Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

4340 người đang online, trong đó có 313 thành viên. 17:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158784 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhận lỗi và biết sửa lỗi là người mạnh mẽ

    Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy:
    “Toàn bị người chê cả,
    hay toàn được người khen cả;
    là điều quá khứ chưa từng có,
    hiện tại tìm không ra,
    và vị lai cũng không dễ gì thấy được!”

    (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).

    Đây là một thực trạng đúng cho mọi người, mọi nơi, mọi lúc; bởi đã sinh ra làm người sống nơi cõi Ta-bà này, không ai đã được hoàn thiện sẵn cả! Theo thời gian, nhờ sự trui rèn qua kinh nghiệm, nhờ kiên nhẫn học tập, mỗi người sẽ hoàn thiện dần nhân cách và trí tuệ, để có thể vươn đến chân thiện mỹ; làm cho đời sống của mình và người được an vui, hạnh phúc!

    Tuy vậy, nhiều người vẫn luôn nghĩ rằng, mình là “cái rốn của vũ trụ”, hay nói khác đi, là người “đã hoàn thiện viên mãn, không hề phạm phải sai lầm nhỏ” nào trong bất kỳ mối quan hệ, hay công việc đã làm.

    Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng đã có lần nhận định: “Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn”. Buồn thay, số người chưa chịu nhìn ra lỗi lầm của chính mình trong thực tế là đa số, bởi cái ngã (cái Tôi) của con người đã tiềm ẩn, và rất to lớn, ngay trong họ, từ khi vừa được sinh ra, mà chẳng có trường lớp, cấp học nào chịu “dạy” cho họ về điều đó cả!

    Nhận lỗi là một sự “hiểu biết” rất quan trọng cho chính bản thân (và có ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống chung quanh), mà tất cả cần phải “tự học” mới có thể chuyển hóa, đổi thay; không ai có thể “dạy” thay tốt hơn được! Học nhận lỗi là một môn học cấp thiết, cốt lõi, trong những cách học làm người; bởi nó bao gồm nhiều đức tính như “tàm sỉ/ khiêm tốn/ nhẫn nhục/ cầu tiến/ từ bi…”. Biết nhận lỗi là một đức tính tốt để tự rèn luyện, bởi “Ngu mà tự biết mình ngu là trí; ngu mà xưng rằng trí, đó mới thật là ngu” (PC.63 - Phẩm Balavaggo).

    Nhận lỗi phải được phát xuất từ cái tâm trong sáng, chân thành, đi kèm với niềm tri ân, khi ấy tâm ta mới được chuyển hóa từ u tối lỗi lầm trở nên tươi sáng, an vui! Nếu nhận lỗi vì sự ép buộc từ bên ngoài, hay miễn cưỡng với cái tâm thù hận, đen tối, thì lỗi lầm vẫn còn tồn tại và lại có cơ hội phát triển lớn hơn!

    Có thể nhiều người nghĩ rằng: học nhận lỗi là một “chuyện nhỏ” (hay quá dễ dàng, không cần thiết), so với những môn học khác để đạt được danh vọng và tiền bạc; nhưng họ đâu biết được rằng “Lầm lỗi khi trẻ, trả giá khi già” (Ngạn ngữ).

    Tôi rất tâm đắc với lời chia sẻ của Douglas Burton: “Nhận lỗi và rút kinh nghiệm sau mỗi lầm lỗi: Người nào thành công cũng theo cách đó”. Ngược lại, nếu bảo thủ và kiêu mạn, cố chấp… không biết nhận lỗi là không biết sai trái/ tốt xấu - tiếp tục tạo thêm những lỗi lầm mới, và suốt cuộc đời, những lỗi lầm ngày càng to lớn, nguy hiểm hơn, cho đến khi phải trả giá!

    Trong những mối quan hệ và sinh hoạt hàng ngày,
    “Nếu gặp được người hiền trí chỉ bày lỗi lầm và khiển trách mình những chỗ bất toàn, hãy nên kết thân cùng họ, xem như bậc trí thức chỉ cho kho tàng bảo vật. Kết thân với người trí, lành mà không dữ” (PC.76 - Phẩm Panditavaggo).

