Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

2452 người đang online, trong đó có 55 thành viên. 04:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158430 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. 24hphep

    24hphep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/02/2015
    Đã được thích:
    811
    Ngưỡng mộ em quá, tự hào về em quá! hy vọng một ngày nào đó có duyên gặp em!
    suutapdocoquocdai307 thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Đẹp người đẹp nết, lại có tâm ... Ước gì các GĐ đều làm được như mẹ con em !

    Chủ nhật, 27/9/2015 | 08:01 GMT+7
    [​IMG][​IMG][​IMG]|[​IMG][​IMG]
    Con trai Diệp Bảo Ngọc cùng mẹ đi chùa
    Nhân dịp Rằm Trung thu, nữ diễn viên đưa con trai sắp tròn 3 tuổi đi cầu an.
    Hai mẹ con mặc cả "cây" trắng lên chùa. Trong khi Bảo Ngọc chọn tà áo dài thì bé Minh Khang diện sơ-mi và quần vải chững chạc như người lớn.
    [​IMG]

    Cậu bé sắp tròn 3 tuổi bẽn lẽn theo sau mẹ.
    [​IMG]

    Mặc dù còn khá nhỏ, bé Kid lắng nghe và thực hiện theo chỉ dẫn của mẹ.

    [​IMG]
    Con trai Diệp Bảo Ngọc không vòi mẹ đưa đi chơi dịp Trung thu. Bé ở nhà chơi cùng bà ngoại vì mẹ bận lịch quay phim vào cuối tuần.
    [​IMG]

    "Mỗi khi có thời gian, tôi lại lên chùa cầu mong bình an và may mắn. Ở cửa chùa tôi cảm nhận sự thanh bình, nhẹ nhõm từ trong tâm hồn.Và hơn hết ở nơi đây tôi không còn phải vướng bận bất cứ suy nghĩ nào đời thường", người đẹp chia sẻ.
    [​IMG]

    "Bà mẹ một con" đang quay hai bộ phim truyền hình: "Những nàng bầu hành động" và "Mặt nạ trong mặt nạ".

    [​IMG]
    Diệp Bảo Ngọc và con trai cầu mong những điều bình an, may mắn sẽ đến.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh: Xukan Trương, stylist: Kan Hí, trang điểm: Amia Trần, áo dài: Minh Châu.


    Tâm Giao
    SuSuCaRot, traderdoclapquocdai307 thích bài này.
  3. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Bảo Ngọc có vẻ đẹp thật hiền hậu nhỉ.
    Em mới thật xứng là người đẹp, cả nghĩa đen lẫn bóng.
    suutapdoco thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    NGÔI NHÀ TÂM
    [​IMG]
    Thưa, ngôi nhà đầu tiên tôi muốn nói đến là ngôi nhà tâm của bạn. Cơ thể của bạn gồm 2 phần: thân và tâm. Bạn chăm sóc thân của bạn hàng ngày. Cho thân ăn, uống, ngủ, nghỉ. Cho thân mặc đẹp, đeo đồ trang sức, rồi nước hoa, dầu thơm. Nhưng bạn có mấy khi để ý đến tâm không?

    Mỗi khi bạn giận dữ, bạn đang mang rác vào ngôi nhà tâm của bạn đấy. Mỗi khi bạn căng thẳng hay cô đơn, sợ hãi và lo lắng, bạn đang làm bẩn ngôi nhà tâm của mình đấy. Và bây giờ, bạn hãy ngồi xuống, nhắm mắt lại và nhẹ nhàng theo dõi hơi thở. Bạn hãy thở thật nhẹ nhàng. Nhớ mỉm cười tươi khi thở. Hơi thở vào, bạn biết rằng hơi thở đang vào. Khi thở ra bạn biết bạn đang thở ra. Chỉ vậy thôi, đơn giản thở trong vài phút, bạn đã chăm sóc ngôi nhà tâm của bạn tuyệt vời rồi đấy.

    Bạn có thể chăm sóc ngôi nhà tâm của mình bằng cách sống thư giãn. Hãy tập sống với khoan dung và độ lượng. Hãy tập lắng nghe và hiểu, từ hiểu sẽ thương. Hãy mỉm cười mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi gặp khó khăn và bất trắc. Bạn có biết rằng ai là người giàu nhất không? Đó là người có tâm, sống có tâm. Còn người nghèo nhất là ai sống không có tâm, thiếu đi cái tâm.

