Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

7895 người đang online, trong đó có 1056 thành viên. 10:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158439 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    quocdai307, 24hphepBinh Yen thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN

    [​IMG]

    1. Nhân quá khứ; gồm VÔ MINH và HÀNH
    Gọi là nhân khổ
    VÔ MINH là không thấy các pháp đúng như thật, không nhận chân được thực tướng của các pháp là vô thường, duyên sinh và vô ngã. Hay lầm nhận thân tứ đại và những tâm phân biệt lăng xăng làm thân tướng và tâm tướng của mình, mà quên mình đang sẵn đủ tự tánh bất sanh bất diệt. Đây là căn bản vô minh.
    Do vô minh khuấy động, trong tâm phát khởi nguồn buồn thương giận ghét...từ sanh tâm khởi ý thiện hoặc ác, đưa đến miệng và thân theo đó tạo nghiệp. Đây là HÀNH động cơ chính để tái sinh.
    Vì vô minh nên có hành động tạo tác, vì có hoặc nên mới có nghiệp, mới trở lại lục đạo luân hồi. Chúng sinh bị nghiệp lực lôi dẫn để thọ sanh.
    2. Quả hiện tại; gồm THỨC, DANH SẮC, LỤC NHẬP. Xúc và thọ, gọi là quả khổ.
    Đối với thức chúng ta cần hiểu theo hai nghĩa; Thứ nhất, đó là thần thức hay hương ấm. Khi thân trước mất đi, thần thức theo nghiệp dẫn để thọ thân sau. Nếu nghiệp không có thì thức cũng diệt. Nên nói hành duyên thức. Nghĩa thứ hai, hiểu theo duy thức học, là ý thức và tàng thức. Vì chúng sinh vô minh, quên tánh giác, tạo nghiệp thiện ác mới phát sinh thức. Nếu giác ngộ, thì tự tánh thanh tịnh bản lai của mình thì thức không phải bị diệt, mà ngay đó chuyển thành Trí.
    Thức làm duyên cho Danh Sắc hình thành. Danh là tinh thần, sắc là thể chất. Trong bào thai danh sắc tạo nên nhờ sự phối hợp của tinh cha huyết mẹ và thần thức gá vào. Danh Sắc cũng có nghĩa là phần tinh thần và vật chất của một cơ thể khi còn trong bảo thai.
    LỤC NHẬP là lục căn duyên với lục trần. Khi ra đời sáu căn tiếp xúc với sáu trần, phát sinh sáu thức. Các căn càng trưởng thành càng dính mắc với trần cảnh, tác động qua lại tạo nên XÚC. Xúc là sáu căn tiếp xúc với sáu trần.
    Khi có tiếp xúc giao thoa giữa căn và trần, cảm thọ phát sinh, nên xúc duyên thọ. Thọ gồm ba loại; khổ, lạc và trung tính. Cần phân biệt cảm thọ vui (lạc thọ) của phàm phu với các bậc giác ngộ. Lạc thọ hình thành do căn dính mắc theo trần. Khi hình thành rồi trở lại chi phối thân và tâm.
    3. Nhân hiện tại gồm; ÁI, THỦ và HỮU
    Ái là ưa thích, đam mê. Phàm phu chúng ta có rất nhiều đam mê khát ái, nhưng quan trọng nhất là Ái Ngã. Do yêu mình nên tim mọi phương tiện phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của chính bản thân, ngay cả tình cảm thương yêu đối với người khác, ngẫm lại cũng chỉ vì mình mà thương. Cũng chính vì ái ngã, nên khi mất thân này liền tìm thân khác, tiếp tục vòng quay sinh tử.
    Cũng do ái ngã nên những gì bên ngoài làm vừa ý mình, mình lại muốn chiếm hữu. Đây là THỦ, giữ lấy cho riêng mình là hành động tạo tác nên thuộc nghiệp. Khi chiếm giữ được, liền phát khởi ý có sở đắc (HỮU), hữu là điều kiện để tái sinh vào ba cõi.
    4. Quả vị lai: Gồm sanh và lão tử.
    Có nhân hiện tại tức có điều kiện tái sinh ở vị lai. Một hữu tình lại chào đời (SANH). Trong hữu tình này cũng có yếu tố vô minh, Thức...Ái, Thủ, Hữu. Quy luật tất yếu của cuộc sống là có sinh trưởng thì phải có hoại diệt. Nên SANH duyên LÃO TỬ.
    Như vậy, 12 nhân duyên đã giải thích tường tận guồng máy sinh diệt của loài hữu tình. Duyên hợp lại sinh, duyên tan là diệt. Đi theo chiều thuận, nhân quá khứ sanh quả hiện tại và nhân hiện tại sanh quả vị lai.
    24hphepquocdai307 thích bài này.
  3. chicchoac