    Nếu vì tự mãn (và tự ái) luôn cho mình là đúng hơn người, tốt hơn người; thì chắc chắn cái “kho tàng bảo vật” kia không bao giờ có thể với đến được, mà sẽ bị cuốn trôi theo dòng thác lũ hiểm nguy và khổ đau, vì “Tìm khắp thế gian này chẳng có nơi nào trốn khỏi ác nghiệp, lỗi lầm đã gây ra” (PC.127 - Phẩm Papavaggo).

    Trong bất kỳ một xã hội nào được gọi là văn minh, tiến bộ, thì mỗi con người - dù ở vào hoàn cảnh và địa vị nào, cũng đều phải biết nhận lỗi (và chân thành sửa lỗi) - đó mới chính là nền văn hóa đích thực của một đất nước, của đời người, cần phải nuôi dưỡng, đắp bồi qua nhiều thế hệ, để cuộc sống ngày càng thêm an vui, hạnh phúc!

    M Viên Long

    GN -
    24hphep, DungTri86, Binh Yen1 người khác thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    24hphep, DungTri86, Binh Yen1 người khác thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    24hphep, DungTri86quocdai307 thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    Niệm Chết

    - Thấy biết rõ về sự chết của chính thân này để chấp nhận, để xả buông, để nỗ lực hoàn thiện mình hơn.

    Quán niệm về sự chết là một pháp tu căn bản trong Thập niệm
    (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng,
    niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên,
    niệm Dừng nghỉ, niệm Hơi thở, niệm Thân, niệm Chết).

    Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết! Thấy biết rõ về sự chết của chính thân này để chấp nhận, để xả buông, để nỗ lực hoàn thiện mình hơn. Không cần đợi đến lúc tim ngừng đập, mũi ngưng thở thì ta mới chết mà thân này đang chết từng giây, mỗi phút.

    “Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

    - Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Tu hành, truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Chết.

    Phật bảo các Tỳ-kheo:

    - Thế nào là tu hành niệm Chết sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?

    Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

    - Căn bản các pháp đều do Như Lai nói. Cúi mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo được nghe Như Lai nói xong, sẽ thọ trì.

    Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

    - Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.

    Các Tỳ-kheo đáp:

    - Xin vâng, Thế Tôn.

    Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo rằng:

    - Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi kiết-già buộc niệm trước mặt, không có tưởng khác, chuyên cần niệm Chết.

    Niệm Chết nghĩa là chết chỗ này, sanh chỗ khác, qua lại các đường, mạng chết chẳng dừng. Các căn tan hoại, như cây hư mục, mạng căn cắt đứt, tông tộc phân ly, không hình không tiếng cũng không tướng mạo. Như thế, này các Tỳ-kheo, gọi là niệm Chết, sẽ được danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường nên tư duy chẳng lìa niệm Chết, sẽ được các công đức lành này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

    Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

    (Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Quảng diễn,VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.61)

    --- Sự chết xảy ra xung quanh ta, mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày. Ai cũng có thể thấy nghe về sự chết, nhất là trong bối cảnh tai nạn giao thông, tai nạn lao động liên tục xảy ra, tử vong do ngộ độc, bệnh tật, chém giết, khủng bố, chiến tranh… xảy ra ngày càng nhiều. Có điều lạ là dường như cái sự đau thương, chết chóc đó chỉ xảy ra cho người, còn ta thì chỉ chấn động một lúc rồi thôi, mọi sự đâu lại vào đấy.

    Với ta, đôi lúc cũng thoáng qua suy nghĩ về cái chết, nhưng hình như là còn xa và lâu lắm mới đến cái ngày đen đủi ấy. Thậm chí có người còn tự huyễn là mình không bao giờ chết, có người thì vẫn chấp nhận cái chết nhưng cố không nghĩ về nó. Nực cười nhất là có thời kỳ người ta còn cho việc nói về cái sự thật hiển nhiên của sanh-già-bệnh-chết là bi quan, yếm thế, tiêu cực.

    Cũng chính vì không nghĩ đến sự chết nên con người ngày càng tham lam, hung ác, thù hận và si mê. Thậm chí, khi thấy mình đến gần với sự già chết thì người ta càng lo thụ hưởng gấp gáp hơn. Không nghĩ đến sự chết là biểu hiện của vô minh, cội nguồn của vô lượng phiền não và khổ đau. Người tu thì ngược lại, “thường nên tư duy chẳng lìa niệm Chết”. Nhờ luôn nhớ nghĩ về sự chết của chính mình nên cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, bao dung và hỷ xả hơn, nhất là “thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn”.

