. Như con học vừa thành danh thoạt chết mất, buôn bán mới được lợi bỗng lìa đời.

    4,Đòi nợ:

    Là đời trước cha mẹ có thiếu tiền nơi con, nay nó đến làm con để đòi lại. Như số nợ nhỏ thì cha mẹ chỉ tốn tiền cho con ăn mặc, thuốc men, học hành, gả cưới, và dạy bảo đủ điều muốn cho mai sau thành đạt, nhưng vì kỳ hạn đã mãn, nó liền qua đời. Nếu số nợ lớn, có khi đứa con xài phá tiêu tan hết tài sản của cha mẹ mới thôi.

    Xin cầu nguyện :

    Nếu như Cha Mẹ tôi đời kiếp trước có mắc nợ tôi thì đời này tôi xin '' 3 mặt 1 lời'' mà '' xí xóa '' hết thảy.

    Còn như tôi còn mắc nợ Cha Mẹ mình thì tôi nguyện trả chứ không ''xù'' nợ, như thế thì may ra tôi đã tử tế với 2 người mà kiếp xưa tôi đã thọ ân.

    Nam Mô Mục Kiền Liên Tôn Giả.

    __(())__
    --- Gộp bài viết, 17/08/2015, Bài cũ: 17/08/2015 ---
    Những Ca Khúc Hay Nhất- Cảm Động Nhất Về Mẹ Cha
    quocdai307, Binh YenDungTri86 thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    quocdai307, Binh YenDungTri86 thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]

    NGƯỜI THỰC SỰ CÓ HIẾU KHÔNG NHIỀU

    Một thời, Thế Tôn trú tại Rajàgaha, trên núi Gijjhakùta. Rồi Thế Tôn lấy một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ kheo:

    Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ kheo, cái nào là nhiều hơn, một ít trên đầu móng tay hay là quả đất lớn này ?

    Bạch Thế Tôn, cái nhiều hơn là quả đất này, còn ít hơn là đất trên đầu móng tay.

    Cũng vậy, này các Tỷ kheo, ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với mẹ, với cha và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với mẹ, với cha.

    (ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 12, phẩm Bánh xe lược thuyết, phần Hiếu kính mẹ-Hiếu kính cha [trích], NXB Tôn Giáo 2002, tr.675)

    LỜI BÀN:

    Hiếu kính với cha mẹ là một lẽ đương nhiên, gần như bất cứ người con nào cũng biết niệm ân và hết lòng hiếu dưỡng song thân để đáp đền ân nghĩa sanh thành. Thế thì vì sao Thế Tôn lại khẳng định “ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với mẹ, với cha và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với mẹ, với cha”?

    Có thể nói từ trong tâm khảm, không ai mà không thương kính cha mẹ. Nhưng để thực hiện song hành tâm hiếu và hạnh hiếu một cách trọn vẹn thì không mấy ai làm được. Ở đây, chúng ta không bàn đến hạng người mang tội đại nghịch (giết cha, giết mẹ) hay những kẻ nghịch tử chỉ báo hại và làm khổ cha mẹ. Vấn đề đáng nói là đối với những người con tuy có hiếu, mong muốn được thể hiện đạo hiếu nhưng rồi cũng không làm được gì nhiều cho các đấng sinh thành.

    Vì sao ? Có đến 1001 lý do để biện giải cho điều ấy. Cho dù những lý do ấy có xác đáng đến mấy và dẫu cho cha mẹ hoàn toàn thông cảm, hy sinh thì chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng những gì mình đã làm cho cha mẹ thật sự quá ít so với thâm ân sanh dưỡng như biển trời. Sống ở đời, có lòng hiếu đã khó, thực hiện nó lại càng khó hơn bởi không phải ai cũng có đầy đủ phước duyên để phụng dưỡng và kính thờ cha mẹ như ý của mình.

    Cuộc sống vốn phức tạp và đầy biến động, mãi lao theo những việc quan trọng, cấp thiết hơn nên niềm riêng về cha mẹ tạm thời gác lại. Điều này cũng dễ dàng cảm thông nhưng trớ trêu thay là không có cái gì chờ đợi chúng ta cả. Rồi chuyện sẽ đến đã đến và chúng ta không kịp trở tay, chỉ còn ôm niềm ân hận là chưa làm được nhiều cho cha mẹ thì người đã đi rồi.

    Tư duy và chiêm nghiệm về lời dạy của Thế Tôn để thấy mình vẫn chưa tròn câu hiếu đạo.

    Người thực sự hiếu kính cha mẹ như đất trong móng tay so với đất trên địa cầu nhắc chúng ta phảm làm ngay những việc cần làm cho cha mẹ, đừng hẹn ngày mai để khỏi hối hận về sau.

    __(())__
    Binh Yen thích bài này.

Chia sẻ trang này