Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

7522 người đang online, trong đó có 693 thành viên. 22:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158422 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    BỆNH THẦN KINH DO ĐÂU MÀ CÓ ? CHÍNH LÀ DO TÂM LÝ LO LẮNG, SỢ HÃI, BẤT AN , KHẨN TRƯƠNG MÀ RA !
    [​IMG]
    Chúng ta ở ngay trong đời này rất may mắn gặp được pháp môn này, thế nhưng có nắm được phần vãng sanh hay không? Đặc biệt là ở vào thời đại hiện đại này, cái thời đại này không phải là thời đại thái bình, là một thời đại xã hội động loạn, chúng ta phải nhận biết rõ ràng. Mỗi ngày các vị ở trong tin tức báo chí truyền hình có thể xem thấy tai nạn triền miên, hơn nữa, lần sau nghiêm trọng hơn lần trước. Con người sống trong thế gian này không có cảm giác an toàn, cho nên lo lắng, sợ hãi, bất an, tạo thành một hiện tượng khác thường, hiện tượng này chính là hiện tại trong y học nói “chứng tinh thần phân liệt”, người thông thường chúng ta gọi là “bệnh thần kinh”, vô cùng nhiều. Không phân nam nữ già trẻ, người bị loại chứng bệnh này rất nhiều. Bệnh này do đâu mà ra vậy? Chính là do khẩn trương mà ra, bất an, sợ hãi, lo lắng, khẩn trương, bị cái bệnh này. Tôi thường hay khuyên bảo các đồng tu niệm Phật chúng ta không xem báo chí, không xem truyền hình, sự việc phát sanh bên ngoài thảy đều không biết, khi người ta hỏi thì nói: “Mỗi ngày thiên hạ thái bình, không việc gì. Tôi không xem thấy, cũng không nghe nói”, thì trong tâm không bị khẩn trương, cũng không có lo lắng, chính ta đoạn dứt đi cái duyên này. Cũng có người nói, sanh vào xã hội hiện đại này, rất nhiều sự việc nếu anh không biết thì làm sao được? Vậy chúng ta hỏi lại họ một câu: “Biết rồi thì có gì tốt hơn không?”. Nếu như biết rồi mà mang đến cho chúng ta lo lắng, bất an, sợ hãi, vậy thì không bằng không biết có phải tốt hơn không? Không biết thì ta bình bình an an qua ngày, biết rồi thì tâm tình không được an ổn; không biết thì chúng ta tự tại qua ngày, qua được thoải mái, vẫn là không biết tốt hơn. Lão thật niệm Phật, ta chỉ biết Phật, ta chỉ biết trên Kinh nói với chúng ta Thế giới Cực Lạc vẫn là tốt, đem tâm định lại, không nên bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, không nên bị cảnh giới bên ngoài dao động, vậy thì tốt. Nếu muốn ở ngay trong đời này quyết định vãng sanh, tám cái chữ này quan trọng: “Tu Bồ Tát hạnh, tích công lũy đức”. Thực tế mà nói, then chốt chính là ở “tu Bồ Tát hạnh”. “Tích công bồi đức” là thành tích của tu Bồ Tát hạnh, bạn tu hành có thành quả.

    HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ
    A DI ĐÀ PHẬT !
    HoaTuBitraderdoclap thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    HoaTuBi thích bài này.
  3. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Mantra Of Avalokiteshvara - Medicine Buddha Mantra
    traderdoclapsuutapdoco thích bài này.
  4. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Đại Bi Chú Xuất Tượng - Eighty-four Transformations of the Great Compassion Mantra
    --- Gộp bài viết, 14/01/2016, Bài cũ: 14/01/2016 ---
    Thần chú Kim Cang đát tỏa - Hàng phục tà ma
    --- Gộp bài viết, 14/01/2016 ---
    Ý NGHĨA CÁCH THỦ ẤN - MẬT TÔNG PHẬT GIÁO
    traderdoclapsuutapdoco thích bài này.
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Nhầm lẫn phương tiện trở thành đại họa - Thầy Thích Phước Tiến
    traderdoclap thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Nghe những bài chú này dù ko hiểu từ nhưng sao thấy an lạc quá !

    traderdoclap thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Có Ma Hay Không?

