Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

7311 người đang online, trong đó có 751 thành viên. 12:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158441 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    MẨU TRUYỆN NGẮN VỀ CHỮ HIẾU:

    LỄ TỐT NGHIỆP

    “Má! Má lên đây làm gì?”. Cô sinh viên sắp nhận bằng cử nhân giãy nãy lên hỏi người mẹ quê mùa còm cõi.

    - “Má nghỉ bán một bữa lên coi con lãnh bằng tốt nghiệp”.

    - “Không được đâu! Bữa nay bạn con đông lắm, mà má lại ăn mặc thế này…”.

    - “Thì má có còn bộ nào khác đâu. Thôi cho má vào. Má…”.

    - “Thôi, thôi, má về đi. Con thì thế này, má thì thế kia…
    Tụi bạn con nó cười…!”.

    Nói rồi, cô sinh viên xinh đẹp chạy ào vào trong hội trường…

    Người Mẹ nhìn theo bóng cô.. rưng rưng...

    Vừa lúc người xướng tên giới thiệu:

    “Sinh viên Phạm Thị P.X. là một trong những sinh viên xuất sắc của trường.”...

    Một mẩu truyện ngắn nhưng khiến chúng ta phải suy ngẫm về chữ Hiếu. Đừng bao giờ chê ba mẹ nghèo khó, rách rưới khi trên người bạn là vải vóc lụa là, vì chính những gì bạn đang có là điều ba mẹ đã đánh đổi bằng cả cuộc đời mình.

    __(())__

    Hãy đừng để phải ân hận khi mùa vu lan về phải tự tay mình cài lên ngực bông hồng trắng nghe bạn !!!
    [​IMG]
    quocdai307, DungTri86, 24hphep1 người khác thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    ÁC HẠNH CỦA VIỆC SÁT SINH ĐỂ CÚNG GIỖ NGƯỜI ĐÃ MẤT
    [​IMG]
    Một ngày kia, khi Đức Phật ngụ tại tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana), một số Tỳ Kheo hỏi ngài là có lợi ích gì không, khi giết dê, cừu, và những sinh vật khác để cúng giỗ người thân đã qua đời.

    Đức Phật trả lời, "Này các Tỳ Kheo, không, chắc chắn là không có gì tốt khi ta giết chết sinh vật, dù với mục đích làm Lễ Cúng Giỗ Người Chết." Rồi Đức Phật kể câu chuyện xảy ra trong quá khứ:

    Một ngày xa xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Baranasi, một vị Bà La Môn quyết định làm Lễ Cúng Giỗ Người Chết và mua một con dê để giết. Ông nói với các đệ tử, "Các con hãy dẫn con dê này xuống sông, tắm rửa, kỳ cọ, đeo vòng hoa vào cổ nó, rồi các con lấy ngũ cốc cho nó ăn, xong mang nó về đây." "Dạ vâng, thưa Thầy," các đệ tử trả lời, rồi dẫn dê ra sông.

    Trong khi họ đang tắm rửa và kỳ cọ con dê, con dê bật cười lớn, tiếng cười vang ầm lên như tiếng cái nồi bị đập vỡ nát. Rồi, lạ kỳ thay, nó lại òa khóc lớn tiếng.

    Các người đệ tử trẻ đã ngạc nhiên trước hành vi nầy. "Tại sao có lúc ngươi bật cười," họ hỏi con dê, "và tại sao bây giờ ngươi lại òa khóc lớn tiếng?"

    "Chúng ta hãy đến gặp thầy của anh, rồi anh lập lại câu hỏi trên," dê trả lời.

    Các đệ tử vội vàng dẫn dê đến gặp thầy và kể lại chuyện đã xảy ra lúc ở dòng sông. Sau khi nghe xong chuyện, vị thầy hỏi con dê tại sao lúc thì nó cười, lúc thì nó khóc.

    Con dê bắt đầu kể, "Này ông Bà La Môn, trong tiền kiếp, tôi là một người Bà La Môn dạy kinh Vệ Đà (Veda) giống như ông. Tôi cũng giết một con dê làm Lễ Cúng Giỗ Người Chết. Chỉ vì giết chết một con dê, đầu tôi đã bị chặt đứt 499 lần. Tôi cười vì tôi biết đây là lần tái sinh cuối cùng, để làm con vật bị người giết chết. Ngày hôm nay, tôi sẽ được giải thoát khỏi sự đau khổ. Nhưng tôi khóc vì tôi biết rằng, khi ông giết tôi, ông cũng cam chịu bị chặt đầu 500 lần. Vì thương cảm, tôi đã khóc dùm ông."

