Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

6553 người đang online, trong đó có 629 thành viên. 20:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158421 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Làm thế nào để trở thành người vui vẻ hạnh phúc?
    [​IMG]

    Có một thanh niên 16 tuổi đến bái lạy một vị Thiền sư cao tuổi, với vẻ mặt u sầu và thất vọng. Anh ta hỏi vị thiền sư: “Thưa ngài, con phải làm thế nào mới trở thành một người vui vẻ hạnh phúc ạ? Và làm thế nào mới có thể đem lại niềm vui cho mọi người?”

    Vị thiền sư nhìn người thanh niên trẻ tuổi vừa cười vừa nói: “Cậu bé! Ở tuổi của cậu mà có nguyện vọng như vậy là đáng quý nhưng cũng khó đạt. Rất nhiều người lớn tuổi hơn cậu, cũng có câu hỏi như thế này nhưng cho dù có giải thích cho họ bao nhiêu thì họ vẫn không hiểu được đạo lý trọng yếu.”

    Người thanh niên trẻ tuổi vẫn chăm chú nghe từng lời của vị thiền sư.
    Vị thiền sư nói tiếp: “Ta tặng cho cậu 4 câu. Câu thứ nhất: Hãy đặt bản thân mình trở thành người khác. Cậu có hiểu hàm nghĩa của câu này không?”

    Người thanh niên trả lời:

    “Có phải là khi mình khổ sở, nếu như coi bản thân mình là người khác thì nỗi khổ sẽ tự nhiên giảm bớt đi. Còn khi mình vui mừng quá mức mà coi mình là người khác thì mình sẽ bình tĩnh trở lại và thản nhiên hơn không ạ?”

    Vị thiền sư gật đầu rồi nói tiếp: “Câu thứ hai là đặt người khác trở thành bản thân mình.”

    Người thanh niên suy nghĩ một lúc rồi trả lời:

    “Khi đặt người khác trở thành bản thân mình, mình có thể hiểu được nỗi khổ cũng như những mong muốn nguyện vọng của họ để thông cảm và giúp đỡ họ khi cần thiết, phải không ạ?’

    Vị thiền sư vui vẻ biểu lộ ra sự hài lòng rồi nói tiếp câu thứ ba: “Xem người khác là chính bản thân họ.”

    Người thanh niên nhanh nhảu trả lời:

    “Thưa ngài, câu này có phải có ý là: Tôn trọng sự riêng tư của mỗi người, không xâm phạm vào điều của riêng người khác.”

    Vị thiền sư bật cười ha ha rồi nói: “Tốt lắm, tốt lắm, đứa trẻ này cũng rất dễ dạy bảo! Câu thứ tư chính là xem bản thân mình là chính bản thân mình!”

    Câu nói này có vẻ khó với người thanh niên trẻ, cậu ta suy nghĩ mãi một hồi lâu rồi mới chậm rãi nói:
    “Thưa ngài, câu nói này con nhất thời chưa thể hiểu được. Nhưng trong bốn câu nói này con thấy có sự bất đồng, con phải làm thế nào để thống nhất chúng lại ạ?”

    Vị thiền sư trả lời: “Rất đơn giản cậu bé ạ! Con haỹ dùng thời gian và kinh nghiệm của bản thân mình rồi con sẽ làm được!”

    Người thanh niên không hỏi thêm mà quỳ gối cáo biệt vị thiền sư. Nhiều năm sau này, cậu thanh niên đã trở thành một người đàn ông trưởng thành rồi thành một ông lão vui vẻ hạnh phúc. Ông cũng thường xuyên đem bài học này và kinh nghiệm của mình chia sẻ với những người xung quanh, đặt biệt là những thanh niên trẻ tuổi. Sau khi trãi qua nhiều điều trong cuộc sống, ông đã hiểu được 4 câu nói vủa vị thiền sư khi xưa là:

    1.Khi đặt bản thân mình là người khác để đối đãi thì chính là VÔ NGÃ.
    2.Khi đặt người khác là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là TỪ BI.
    3.Khi đặt người khác chính là bản thân họ để đối đãi thì đó chính là TRÍ TUỆ.
    4.Khi đặt bản thân mình là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là TỰ TẠI