    Quảng Tánh

    ___(())___
    24hphep, Binh Yen, traderdoclap2 người khác thích bài này.
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    DIỆT TRỪ GỐC RỄ SÂN HẬN
    [​IMG]

    Thích Đạt Ma Phổ Giác

    Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn, chịu những điều không vừa ý, trái lòng như bị nói nặng, bị chửi mắng, bị thách thức, bị nhục mạ, mình vẫn bình tĩnh, thản nhiên, xem tất cả như chất liệu của yêu thương, hiểu biết và đón nhận với lòng không phản kháng. Kham nhẫn còn là sức chịu đựng trong mọi hoàn cảnh, như nóng lạnh, đói khát, tham muốn quá đáng hay bị mất mát, đau thương...
    Một hôm, đức Phật đến giáo hóa tại một làng người Bà La Môn. Một gia đình nọ có bà vợ giỏi tướng số cùng cô con gái xinh đẹp. Vì họ muốn tìm người có đủ 32 tướng tốt về làm rể nên khi người cha vô tình gặp Phật, ông mừng quýnh chạy về báo với vợ, rồi cùng bà đến xem cho chính xác. Khi bà thấy Phật, đúng như người bà bỏ công tìm kiếm, nên bà ưng ý, , muốn gả con gái mà không cần điều kiện. Phật nói, ta xưa kia có đầy đủ tất cả cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, thần dân thiên hạ, ta còn bỏ lại sau lưng, sống đời đơn giản rày đây mai đó mà hướng dẫn đạo lý giác ngộ giải thoát cho mọi người. Bà vui lòng hãy tìm nơi khác vì ta đã từ bỏ ngũ dục thế gian rất lâu.
    Bà buồn quá trở về kể lại cho con gái nghe, làm cô gái tự ái, trước vẻ sắc nước hương trời mà có người dám buông lời từ chối. Kể từ đó, cô ôm lòng oán thù và chờ ngày rửa hận. Vì có nhan sắc mặn mà nên sau đó cô được làm hoàng hậu, mẫu nghi một nước. Lần này, Phật đến giáo hóa tại Vương quốc đó, bà biết được nên cho bọn côn đồ, du đãng chặn đường Phật mà chửi mắng thậm tệ.

    Cả bọn du đãng ấy cứ vây quanh chửi mắng, khủng bố ngày qua ngày, nên ngài A Nan mất hết bình tĩnh mà thưa với Phật rằng.
    Kính bạch Thế Tôn, dân ở đây họ không có tâm cung kính, lại thiếu sáng suốt nên ta hãy đến nước khác giáo hóa, vì con bây giờ chịu hết nổi những lời mắng chửi, sỉ nhục kia rồi.
    Phật hỏi: Vậy thì chúng ta đi đâu?
    Dạ thưa, Thế Tôn đi nước nào cũng được, miễn là không có ai vây hãm chửi bới là tốt rồi.
    Phật nói : Giả sử, chúng ta đi tới chỗ khác cũng bị mọi người mắng chửi nữa thì sao ?
    - Nếu vậy chúng ta trở về thành Xá vệ, Ma Kiệt Đà, nơi Thế Tôn đã có nhiều đệ tử thuần thành.
    Phật hỏi: Nếu ông là thầy thuốc giỏi thì có nên đề bảng " ở đây tôi chỉ trị bệnh nhẹ thôi, còn bệnh nặng thì vui lòng đi nơi khác" ?
    A Nan thưa: Dạ đâu có được đức Thế Tôn, thầy thuốc giỏi thì phải trị những bệnh nan y mới cứu được nhiều người ạ.
    Phật nói: Cũng vậy! Dân ở đây thì chưa biết đạo làm người, nên nhiều người bệnh quá nặng mới có những lời lẽ thiếu như văn hóa như vậy. Thôi ta hãy thong thả, từ từ để tìm cách chuyển hóa cho họ.
    Bọn du đãng vẫn tiếp tục chửi hoài, A Nan nói họ chửi hoài thì làm sao đức Thế Tôn giáo hóa họ được.
    Phật bảo: khi nào họ không chịu nghe lời nói của ta nữa, thì ta đi nơi khác cũng không muộn màng gì.
    Tên cầm đầu bọn du đãng nghe phật nói vói ngài A Nan như thế bổng chuyển tâm, hồi ý quỳ xuống nói rằng: Dạ thưa sa môn Cù Đàm, chúng con từ sáng tới giờ vì ngu si, mê muội nên mới có mắt như mù đối trước bậc siêu phàm vượt thánh như Ngài. Xin Ngài mở lòng từ ở đây thương xót chỉ dạy chúng con.
    Và Phật đã ở lại xứ này giáo hóa. Ngài sáng suốt nhận ra đây là cơ hội cuối cùng để chuyển hóa bà hoàng hậu, và cuối cùng bà cũng xin quy y Phật trong nỗi niềm ăn năn, hối hận. Bà đến đảnh lễ và xin theo làm đệ tử của Ngài.