    Vị Bà La Môn nói, "Dê ơi, nay ta hiểu rồi, ta sẽ không giết ngươi đâu."

    Con dê kêu lên, "Ông Bà La Môn, dù ông giết hay tha, tôi cũng không thoát chết ngày hôm nay."

    Vị Bà La Môn trấn an con dê, "Đừng lo, ta sẽ bảo vệ cho ngươi."

    Dê nói với vị Bà La Môn, "Ông không hiểu đâu, sức bảo vệ của ông thì yếu, trong khi nghiệp lực sinh ra do những việc ác tôi làm thì rất mạnh."

    Vị Bà La Môn tháo giây cột dê rồi nói với các đệ tử, "Không để bất cứ ai làm hại con dê nầy." Họ vâng lời rồi theo dõi con dê để bảo vệ nó.

    Sau khi con dê được thả, nó bắt đầu đi gặm cỏ. Nó cố gắng nhoài cổ ra, để gặm những chiếc lá trên một bụi cây, mọc gần đỉnh một tảng đá lớn. Ngay lúc đó, một tia sét đánh vào tảng đá, làm vỡ một mảnh đá sắc nhọn như dao, bay ra, gọn gàng chặt đứt đầu dê.

    Đám đông đã tụ tập quanh con dê chết, và bàn tán sôi nổi về tai nạn kinh ngạc nầy.

    Một vị thần cây đã quan sát tất cả mọi chuyện xảy ra, từ lúc mua con dê về, cho đến khi con dê bị chết, câu chuyện xem y hệt như môt vở bi kịch, rồi ông lấy ra một bài học từ câu chuyện này, để nhắc nhở và khuyên răn đám đông: "Mọi người đều biết rằng hậu quả của việc làm ác, là kiếp sau sẽ phải chịu khổ đau, cho nên chúng ta phải chấm dứt ngay việc giết chết sinh vật. Địa ngục khủng khiếp đang đón chờ những kẻ làm việc ác đức như thế."

    Sau khi vị thần cây giải thích về luật nhân quả, ông đã làm người nghe cảm thấy rùng mình kinh hãi, đớn đau cho những ai phải đọa xuống địa ngục. Vì quá hãi sợ, nên mọi người đã quyết định từ bỏ việc giết chết sinh vật để cúng giỗ người chết. Rồi vị thần cây còn dạy dỗ mọi người, học thêm về Giới Luật cùng khuyến khích mọi người làm những việc thiện lành.

    Một thời gian sau, vị thần cây mất. Vì đã làm nhiều việc thiện, nên vị thần cây hưởng quả tốt lành, do đó khi ông mất, ông đi theo nghiệp tốt của ông nghĩa là về cõi tốt đẹp. Rồi qua nhiều thế hệ sau đó, mọi người vẫn tiếp tục thực hành Giới Luật, và họ đã dành nhiều thời giờ để làm việc từ thiện, cùng những việc làm lợi ích khác, thế nên, nhiều người đã được tái sinh vào cõi trời.

    Đức Phật kết thúc bài giảng, rồi ngài cho mọi người biết "Trong kiếp đó, ta chính là vị thần cây."

    ST
    quocdai307, DungTri86, 24hphep1 người khác thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    CỐT TUỶ CỦA THIỀN VIPASSANA.
    [​IMG]
    Thiền Minh Sát -Vipasana- là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật Giáo Nguyên Thủy.

    Bắt đầu thực tập bằng cách ngồi ngay thẳng và chú tâm. Bạn có thể ngồi trên sàn nhà hay trên ghế. Trước tiên bạn không cần phải quá cố gắng chú tâm. Chỉ cần để ý đến hơi thở ra vào. Nếu cảm thấy rằng niệm Phật có thể giúp cho sự chú tâm của bạn mạnh hơn, bạn có thể niệm "Phật," "Pháp," hay "Tăng" khi bạn quan sát hơi thở ra vào. (Điều quan trọng là phải chú tâm vào hơi thở, niệm Phật chỉ là phương tiện giúp định tâm.) Khi quan sát hơi thở, bạn phải quan sát một cách tự nhiên, không được điều khiển hơi thở. Cố gắng điều khiển hay kiểm soát hơi thở là một việc làm sai lầm, vì khi điều khiển hơi thở, bạn sẽ có cảm giác hơi thở hoặc quá ngắn, quá dài hay quá nhẹ, quá nặng. Bạn sẽ có cảm tưởng dường như mình thở không đúng cách, và sẽ cảm thấy chẳng thoải mái chút nào. Bạn hãy để hơi thở hoạt động một cách tự nhiên. Làm như vậy cuối cùng bạn sẽ nhận thấy hơi thở vào ra một cách nhẹ nhàng, điều hòa.