    Nammo Buddhgaya
    T.T.Tuệ __(())___
    quocdai307traderdoclap thích bài này.
    suutapdoco đã loan bài này
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Pháp môn đại thừa - Thích Thiện Trí
    --- Gộp bài viết, 04/10/2015, Bài cũ: 04/10/2015 ---
    CÁC BẠN TRẺ THÂN MẾN ! BẠN NÀO ĐÃ TỪNG NẠO PHÁ THAI NHI , MUỐN HOÁ GIẢI NGHIỆP NÀY,
    HÃY CỐ GẮNG PHÁT TÂM ĐỂ XEM HẾT VIDEO SAU BẠN NHÉ.
    https://www.facebook.com/hieu.trung.37604?fref=ts
    quocdai307traderdoclap thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    CHỈ CẦN COI THÂN XÁC CHÚNG TA NHƯ THÂY CHẾT, THÌ MUÔN VIỆC ĐỀU XẢ BỎ ĐƯỢC HẾT.
    _ Hư Vân đại lão Hoà Thượng_
    [​IMG]
    Việc quan trọng của người niệm Phật là phải xả bỏ được hết mọi vọng niệm. Trong tâm chỉ duy nhất lưu lại một câu A Di Đà Phật mà thôi. Vậy xả bỏ cái gì? Tức là xả bỏ hết vô minh phiền não. Làm thế nào để xả bỏ?

    Giống như lúc chúng ta đối diện với tử thi người chết, nếu quý vị chửi mắng vài câu, tử thi cũng không hề động đậy nổi khí giận hờn, hoặc đánh vài gậy, tử thi cũng chẳng dùng tay chống đỡ. Tử thi này lúc còn sống luôn tự khởi vô minh, nhưng bây giờ chẳng khởi được nữa. Bình thường mến danh thích lợi, bây giờ không còn muốn nữa. Bình thường có biết bao tập khí ô nhiễm, nhưng ngày nay đã không còn. Lại nữa, người đó không còn phân biệt được gì cả, nên bất cứ việc gì cũng xả bỏ được hết.

    Các vị đồng tu đạo hữu! Khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng, thân thể liền trở thành xác chết. Ngày nay, bất cứ việc gì chúng ta cũng chẳng thể xả bỏ được, đó là vì chúng ta luôn coi trọng cái thân thể của mình. Nên mới sanh ra thị phi mình, người, thương, ghét, thủ, chấp. Nếu chúng ta coi thân xác mình như thây chết, không quý mến nó, không cho nó là mình, thì việc gì lại không thể xả bỏ được. Chỉ cần xả bỏ được thân xác của mình, thì trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, trong những lúc bận rộn, rãnh rỗi, thì trong ngoài thân chỉ có một niệm A Di Đà Phật bình bình hoà hoà niệm không gián đoạn, và không xen lẫn tạp niệm khác vào.

    Khi đó, dùng câu A Di Đà Phật làm tích trượng, hể ma đến chém ma, Phật đến chém Phật. Không sợ bất cứ vọng tưởng nào cả, thì ai làm trở ngại? Ai phân biệt vọng tưởng? Ai chấp Có chấp Không? Khi niệm Phật mà cứ luôn sợ vọng tưởng, thì chỉ làm gia tăng thêm một tầng vọng tưởng. Vì sao? Vì biết thanh tịnh tức là đã không còn thanh tịnh, sợ lạc vào Không, tức là đang lạc vào Có, muốn thành Phật lại lạc vào đường Ma vậy.

    A Di Đà Phật!
    quocdai307traderdoclap thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Thế nào là Niệm Phật Chân Thật
    [​IMG]


    Thế nào là Niệm Phật Chân Thật Thành Phật

    Trước giờ chúng ta đã nói quá nhiều về hai từ “ Niệm Phật “ nhưng vẫn hoài nghi, mơ mơ hồ hồ, không biết Lý Niệm Phật thế nào ?, Sự Niệm Phật ra sao ? Niệm Phật như thế nào mới được vãng sanh ? Niệm Phật như thế nào mới thật sự có lợi lạc và thành tựu ?. Hôm nay chúng ta nói rõ ràng, tường tận, cốt yếu, trọng tâm để nắm thật chắc không còn mơ hồ nữa.