    Theo Letu.life
    MaiTrà dịch

    __(())__
    Binh Yen, suutapdocotraderdoclap thích bài này.
  2. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Cùng '' hệ '' thương nhau
    [​IMG]
    HỎI :

    Bạch thầy!
    Con từng nói với thầy một chuyện là bạn bè con rất nhiều người bị đồng tính luyến ái! Dẫu là con cũng có nghe qua những bài pháp về Kinh nhân quả nhưng thực sự đệ tử chưa tường tận được nguyên do. Mong thầy chỉ dạy giúp con đâu là nguyên do thực sự để bị đồng tính luyến ái? Và làm thế nào để có thể tiêu giảm hay chuyển hoá nghiệp chướng ở đời này ạ?

    Nhìn thấy họ con thật sự xót xa, thân nam mà tâm nữ, rồi lại thân nữ tâm nam. Bản thân con cũng muốn tỏ tường nguyên nhân, thứ nhất để mình ko đc phạm phải, thứ 2 có thể giúp nếu ai đó có nguy cơ phạm phải, để kiếp sau họ ko phải làm người thân 1 đường mà tâm một nẻo.

    Kính mong thầy chỉ dạy cho đệ tử được tỏ tường!

    Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát!

    ĐÁP :

    Mô Phật
    Chào Đạo hữu HTU

    Có nhiều NHÂN để dẫn đến QUẢ bị Đồng tính luyến ái.
    Nguyên nhân lớn nhất là người đó có quá nhiều kiếp sống trong những đời quá khứ tình cảm, ******** lăng nhăng.. và dâm dục quá độ, (tà dâm), không chung thủy trong đời sống hôn nhân 1 vợ 1 chồng nên đã dẫn đến hậu quả này. Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân khác như làm nghề thiến, những nghề buôn bán thân xác mãi dâm, trêu chọc người DTLA.. cũng đưa đến quả báo tương tợ.

    Thầy cũng có 1 vài người Phật tử trong dạng DTLA, có người muốn từ bỏ Nghiệp này nhưng có người thì chấp nhận và không muốn thay đổi, họ happy là người DTLA. Đối với những người đau khổ vì căn bịnh này, muốn chuyển hóa thì chỉ có con đường duy nhất là phải Sám hối, tu tập, phát nguyện chung thủy trọn đời với đối tượng hôn phối của mình. Trong kiếp này có thể vẫn chưa hết Nghiệp DTLA nhưng kiếp sau sẽ là một người không bị lưỡng tính nữa..

    Đồng Tính không phải là một căn ''bịnh'' mà y khoa có thể chữa trị , mà chính là biệt Nghiệp, chỉ nên giúp ý kiến, không nên kỳ thị và áp đặt người DTLA bởi quan kiến của mình khi họ chưa có ý hướng đổi thay.

    Chúc Xuân an lành

    Bodhgaya monk

    __(())___
    Binh Yen, suutapdocotraderdoclap thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    - Câu Chuyện Đầu Năm Bính Thân - 3 Chú Khỉ .
    [​IMG]
    Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa.
    Thoạt đầu khi mới nhìn qua bức tượng này có lẽ ai trong chúng ta cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó. Đó là: “không nói, không thấy, không nghe”. Nhưng nếu hiểu như vậy thì thiếu chính xác và chưa đầy đủ.

    Thực ra, nguồn gốc xuất xứ của bức tượng này bắt nguồn từ Ấn Độ vài ngàn năm về trước. Lúc đầu, đó là bức tượng về một vị thần, là thần Vajrakilaya. Đây là vị thần có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng. Theo đó bức tượng được khắc nhằm để răn dạy mỗi người:
    -'' không được nói bậy, không nhìn bậy và không nghe bậy.''...

    Tư tưởng “ba không” đó theo các nhà tu Phật giáo đi qua Trung Quốc không rõ vào thời kì nào. Sau đó vào khoảng thế kỷ thứ 9 (có tài liệu ghi năm 838), một thiền sư người Nhật trong chuyến đi làm phật sự ở Trung Quốc đã mang theo về Nhật tư tưởng này.
    Tại Nhật Bản, vùng Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc) trong đền Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ (tổng cộng có tám bức khác nhau) có tượng ba con khỉ tên là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru: bịt tai, bịt mắt và bịt miệng bằng gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro rất nổi tiếng từ thế kỉ XVII.
    Vì từ “zaru” gần âm với “saru” có nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt miệng, bịt mắt, bịt tai với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu đạt triết lý này.
    Người Nhật còn có thâm ý sâu xa hơn nhiều khi họ muốn: “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”. Khi tâm ở trạng thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện.