    Khi quan sát hơi thở ra vào mà bạn tỉnh giác và hoàn toàn ổn định tâm là bạn đã thở đúng cách. Khi bị phóng tâm, bạn hãy dừng lại, điều chỉnh sự chú tâm, trở về với đề mục chính của mình. Thoạt đầu, khi chú tâm vào hơi thở, tâm bạn có khuynh hướng muốn đưa hơi thở đi theo một chiều hướng nào đó. Hãy bình thản, đừng lo lắng hay tìm cách điều chỉnh nó. Bạn hãy quan sát nó, và để nó tự nhiên. Thiền sẽ tự nó phát triển. Khi bạn làm như thế, có lúc bạn sẽ thấy hơi thở ngưng hẳn, nhưng đừng sợ, bạn sẽ thở lại điều hòa sau đó. Sự ngưng thở chỉ là cảm giác phát sinh từ tri giác của bạn, thực ra hơi thở vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng tiếp nối. Một lát sau bạn sẽ thấy hơi thở rõ ràng như trước.

    Nếu bạn tiếp tục giữ tâm an tịnh như thế thì bất kỳ bạn đang ở nơi nào -- đang ngồi trên ghế, đang ở trên xe, trên tàu, v. v., bạn đều có thể chú tâm vào đề mục và bước vào trạng thái an lạc một cách mau chóng dễ dàng. Bất kỳ bạn đang ở đâu, bất kỳ lúc nào, bạn đều có thể hành thiền được cả. Khi đạt đến sự tiến bộ này thì bạn đã hiểu Đạo phần nào rồi đấy. Nhưng bạn phải quan sát những đối tượng của giác quan nữa.

    Hãy hướng tâm an tịnh của bạn vào hình sắc, âm thanh, mùi vị, sự đụng chạm và suy nghĩ. Tất cả mọi đối tượng của thân và tâm đều là đề mục để bạn hướng đến. Bất kỳ cái gì phát sinh đều phải quan sát, ghi nhận; phải ghi nhận dù bạn thích hay không thích chúng. Hãy ghi nhận một cách khách quan, đừng để đối tượng yêu ghét ảnh hưởng đến tâm mình. Yêu, ghét chỉ là những phản ứng đối với thế giới bên ngoài. Bạn phải có cái nhìn sâu rộng hơn. Dần dần bạn sẽ thấy mọi cảm giác yêu ghét thực ra chỉ là sự vô thường, khổ và vô ngã. Hãy xếp mọi tốt xấu, hay dở vào ba loại vô thường, khổ và vô ngã. Dầu chúng thế nào đi nữa cũng để chúng yên, chỉ quan sát mà đừng can thiệp vào chúng. Đó là cách hành thiền minh sát. Làm như thế tất cả sẽ được bình an tĩnh lặng.

    Chẳng bao lâu, tuệ giác, vô thường, khổ, vô ngã sẽ xuất hiện. Đó là bước đầu của trí tuệ thật sự, cốt tủy của thiền, dẫn đến giải thoát. Hãy theo dõi kinh nghiệm của mình, nhìn nó và tiếp tục cố gắng để thấy chân lý. Hãy học cách khước từ, không vướng mắc để đạt đến bình an tĩnh lặng.

