Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

2314 người đang online, trong đó có 55 thành viên. 02:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158424 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Cho và nhận -Đ Đ Thích Thiện Xuân
    DungTri86, Binh Yenquocdai307 thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Muối - Thầy Thích Thiện Xuân
    DungTri86, Binh Yenquocdai307 thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]

    NGỤ NGÔN HÒA BÌNH- Chuyện Sống An Vui Chết Mỉm Cười .

    Thiền sư Linh Chi đang hấp hối. Hàng ngàn đệ tử vây quanh chờ nghe bài pháp cuối cùng. Nhưng Linh Chi chỉ nằm xuống vui vẻ mĩm cười, không nói một lời.
    Một người thiền sư bạn cũ nhắc nhở:
    -” Linh Chi, sao thầy quên không nói những lời cuối cùng, trí nhớ thầy không được tốt rồi, thầy đang hấp hối, thầy cố đừng quên”.
    Linh Chi nói:
    -”Hãy lắng nghe nầy”…và trên mái nhà, hai con sóc đang chạy nhảy vui đùa.
    Linh Chi chỉ nói:
    -”đẹp làm sao”... rồi chết.
    Ngay khi ông nói “Hãy lắng nghe nầy” thì mọi người im lặng phăng phắc để chuẩn bị nghe những lời vĩ đại; Nhưng chỉ nghe thấy tiếng hai con sóc đùa giỡn cắn nhau chạy nhảy trên mái nhà mà thôi.
    Vị thầy chỉ cười rồi chết...

    Thực ra vị thầy đã gởi đi thông điệp cuối:
    '' Đừng phân biệt chuyện lớn chuyện nhỏ, đừng phân biệt cái tầm thường cái quan trọng.''
    Ngay phút giây đó sự kiện Linh Chi chết cũng giống như sự kiện hai con sóc chạy đuổi trên mái nhà. Không có gì khác biệt. Trong hiện sinh, tất cả đều giống nhau. Đây là toàn bộ triết học, toàn bộ sự nghiệp giảng dạy của vị thầy.
    Chẳng có cái gì lớn chẳng có cái gì nhỏ, tất cả đều tùy thuộc vào bạn.

    Bắt đầu bằng thiền định, mọi sự sẽ nảy nở trong bạn…
    Tĩnh lặng, tinh khiết, an lạc, mẫn cảm. Mang hết những điều thủ đắc trong thiền định vận dụng trong đời sống và chia sẻ chúng, bởi vì những cái chia sẻ đều mau phát triển.
    Rồi đến lúc bạn chết, bạn sẽ biết không có sự chết. Bạn có thể nói tạm biệt mà không cần có nước mắt và buồn rầu, nếu có, đó chỉ là nước mắt của niềm vui.

    Chúc các bạn một ngày mới an lành sức khỏe hạnh phúc ...

    ''hvst''
    DungTri86, quocdai307, Binh Yen1 người khác thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    HT.Thích Thiện Hoa dạy chỉ cần gọi "thầy" là được
    http://pgvn.vn/y-kien/201510/Phap-vuong-chi-de-ton-xung-duc-Phat-51735/
    http://pgvn.vn/y-kien/201510/Van-de-lam-xung-Phap-vuong-Cuong-tin-ca-nhan-51819/
    GNO - Tôi không hiểu sao người ta có thể dùng 2 tiếng “Pháp vương” hay mỹ từ “Bậc Toàn tri Tôn quý”...

    (Nhân đọc những ý về tôn xưng Pháp vương)