    * Nếu chúng ta muốn gieo tạo công đức trọn vẹn, hạnh phúc, an vui lâu dài thì phải kham nhẫn, kiên chí, bền lòng.
    Bản thân đức Phật cũng từng gặp rất nhiều trở ngại suốt cuộc đời hoằng hóa độ sinh. Người có đủ 32 tướng tốt, cùng 80 vẻ đẹp. Dung mạo hoàn hảo, Kiến thức thâm sâu, ung dung tự tại thoát tục ... khiến nhiều người quy kính, nhưng cũng kéo theo những rắc rối , là nhiều cô gái đem lòng thương yêu, nhớ nhung say mê, đắm đuối Ngài mà không được nên tìm cách hại Ngài.
    Với tất cả lòng hoan hỷ, từ bi và trí tuệ sư kiên nhẫn nơi đức Phật đã làm cho bao trái tim con người được chuyển hóa. Do đó, ta có thể khẳng định đức kiên nhẫn là chất liệu, nuôi lớn lòng từ bi, là điều kiện làm cho tâm ta trở nên dịu mát như nước cam lồ của Bồ Tát Quán Thế Âm. Sự kiên nhẫn được định nghĩa như một hạt giống tốt để con đường dấn thân thêm tinh tấn, còn là thành trì để khiến tất cả phiền não, nghiệp chướng trong đời lần hồi rơi rụng. Tuy nhiên, mỗi hành giả cần phải kiên nhẫn với thái độ bình tĩnh, sáng suốt, bằng từ bi và trí tuệ.
    Lòng kham nhẫn trong các Phật sự hay trong sự dấn thân phải bắt nguồn từ nhận thức sáng suốt, tất cả những điều chướng tai, gai mắt diễn ra xung quanh đều có những nguyên nhân sâu xa của nó, không lẽ nào là vô cớ, ngẫu nhiên.
    Nếu không đủ bình tĩnh, sáng suốt và kham nhẫn chịu đựng, nếu sau lời Ngài A Nan góp ý. Biết rõ nguyên nhân, Đức kham nhẫn, chịu đựng, chấp nhận, nhẫn nhục trước những điều không hài lòng vừa ý thì sự hoằng hóa cho đất nước của cô hoàng hậu đã đứt đoạn giữa đường.
    [​IMG]

    Như vậy, sự kiên trì, nhẫn chịu để làm lợi ích cho người là cơ hội mang lại niềm an vui, hạnh phúc. Vì nội tâm đã hoàn toàn thanh tịnh, trong sáng, nên bợn nhơ không thể nào vẫn đục. Như nước trong ly đã gạn lọc hết chất cáu bẩn, dù cố tình quậy đục mà nước vẫn cứ trong. Phật cũng như thế! Chính nhờ vậy mà hơn 2600 năm qua, chánh pháp Phật đà trường tồn giúp con người thấu triệt chân lý, sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết với tấm lòng vô ngã vị tha.

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

    Xem thêm một số câu chuyện rất kinh điển tại :
    http://www.daophatngaynay.com/vn/duc-phat/nhan-cach/18444-duc-phat-khong-thay-ai-la-ke-thu.html
    Binh Yen, 24hphepquocdai307 thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Trầm tĩnh là sức mạnh
    [​IMG]
    Tích xưa, có lần các vị thần trên thiên giới muốn bầu chọn vị thần có quyền bá chủ cõi trời. Bất kỳ vị nào cũng cho mình là quyền lực nhất, tối cao nhất trong vũ trụ. Họ nhất định cử ra một người trọng tài trong cuộc tranh tài lựa chọn. Vị trọng tài này có khả năng phán đoán và sự ngay chính đặc biệt, và cũng là người cao tuổi hơn hết.