    Trong khi hành thiền, nhiều hiện tượng kỳ lạ sẽ đến với bạn -- bạn sẽ thấy ánh sáng, thấy chư thiên, thấy Phật, v. v. Khi thấy những điều đó bạn hãy quan sát mình trước để tìm xem tâm mình đang ở trạng thái nào. Chớ quên điểm căn bản này. Hãy chú tâm, chớ mong mỏi thấy gì, cũng chớ mong hình ảnh đừng đến với mình. Nếu bạn theo đuổi những hình ảnh này, bạn sẽ rơi vào tình trạng ngơ ngẩn vô vị, vì tâm đã đi ra ngoài tình trạng ổn cố. Vậy thì khi những hình ảnh ấy đến, bạn hãy quan sát chúng. Khi quan sát chúng, bạn phải tự chủ, đừng si mê theo chúng. Bạn hãy quán chiếu rằng chúng chỉ là vô thường, khổ và vô ngã. Khi chúng có đến gần bạn đi nữa, bạn cũng đừng lấy đó làm điều quan trọng, hãy nhìn chúng rồi để chúng tự ra đi. Nếu chúng không đi, cũng vẫn tự nhiên, bấy giờ hãy trở về với mục đích của bạn, đó là hơi thở. Bạn hãy thở ra vào ba hơi thật dài, mọi hình ảnh sẽ biến mất. Bất kỳ cái gì hiện ra cũng mặc, hãy tái lập sự chú tâm. Đừng nắm lấy cái gì và xem đó là của mình. Những gì bạn thấy chỉ là những hình ảnh hay những cấu trúc do tâm tạo ra. Đó là sự giả tạo, hư ảo, gây nên yêu thích, nắm giữ hay sợ hãi. Đừng đắm mình vào khi thấy những cấu trúc giả tạo này. Mọi kinh nghiệm bất thường đều đem đến lợi ích cho kẻ trí, nhưng là mối tai hoạ cho người thiếu khôn ngoan. Hãy tiếp tục hành thiền cho đến khi nào bạn không còn bị những hình ảnh quấy nhiễu nữa.

    Nếu bạn có thể phó mặc cho tâm như thế thì không còn gì khó khăn nữa. Nếu tâm muốn vui, bạn chỉ cần ý thức rằng niềm vui này không vững bền. Bạn có sợ những hình ảnh xuất hiện trong tâm bạn hay sợ những kinh nghiệm khác mà bạn gặp trong lúc hành thiền không? Hãy tự nhiên làm việc với chúng. Bằng cách này bạn có thể dùng phiền não để huấn luyện tâm mình, và bạn sẽ hiểu được bản chất tự nhiên của tâm, thoát khỏi mọi thái cực, rõ ràng và không dính mắc.

    Tâm chỉ là một điểm đơn giản, là trung tâm của vũ trụ, và tâm sở chẳng khác nào du khách đến ngụ trong một thời gian. Hãy tìm hiểu kỹ những du khách này. Hãy làm quen với những bức tranh sống động do họ vẽ và những câu chuyện hấp dẫn do họ kể, hãy ngoan ngoãn theo họ. Nhưng nhớ đừng rời khỏi chỗ ngồi của bạn, bởi vì ngoài chiếc ghế bạn đang sử dụng không còn chiếc ghế nào khác quanh đấy nữa. Nếu bạn tiếp tục giữ chỗ ngồi không rời, chào mừng từng vị khách mỗi khi họ đến, nghĩa là luôn luôn giữ chánh niệm, chuyển tâm đến những người hiểu biết, tỉnh thức, thì những người khách khác cuối cùng sẽ không đến nữa. Nếu bạn thực sự chú ý đến họ thì họ sẽ đến với bạn bao nhiêu lần nữa? Chuyện trò với họ, bạn sẽ hiểu rõ từng người một. Chắc chắn cuối cùng tâm bạn sẽ an tịnh.

    Thiền Sư Ajahn Chah.