    GNO - Là Phật tử, hơn 40 năm trước tôi có đọc một quyển sách của HT.Thích Thiện Hoa, đại ý khuyên dạy Phật tử khi vào chùa, dù gặp vị tu sĩ thuộc phẩm bậc gì, Hòa thượng, Thượng tọa hay Đại đức thì cũng chỉ cần gọi tiếng "thầy" là được rồi. Đâu nhất thiết phải “bạch Hòa thượng, Thượng tọa…” mà chỉ cần “bạch thầy, thưa thầy” nghe vừa giãn dị vừa gần gũi, thân thương.
    Thầy Thích Thiện Hoa là một bậc cao tăng, tuệ thông giáo lý…, là người biên soạn bộ Phật học phổ thông rất hay trước năm 1975. Không chỉ là bậc chân tu, thầy còn là một giáo phẩm cao cấp của Giáo hội với chức vị Viện trưởng Viện Hóa đạo. Tuy là bậc thượng tôn, nhưng với những gì thầy dạy rõ ràng thầy không hề ham mê chức tước, đạo vị, cũng như thể hiện rõ bản chất người con Phật: sống dung dị, từ bi.Tôi thật sự không hiểu sao người ta có thể dùng 2 tiếng “Pháp vương” hay mỹ từ “Bậc Toàn tri Tôn quý” dành cho một người tu, dù đó có là bậc cao tăng hay thuộc bất cứ hệ phái nào trong ngôi nhà chung Đạo Phật. Bởi rất dễ hiểu những mỹ từ tôn quý đó chỉ dành cho Đức Phật, Bậc Đại giác ngộ mà người phàm chúng ta dù tu luyện đến đâu cũng không thể “tự cho” là đã đến bờ Đại giác! Tự tôn hay tự nhận không khác nào tự sánh ngang hàng với Đức Thế Tôn!Tôi nghĩ người Phật tử cũng như người tu hành cần sáng suốt nhận rõ vấn đề. Không để lầm lạc, sai đường bởi những ngôn từ, tính cách khác biệt, lạ lẫm. Giáo pháp nhà Phật là bất di bất dịch với bất kỳ hệ phái nào. Là con Phật thì không thể “sánh ngang hàng” với Phật, không thể xem mình là bậc Đại giác, thậm chí không thể “sánh” với người chỉ biết niệm Lục tự Di Đà thân tâm thường lạc.Qua câu chuyện tôi càng quý càng yêu hơn tiếng “thầy”. Càng thấm nhuần hơn giá trị, đạo hạnh mà thầy Thiện Hoa hoan hỷ sẻ chia...

    giacngo.vn
    DungTri86, Binh Yen, quocdai3071 người khác thích bài này.
  5. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Xin cám ơn các thầy!
    Những vị chân tu thật sự.
    DungTri86, Binh Yen, quocdai3071 người khác thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    SỰ LINH ỨNG CỦA BỒ-TÁT

    CÓ MÂU THUẪN VỚI LUẬT NHÂN QUẢ?


    [​IMG]
    HỎI:
    Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn.

    Tôi chỉ thắc mắc một điều là, theo luật nhân quả, những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng trong quá khứ. Nhưng khi trì niệm thần chú Đại bi, nhờ thành tâm trì chú, thiết tha nguyện cầu, được Bồ-tát cảm ứng và gia hộ nên được thành tựu như nguyện (ví dụ như đau bệnh được lành, không con được con…) thì việc tu tập linh ứng và luật nhân quả đang vận hành có gì mâu thuẫn không?

    (KIỀU TRINH, kieutrinh.ibc@gmail.com)

    ĐÁP:

    Bạn Kiều Trinh thân mến!

    Đúng như bạn nhận thức về nhân quả, “những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng trong quá khứ”, không có việc gì xảy ra mà chẳng có nguyên nhân. Tuy nhiên, từ nhân đến quả là một tiến trình phức tạp đầy biến động, trong đó, duyên (những nhân phụ) luôn tác động và chi phối vào nhân chính khiến cho quả bị lệch tốt hoặc xấu hơn so với nhân ban đầu.

    Ví dụ, ta có hạt giống rất tốt (nhân chính tốt), theo nguyên tắc thì sẽ cho quả tốt nhưng nếu gieo vào đất xấu, không người chăm sóc (duyên xấu) thì cho quả không tốt. Ngược lại, ta có hạt giống không mấy tốt nhưng gieo vào đất tốt, có người chăm sóc (duyên tốt) thì lại cho quả tốt (có thể tốt hơn nhân chính rất nhiều lần).

    Nói như vậy để thấy rằng, trong tiến trình nhân-duyên-quả, duyên đóng vai trò rất quan trọng. Nhân đã tạo ra trong quá khứ (xa hoặc gần) vốn không thay đổi được. Trong khi duyên được chúng ta chủ động tạo ra trong quá khứ gần và ngay trong hiện tại, thông qua những nỗ lực hướng thiện của cá nhân, sẽ tác động mạnh mẽ lên kết quả.

    Bạn thành tâm niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, thiết tha trì tụng thần chú Đại bi (hay tu tập, làm phước nói chung), cầu tai qua nạn khỏi, mong vạn sự an lành chính là nỗ lực tạo ra những duyên tốt nhằm tác động vào nhân chưa tốt để thành tựu quả tốt đẹp hơn.

    Chính điều này đã lý giải cho việc có người trì chú Đại bi, niệm danh Bồ-tát thì được linh ứng như nguyện nhưng có người lại không.

    Những người được như nguyện nhờ nghiệp nhân trong quá khứ của họ không xấu lắm, cộng với duyên hướng thiện (tu tập, làm phước) trong hiện tại rất mạnh mẽ, nên những kết quả không lành nếu lớn thì hóa nhỏ, nếu nhỏ thì hóa không, mọi sự tưởng chừng khó khăn đều trở nên thuận lợi, tốt đẹp.