    Bây giờ chúng ta học về phần trọng yếu trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, chỉ cần học phần này thôi là quá đủ để việc Niệm Phật của chúng ta Lý Sự Viên Dung ( lý thuyết và thực hành đều được thành tựu )

    *Đức Phật dạy rằng:

    Này Diệu Nguyệt cư sĩ, thế nào là Niệm Phật Chân Thật? Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh, thì người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:

    1. Tín Tâm
    2. Thâm Trọng Tâm
    3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm
    4. Xả Ly Tâm
    5. An Ổn tâm
    6. Đà La Ni Tâm
    7. Hộ Giới Tâm
    8. Ba La Mật Tâm
    9. Bình Đẳng Tâm
    10. Phổ Hiền Tâm

    Đức Phật dạy phương pháp cho chúng ta Niệm Phật, chúng ta thường niệm với cái Tâm vọng động, Tâm hời hợt, Tâm mơ hồ, Tâm phiền não, Tâm tạp nhiễm, Tâm tham sân si… mà lại muốn vãng sanh về Tây Phương thì đúng là chuyện không tưởng, nay Phật chỉ cho chúng ta biết rằng phải dùng 10 cái Tâm Thù Thắng này mà niệm mới thành tựu được, mới đúng là Niệm Phật Chân Thật, Niệm Phật Ba La Mật, Niệm Phật Thành Phật.

    1 – Tín tâm

    Chắc chắn rồi, đầu tiên luôn phải Tín, là tin tưởng, là tự tin… Tín Tâm là tin sâu, tin với niềm tin kiên cố, niềm tin trí tuệ. Tin là mẹ đẻ của tất cả công đức vô lậu, là cửa ngõ nhiệm mầu đưa chúng ta đến với Phật Pháp, về với Phật Đà. Vậy thì tin thế nào, tin cái gì ???

    - Trước phải Tin Nhân Quả, phải biết Nhân Quả là Chân Lý Như Thật, tuyệt đối công bằng bình đẳng, không thể sai biệt, phải thường quán tưởng và thấu triệt Nhân Quả Ba Đời. Tin rằng Nhân Niệm Phật thì Quả Thành Phật, Nhân Tu Hành thì Quả An Vui.

    - Tin kiếp sống thế gian vô thường, muôn sự sanh diệt tương lục không có tự tánh, thân mạng ngắn ngủi như hơi thở. Tin tất cả pháp thế gian đều là huyễn hoặc giả tạm và làm chúng ta bi ô nhiễm, phiền não, vô minh, trói buộc…

    - Tin rằng sáu nẻo luân hồi thật là khổ, sự thống khổ nhất khi bị đọa vào ba đường dữ ( địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh ), chỉ cần một ý niệm xấu ác nhỏ cũng đủ đưa chúng ta rơi vào sự trầm luân muôn kiếp không biết đến bao giờ mới thoát ra.

    - Tin vào Phật Pháp, tin vào Tam Bảo là chỗ nương tựa để chúng ta tinh tấn tu hành, phát tâm bồ đề kiên cố dũng mãnh thành tựu. Tin Đạo Phật là Đạo Giải Thoát, là Đạo Trí Tuệ Từ Bi… là Đạo Cứu Cánh mọi khổ đau, cứu cánh Niết Bàn, là thuyền bè đưa chúng ta qua Bờ Giác.

    - Tin rằng tất cả đều do Tâm mình tạo ra. Cõi Tây Phương Cực Lạc do Bản Tâm Thanh Tịnh tưng ứng với Bản Nguyện của Chư Phật mà hiển bày. Và một điều rất quan trọng là tin rằng: Đức A Di Đà chỉ là do sự niệm tưởng Danh hiệu “ A Di Đà Phật “ phát khởi nên.

    - Tin rằng hết thảy chúng sanh đều thọ nhận và hành trì được giáo pháp của Đức Phật và sẽ thành Phật trong tương lai.