    HÃY NHÌN VÀO BÊN TRONG BẠN

    __(())__
    quocdai307, DungTri86, 24hphep2 người khác thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Tháng 7 "tháng cô hồn" và số phận may rủi dưới góc nhìn Phật giáo
    [​IMG]
    Dưới lăng kính Phật giáo, sự rủi may trong số phận không phải do thiên mệnh hay định mệnh mà thân phận mỗi con người là kết quả do quá trình của chúng ta hành động từ một đến nhiều đời.
    Hay nói cách khác, con người hiện hữu và tồn tại với các đặc tính khác nhau là kết quả của Nghiệp - được tạo tác bởi chính họ trong hiện tại và quá khứ. Theo Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt – Trung Bộ III có nói: “Con người là chủ nhân của Nghiệp, là kẻ thừa tự Nghiệp… Nghiệp là thai tạng, Nghiệp là điểm tựa”.
    Điều đó có nghĩa, sự hiện hữu của mỗi con người trên thế gian này là sự hiện hữu của nghiệp thiện và bất thiện của họ từ quá khứ.
    Nghiệp tức là chủ động tạo điều kiện để tái sinh trong kiếp hiện tại và cho những kiếp tương lai. Vì thế tất cả mọi khổ vui, thành công, thất bại, tướng diện đẹp xấu, thông minh hay khờ dại… của con người trong kiếp sống này là sự lĩnh hội những quả nghiệp do chính họ tự tạo từ quá khứ, chứ không do sự thưởng, phạt nào của bất cứ ai.
    Cùng với đó, sự may mắn hay rủi ro mà mỗi người đang "lĩnh hội" hiện tại đều do chính chúng ta tạo dựng ra. Cuộc sống của bạn hạnh phúc, an lành hay đau khổ, bất an tùy thuộc vào cách sống của mỗi người.
    Nếu ai đó gặp thất bại trong công việc thì hãy đi tìm nguyên nhân chứ đừng nên nói rằng mình gặp vận xui. Theo Phật giáo, đó là kết quả mà bạn cần phải chịu do đã tạo ra những nghiệp xấu gây ra trước đó. Một sự không chu toàn trong hành xử, nói lời khó nghe... đôi khi cũng khiến bạn gặp thất bại.
    Bởi vậy, thay vì than thân trách phận thì hãy vượt qua bằng cách làm nhiều việc tích cực và thông cảm nhiều hơn. Biết đâu vào lúc nào đó, bạn sẽ lại gặp được người tốt giúp đỡ mình.
    Còn nếu việc thất bại là do sự bất tài, thiếu kinh nghiệm, lười nhác thì bạn cần cố gắng, cải tiến học hỏi để khắc phục thất bại.
    Đức Phật dạy rằng, điều lành là kết quả thiện - phát sinh từ những nguyên nhân tốt và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.
    Một người luôn mang trong mình tâm không sạch, hành động ác không thể nói rằng, cuộc đời anh ta gặp “vận rủi ro”. Ý nghĩ xấu, hành động ác độc sẽ chỉ tạo nên cuộc sống bất hạnh. Trái lại, ý nghĩ thiện và hành động tốt sẽ đem đến cho bạn cuộc sống an vui, gặp may trong cuộc đời.
    Dưới góc độ Phật giáo, Nghiệp do con người tạo ra trong quá khứ và từng phút từng giây trong hiện tại qua ba con đường: hành động (Thân nghiệp), ngôn ngữ (Khẩu nghiệp) và tư duy (Ý nghiệp) rồi trở lại chi phối chính người ấy.
    Không ít bạn cho rằng, tháng 7 âm lịch là "Tháng Cô hồn" và bạn sẽ gặp nhiều điều xui xẻo. Sự thật là, không có sự may rủi trong cuộc sống và không có một thế lực siêu nhiên nào chi phối, khiến bạn gặp xui xẻo. Mà sự may rủi đó chính là do bạn tạo nên. Những hành động hướng thiện, tâm hồn trong sáng... là yếu tố giúp bạn luôn gặp may mắn trong cuộc đời.
    Bạn hãy nhớ rằng, dù chúng ta sinh ra như thế nào, trong hoàn cảnh ra sao thì hãy luôn sống có ý nghĩa và có ích cho xã hội. Cuộc sống có sướng khổ, buồn, vui là do bạn tự định đoạt tương lai cho mình.
    Nam Mô A Di Đà Phật
    quocdai307, DungTri86Binh Yen thích bài này.
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]

    Bồ Tát Quảng Đức 1897-1963

    Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân sinh là cụ Lâm Hữu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương.

    Lên 7 tuổi, Ngài được song thân cho xuất gia học Phật. Ngài thụ giáo với Hòa thượng Thích Hoằng Thâm là cậu ruột và được Hòa thượng nhận làm con đổi tên họ là Nguyễn Văn Khiết.

    Năm 15 tuổi, Ngài thọ giới Sa Di, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ Kheo và Bồ Tát, được pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hành Pháp, pháp hiệu Quảng Đức. Sau đó Ngài phát nguyện nhập thất tu ba năm trên một ngọn núi ở Ninh Hòa. Về sau Ngài có lập trên núi này một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc Tự.