    Ma luôn luôn là hình ảnh ám ảnh loài người cho dù con người có tin hay không. Con người sợ hãi về ma nhưng vẫn muốn nghe chuyện ma. Rất nhiều người hoặc nghe hoặc thấy ma nhưng thật sự nếu chứng minh có ma hay không theo quan niệm của khoa học thì không phải là chuyện dễ nếu không muốn nói là không thể được. Ma là hiện tượng vô hình nhưng lại xuất hiện rất nhiều trong ý tưởng và trong quan niệm sống của con người trên khắp hoàn cầu. Mỗi tôn giáo có lối giải thích hơi khác nhau về ma, nhưng dựa theo Phật giáo thì ma là những thần thức chưa siêu thoát và không có chỗ nương tựa. Có người khi chết thì thần thức lìa khỏi xác, nhưng thần thức không chịu xa lìa người thân vì chính người chết cũng không nghĩ rằng mình đã chết và họ vẫn sống tự nhiên trong nhà.
    Điều làm họ rất đau khổ là tuy họ muốn sinh hoạt với người thân nhưng người thân đâu có thấy họ nên ai ai cũng ơ hờ, hất hủi họ. Thật ra thần thức được cấu tạo bởi những nguyên tử có tần số rung cao hơn cho nên khi chẳng được ai nghe, thấy, biết mình thì họ sẽ vô cùng khổ sở. Đôi khi quá tức giận họ cố tập trung tất cả năng lực làm cho đồ đạc di chuyển hay phát ra tiếng động để tạo sự chú ý với người thân. Một vài trường hợp họ nhờ năng lực cực mạnh để có thể mượn tạm xác thân để hiện ra làm kinh hãi người sống mà chúng ta gọi là ma. Kinh điển Phật giáo xác định ma tức là những thần thức ở cõi âm không đáng sợ vì chúng chỉ xuất hiện ở trạng thái thấp hơn loài người. Đối với người Việt Nam thì không ai lạ gì về câu chuyện con ma nhà họ Hứa tức là con gái ông chú Hỏa.Con người gặp ma thường thì xảy ra bất thình lình chớ không bao giờ được định trước cả và các thần thức ma ít khi tấn công hay gây tổn thương cho bất cứ người nào. Vì có sự ngăn cách về thể chất và môi trường sống tức là có sự ngăn cách của hai thế giới âm và dương cho nên nếu có gặp gở, con người thấy có những điểm kỳ lạ gây ra sự khiếp đảm ngay cả khi hồn ma xuất hiện một cách thầm lặng và hiền hòa. Có một điều làm nhiều người thắc mắc là tại sao hồn ma luôn luôn xuất hiện cùng với bộ áo quần đang mặc lúc họ qua đời chớ không phải là áo quần mới khác. Theo Phật giáo thì hồn ma nầy chưa được đầu thai hay chính hồn ma chưa chịu đầu thai. Hình ảnh hồn ma xuất hiện luôn mặc nguyên bộ áo quần củ lúc chết chứng tỏ hồn ma còn ở tình trạng mượn lấy phần dạng thể của thân xác củ chớ chưa nhập vào thân xác khác. Điều nầy xác định là hồn ma chưa được siêu thoát.
    Riêng đối với người Việt Nam vì ảnh hưởng rất nhiều ngàn năm của đạo ông bà, đó là sống có nhà còn chết phải có mồ. Cho nên con cháu cố gắng xây cho ông bà cha mẹ những ngôi mộ rất nguy nga đồ sộ để tỏ sự hiếu để đối với người quá cố và cũng để lưu lại cho dòng họ. Thật ra đạo ông bà có mặt tại Việt Nam trước khi đạo Phật du nhập vào vì thế người Việt Nam mặc dù theo đạo Phật vẫn duy trì truyền thống cố hữu của ông bà. Mới đây có một cụ già kể lại câu chuyện là ông cụ đã chết trên hai mươi mấy năm và được chôn cất rất lớn ở ngoại ô tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Mấy lúc gần đây nhà nước muốn dùng đất để xây khách sạn nên con cháu được thông báo phải dời mộ. Vì tất cả gia đình ở Hoa Kỳ nên họ đều đồng ý là hỏa táng hài cốt ông cụ rồi đem qua Mỹ mà thờ. Một ngày nọ bà cụ đang nằm chợt có chuông cửa reng. Bà vội mở đèn ra xem thì mở đèn hai ba lần mà đèn không sáng. Đến khi nhìn kỷ thì bà thấy ông cụ với bộ đồ củ ngày xưa, mặt rất buồn nhìn bà rất lâu rồi biến mất. Tại sao một người chết đã lâu mà còn báo hiện?
    Dựa theo đạo ông bà một khi ông bà cha mẹ chết thì con cháu muốn tỏ lòng hiếu để thường xây cho người chết ngôi mộ thật khang trang đồ sộ. Tuy thần thức đã lìa khỏi xác nhưng họ vẫn còn bám vào mộ của mình vì đó là chỗ họ nương tựa. Cho nên họ không muốn đi đầu thai hoặc bỏ lở cơ hội đi tái sinh tức là chưa được siêu thoát. Nếu ai đụng chạm đến ngôi mộ tức là nhà của họ thì dĩ nhiên hồn ma không tha. Vì thế mà đạo Phật khuyên chúng sinh nên hỏa thiêu thân tứ đại để thần thức không có chỗ nương tựa mà dựa theo ánh sáng của chư Phật để được vãng sinh hay tái sinh. Nói tóm lại nếu thần thức được siêu thoát thì sẽ không có hiện tượng hồn ma bóng quế.
    traderdoclap thích bài này.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Ý Nghĩa Của Vãng Sanh:

    Trong Vãng sanh truyện chúng ta thấy có rất nhiều người do công phu niệm Phật được vãng sanh rất tự tại, biết trước giờ giấc ra đi, không một chút bệnh hoạn, gương mặt lại tươi đẹp hơn lúc bình thường.
    Nhiều người không hiểu lại cho rằng: Niệm Phật mới ba năm đã vãng sanh, là phải chết, ây da! Tôi sợ lắm, thôi thôi, đừng bảo tôi niệm Phật nữa.
    Những người có ý nghĩ như vậy, vì họ không hiểu được ý nghĩa, giá trị cao đẹp của sự vãng sanh, nên mới bị những suy nghĩ tham sống sợ chết, luyến tiếc trần cảnh để phải chịu trôi lăn mãi trong lục đạo luân hồi.
    Pháp môn niệm Phật không có sinh tử, vãng sanh không phải là chết, vãng sanh là sống mà ra đi. Còn chết là không thể vãng sanh. Cho nên pháp môn này còn gọi là pháp môn không sanh, không diệt. Vì trong lúc vãng sanh quý vị rất tỉnh táo và thấy Phật tới rước rồi theo Phật ra đi. Lúc đó cái xác tạm bợ của thế gian này không còn dùng nữa. Sau khi lên đến cõi Tây Phương Cực Lạc quý vị sẽ được một thân tướng trang nghiêm đẹp đẽ y như đức Phật A Di Đà. Như vậy tuyệt đối không phải chết.
    Cho nên tôi thường nói với quý vị rằng: Pháp môn này là pháp môn không già, không bệnh, không chết. Quý vị hãy yên tâm, dừng bước, lắng lòng nhất hướng mà chuyên niệm. Tôi nói đây là sự thật, chẳng phải dối gạt quý vị để làm gì, chỉ cần quý vị chuyên tâm niệm Phật, tới lúc tâm được thanh tịnh thì tất cả chuyện khổ đều không còn nữa, gương mặt lúc nào cũng tự tại vui cười, vì vui tươi nên không già. Người xưa có câu ưu tư khiến cho người mau già, lo buồn khiến quý vị rất dễ lão hóa.
    Hiện giờ chúng ta còn đang mang cái nghiệp báo thân này, sống chết không một chút tự do. Những lúc khổ quá, thọ mạng chưa hết, muốn chết mà vẫn phải sống, đến khi có phước báu nhiều rồi, muốn sống thêm vài năm để hưởng thụ nhưng thọ mạng đã dứt, chừng đó muốn sống vẫn phải chết.
    Do đó, khi quý vị phát tâm niệm Phật hoặc vào niệm Phật đường niệm Phật, thân tâm, thế giới, vạn duyên bên ngoài, tất cả đều buông xuống hết, chỉ còn câu hồng danh A Di Đà Phật với niềm vui đạo hạnh tràn ngập trong lòng, đó gọi là pháp hỷ sung mãn. Sự chuyên cần tu tập đến lúc công phu thành khối, quý vị sẽ không còn ràng buộc bởi cái khổ của bệnh già và chết, chừng đó sanh tử tự tại, muốn ra đi lúc nào tùy ý, muốn ở lại thế gian sống thêm vài ba năm cũng được. Lúc này cái sống của quý vị hoàn toàn mang ý nghĩa cao đẹp và tự biết mình sẽ phải làm những điều gì.
    Người đạt mức sanh tử tự tại là người hội đủ phước báu lên thế giới Tây Phương Cực Lạc để hưởng thụ. Họ không ra đi mà tình nguyện ở lại vì xét thấy còn rất nhiều người có duyên với mình, mình phải giúp đỡ họ, phải độ cho họ, hi vọng có thể dẫn dắt thêm nhiều người cùng nhau về Tây Phương.