    Trong các vị thần, một vị bước ra nói: Các ngài hãy xem để thấy rõ sức mạnh của tôi đây.

    Tức thì một ánh chớp lạnh xương, liền sau đó là sấm sét nổ vang, làm rung động không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ… Các vị thần đều lo lắng. Lúc bấy giờ không ai còn nghĩ quyền năng mình là bất khả xâm phạm nữa.

    Vị thần bão tố bước ra nói: Sức mạnh của tôi còn ghê gớm hơn, hãy xem dưới kia, cánh đồng mênh mông lặng lẽ…

    Vừa nói dứt lời, bỗng mặt nước biển dâng lên. Ban đầu từ từ, kế đó sóng nổi gió tung, những cơn sóng thần bắt đầu cuồn cuộn… chỉ còn nước mênh mông trắng xóa. Những ngọn núi cao, sóng cũng đánh ụp hết, không còn thấy ngọn. Sóng càng lúc càng cao, gió càng lúc càng lớn, lăm le chìm ngập đến tận cõi trời. Các vị thần đều thất sắc, xin ngưng. Thần Bão Tố vẫy tay: sóng bỗng lặng, gió bỗng yên. Nước biển hạ xuống.

    Các vị thần chưa hết xung động thì một giọng cất lên:

    Sức mạnh không phải ở nơi phô trương sự bạo tàn, vì nó chỉ phá hoại mà không tạo lập. Sức mạnh ở chỗ khuất phục được cái tâm của người khác. Người ta cảm động vì sự dịu dàng chứ không phải vì khủng khiếp sợ hãi mà khuất phục.

    Dứt lời, vị thần Âm Nhạc lấy ống tiêu thổi lên một hơi, nhẹ nhàng êm ái khiến hết thảy các vị thần mê mẩn tâm thần. Tất cả đều bị Âm nhạc lôi cuốn như thôi miên.

    Nhưng, có một vị thần, thái độ huyền bí, dường như thản nhiên bất động. Vị này không vì sấm sét mà lóa mắt; sóng bủa, nước dâng cũng không khiến gương mặt trầm tĩnh của ông thay đổi. Và tiếng nhạc du dương cũng không làm cảm động lòng ông chút nào cả.

    Trọng tài quay lại hỏi: Ngài có phải bị vấn đề gì không?

    – Không, tôi thấy cả và tôi nghe cả.

    – Tại sao ngài không động lòng? Sấm nổ, nước dâng không làm tim ngài chấn động lên sao? Nhạc thần, tiêu thánh không làm tâm hồn ngài xao xuyến sao?

    – Ngài lầm, quả tim tôi cũng đập, tâm hồn tôi cũng nghe tiếng nhạc.

    – Nhưng sao gương mặt ngài không biểu lộ cảm xúc gì?

    – Không. Tôi là Trầm Tĩnh.

    - Tôi là kẻ biết huấn luyện và làm chủ cảm giác của tôi rồi. Còn các ngài, các ngài chỉ làm nô lệ cho nó vì chính các ngài đã không thể chế ngự nó. Có ích gì khi đi lo áp chế những sự vật quanh mình, khi mà một tiếng nhạc tiêu tao cũng đủ làm cho cái tay cầm sấm sét kia phải rụng rời như rũ liệt? Còn nói đến uy lực gì nữa đây?

    Các vị thần cúi mặt làm thinh.

    Vị trọng tài nói tiếp: Quyền bá chủ thuộc về vị thần này, Trầm Tĩnh. Sức mạnh thật nằm ở nơi tâm hồn trầm tĩnh của Ngài. Hơn cả sự điều khiển vạn vật, vị này biết chế ngự tình cảm và dục vọng của mình.

    Bất kỳ một sức mạnh nào, nếu còn bị một thế lực khác làm gục ngã, thì không còn gọi là sức mạnh nữa. Vị thần này không phô trương những thế lực vô ích như thế. Bất kỳ những ám thị, những dẫn dụ nào, cũng không làm nao núng tâm hồn vị này. Trái lại, vị này đã thấy hết và đã khiến hết thảy những dục vọng ấy trở nên nhỏ bé dưới chân mình. Vị ấy xứng đáng là chúa tể.