    - Tin rằng Đại Nguyện của Phật A Di Đà là chân thật, rốt ráo, thù thắng… cứu vớt hết tất cả chúng sanh dù kẻ ấy phạm tội ngũ nghịch, thập ác…

    - Cuối cùng là tin rằng pháp môn Niệm Phật là pháp môn thù thắng nhất, giúp chúng sanh giải thoát, nếu rời bỏ pháp môn này thì chắc chắn không giải thoát được. Mười phương ba đời chư Phật cũng lấy pháp môn này làm phương tiện cứu vớt chúng sanh, nếu không có pháp môn này chư Phật cũng không còn pháp môn nào khác thù thắng hơn, nhất là trong thời mạt pháp. Vì thế nên biết pháp môn Niệm Phật Vãng Sanh là sự cứu cánh duy nhất nên được gọi là Niệm Phật Ba La Mật.

    • Chúng ta hãy khởi Tín Tâm như vậy để Niệm Phật mới đúng là Niệm Phật Chân Thật thành tựu Ba La Mật

    ( Ba La Mật nghĩa là đạt đến sự tuyệt đối, rốt ráo, viên mãn )

    2 – Thâm Trọng Tâm

    Nghĩa là tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc đến Tam Bảo, đến công ơn Thầy, đến công ơn dưỡng dục của Cha Mẹ, đến tất cả chúng sanh….

    - Ơn Tam Bảo, Đức Phật đã đưa Chánh Pháp đến thế gian để cứu chúng ta thoát khỏi phiền não, vô mình và sự thống khổ luân hồi. Ơn những Vị *****, những Vi Bồ tát, những vị Thầy… đã biên chép, dịch luận, giảng giải Kinh sách để chúng ta có cái tu học, có phương tiện để đi trên con đường giải thoát đầy thử thách, chông gai…

    - Ơn Thầy, còn gọi là Thiện Tri Thức, là tất cả những vị dạy ta, dù ít dù nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp… nếu không có những vị Thiện Tri Thức giúp cho chúng ta thì chẳng thể nào chúng ta thành tựu được, vì thế phải tưởng nhớ biết ơn sâu sắc.

    - Ơn Cha Mẹ thì dĩ nhiên rồi, công ơn trời biển không ngôn từ nào diễn tả hết, nếu không có Cha Mẹ sanh ra, nuôi dưỡng, dạy bảo thì thành Người còn không được chứ nói gì đến chuyện thành Phật. Nam Mô Phụ Mẫu Song Thân Tôn Kính.

    - Ơn chúng sanh, đối với tất cả nói chung là chúng ta phải biết ơn mọi người đã giúp đở, thương yêu, che chở, đùm bọc, chia sẻ… Đối với người xuất gia nói riêng phải nhớ ơn chúng sanh đã cúng dường : y phục, thực phẩm, vật dụng, văn miếu, chùa…

    • Phải dùng cái Tâm Thâm Trọng này mà Niệm Phật, biết trước biết sau, ơn nghĩa vẹn tròn… thì mới gọi là Niệm Phật Chân Thật.

    3 – Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm

    Đại Nguyện của chư Phật rộng lớn vì thế tâm chúng ta muốn chiêu cảm, tương ứng với chư Phật thì tâm chúng ta cũng phải rộng lớn, chứ nếu Tâm chúng ta nhỏ hẹp, chỉ biết lo tu và cầu giải thoát cho riêng mình thì kết quả cũng chỉ là nhỏ hẹp mà thôi. Muốn được Phật tiếp dẫn về Tây Phương thì cái Tâm của chúng ta phải rộng lớn như Tâm Phật vậy.

    Vì thế phải phát nguyện hồi hướng tất cả những công đức ta tu tập được cho tất cả chúng sanh, nguyện cùng thành Phật Đạo, cùng được về cõi cực lạc an vui.

    • Hãy dùng Tâm này mà niệm Phật mới gọi à Niệm Phật Chân Thật.

    4 – Xả Ly Tâm

    Xả Ly là không chấp trước, không trói buộc, không vướng mắc… chứ không phải Xả là bỏ hết. Ví như “ chúng ta là Phật Tử tại gia, nào là gia đình, công việc, nhà cửa, phương tiện... tốn bao nhiêu mồ hôi công sức mới tạo dựng được, rồi còn bao nhiêu trách nhiệm và bổn phận với những người thân xung quanh, giờ nói bỏ là bỏ ra sao ?!“. Nên biết Xả Ly là không chấp, không dính mắc, không mong cầu, không tạp niệm, không ô nhiễm…trong khi chúng ta đang niệm Phật.

    Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh, quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết TA đang niệm Phật. Như thế gọi là Niệm Phật với cái Tâm Xả Ly.