    Hình ảnh “Bộ khỉ tam không” còn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của “Tâm viên ý mã” trong phép thiền. “Tâm viên là vượn tâm, là tâm tán loạn như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, thường chuyền hết từ cành này sang cành cây khác, lại hay phá phách, bắt chước nên người đời có câu “liếng khỉ”.

    Tâm người ta cũng thế, không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghĩ, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con nguời đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não, cấu uế… Chính điều nầy là nguyên nhân cho mọi xáo trộn trong đời sống tinh thần của mỗi người .

    Trong xã hội hiện nay bức tượng ba con khỉ càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Bởi mỗi người đều đang tự làm khổ chính mình. Khổ vì nghe chuyện thiên hạ, khổ vì nói chuyện thế gian và khổ vì nhìn lỗi người khác.

    Bởi vậy, nếu biết tu sửa thân tâm, nhìn lỗi của người khác như lời nhắc nhở để ta không phạm phải những sai lầm đó. Lúc nào cũng nhìn tất cả mọi người quanh ta đều như những Bồ tát đến để nhắc nhở ta .
    Từng bước, từng bước như vậy chúng ta sẽ dần hoàn thiện được con người của mình. Không phải nhờ năng lực siêu nhiên nào khiến bản thân mình thay đổi mà chính sự nhận thức sâu sắc từ trong tâm sẽ giúp ta nhìn được mọi vấn đề một cách vẹn toàn nhất.

    Hình ảnh “Bộ khỉ tam không” tưởng như đơn giản mà lại mang những giáo lý ẩn dụ vô cùng sâu sắc.

    Chúc các bạn và gia đình luôn an lành sức vui xuân hạnh phúc ...

    ''hvst ''
    Binh Yen, HoaTuBitraderdoclap thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Nhắc lại các câu " thần chú" hàng ngày để thực hành
    1 - Mackeno ( là Mặc kệ nó - rồi mọi chuyện cũng qua )
    2 - Nam Mô A Di Đà Phật - Mỗi người mỗi tật
    3 - Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm - Ai cũng có lúc hâm
    4 - Nam Mô Bồ Tát Đại Thế Trí - Mỗi người mỗi ý
    5 - Xin bổ xung các câu "thần chú" để luôn nhắc nhau ...
    Rồi nghe để tự nhắc bản thân mình :
    THAM SÂN SI-ĐĐ. Thích Minh Niệm giảng
    Last edited: 16/02/2016
    Binh Yen, HoaTuBitraderdoclap thích bài này.
  5. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Lời nguyện Chú Đại Bi

    Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
    nguyện con mau biết tất cả pháp.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
    nguyện con sớm được mắt trí huệ.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
    nguyện con mau độ các chúng sanh,
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
    nguyện con sớm được phương tiện khéo.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
    nguyện con mau lên thuyền bát nhã.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
    nguyện con sớm được qua biển khổ,
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
    nguyện con mau được đạo giới định.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
    nguyện con sớm lên non Niết Bàn.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
    nguyện con mau về nhà vô vi.
    Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
    nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.
    Nếu con hướng về nơi non đao,
    non đao tức thời liền sụp đổ.
    Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
    nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
    Nếu con hướng về cõi địa ngục,
    địa ngục liền mau tự tiêu diệt,
    Nếu con hướng về loài ngạ quỷ.
    Ngạ quỷ liền được tự no đủ,
    Nếu con hướng về chúng Tu La,
    Tu la tâm ác tự điều phục,
    Nếu con hướng về các súc sanh,
    súc sanh tự được trí huệ lớn.