    __(())__

    T.T.Tuệ
    Binh Yen, 24hphepquocdai307 thích bài này.
  7. 24hphep

    24hphep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/02/2015
    Đã được thích:
    811
    Em cám ơn bác ạ.
    Bác sửa lại vậy rất dễ hiểu và hay nữa, còn giữ nguyên
    "Nguyện cho con đi mãi
    Ko dừng lại giữa đường..."
    nghe có vẻ "vô định" một chút...( bởi vì kiến thức phật pháp của em chưa đầy lá me...hic hic...)
    Em chúc bác buổi tối vui vẻ!@};-%%-
    quocdai307Binh Yen thích bài này.
  8. 24hphep

    24hphep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/02/2015
    Đã được thích:
    811
    Chữ ký của bác rất hay ạ!
    traderdoclapBinh Yen thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    http://giadinh.vnexpress.net/tin-tu...phat-giao-noi-danh-tu-luc-5-tuoi-2756921.html
    'Thần đồng' Phật giáo nổi danh từ lúc 5 tuổi


    Từ bé đã nổi danh khắp nơi nhờ những bài thuyết pháp giảng đạo, cô bé được xem như "thần đồng" Phật giáo Như Ý còn khiến các đạo sĩ ở trời Tây phải vượt ngàn dặm đến đất Việt diện kiến.
    Một giảng sư chuyên nghiên cứu Phật pháp đã phải thốt lên rằng: “Gần 50 năm tu niệm, giảng thuyết không biết bao nhiêu bài ở khắp mọi nơi, nhưng kiến thức tôi học hỏi được về Phật pháp so với bé Như Ý thì vẫn còn cách biệt quá xa. Ngẫm lại, tôi thấy quả đúng là “Trường Giang sóng sau đè sóng trước…”.

    Sau khi clip thuyết giảng của bé Như Ý (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An Giang) được truyền tải rộng rãi không chỉ trong giới đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo mà ở khắp mọi miền đất nước, rất nhiều giảng sư đã liên hệ, bày tỏ ý muốn bồi dưỡng thêm kiến thức Phật pháp cho bé. Trong khi đó, bản thân Như Ý luôn tâm niệm rằng: “Tài năng không quan trọng, cái quan trọng của người hành đạo là tâm đạo, phải thắp sáng cái tâm đạo của mình rồi mới thắp cho những người xung quanh".

    "Em nghĩ, chia sẻ những hiểu biết về đạo pháp đến người khác thì cần chí tâm tu hành ở ngay chính nội hàm ở bên trong con người mình chứ không phải ở sách vở. Sức nhiệm màu cần ở cái tâm chứ không phải cái tài, kẻ tu hành đa phước mới lên…”, cô bé tâm niệm.

    [​IMG]
    Bé Như Ý.
    Nhờ sự am tường tư tưởng nhà Phật và khả năng thuyết giảng trước đám đông khi mới 5 tuổi, tiếng tăm Như Ý còn vang xa tận hải ngoại, thậm chí được giới đạo sĩ Tây phương biết đến. Có lần, một đạo sĩ Việt kiều tên là Kelvin Trần, vì ngưỡng mộ danh tiếng của Như Ý mà bỏ công, gác việc lặn lội bay sang Việt Nam. Mục đích duy nhất của chuyến đi qua nửa vòng trái đất này, không gì khác ngoài hy vọng được thấy “thần đồng” bằng xương, bằng thịt.

    Hồi đó, đáp chuyến bay xuống TP HCM, vị đạo sĩ đã đi thẳng về An Giang tìm nhà bé Như Ý. Ngay lần đầu diện kiến “thần đồng”, ánh mắt nhìn trìu mến và phong thái ung dung, tự tại toát ra từ bé Như Ý đã khiến vị đạo sĩ xúc động quỳ gối. Suốt một tuần nán lại sau đó, được dịp kề cận và nghe “thần đồng” thuyết giảng Phật pháp, vị đạo sĩ càng thêm ngưỡng mộ tài năng và đức hạnh của cô bé. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn giữ mối liên lạc với gia đình và thường hỏi thăm bé Như Ý.