    • Niệm Phật như thế gọi mói được gọi là NIệm Phật Chân Thật, sẽ mau chóng thanh tựu Ba La Mật.

    5 – An Ổn Tâm

    Trước tiên là khi niệm danh hiệu Phật A Di Đà phải phát khởi Tâm Bồ Đề kiên cố, tinh tấn dũng mãnh không thối chuyển, cảm thấy được an lạc và thanh tịnh đó là Tâm An Ổn.

    Sau khi chúng ta Niệm Phật có được thành quả, được thanh tịnh, được an vui, được trí tuệ… thì chúng ta phải giúp những người khác được thanh tịnh, an vui, trí tuệ như mình. Giúp người khác thấy và hiểu được Phật Pháp, tu hành theo lời Phật dạy, thường Niệm Phật được xa lìa vô minh, xa lìa sự khổ, xa lìa ngã chấp… để Tâm họ được An Ổn nên ta cũng An Ổn

    • Niệm Phật với Tâm An Ổn như thế gọi là Niệm Phật Chân Thật.

    6 – Đà La Ni Tâm

    Đà La Ni nghĩa là thâu nhiếp tất cả, tổng trì tất cả, bao gồm tất cả… và giữ không cho mất đi.

    Ví như nói Pháp Môn Niệm Phật Đà La Ni, nghĩa là Pháp Môn Niệm Phật là Pháp Môn thâu nhiếp tất cả các Pháp Môn khác, trong khi Niệm Phật có đầy đủ Thiền, Tịnh, Mật… có đầy đủ Giới, Định, Huệ… có đầy đủ Tín Nguyện Hạnh…

    Hoặc Bát Chánh Đạo Đà La Ni, Tứ Niệm Xứ Đà La Ni, Lục Độ Đà La Ni…

    Ví dụ : Bát Chánh Đạo Đà La Ni

    - Chánh Kiến Đà Ra Ni, là quán sát khéo léo tất cả các pháp đang diễn biến trong tâm và ngoài thân, rốt ráo như thật….

    - Chánh Tư Duy Đà Ra Ni, vì thường xuyên thấu triệt Tự Tánh của tất cả các pháp phát khởi trong từng sát na sanh diệt…

    • Dùng Tâm Đà La Ni Niệm Phật mới đúng là Niệm Phật Chân Thật

    7 – Hộ Giới Tâm

    Hiểu nôn na thế này, Hộ là bảo hộ, hộ trì. Giới ở đây là Giới Luật. Vậy Hộ Giới là chúng ta phải luôn luôn tinh tấn phát tâm an trụ và hộ trì Giới Luật.

    Trước khi nhập Niết Bàn Đức Phật đã dạy rằng “ khi ta nhập diệt hãy nhận Giới Luật làm Thầy “, đủ thấy Giới Luật quan trong như thế nào, Giới Luật giúp chúng ta dừng nghiệp và chuyển nghiệp, giúp chúng ta lâu chùi sáng bóng viên minh châu trong Tâm mình, giúp chúng ta sanh phạm hạnh và đức độ còn gọi là Công Đức, mà Công Đức viên mãn thì thành tựu quả vị Vô Thượng Bồ Đề, ba đời chư Phật cũng nương theo Giới Luật mà thành đạo. Giới Luật còn thì Phật Pháp còn, Giới Luật mất thì Phật Pháp suy.

    - Ngoài những Giới Luật chúng ta đã biết thì trong Kinh này Đức Phật nói thêm nhiều Giới Luật mới lạ, thiết nghĩ chúng ta cần phải biết, nên liệt kê một vài giới quan trọng :

    - Giới chẳng bỏ Bồ Đề Tâm, chẳng quên Bồ Đề Nguyện.

    - Giới tự xa lìa các pháp học của Thanh Văn, Duyên Giác. Không tham đắm Niết Bàn vắng lặng mà bỏ rơi chúng sinh.

    - Giới hân ngưỡng Đại Thừa, vui thích tu hành theo tất cả pháp học Bồ Tát Đạo.

    - Giới đem hết thảy thiện căn hồi hướng quả vị Chánh Đẳng Giác, mong cầu Phật Trí, Vô Sư Trí.

    - Giới khiến cho diệu pháp được tồn tại lâu dài, làm cho hết thảy chúng sinh an trụ nơi Chánh Kiến.