    chicchoac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Đã được thích:
    1.869
    Mọi tư tưởng của con người khi được khai triển ra đều chuyển vào nội giới, và trở thành một thực thể hoạt động bằng cách liên kết (ta có thể gọi là hỗn hợp) với một tinh linh ngũ hành – nghĩa là với một trong các lực bán thông tuệ thuộc các giới trong thiên nhiên. Nó sống còn với vai trò là một sinh linh thông tuệ hoạt động – một tạo vật do trí người sinh ra – trong một thời gian lâu hoặc mau tỉ lệ với cường độ nguyên thủy của tác động trí não đã sản sinh ra nó. Vậy là một tư tưởng tốt trường tồn dưới dạng một quyền năng hoạt động ban phúc, còn một tư tưởng xấu trường tồn dưới dạng một con quỉ giáng họa. Và thế là con người không ngừng làm cho dòng tâm linh của mình trong không gian chứa đầy thế giới của riêng mình, ngổn ngang đám con cháu của những hoang tưởng, ham muốn xung động và đam mê của mình, dòng tâm linh này phản tác động lên bất kỳ nhà thông linh nào hoặc tổ chức thần kinh nào đến tiếp xúc với nó, tỉ lệ với cường độ năng động của nó. Phật tử gọi nó là “Uẩn” (Skandha), còn tín đồ Ấn giáo gọi nó là “Nhân quả” (Karma). Bậc cao đồ triển khai những hình tướng này một cách hữu thức; còn những người khác phóng chúng ra một cách vô ý thức[1].
    Từ trước đến nay chưa có một phác họa sinh động nào về bản chất của Nhân quả đã từng đưa ra hay hơn những dòng chữ nêu trên vốn được rút ra từ một trong những bức thư đầu tiên của Chơn sư K. H. Nếu ta hiểu rõ được những thứ này với mọi hàm ý của chúng thì những bối rối xung quanh đề tài này phần lớn sẽ biến mất và ta sẽ lĩnh hội được nguyên tắc chính yếu là nền tảng của tác động Nhân quả. Vì vậy ta phải coi chúng là biểu thị đường lối nghiên cứu hay ho nhất và ta sẽ bắt đầu bằng cách xét tới quyền năng sáng tạo của con người. Trước hết ta chỉ cần quan niệm rõ ràng về tính bất di bất dịch của định luật cùng với các cõi lớn trong Thiên nhiên.

    Trích trong:
    NHÂN QUẢ
    (KARMA)
    Tác giả Annie Besant
    24hphep, quocdai307suutapdoco thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    7 TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CON PHẬT....!
    [​IMG]

    - Này các Tỷ-kheo, có bảy tài sản này. Thế nào là bảy?

    -- Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài.

    _ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín tài?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín tài.

    _ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới tài?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới tài.

    _ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tàm tài?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có xấu hổ, xấu hổ đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, xấu hổ vì đã thành tựu các pháp ác, bất thiện. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tàm tài.

    _ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là quý tài?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có lòng sợ hãi, sợ hãi đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ sợ hãi vì thành tựu các pháp ác, bất thiện. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là quý tài.

    _ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là văn tài?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe, những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa văn đầy đủ, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh; những pháp ấy, vị ấy nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ tụng đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là văn tài.

    _ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thí tài?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử với tâm từ bỏ cấu uế của xan tham, sống tại gia phóng xả, với bàn tay rộng mở, ưa thích xả bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích san sẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thí tài.