    Nói về khả năng phi phàm của “thần đồng” nhỏ tuổi này, không chỉ có vị đạo sĩ cách nửa vòng trái đất kia ngưỡng mộ, mà là bất kỳ ai cũng sẽ phải thán phục nếu được dự một buổi “đăng đàn” thuyết pháp của bé. Cụ Đào Bá Hai quê tận Vĩnh Long, năm nay đã 76 tuổi, sức khỏe yếu, việc đi lại chẳng dễ dàng gì. Vậy mà từ khi biết Như Ý, cứ vài tháng, ông cụ lại lặn lội ngồi xe máy cùng bạn đồng đạo là ông Nguyễn Văn Dũng (60 tuổi) xuống An Giang để được nghe Như Ý thuyết giảng. Lần này, cụ Hai còn tặng Như Ý một cái máy cassette nhỏ hơn lòng bàn tay, phát vô số bài giảng kinh đã được thu sẵn. Cụ Hai tâm sự: “Tôi từng nghe Như Ý giảng đạo lúc 9 tuổi. Ngay lúc đó, bé đã có khả năng thực hiện những bài giảng Phật pháp, tu hành liền một mạch hàng giờ trôi chảy"

    Cụ Hai nhận xét những bài giảng của Như Ý không đứt đoạn, không vấp váp, đầy ý tưởng, hình ảnh, tràn ngập tri thức, thơ ca, ẩn dụ, phúng dụ, hoán dụ, so sánh, tượng trưng, ước lệ… khơi gợi mạnh mẽ tâm trí người nghe. Bên cạnh đó, bé còn thể hiện sự am hiểu kiến thức Phật giáo Đông - Tây kim cổ. Trước lúc ra về, cụ Hai nắm tay Như Ý dặn dò: “Ta biết có dặn dò con cố gắng tu đạo cũng bằng thừa, vì vốn dĩ đạo đã có sẵn trong con từ khi mới lọt lòng rồi. Ta chỉ mong con sau này đắc đạo, giúp ích cho đời thôi”.
    Bà Bảy Tăng (50 tuổi) vừa lặn lội từ TP HCM tìm xuống nhà bé Như Ý và ngồi tỉ tê đủ chuyện về “thần đồng” với một niềm ngưỡng mộ sâu sắc. Bà Bảy nói: “Trước đây, tôi từng nghe bé thuyết giảng qua băng đĩa. Cũng có gặp một hai lần khi bé thuyết pháp trực tiếp trên TP HCM mà không có điều kiện trực tiếp trò chuyện. Sau này biết rồi, tôi thường mua đĩa do Như Ý thuyết giảng mở cho mấy đứa cháu nghe. Đứa nào đứa nấy đều ham mê xúm xít lại xem mãi mà không biết chán”.

    Không chỉ nổi danh với những bài thuyết pháp hàng giờ đồng hồ trước các đồng đạo, tài năng thiên bẩm của Như Ý còn có nhiều điểm kỳ lạ mà đến giờ chưa có ai giải thích được. Từ lúc 3 tuổi, cô bé đã học thuộc lòng tất cả các hình minh họa trong cuốn sách tiếng Việt lớp 1 để “đuổi hình bắt chữ” mà không cần một ai chỉ dẫn. Cứ chỉ vào hình nào là bé phát âm chữ ấy đúng 100% từ đầu đến cuối, dù tiếng nói còn bập bẹ chưa tròn.

    Như Ý có trí nhớ tốt nên trong trường mỗi dịp bế mạc, tổng kết năm học, bé đều đại diện học sinh lên nói trước toàn trường mà không cần bản ghi chép. Mỗi lần đó, cô giáo dặn về soạn bài phát biểu, sau khi soạn xong bé ôn lại và lên nói mà không cần “bản mộc” nữa. Nhớ lại buổi khai trường lớp 6, khi ai lên phát biểu cũng cần cầm theo tờ giấy, chỉ có mỗi Như Ý lên nói liền mạch mà không cần cầm bất cứ thứ gì theo. Mới đây, khi tham gia cuộc thi An toàn Giao thông của nhà trường tổ chức, bé phải học thuộc hơn 300 câu, thế mà chỉ sau hai bữa là Như Ý “giải quyết” gọn ghẽ, không sai một câu nào.
    Thầy Trần Văn Ơi, giáo viên phụ trách bộ môn tiếng Anh cho biết bé Như Ý đang học lớp 6A2 của trường. Môn Anh văn do thầy phụ trách và Như Ý học rất giỏi, dẫn đầu lớp về kết quả học tập. Khả năng đặc biệt của Như Ý là tự tin, khi nói có sức truyền cảm cao, làm người nói với người nghe có sự đồng cảm đến lạ. Các thầy cô bộ môn khác cũng cho biết điểm của bé cũng suýt soát 10 phẩy.