    Lý do sống chính đáng như thế tuyệt đối không phải vì tham sống sợ chết hay để hưởng thụ ở thế gian này. Thực ra sự hưởng thụ trên thế gian làm sao sánh bằng Thế giới Cực Lạc ở Tây Phương! Cái nhà mà chúng ta cho là đẹp và sang trọng nhất, đối với người cõi Tây phương Cực Lạc họ không màng đến, bởi vì nhà cửa của họ ờ là thất bảo cung điện, sàn nhà toàn bằng lưu ly (cẩm thạch), đường đi trải bằng vàng, thức ăn chỉ cần nghĩ đến liền hiện ra, đồ vật mọi thứ đều do tâm nghĩ tưởng mà hiện hình.
    Do tập khí ở thế gian nên có lúc khởi niệm ăn uống đến khi giác ngộ lại thức ăn liền biến mất. Cho nên nhà ở cõi Tây Phương Cực Lạc trống không, sạch sẽ vô cùng và không cần có nhà bếp. Quý vị thấy cuộc sống như vậy có sung sướng không? Còn chúng ta đây, đồ đạc chất chứa đầy nhà, muốn dọn dẹp cho gọn gàng sạch sẽ cũng phải mất nhiều thời giờ và phiền phức vô cùng. Cho nên người niệm Phật đến khi công phu thành tựu rồi, nếu xét thấy mình không đủ duyên hóa độ chúng sanh ở thế gian này họ đều mong sớm được lên Tây Phương Cực Lạc để hưởng phước.
    Sau khi lên đến thế giới Cực Lạc rồi, mỗi ngày được thấy Phật, được cúng dường mười vạn ức Phật. Trong Kinh Di Đà nói mười vạn ức Phật, thực tế quý vị có thể cúng dường vô lượng hằng hà sa số Phật. Sở dĩ ngài nói ít hơn như vậy vì Phật rất từ bi, ngài biết sự tỉnh thức của chúng sanh còn rất hạn chế, lên đến đó rồi mà đôi lúc còn khởi tâm nghĩ nhớ về ngôi nhà cũ và những người thân còn ở thế gian. Do đó ngài, mới phương tiện, mà nói cúng dường con số ít hơn thực tế như vậy và bảo chúng ta còn thể trở lại thăm thế gian bất cứ lúc nào đều có thể được.
    Thế giới Tây Phương Cực Lạc trang nghiêm đẹp đẽ như thế. Đi đến đâu cũng có những thành tựu tốt đẹp như thế. Vì sao chúng ta không tranh thủ đi sớm?
    Cũng giống như chúng ta nói với mọi người rằng niệm Phật đường là nơi rất tốt, rất thù thắng để tu tập. Họ nghe qua dễ gì tin ngay. Nhưng sau vài ngày đến đây niệm Phật rồi họ mới chịu tin. Một việc nhỏ ở thế gian này mà người đời còn không hiểu không tin được, nói gì đến cảnh giới thù thắng, viên mãn ở thế giới Tây Phương Cực Lạc.
    Từ chuyện nhỏ suy rộng đến chuyện lớn. Chúng ta có thể nhận thức được phần nào để tăng trưởng thêm niềm tin và thiện căn của mình hầu đem hết tâm nguyện của mình ra niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Chắc chắn sẽ được thành tựu.
    traderdoclap thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    CÂU CHUYỆN 7 CÁI LỌ VÀNG