    _ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ tài?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có trí tuệ, có trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập (quyết trạch) đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ tài.

    Này các Tỷ-kheo, đây gọi là bảy tài sản.

    Tín tài và giới tài,
    Tàm tài và quý tài,
    Văn tài và thí tài,
    Và tuệ, tài thứ bảy;
    Ai có những tài này,
    Nữ nhân hay nam nhân,
    Ðược gọi không nghèo khổ,
    Mạng sống không trống rỗng,
    Do vậy tín và giới,
    Tịnh tín và thấy pháp,
    Bậc trí chuyên chú tâm,
    Ức niệm lời Phật dạy.

    ________________________ Tăng Chi Bộ - Chương Bảy Pháp - Phẩm Tài Sản - Kinh Các Tài Sản Rộng Thuyết.
    Binh Yen, 24hphepquocdai307 thích bài này.
  5. 24hphep

    24hphep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/02/2015
    Đã được thích:
    811
    %%-%%-%%-%%-
    Em xin phép bác cho em copy bài nguyện này để cầu nguyện nhé bác, bài này mình cầu nguyện lúc nào vậy bác? ( em hỏi có phần ngu ngơ mong bác thông cảm, từ trước đến giờ em chỉ cầu nguyện theo tâm của mình, nghĩ sao cầu vậy chứ kg biết rành qui định nhà phật, nay em xem bài của bác em se học theo ạ). Trong bai này có những điều em đã làm đc và những điều em sẽ làm, riêng có đoạn này mong bác chỉ them cho em với
    "Cho con biết im lặng
    Không nói lỗi của người
    Chỉ lặng lẽ dùng tâm
    Cầu cho người hết lỗi"
    Thường con người khi phạm lỗi sẽ ở tâm trạng u mê, có thể sẽ không tự giác ngộ đc lỗi lầm của mình, em nghĩ ngoài việc dung tâm cầu nguyện cho người ta cũng nên dùng lời để khuyên nhủ và phân tích đúng, sai, thiện, ác để cảm hóa họ, giúp họ thấy đc lỗi của mình mà hoàn thiện bản than ạ.

    Không biết em có hiểu sai ý nghĩa của đoạn trên hay không nhờ bác giải thích them giúp em ạ.
    Chân thành cám ơn bác, Xin chúc bác vui vẻ, bình an, hạnh phúc và thành công ạ!@};-@};-@};-@};-%%-%%-%%-
    Binh Yen, suutapdocoquocdai307 thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Lòng Ganh Tị - ĐĐ. Thích Phuớc Tiến

    [​IMG]
    Binh Yenquocdai307 thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Tks bạn ! Tất cả các bài về Phật Pháp trên tất cả các trang mạng đều ko có bản quyền, chỉ có 1 yêu cầu là ko tự ý thay đổi nội dung thôi bạn, nên bạn cứ thỏa mái nhé .
    Bài này bạn có thể đọc tụng sáng tối ...tại nhà,hay khi đi Chùa ... vào thời gian thích hợp nhất.
    Theo sự hiểu của mình thì Kinh Phật thường có 3 mức tiếp cận :
    * Xem Kinh - Tức là mình ngồi thỏa mái trên bàn học,làm việc ... xem như xem sách để nắm được nội dung và đưa vào thực hành.
    * Đọc Kinh - Là người đọc chưa thuộc Kinh ,có thể đọc như khi xem,cũng có thể ngồi trước ban thờ ở nhà ,hay ở Chùa ... nhưng với trang phục thái độ cung kính tập trung tinh thần vào từng câu chữ trong Kinh, rồi hiểu và đưa vào thực hành.
    * Tụng Kinh - Là người này đã thuộc làu Kinh, ko cần nhìn sách ,Kinh , nắm được nội dung Kinh,dùng giọng tụng truyền cảm Tụng để tạo ra năng lượng giúp cho người nghe cảm nhận tốt hơn thậm trí vì nghe Kinh mà muốn xem, đọc, tu tập ... theo.
    Về đoạn này :
    "Cho con biết im lặng
    Không nói lỗi của người
    Chỉ lặng lẽ dùng tâm
    Cầu cho người hết lỗi"
    Theo mình thì bạn hiểu đúng rồi ,đó là cách làm thông thường nhất, nếu như họ sai vì ko hiểu mình sai , hay là người có lỗi mà mình có thể góp ý ...,
    Nhưng ko nói lỗi ở đây là tác giả ( Thầy Thích Chân Quang )muốn nói là ko nói xấu,chê bai ... lỗi người, khi mình chưa hiểu kỹ, hay là người lỗi mà mình ko thể góp ý, (như bề trên của mình...) thì mình cần phải dùng tâm để nhìn,để nghe,để nói và thực hành nhẫn nhịn, dùng tâm để cầu nguyện ,hồi hướng cho họ để họ tự nhận ra lỗi lầm và thay đổi ...
    Bài này khi mình tụng thì mình cũng tự ý sủa 1 chữ trong đoạn :
    "Nguyện cho con đi mãi
    Ko dừng lại giữa đường..."
    Thành :
    "Nguyện cho con tới đích
    Ko dừng lại giữa đường
    Đến tuyệt đối vô biên
    Tâm đồng tâm Chư Phật "