    Ngược lại, những người cũng trì chú mà không được như nguyện vì nghiệp nhân trong quá khứ của họ vốn đã xấu, cộng với duyên hướng thiện (tu tập, làm phước) trong hiện tại chưa đủ mạnh nên không tác động tích cực vào kết quả, do đó những gì mà họ cầu nguyện không được như ý.

    Vì vậy, những điều bạn cầu nguyện được linh ứng hoặc những điều mà người khác cầu nguyện không linh ứng đều do nơi duyên đủ hay chưa. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự vận hành nhân-duyên-quả, không có gì mâu thuẫn cả.

    Chúc bạn tinh tấn!

    TỔ TƯ VẤN
    (tuvangiacngo@yahoo.com)
    http://thuvienhoasen.org/p23a17931/mot-su-ngo-nhan-ve-luat-nhan-qua
    Last edited: 09/11/2015
    DungTri86, quocdai307, Binh Yen1 người khác thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    DẬP ĐẦU LẠY ĐẤNG TỪ BI

    Dập đầu lạy Đấng Từ Bi
    Lạy xin Đức Phật xót thương độ trì
    Con xin sám hối tội căn
    Tội từ vô thỉ đến ngày hôm nay
    Những vô minh, tham, sân, si, che lấp
    Những lỗi lầm, vô ý, cố ý tạo thành
    Bởi xuống lên mất tánh chơn như
    Nay tỉnh ngộ, cũng chưa đền hết tội
    Cầu Chư Phật, thương con tấm gội
    Lỗi hài nhi trong đoạn đường trần
    Nợ nần xin giải kiếp hôm nay
    Để trở lại bến bờ Thiện Giác
    Cầu Bồ Tát xót thương nhủ độ
    Thương nhi hài tha thứ tội tình
    Ngục hình ngũ ấm đang giam
    Mất dần lậu học, phú tàn nặng sâu
    Nay mong đến tới ngày lậu tận
    Con phát lồ sám hối tội tình
    Cầu trên Trời Phật thứ tha
    Nguyện tròn tâm nguyện, thiết tha cải chừa
    Mong về đến cửa từ bi
    Nguyện về bến giác, mỗi thời sửa Tâm
    Nguyện thu phục ý trần ngũ uẩn
    Mong được về trở lại chính mình
    Nguyện về chốn cũ quê xưa
    Mong trên chư Phật trợ duyên hộ trì
    Cho con thoát chốn trần mê
    Quay về với Phật nghiệp dần tiêu tan

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
    Nam Mô Thập phương thường trụ Bồ Tát
    Nam Mô cầu sám hối Bồ Tát
    Nam Mô A Di Đà Phật...!​
    DungTri86, traderdoclapquocdai307 thích bài này.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    Những quan niệm sai lầm về ăn chay
    Chế độ ăn chay không hề thiếu đạm hay canxi. Dù tiêu hóa được thịt, cấu tạo cơ thể con người lại phù hợp ăn rau củ quả hơn.
    Có không ít hiểu lầm xung quanh chế độ ăn chay, kể cả đối với những người đang thực hiện. Dưới đây là 5 quan niệm sai và sự thật về ăn chay trang Times of India liệt kê.
    [​IMG]
    Người ăn chay bị thiếu đạm

    Trước đây các nhà dinh dưỡng học cho rằng ăn chay khiến cơ thể thiếu đạm. Ngày nayngười ta biết rằng ăn chay vẫn hấp thụ đủ đạm nhờ lượng hoa quả, rau, hạt đa dạng và không rơi vào tình trạng thừa đạm như nhiều người ăn thịt.

    Người ăn chay bị thiếu canxi

    Người ăn chay trường không sử dụng các thực phẩm từ sữa bị cho là thiếu canxi. Thế nhưng rau lá xanh cũng là nguồn canxi rất quan trọng. Trên thực tế người ăn chay ít bị loãng xương vì loại canxi họ hấp thụ rất dễ tiêu hóa.

    Chế độ ăn chay không cân bằng và có thể gây hại cho sức khỏe

    Thực ra trong chế độ ăn chay, tỷ lệ 3 chất dinh dưỡng nền tảng là tinh bột, protein và chất béo đều cân bằng. Hơn nữa rau củ quả tốt cho sức khỏe hơn là các loại thịt. Nếu so sánh, người ăn thịt dễ ăn uống mất cân bằng hơn vì có xu hướng ăn quá ít rau.

    Ăn chay chỉ dành cho người lớn, trẻ em cần thịt để phát triển

    Quan niệm này xuất phát từ nhận định protein thực vật không tốt như protein động vật. Sự thật là mọi loại đạm đều như nhau, cùng được tạo thành từ các axit amin. Trẻ em cần 10 loại axit amin để phát triển và chúng được tìm thấy cả trong rau lẫn thịt.