    - Giới khéo léo tư duy tất cả hành nghiệp chúng sinh và khiến chúng sinh trưởng dưỡng ý hướng giải thoát.

    - Giới trang nghiêm tự tâm đồng thời trang nghiêm phương quốc độ của chư Phật.

    ..v..v..v….

    • Niệm Phật với tâm hộ trì các giới luật kể trên mới được gọi là Chân Thật Niệm Phật.

    8 – Ba La Mật Tâm

    Trong Kinh này Đức Phật khuyên chúng ta phải phát khởi Tâm tu trì những Pháp Ba La Mật, đó là nói đến Lục Độ Ba La Mật và Tín – Nguyện – Lực – Pháp Ba La Mật.

    • Nói chung Đức Phật muốn chúng ta phải tu trì Lục Độ và 37 phẩm trợ đạo để dùng làm phương tiện trợ giúp cho việc Niệm Phật, có như thế mới thành tựu được.

    ** Càng học thấy việc Niệm Phật càng khó, chẳng đơn giản chút nào, nhưng không sao, lý thuyết thường dài dòng vậy thôi, thực hành thiết nghĩ đơn giản hơn, cứ thong thả mà đi, có đi ắc có tới. Đức Phật nói đầy đủ nên hơi nhiều, vì Ngài nói cho tất cả chúng sanh, mà chúng sanh thi căn tánh sáng tối, mau chậm, nghiệp duyên không đồng.

    9 – Bình Đẳng Tâm

    Phần này Kinh cũng chỉ ra rất nhiều, ở đây chúng ta chỉ nói hai từ Bình Đẳng. Tuyệt kỷ của Phật Pháp là Bình Đẳng, đỉnh cao của Phật Pháp là Bình Đẳng, Tâm Đồng Đại Bi là Tâm Bình Đẳng, Tâm Giác Ngộ Vô Thượng Bồ Đề là Tâm Bình Đẳng.

    Chúng Ta tinh tấn tu học và hành trì để cuối cùng đạt được cái Tâm Bình Đẳng này, Pháp là Pháp Vô Ngã, phương tiện là Niệm Phật. Nói thuận là “ Nhờ Niệm Phật mà phá được Ngã Chấp thành tựu Tâm Bình Đẳng “.

    Tâm Bình Đẳng là Tâm Giác Ngộ, nếu chưa Giác Ngộ không thể Bình Đẳng được, Phật Pháp đơn giản chỉ có vậy thôi, rất đơn giản nhưng việc hành trì thì không đơn giản chút nào, vậy mới nói “ Phật Pháp để hành chẳng để nói, nói cho hay không chịu hành thì cũng như ngồi kể quá trời món ăn ngon mà bụng thì đói meo “

    Sao gọi là Tâm Bình Đẳng ?

    - Đó là đối với mọi loài chúng ta đều quý thân mạng như nhau, yêu thương tất cả như nhau… Chứ không phải con mèo nhà mình thì thương yêu chăm sóc, mèo hàng xóm tới gần đá văng lông lốc. Với người thì ai đẹp đẽ, sạch sẽ, sang giàu… thì yêu mến, còn ai xấu xí, dơ bẩn, nghèo hèn thì khinh, nhìn cũng không dám nhìn… đó là không bình đẳng, vậy mới nói Tâm Bình Đẳng là Tâm Phật.

    - Đối với muôn sự, muôn cảnh chẳng nhiễm, khen chê chẳng động, đúng sai chẳng dính mắc, hơn thua chẳng bận lòng… đối đãi với muôn pháp chẳng bi chướng ngại, phân biệt, vướng kẹt thì đó là Trung Đạo, là Bình Đẳng.

    ..v..v..v....

    • Phát khởi cái Tâm Bình Đẳng này mà Niệm Phật thì được gọi là Niệm Phật Chân Thật, ngày thành tựu không còn xa.

    10 – Phổ Hiền Tâm

    Phổ là phủ khắp chẳng sót nơi nào, chẳng bỏ sót chúng sanh nào. Hiền là từ bi và trí tuệ rộng lớn, đủ các phẩm hạnh của quả vị Chánh Đẳng Giác.