    Cuối tuần chúc bạn & GĐ an lạc và tinh tấn tu tập để thoát mê về giác nha !
    Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát
    24hphep, Binh Yenquocdai307 thích bài này.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    Đại Thiền Định

    Cách Ngồi Thiền( Tọa thiền )

    Chuẩn bị: Quần áo nới lỏng. Ngồi xếp bằng tự nhiên.
    Động tác: Dùng hai bàn tay nắm lấy bàn chân trái đặt lên đùi phải, gót chân áp sát bụng. Kế tiếp dùng hai bàn tay nắm lấy cổ chân phải và đặt chân phải lên đùi trái, kéo nhẹ gót chân áp sát bụng. Lưng thẳng, buông lỏng phần vai, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay đặt trên hai đầu gối, hai lòng bàn tay ngửa lên trời, đầu ngón tay cái chạm đầu ngón tay trỏ. Hai bàn tay cũng có thể đan xen vào nhau đặt trước bụng dưới, hai đầu ngón tay cái chạm nhau. Giữ yên tư thế và bất động. Tập trung tư tưởng vào bên trong, quan sát hơi thở vào và ra hoặc quan sát sự di chuyển của những dòng năng lượng trong cơ thể cũng như sự đến và đi của những cảm xúc, những tư tưởng đang diễn ra… Thời gian không giới hạn. Nếu chỉ nhằm mục đích thể dục thông thường hoặc để giải tỏa stress thì chỉ cần thực hành khoảng 10 phút mỗi lần.

    Khi Thiền: Bạn chỉ nên cảm nhận hơi thở "ra - vào" từ từ của mình chứ ko nên cố gắng lấy hơi - thở mạnh. Khi thiền bạn ko nên suy nghĩ gì cả (tâm vô định). Lúc đầu tập bạn có thể ngồi 15 - 20'.
    Bạn nên nhớ khi tập thì tâm của bạn phải "trong"

    Cho nên tu hành chú trọng tâm ngộ, chứ không chú trọng thân ngồi. Lục Tổ nói “ngồi lâu trói thân không có ích lợi”.

    Tổ thiền không chỉ cần ngồi ( Tọa thiền ); đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, đi cầu… đều tham thiền, đang làm công việc, đang đá banh, lái xe… đều tham thiền được.

    Với bất cứ kiểu ngồi thiền nào, xương sống cũng phải ở vị thế thẳng đứng.

    Điều quan trọng của thiền là “tâm toạ”, tức là tâm không được đi “dong duổi Ta Bà”. Muốn vậy, phải giảm thiểu từ từ những ý nghĩ miên man trong đầu. Tập trung tư tưởng vào một điểm hoặc một đề mục duy nhất để dần dần đạt đến tình trạng trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ ý niệm nào. Nên tập thiền đều đặn hàng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần. Lúc đầu, ngồi khoảng 15 phút, dần dần tăng lên. Thỉnh thoảng sẽ có những lúc tâm phân tán. Điều này bình thường, chỉ cần khi nhớ ra hãy tập trung trở lại.