    Rời núi, Ngài vân du hóa đạo một mình với chiếc bình bát theo hạnh đầu đà (khất thực). Hai năm mãn nguyện, Ngài lại quay về nhập thất tại chùa Sắc Tứ Thiên Ân ở Ninh Hòa.

    Năm 1932 hội An Nam Phật Học ra đời, Đại lão Hòa thượng chùa Hải Đức đến nơi Ngài đang nhập thất, mời ngài nhận chức Chứng minh Đạo sư cho Chi Hội Ninh Hòa. Ba năm sau, Ngài được thỉnh cử giữ chức Kiểm Tăng cho Tỉnh hội Khánh Hòa. Trong thời gian hành đạo tại miền Trung, Ngài đã kiến tạo và trùng tu tất cả 14 ngôi chùa.

    Năm 1943, rời Khánh Hòa vào Nam, Ngài hành đạo khắp các tỉnh Sàigòn, Gia Định, Định Tường xuống đến Hà Tiên. Ngài cũng đã từng sang Nam Vang lưu trú ba năm, vừa giáo hóa các Phật tử kiều bào, vừa nghiên cứu kinh điển PàLi và Phật giáo Nam Tông.

    Lúc mới vào Nam, Ngài đã lưu trú tại chùa Long Vĩnh (quận 3 - Sài gòn) một thời gian dài, nên dân chúng quen gọi Ngài là Hòa thượng Long Vĩnh, Ngài còn có hiệu là Thích Giác Tánh. Suốt thời gian hóa độ chúng sinh, bất cứ nơi nào, Ngài cũng dốc lòng làm tròn nhiệm vụ của một sứ giả Như Lai, kế tục các thế hệ ***** truyền giáo, chăm lo tô bồi công đức, hoằng dương chánh pháp.

    Năm 1953, Ngài được thỉnh cử vào chức vụ Phó Trị Sự và Trưởng ban Nghi lễ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, đồng thời lãnh nhiệm vụ trú trì chùa Phước Hòa ở Bàn Cờ, là nơi đặt trụ sở đầu tiên của Hội Phật Học Nam Việt.

    Năm 1958, khi trụ sở của Hội dời về chùa Xá Lợi, Ngài nhận thấy tuổi già sức yếu, và với bản nguyện “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, Ngài xin thôi mọi chức vụ để có đủ thì giờ an tâm tu niệm. Tuy nhiên, vốn có tâm từ bi, Ngài vẫn để cho gót chân vân du hành đạo ghi dấu nhiều nơi, khi thì chùa Quan Thế Âm ở Gia Định, lúc lại tới chùa Long Phước, xã Ninh Quang, tỉnh Khánh Hòa, dùng mọi phương tiện thích ứng hướng dẫn hậu sinh mê mờ quay về chánh đạo.

    Trong phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam vào năm 1963 đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, tuy tuổi đã già, Ngài vẫn tích cực tham gia. Chính sách kỳ thị tôn giáo và đàn áp Phật tử của Ngô Đình Diệm ngày một nặng nề và khốc liệt. Máu Phật tử đã đổ ở Đài Phát Thanh Huế. Chùa chiền bị phong tỏa, Phật tử bị bắt bớ khắp nơi. Để thức tỉnh ông Ngô Đình Diệm và tập đoàn của ông đang đắm chìm trong vô minh sớm thỏa mãn 5 nguyện vọng của Phật giáo đồ, đồng thời để cho thế giới nhận thấy cuộc đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng của Phật tử Việt Nam là chính đáng, ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão, tức ngày 11-6-1963 Ngài đã thực hiện tâm nguyện là thiêu đốt nhục thân để cúng dường và bảo vệ Đạo pháp.

    Từ một cuộc diễn hành của trên 800 vị Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni và Phật tử từ chùa Phật Bửu đến chùa Xá Lợi, khi đoàn diễn hành tiến đến ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và CMT8), Ngài từ trên xe hơi bước xuống, tự tẩm xăng thấm ướt mấy lớp cà sa, ngồi kiết già xuống mặt đường, tự châm lửa giữa hằng mấy trăm Tăng Ni đang vây quanh chấp tay cầu nguyện. Ngọn lửa bốc cao, phủ kín thân mình, Ngài vẫn an nhiên chấp tay tĩnh tọa.

    Gần 15 phút sau, lửa tàn và Ngài ngã xuống, tay vẫn còn quyết ấn tam muội.