    Phổ Hiền Tâm là vô lượng không bờ mé, không ngăn ngại, như hư không vậy. Cũng như mười đại nguyện rộng lớn của Bồ Tát Phổ Hiền, từ bi trước cảnh khổ của chúng sanh và muốn độ thoát hết tất cả chúng sanh, dùng mọi phương tiện đưa chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, chấm dứt sanh tử luân hồi, về cõi Tây Phương cực lạc được an vui vĩnh hằng.

    • Người niệm Phật thường nuôi dưỡng Tâm Phổ Hiền như vậy mới gọi là Niệm Phật Chân Thật, thường được chư Phật mười phương hộ niệm, trong đời hiện tại luôn thấy Phật cùng với cảnh trang nghiêm ở cõi cực lạc.

    **** Dùng 10 Tâm Thù Thắng này mà Niệm Phật mới đúng là NIệm Phật Chân Thật và chắc chắn Niệm Phật Chân Thật sẽ thành Phật, đó là lời Phật dạy.

    Hết

    Vì sao bài dài không chia từng phần ?

    - Vì bài này chia sẻ cho người mới học mới tu, đối với người mới thì cái biết về hai chữ “ Niệm Phật “ đã chấp vá mơ hồ rồi, giờ mà chia từng phần thì hóa ra càng mơ hồ thêm sao, vì vậy để nguyên bài, đọc và suy ngẫm một lần là hiểu chắc chắn lun, không còn mơ hồ nữa.

    - Và đây là bài cuối cùng chia sẻ về chủ đề Niệm Phật, vì đã chia sẻ quá nhiều rồi, bài này cũng quá đầy đủ rồi, càng nói nhiều càng làm người mới tu học rối thêm. Học ít mà trọng tâm, học nhiều lan mang vô ích.

    ** Lưu ý : quý Phật Tử và Học Giả nên tìm đọc bản Kinh Niệm Phật Ba La Mật, để thông suốt một cách toàn diện và chân thật hơn lời Phật dạy. bài viết này chỉ chia sẻ bằng sự hiểu biết vô cùng nông cạn, thô cứng, nhỏ hẹp chỉ nói lên vài khái niệm căn bản cho người mới tu học, chứ không thể hiện được mảy may nào ý nghĩa thù thắng của bản Kinh.

    Cuối cùng chúc quý Phật Tử tinh tấn an lạc, thường niệm Phật để sớm ngày thành tựu viên mãn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc như sở nguyện và đại nguyện đã phát khởi.

    ( Trao đổi Phật Pháp )

    Nam Mô A Di Đà Phật
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    --- Gộp bài viết, 07/10/2015, Bài cũ: 07/10/2015 ---
    Nguyên nhân bạn xung đột với mọi người
    quocdai307 thích bài này.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    NHÂN QUẢ CUỘC ĐỜI - Phim Phật Giáo
    quocdai307 thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Trì chú có cần biết ý nghĩa của chú không?
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    NHỮNG ĐIỀU VÔ LÝ
    [​IMG]

    Thiền sư Triệu Châu nói:

    - Lúc ở Thanh Châu ta có may một cái áo bằng lông rùa nặng đến bảy cân.

    Câu nói này vô lý đến bốn lần:
    1. Rùa làm gì có lông?
    2. Lông đã không thì làm sao dệt thành vải được?
    3. Vải đã không làm sao may thành áo?
    4. Áo đã không thì làm sao cân nặng đến 7 cân?

    Em có đồng ý như thế không?
    Vậy mà, có một chuyện này càng vô lý hơn nữa, nhưng chúng ta vẫn chấp nhận.

    1- Ta khởi lên những vọng tưởng, nhìn cho kỹ thì chúng biến mất, tìm không ra tung tích, cũng hư ảo như là lông rùa vậy.

    2- Những vọng tưởng hư ảo đó được nối kết với nhau thành một cái “tâm của ta.”

    3- Cái tâm này khác cái tâm kia nên dường như có những bản ngã cá biệt nhau, cái xấu cái tốt, thánh phàm lộn xộn.

    4- Và chúng ta than thở “Cái nghiệp của tui nó nặng quá trời”
    (thế là hơn 7 kí lô của Ngài Triệu Châu rồi đấy).

    ( HuHuLuc )

    BÌNH:

    Nhìn cho tường tận bản chất hư ảo của vọng tâm là giải thoát một cái khổ lớn mà người đời thường gọi là ''Khổ Tâm'', vọng tâm vốn khộng thật thì ai khổ?

    __(())__

Chia sẻ trang này