    Con người sinh ra là động vật ăn thịt

    Dù chúng ta có thể tiêu hóa được thịt, nhưng cấu tạo cơ thể người thiên về chế độ ăn rau củ quả hơn. Hệ tiêu hóa con người gần với động vật ăn cỏ chứ không giống các loài ăn thịt. Con người có răng nanh nhưng nhiều động vật ăn cỏ cũng có loại răng này và chỉ chúng mới có xương hàm. Ngoài ra nếu con người được “lập trình” để ăn thịt thì sẽ không bao giờ bị bệnh tim, ung thư, gút, tiểu đường hay loãng xương.

    Theo Vnexpress
    DungTri86, traderdoclapquocdai307 thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Có ai muốn nghe ...Lời tạ từ ...
    [​IMG]
    [​IMG]

    ...Tôi được sinh ra và về ở trong gia đình này đã được ba năm...tôi đã chứng kiến nhiều lần ông bà chủ giận nhau vì đã phản bội nhau ...không yêu thương nhau nữa..
    Hôm nay nhà có vài người đến,hình như có tiệc.chủ gọi tên tôi thân thiện như mọi khi.tôi chạy đến trước mặt chủ ăn cơm ngon lành,đang ăn thì bỗng có cái gì đó siết cổ tôi...và tôi biết đây là một cái bẫy...
    Miền quê này người ta vẫn thường nuôi chúng tôi, để làm thịt ăn...và lát nữa đây thôi tôi sẽ trở thành món nhậu...
    Cũng đôi chân này ,tôi mừng rỡ chạy ra ôm chầm lấy chủ,khi đi đâu về...Cũng cái đuôi này tôi vẫy vẫy khi chủ vừa xuất viện về nhà...hàng đêm tôi nằm trước nhà ,nếu có người vào,tôi sẽ sủa lớn xua đuổi để bảo vệ gia tài cho chủ, vậy mà...
    Lát nữa thôi,chủ sẽ chặt đầu tôi,uống máu tôi,và ăn đôi chân đã từng ôm chủ ...tôi run sợ,tôi vùng vẫy bất lực,...tôi khóc tôi sợ đau đớn, tôi sợ chết ,tôi rất sợ ..chủ ơi..chủ đã phản bội tình thương yêu của tôi..vì một miếng ăn trôi qua miệng trong một phút,mà chủ nỡ lòng bắt tôi chịu sự sợ hãi và đau đớn này..tôi muốn kiêu lên cho thấu tận trời xanh,..nhưng tôi không thể...và trời xanh hình như đang nhỏ lệ xót thương cho thân phận của tôi...một kẻ rất thân thuộc với loài người...xin hãy đừng ăn thịt giống loài của tôi nữa...đau xót lắm người ơi...
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    "TƯỚNG MẠO" CỦA NGƯỜI TRÍ
    .[​IMG]
    Ở đời có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá một người là thông minh hay vô trí. Thế Tôn cũng xây dựng tiêu chuẩn cho vấn đề này bằng cách căn cứ vào hai “tướng mạo” (*).
    Có điều lạ là Ngài không căn cứ vào học vị cao hay thấp, chuyên môn sâu hay cạn, nói năng hoạt bát hay chậm chạp, làm việc và ứng xử lanh lợi hay vụng về,… để đánh giá người ấy tài trí hay không. Ngài chỉ nói thật đơn giản về người trí là “đối với việc không đáng làm thì không làm, việclàm gần xong không chán bỏ”. Ngược lại, người vô trí thì “đối với việc không đáng làm mà làm, việc làm sắp xong thì chán bỏ”.
    - Việc không đáng làm: là việc ác, gây tổn hại cho mình và người, tạo ra khổ đau trong hiện tại và tương lai. Mười điều ác (giết hại, trộm cướp, tà hạnh, nói dối, nói ác, nói chia rẽ, nói nịnh, tham lam, sân hận, si mê) chính là những việc không đáng làm.
    Như vậy, những ai lập hạnh “không làm các việc ác, chỉ siêng làm việc lành” thì chính là người trí.
    - Việc làm gần xong không chán bỏ: là một biểu hiện khác của người có trí. Thế Tôn cũng từng lấy ảnh dụ “cọ cây lấy lửa” để minh họa cho việc tu hành. Khi lửa chưa bùng cháy thì không dừng việc cọ cây. Nếu dừng lại lúc cây sắp bén lửa thì không bao giờ có được lửa. Mới hay, trong Bát chánh đạo, chánh tinh tấn thoạt nhìn rất bình thường nhưng có công năng cực kỳ quan trọng trong việc thăng tiến và chứng đạt đạo quả.
    Do vậy, không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
    (T. Quảng Tánh)
    __________________________
    (*) Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hữu vô, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.195
    DungTri86, traderdoclapquocdai307 thích bài này.

Chia sẻ trang này