    Xem thêm !
    http://langmai.org/thien-duong
    Last edited: 05/09/2015
    Binh Yenquocdai307 thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    http://langmai.org/thien-duong/Bai-tap-can-ban
    Được ngồi yên là một đặc ân

    [​IMG]
    Khi Tổng thống Nelson Mandela đến thăm nước Pháp lần đầu sau thời gian bị giam cầm, một nhà báo đã hỏi: “Ngài mong muốn điều gì nhất?” Thủ tướng Nelson Mandela trả lời: “Được ngồi yên và không phải làm gì cả. Từ khi ra khỏi tù, tôi không có được cái may mắn đó. Tôi quá bận, cho nên điều mà tôi mong muốn nhất là ngồi yên và không làm gì cả.” Có cơ hội được ngồi yên và thưởng thức hơi thở vào ra là điều rất tuyệt vời. Thở vào, thở ra, không có gì khó khăn. Mời bạn ngồi cho Nelson Mandela, ngồi cho tất cả những ai đang rong ruổi, cho tất cả những ai không có thì giờ trở về với chính mình để thực sự sống. Trong thời đại này, được ngồi yên là một sự xa xỉ mà cũng là điều hết sức cần thiết cho việc chữa trị và nuôi dưỡng thân tâm.

    Chọn một tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, ngồi trên tọa cụ hay trên ghế. Nếu ngồi trên ghế thì đặt cả hai lòng bàn chân xuống sàn nhà. Lưng thẳng, nhưng không cứng. Buông thư hoàn toàn, ngồi thật tự nhiên trên ghế hoặc tọa cụ, bụng mềm, miệng mỉm cười. Chú tâm hoàn toàn vào hơi thở vào, ra. Khoảng một vài phút, tâm bắt đầu bị xao lãng, khi ấy ta mỉm cười và nhẹ nhàng đưa chánh niệm trở về hơi thở. Nếu có quá nhiều suy nghĩ khởi lên trong khi ngồi thiền, bạn đừng lo lắng, bực bội, chỉ cần mỉm cười, dịu dàng kéo ý thức trở về hơi thở mỗi khi bị xao lãng. Trong một buổi ngồi thiền sẽ có nhiều lần bạn bị thất niệm, nhưng thực tập tinh tấn một thời gian số lần đó sẽ giảm đi.

    Ngồi thiền trước hết là để không phải làm gì hết và để được buông thư. Khi nắm vững nghệ thuật theo dõi hơi thở và mỉm cười thì càng ngồi thiền càng thấy thích thú. Rồi, nhờ năng lượng của niệm và định, ta sẽ bắt đầu quán chiếu sâu sắc vào thân thể, tâm thức và hoàn cảnh. Khi thấy mọi sự, mọi việc một cách rõ ràng, ta có thể tránh được rất nhiều lầm lỗi. Ta sẽ có cơ hội làm những việc nên làm, để đem lại an lạc, hạnh phúc cho ta và những người ta thương. Đó là lợi ích của ngồi thiền.



    Ngồi Đâu Cũng Là Ngồi Thiền

    Khi muốn dừng lại để trở về với chính mình, bạn không cần phải chạy nhanh về nhà, vào thiền phòng, hay đến một trung tâm thiền thì mới thực tập hơi thở chánh niệm được. Ở đâu bạn cũng tập thở được, khi ngồi tại văn phòng hay trong xe hơi. Ngay cả khi đi mua sắm tại một siêu thị đông người hay đứng chờ hàng dài trước nhà băng, nếu bạn cảm thấy bực dọc hay mệt mỏi, bạn có thể tập thở và mỉm cười để đừng đánh mất mình và giữ gìn sự thăng bằng cho thân tâm.