    Nhục thân của Ngài được đưa vào lò điện thiêu đến 4.000 độ - xương thịt cháy tiêu hết. Duy chỉ có trái tim của Ngài vẫn còn nguyên, được thiêu lần thứ hai vẫn không cháy.

    Cái chết phi phàm của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã làm chấn động dư luận khắp hoàn cầu. Báo chí thế giới đăng tin lên trang đầu cùng hình ảnh tự thiêu của Ngài. Việc Ngài tự thiêu, được đồng bào cả nước biết ngay chiều hôm đó, và đã gây xúc động sâu xa trong mọi tầng lớp, không phân biệt tôn giáo. Sự hy sinh vì đạo của Ngài đã làm cho Ngô Đình Diệm vô cùng hoảng hốt và lo sợ, tìm mọi cách đối phó với Phật giáo bằng những thủ đoạn thâm độc hơn, đồng thời nó cũng đẩy mạnh phong trào đấu tranh của Phật giáo cuồn cuộn như sóng thần để đi đến kết thúc là ngày 01-11-1963 chế độ độc tài, gia đình trị của họ Ngô sụp đổ, Phật giáo Việt Nam thoát qua một pháp nạn.

    Trước khi tự thiêu, Ngài có để lại một bức thư gọi là “Lời nguyện tâm huyết”, nói rõ chủ định và nguyện vọng của Ngài. Điều đáng ghi nhớ là toàn văn bức thư này đã không chứa đựng một mảy may hận thù và tuyệt vọng nào, mà trái lại còn toát lên tình thương và hy vọng:

    “Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm, Phú Nhuận, Gia Định.

    Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa, tôi là một tu sĩ mệnh danh là Trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.

    Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại đức, Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành ý nguyện sau đây:

    1/ Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt nam ghi trong bản tuyên ngôn.

    2/ Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.

    3/ Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ ác gian.

    4/ Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc...

    Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với Quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở.

    Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí để bảo toàn Phật pháp”.

    NAM MÔ ĐẤU CHIẾN THẮNG PHẬT.
    Tỳ Kheo Thích Quảng Đức Kính bạch.

    Ngoài ra, Ngài còn để lại năm bài kệ, dặn dò bổn đạo và đệ tử sống theo Bát chánh đạo và Lục hòa, đoàn kết và giữ vững niềm tin trong đạo pháp.

    Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, Ngài đã khai sơn và đại trùng tu được 17 ngôi chùa. Cảnh chùa cuối cùng Ngài trú trì là chùa Quan Thế Âm, tại Gia Định, Sài Gòn.

    Để ghi nhớ công hạnh của Ngài, sau khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Hội đồng Lưỡng viện Tăng Thống và Hóa Đạo trong một phiên họp trước ngày Phật Đản năm 1964, đã đồng thanh quyết nghị suy tôn Ngài pháp vị BỒ TÁT. Sau ngày đất nước thống nhất. Nhà nước dùng pháp hiệu của Ngài đặt tên cho đường Nguyễn Huệ cũ chạy qua trước chùa Quan Thế Âm là đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận.

    Quả tim Bồ Tát Quảng Đức là một chứng minh cụ thể cho tấm lòng của muôn người con Phật luôn yêu chuộng hòa bình tự do và bình đẳng nhưng cũng bất khuất trước nạn cường quyền và áp bức. Trái tim ấy trở thành biểu tượng tinh thần của Phật giáo Việt Nam và là trái tim của nhân loại đã và đang đấu tranh mãi cho tự do hòa bình, hạnh phúc nhân sinh.
    --- Gộp bài viết, 27/08/2015, Bài cũ: 27/08/2015 ---


    Nay & mai các bạn nghe Kinh Vu lan này để cầu xin cho cha mẹ còn sống thì được khỏe mạnh tinh tấn,
    nếu quá vãng thì được siêu sinh cõi lành tu theo chính Pháp nhé !