    "Trong giờ học, chừng nào các em khác không trả lời được, chúng tôi mới kêu Như Ý, mà hầu hết câu nào em cũng trả lời rất tốt. Theo như tôi nghĩ, thành công của Như Ý là do em ấy có sự đầu tư về học tập, nhận thức tốt”, thầy giáo Ơi nhận xét.

    [​IMG]
    Bé Như Ý cùng các đồng đạo nói chuyện về Phật pháp.
    Từ khi bé Như Ý bộc lộ khả năng thuyết giảng Phật pháp, giới chư tăng đồng đạo không ngừng tìm đến. Nhiều chùa, tịnh thất ngoại tỉnh thường mời Như Ý đi thuyết giảng, mỗi lần “đăng đàn” đều có ghi âm, ghi hình để sao ra đĩa phát cho các Phật tử nghe.

    Giảng sư Trần Văn Luốc, pháp danh Trần Như - thành viên tiểu ban nghiên cứu của Ban cổ truyền Giáo lý Trung ương tại TP HCM nhìn nhận, Như Ý có một trí nhớ rất tuyệt vời. “Như Ý thuộc làu 48 lời tại nguyện của Đức giáo lý A Di Đà, các bài kinh giảng chính trong Phật giáo Hòa Hảo. Đặc biệt, bé nhớ không sai một từ nào. Có những cái phải học dữ lắm tôi mới thuộc còn Như Ý chỉ cần học sơ sơ cũng đã nhớ như in rồi", ông Luốc khẳng định.

    Giảng sư này cũng nhận xét bé Ý rất ham học, không chỉ kiến thức mà còn học cả hạnh nết, công phu của mình. Ông nói: "Gần 50 năm tu niệm, giảng thuyết không biết bao nhiêu bài ở khắp mọi nơi, nhưng kiến thức tôi học hỏi được về Phật pháp so với bé Như Ý thì vẫn còn cách biệt quá xa. Cũng bởi lẽ, cái phong thái khi thuyết giảng của bé chiếm lĩnh lòng người cao hơn những lời nói hay, nói đẹp".

    Theo nhận định của rất nhiều giảng sư và các chư tăng đồng đạo, nền tảng chân tu mà Như Ý có được là một bí ẩn. Họ cho rằng cô bé này có duyên với tu hành từ kiếp trước nên mới thấm đạo phật nhanh nhạy như vậy. Điều đáng nói ở bé Như Ý không phải là nói về cái tài năng đặc biệt của bé mà phong cách, một đứa nhỏ mà có phong cách rất người lớn, không có tính cách khoe khoang. Bởi phong cách ấy, nhiều người đã ví bé như một vị thiền sư đắc đạo.

    Anh Hạnh, cha của bé bảo thường ngày Như Ý không ham chơi, cứ đi học về là ngồi vô niệm Phật, học bài, nghiên cứu tài liệu về đạo pháp. Cô bé nói chỉ thích xuất gia nhưng chừng nào bố mẹ mất thì mới vào chùa sinh sống, giờ đi học chỉ là trau dồi kiến thức để phụng sự cho việc tu đạo sau này.

    Còn chính bé Ý tâm sự: “Sự thật thì con chỉ biết sơ qua về đạo Phật thôi chứ không phải Phật đầu thai. Nhiều người tìm tới con thường cung kính như gặp Phật sống, điều đó khiến con rất buồn. Con chỉ mong mọi người xem như những người bình thường khác”.

    Theo Giadinh.net
    Last edited: 24/09/2015
    24hphep, traderdoclapquocdai307 thích bài này.
  10. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Bé này nhiều nhiều kiếp trước đã có duyên với phật rồi.
    Thậm chí kiếp trước có thể là 1 vị bồ tát hoặc cõi thiên đầu thai xuống trần tục để hoằng pháp và tiếp tục tu luyện.
    suutapdoco24hphep thích bài này.

Chia sẻ trang này