    Giữa bao phiền toái của cuộc đời, để đủ khả năng đối diện chúng, ta cần trở về với chính mình, và hơi thở chánh niệm giúp ta làm việc đó. Ở đâu, trong tư thế nào, đi, đứng, nằm, ngồi, ta cũng tập thở được. Dù sao, tư thế ngồi vẩn là tư thế vững chải nhất. Một hôm, tôi đang ngồi chờ máy bay tại phi trường Kenedy, thành phố New - York. Máy bay trể bốn tiếng đồng hồ. Tôi liền xếp hai chân lại và ngồi thiền ngay trong phòng đợi. Tôi cuộn tròn áo ấm lại để làm gối ngồi thiền. Mọi người đi qua đi lại nhìn tôi có vẻ tò mò, nhưng sau một lúc, họ không để ý đế tôi nữa và tôi ngồi thiền một cách yên ổn. Phi trường đầy nghẹt cả người, không có một chổ nào để đặt lưng, chỉ còn cách ngồi cho an ổn thảnh thơi ngay tại chổ của mình. Dĩ nhiên không ai muốn ngồi thiền giữa chốn đông người, kẻ qua người lại chú ý tới, nhưng dù ở đâu và trong tư thế nào, mình biết theo dõi hơi thở thì mình sẽ phục hồi được con người của mình một cách nhanh chóng.



    Thiền tọa

    Cách ngồi thiền vững chãi nhất là ngồi xếp bằng hai chân trên một cái gối dày vừa đủ để giữ vững toàn thân. Tốt nhất là ngồi trong tư thế kiết già hay bán già, chân phải đặt trên bắp vế trái và chân trái trên bắp vế phải.
    Nếu ngồi kiết già quá khó thì có thể ngồi xếp hai chân lại cũng được, hoặc muốn ngồi như thế nào cũng được miễn là cảm thấy thoải mái. Bạn cũng có thể ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt trên sàn nhà và hai tay xếp trên lòng. Bạn cũng có thể nằm dài trên sàn nhà, lưng chạm đất, hai chân duổi thẳng cách nhau vài tấc, hai tay duổi thẳng hai bên thân, lòng bàn tay ngửa lên trời.

    Nếu chân bạn bị tê trong khi ngồi, bạn có thể tự động sửa lại thế ngồi cho thoải mái hoặc đổi chân dưới lên trên. Bạn vừa làm một cách nhẹ nhàng chậm rãi, vừa theo dõi hơi thở và từng cử động của thân thể thì tâm bạn vẩn an trú trong định. Nếu chân vẫn không hết đau làm bạn chịu hết nổi thì bạn có thể đứng dậy, đi thiền hành từng bước chậm rãi, đến lúc bạn thấy có thể ngồi lại được thì bạn ngồi xuống.

    Tại một vài thiền viện, thiền sinh không được nhúc nhích động đậy trong khi ngồi thiền. Dù chân bị tê nhức thế nào họ cũng phải cố gắng chịu đựng. Tôi thấy điều này hơi quá đáng. Chúng ta ngồi thiền là để có an lạc và hạnh phúc, nếu một phần nào của thân thể bị đau nhức tức là thân thể muốn báo động ta điều gì, ta phải biết lắng nghe, ta không nên bắt nó chịu đựng quá sức, vì làm thế có thể nó bị tổn thương. khi chân bị tê trong khi ngồi, ta có thể thay đổi chân hoặc đứng dậy đi thiền hành, điều này không đến nổi gây trở ngại cho ta mà lại giúp ta rất nhiều.

    Đôi khi chúng ta ngồi thiền là để chạy trốn cuộc đời và chạy trốn chính mình ta, giống như con thỏ chạy về cái hang của nó. Làm như vậy, chúng ta có thể tạm yên ổn trong một thời gian ngắn, nhưng khi ló đầu ra khỏi hang, chúng ta vẫn phải đối diện với những vấn đề thường nhật của chúng ta như thường. Giống như khi chúng ta tu hành xác, chúng ta mệt nhoài và có ảo tưởng là chúng ta chẳng còn vấn đề gì nữa hết. Nhưng khi cơ thể được phục hồi và sinh khí trở lại thì những vấn đề kia cũng trở về theo.