    --- Gộp bài viết, 27/08/2015 ---
    Vu Lan báo hiếu: 7 bài hát về ngày của mẹ
    quocdai307, DungTri86, Binh Yen1 người khác thích bài này.
  6. 24hphep

    24hphep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/02/2015
    Đã được thích:
    811
    Đọc mà rơi nước mắt luôn bác à. Câu truyện that ý nghĩa vào dịp tháng 7. Cảm ơn bác, em chúc bác và gia đình that nhiều sức khỏe và bình an ạ.
    quocdai307, DungTri86suutapdoco thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 29/08/2015, Bài cũ: 29/08/2015 ---
    Hay quá !!!
    Tâm Niệm Phật Sở Nguyện Sở Cầu Như Ý - Thích Trí Huệ

    quocdai307DungTri86 thích bài này.
  8. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Nhân mùa Vu Lan, em kính chúc chị @suutapdoco , @Tulacoiphuc pt ... và các bạn ghé thăm topic lời chúc sức khoẻ, gia đình hạnh phúc, con cháu hiếu thảo, các bậc trưởng thượng mạnh khoẻ, an lạc , minh mẫn trong tuổi già... @};-



    Tâm Sự Mùa Vu Lan - Thầy Thích Giác Hạnh
    quocdai307suutapdoco thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    1 SỐ HÌNH ẢNH ĐẸP ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA HOẰNG PHÁP 28/08/2015
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 29/08/2015, Bài cũ: 29/08/2015 ---

    Pháp âm: 16 Giấc mơ lạ -GS Thích Chân Tính


    Một hôm, đức vua mơ thấy 16 giấc mộng kỳ lạ, vua lo lắng và đem những giấc mộng này thưa hỏi các vị Bà-la-môn, tất cả đều cho rằng đó là điềm gở, vua phải lập đàn cúng tế bằng sinh mạng của các con vật. Khi công việc đang chuẩn bị tiến hành thì hoàng hậu Mạt-lợi đề nghị vua đến thưa hỏi Phật. Vua đến gặp Phật và xin Phật giải thích 16 giấc mộng, đó là:

    1. Có bốn con bò đực, sắc đen huyền từ bốn phương chạy vào sân chầu có vẻ muốn đánh nhau, dân chúng kéo nhau đến xem, nhưng chúng chỉ làm ầm ĩ một lúc rồi bỏ đi.

    2. Bụi cây từ dưới đất trồi lên, khi chỉ cao chừng vài tấc thì chúng đơm hoa kết trái.

    3. Bò cái bú sữa con mà chúng vừa sinh ra trong một ngày.

    4. Người ta mở dây buộc đàn bò lực lưỡng ra, rồi đem buộc vào đàn bò con bắt chúng kéo xe.

    5. Một con ngựa có cái mồm cả hai bên và chúng ăn hai mồm cùng một lúc.

    6. Đem cái bát vàng giá trăm ngàn đồng tiền vàng cho chó già tiểu tiện.

    7. Có một người đan dây thừng, đan được bao nhiêu thì con chó cái rừng nằm dưới chân nuốt hết bấy nhiêu.

    8. Có một bình nước lớn tại hoàng môn, dân chúng các nơi liên tục mang nước đến đổ vào làm nước tràn hết ra bên ngoài, trong khi các bình xung quanh trống trơn nhưng không ai để mắt tới.

    9. Có cái hồ sâu, nước chính giữa hồ đục ngầu trong khi nước lại trong trẻo ở phía bờ.

    10. Cơm sôi trong nồi không được trộn cho đều, phần thì nhão nhẹt, phần thì sống sượng, phần thì chín ngon lành.

    11. Người ta đem bơ tươi đổi lấy gỗ chiên đàn.

    12. Dây bí, bầu rỗng ruột lại chìm xuống nước.

    13. Tảng đá lớn bằng ngôi nhà lại nổi bồng bềnh như thuyền bè trên mặt nước.

    14. Những con nhái bén lại săn bắt những con rắn khổng lồ để ăn.

    15. Một con quạ lại được một đoàn tùy tùng gồm toàn những con chim quý hộ tống.

    16. Sơn dương săn bắt hổ báu và xé xác chúng.

    Nghe Phật giảng từng giấc mơ một qua bài giảng !
    http://www.chuahoangphap.com.vn/play-video-16-giac-mo-la/
    Last edited: 29/08/2015
    quocdai307DungTri86 thích bài này.
  10. chicchoac

    chicchoac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Đã được thích:
    1.869
    Có bác nào ở đây biết con người trải qua các cấp bậc gì rồi mới đến la hán, rồi đến gì mới đến bồ tát
    Và cấp bậc gì mới đến phật. Sau cấp Phật là gì nữa.
    Lễ điểm đạo ra sao, điều kiện như thế nào thì đc điểm đạo đối với từng cấp bậc ra sao?
    quocdai307 thích bài này.

Chia sẻ trang này