    ( HT .Thích Minh Chiếu )

    Ðời quá khứ cách đây vô số kiếp, ở cõi Diêm Phù Ðề có một nước lớn tên là Ba La Nại. Thuở đó có một người ham làm giàu đến nỗi không dám ăn no mặc đủ hoặc bố thí giúp đỡ ai. Làm được bao nhiêu người đó mua vàng dần tích trữ, dần dà đóng thành 7 lọ đem chôn giấu kỹ.

    Chẳng may một thời gian sau khi bệnh chết, vì tiếc của nên phải đọa làm rắn độc, ngày ngày quanh quẩn ở xó nhà giữ vàng.

    Năm, tháng trôi qua, căn nhà mục nát sụp đổ, rắn ấy bị chết. Bởi tâm quá tham tiếc nên lại đọa làm thân rắn một lần nữa để coi giữ trên đống đất chôn vàng.

    Cuối cùng, quá chán ngán mệt mỏi rắn thầm nghĩ:
    “Thân thể ta xấu ác bởi vì tham tiếc của, nay phải đem số vàng này cúng dường bố thí để cầu phước báo”.

    Nghĩ xong, rắn bò men tới bên vệ đường, chợt thấy một người đi qua liền gọi:

    - Này bác kia, lại gần đây tôi bảo!
    Khách qua đường thấy rắn liền đáp:
    - Ngươi độc ác như vậy gọi ta làm chi, có phải định hại ta chăng?
    - Ừ, ta ác đấy, nếu bác không nghe lời ta sẽ tác hại.

    Nghe rắn đe dọa, người đó sợ hãi vội lại gần. Rắn nói tiếp:

    - Nhà tôi có 7 lọ vàng, nay muốn nhờ bác đem đi cúng dường bố thí hộ cho.

    Người đó ưng thuận. Rắn dẫn ông ta về nhà chỉ chỗ chôn vàng và bảo ông ta bới lên một lọ rồi dặn:

    - Bác đem vàng này về cúng Trai Tăng và định ngày nào thiết trai cúng dường thì mang một cái gậy lại đây khiêng tôi đến.

    Người ấy mang vàng về chùa giao cho một vị Tăng, chức vụ Duy Na và kể rõ sự tình.

    Ðến ngày thiết trai, người đó trở lại chỗ rắn ở với một chiếc gậy. Rắn gặp ông ta, vui vẻ hỏi han và quấn mình tròn vào chiếc gậy. Ông ta lấy cái khăn chiên phủ lên trên và khiêng tới chùa. Ði nửa đường gặp một người khách lạ hỏi:

    - Ông khiêng cái gì đẹp thế?

    Khách trịnh trọng nhắc tới ba lần câu hỏi đó. Ông ta vẫn cứ yên lặng rảo bước.
    Rắn độc tức giận, ác tâm bộc phát muốn cắn chết ông nhưng lại thầm nghĩ:

    “Người này vì ta làm phúc, ơn đã chưa trả thì ta nên nhẫn”.

    Một lát đi tới khu đồng vắng vẻ, rắn đòi đặt xuống đất và cực lực trách ông ta về thái độ lạnh lùng lúc nãy đối với người khách.
    Ông ta hối hận và xin hứa không bao giờ xử sự như thế nữa.

    Khi đến chùa, rắn độc được nằm trước mặt Tăng chúng.
    Rắn nhờ ông dâng hương.
    Rắn tự lấy tín tâm cung kính quan sát không rời mắt.
    Chư Tăng chú nguyện và thuyết pháp cho rắn nghe, rắn rất hoan hỷ nói:

    - Bạch Ðại Ðức! Xin mời Ngài tới chỗ tôi ở, còn 6 lọ vàng nữa xin dâng cúng dường bố thí để cầu phước.
    Vị Tăng Duy Na theo rắn và người khiêng tới chỗ lấy vàng.

    Cúng dường xong, rắn chết.

    Cũng do phước đức ấy rắn được sanh lên cõi trời Ðao Lợi.
    Ở câu chuyện trên, một hôm Ðức Phật nói với Ngài A Nan rằng:

    - A Nan! Ông có biết người khiêng rắn lúc bấy giờ là ai không? Chính là ta đó! Còn rắn độc thuở đó là ông Xá Lợi Phất. Ngày ấy bị rắn trách mắng ta hổ thẹn và tự thề sanh tâm khiêm hạ đối với mọi loài, mọi vật đều xem bình đẳng mãi mãi không thối chuyển…

    "Tài thí trừ khổ về thân, pháp thí trừ khổ về tâm.
    Tài thí cho tiền vô tận, pháp thí cho trí vô tận
    Tài thí làm thân sung sướng, pháp thí làm tâm sung sướng.
    Tài thí người ngu ham muốn, pháp thí người trí ham muốn
    Tài thí đem vui hiện tiền, pháp thí đem vui Niết bàn. "

    / SuutamloiPhatday/
    --- Gộp bài viết, 20/01/2016, Bài cũ: 20/01/2016 ---
    [​IMG]
    HoaTuBitraderdoclap thích bài này.
  10. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    suutapdoco thích bài này.

Chia sẻ trang này