    Nam mô đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
    Binh Yen, traderdoclapsuutapdoco thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Binh Yentraderdoclap thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Vượt Lên Chính Mình
    [​IMG]
    Người ta thường hay nói rằng :'' nếu biết trước hậu quả của sự việc như vầy thì tôi sẽ không làm sự việc đó! ''

    Thế nhưng trong thực tế lại khác hẳn.
    Mặc dù biết trước kết quả nhưng người ta vẫn làm.
    Như việc hút thuốc, mặc dù trên bao thuốc có ghi "Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe" người ta vẫn hút. Mặc dù biết cờ bạc là cửa nhà tan nát, biết uống rượu là hại gan, là hư đốn. Biết tình cảm lăng nhăng ngoài vợ ngoài chồng là tự xô ngã hạnh phúc của chính mình.. Thế nhưng người ta vẫn thản nhiên tiếp tục. Chừng nào bị bệnh rồi hẳn hay, chừng nào đổ vỡ hẳn hay, người ta đinh ninh như thế.

    Đến khi đỗ vỡ, bệnh hoạn, bất an, khốn khổ.., người ta đến chùa, đến nhà thờ cầu nguyện, tìm các vị tu hành khẩn thiết xin giúp đỡ..Thật sự không nơi nào và không ai giúp được gì . Trong cái nhìn từ bi thương xót, có chăng các vị tu hành sẽ lập lại câu nói:

    ''Bồ Tát sợ Nhân, còn chúng sinh sợ Quả''

    - Do vậy, nên sống Chánh Niệm và thận trọng, dõng mãnh bước qua những '' đam mê vực thẳm'' của bạn để tránh sảy ra những hậu quả tang thương.

    '' Trước khi giọt nước mắt lăn
    Biết dừng chân, kẻo ăn năn muộn màng...'' bạn nhé!

    Namo Buddhaya

    __(())__
    Binh Yentraderdoclap thích bài này.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

    Ngày 15/1 hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á. Có nơi thậm chí còn quan niệm "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng". Ở Trung Quốc, ngày này người ta tổ chức Lễ hội đèn lồng để chính thức kết thúc những ngày Tết nguyên đán.
    TIN LIÊN QUAN

    [​IMG]
    Liên quan đến ngày Lễ đèn lồng kỷ niệm ngày trăng tròn đầu tiên theo lịch âm này có rất nhiều truyền thuyết đã được dựng lên.

    Truyền thuyết thứ nhất kể rằng: "Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết.

    Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân Thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới.

    Rất may cho loài người là có một số vị thần trên Thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên Thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong".


    Truyền thuyết thứ hai kể rằng: "Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ tên là Yuanxiao sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1 đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần có tên là Dongfang Shuo đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16 tháng 1, Thiên dình sẽ sai Hỏa thần xuống thiêu rụi Kinh thành.

    Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15. Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không hề ai biết".



    Tuy nhiên, cả hai câu chuyện trên chỉ là truyền thuyết, còn theo các học giả Trung Quốc thì Lễ hội đèn lồng xuất phát từ truyền thống sử dụng lửa để kỷ niêm ngày lễ hội và xua đi những điều không may của người dân nước này.

    Nhưng kể từ khi đạo Phật du nhập vào Trung Quốc vào thời Hán thì Lễ hội đèn lồng đã khoác lên mình những màu sắc tôn giáo khác nhau. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ Đức Phật, trong khi những người theo Đạo giáo thì dùng ngày này để kỷ niệm sinh nhật của Hoả thần.


    Không chỉ có đèn lồng, vào ngày này người ta còn làm những cái bánh Yuanxiao (giống như bánh chưng của Việt Nam). Vì vậy, có nhiều nơi Lễ hội đèn lồng còn được gọi là Lễ hội bánh Yuanxiao.

    Tuy nhiên, dù tên gọi có là gì thì đây cũng được coi là một ngày Lễ rất quan trọng của người Trung Quốc, là một phần quan trọng trong dịp Tết nguyên đán. Nó là Lễ hội chính thức khép lại những ngày Tết nguyên đán của người dân nơi đây.


    Xuân Thắng (VTC)
    Binh Yentraderdoclap thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Nhẫn Nhục Để Đi Tới - Thích Minh Niệm
    --- Gộp bài viết, 22/02/2016, Bài cũ: 22/02/2016 ---
    Bao Nhiêu Lầm Lỡ Cũng Do Tâm - TS. Thích Minh Niệm
    Binh Yentraderdoclap thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Thành công và hạnh phúc - Thích Minh Niệm

Chia sẻ trang này