    Chúng ta không cần tu rục, chúng ta cần tu cho thảnh thơi, đều đặn, và tinh tấn, mỗi ngày đều quán chiếu nhìn sâu vào lòng mọi sự mọi việc đang xảy ra. Thực tập như thế chúng ta mới có thể tiếp xúc được sâu sắc với cuộc sống muôn hình vạn trạng và biến đổi vô thường.
    Binh Yenquocdai307 thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Dù Rằm tháng 7 đã qua đi, nhưng tâm báo hiếu ta nên duy trì cả năm...
    [​IMG]

    Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là ngày xá tội vong nhân, dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Nhưng đây cũng còn là ngày báo hiếu mà giới tăng ni Phật tử gọi là ngày lễ Vu Lan.

    Vậy lễ này và lễ cúng cô hồn có phải là một hay không ? Và đâu là xuất xứ của hai tiếng ” Vu Lan ” ?

    Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.

    Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống các cõi khổ mà tìm thì thấy mẹ đã đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì. Thân hình tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ.

    Mẹ Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống. Quá thương cảm xót xa, Mục Liên vận dụng phép thần thông, tức tốc đến chỗ mẹ. Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn.

    Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.

    Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông mới phải sanh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Một mình Mục Liên thì vô phương cứu được mẹ dù ông có thần thông đến đâu và dù lòng hiếu thảo của ông có thấu đến đất trời, động đến thần thánh.

    Phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi cho mới được. Bởi vậy, Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị đã chứng được bốn quả thánh hoặc đã đạt được sáu phép thần thông.

    Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món để dâng cúng các vị ấy, nào là thức thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay cùng các món nhật dụng khác.

    Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát.
    Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy.

    Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.

    Ngày rằm tháng 7 do đó được gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này có phải cũng là lễ cúng cô hồn hay không ? Không ! Ðây là hai lễ cúng khác nhau được cử hành trong cùng một ngày.

    Sự tích lễ cúng cô hồn đại khái như sau : Cứ theo “Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh” mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên).

    Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó.

    A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói : ” Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên “. A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật.

    Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.

    Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.

    Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn.

    Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn đã trình bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là ” thả quỷ miệng lửa “, về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành ” tha tội cho tất cả những người chết “. Vì vậy, ngày nay mới có câu : ” Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân “.

    Vậy lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng khác nhau. Một đằng thì liên quan đến chuyện ông Mục Liên, một đằng lại liên quan đến chuyện ông A Nan.

    Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng.
    Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phước. Sự khác nhau giữa hai bên là hiển nhiên, nhưng nhiều người vẫn cứ lẫn lộn.

    Ý nghĩa của 1 ngày Rằm tháng 7 âm lịch là như vậy. Và ngày nay mọi người vẫn không hiểu rõ cội nguồn và cứ mê tín cho rằng cả tháng 7 âm lịch là tháng “Cô hồn”, nên làm việc gì cũng sợ, nên tất tần tật đều kiêng kỵ như: Sinh con, làm nhà, kết hôn, mua xe và mọi thứ khác v.v…Để rồi đánh mất nhiều cơ hội đáng tiếc trong cuộc sống. Bởi vì trong thực tế của tháng 7 âm lịch, rất nhiều người đã thực hiện những việc đại sự, mà vẫn được hanh thông, may mắn và hạnh phúc, đã không bỏ lỡ cơ hội may mắn, nhờ họ đã không quá mê tín.

    “Tiết vu lan bâng khuâng nhớ cha công dưỡng dục Mùa báo hiếu bùi ngùi thương mẹ đức cù lao” Nếu ai may mắn còn mẹ, còn cha hãy vui lên và cài lên ngực áo cha mẹ một bông hồng. Nụ hồng thơm tươi nhắc nhở ta phải nhớ về nguồn cội bởi nó như dòng máu cha mẹ đang chảy trong tim ta.

    Xin hãy giữ mãi đoá hồng đừng để nhạt phai, đừng bao giờ dù chỉ một lần làm buồn lòng cha mẹ. Còn nếu ai bất hạnh đã mất mẹ, mất cha, xin lặng lẽ cài lên ngực áo mình đoá hoa hồng trinh trắng và hướng nguyện về người bằng tất cả tấm lòng thành kính…
    st
    Binh Yenquocdai307 thích bài này.

Chia sẻ trang này