Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

2943 người đang online, trong đó có 58 thành viên. 05:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 158756 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317

    Tu Mau Kẻo Trễ
    Hỏi: Kẻ một đời tạo ác, khi lâm chung duy niệm Phật, đã được đới nghiệp vãng sanh, lại còn không thối chuyển; nguyện lực của Đức A Di Đà thâm diệu, thật không thể nghĩ bàn! Vậy thì bây giờ tôi tạo tác theo duyên đời, đợi khi sắp chết rồi sẽ niệm Phật có được chăng?

    Đáp: Khổ thay! Lời ấy rất ngu muội sai lầm, còn nguy hiểm hơn thứ rượu độc, đã hại mình lại làm hại lây đến hàng tăng ni, người, thiện tín trong đời nữa! Sở dĩ hàng phàm phu nghịch ác khi lâm chung biết niệm Phật, là do từ trước họ đã có căn lành, phước đức, nhân duyên, nên mới được gặp thiện tri thức, mới khởi lòng tin tưởng và phụng hành. Đó là việc cầu may trong muôn một, đâu phải mỗi người đều được như thế? Luận Quần Nghi nói:

    'Trong đời có mười hạng người khi lâm chung không niệm Phật được:

    1- Không gặp bạn lành, nên chẳng ai khuyên niệm.
    2- Nghiệp khổ bức thiết, không yên ổn rảnh rỗi để niệm Phật.
    3- Trúng phong cứng họng, không thể xưng danh Phật.
    4- Cuồng loạn mất trí, không thể chú tâm tưởng niệm.
    5- Thoạt gặp tai nạn nước lửa, mất sự điềm tỉnh chí thành.
    6- Bỗng gặp cọp, beo, ác thú làm hại.
    7- Khi lâm chung bị bạn ác phá hoại lòng tin.
    8- Gặp bạo bịnh hôn me bất tỉnh mà qua đời.
    9- Bị trúng thương, thoạt chết giữa quân trận.
    10- Từ trên cao té xuống mà mạng vong.

    Mười sự kiện trên đây là những việc thường nghe thấy, không luận tăng, tục, nam, nữ, hạng nào cũng có thể bị vướng vào. Đó là do túc nghiệp hoặc thiện nghiệp chiêu cảm, nên sự việc bỗng nhiên xảy ra, không còn trốn tránh kịp. Ông đã không phải là bậc thánh nhơn chứng túc mạng thông, biết được khi lâm chung có nghiệp hay không nghiệp, lại chẳng phải là bậc đủ tha tâm, thiên nhãn, biết mình khi mạng chung chết tốt hoặc xấu, mà bình thời không niệm Phật, đến khi lâm chung nếu rủi mắc phải một trong mười duyên ác đó, thì sẽ liệu ra sao? Chừng ấy dù có Phật sống hay bao nhiêu thiện tri thức đứng vây quanh cũng không làm thế nào cứu được, và thần thức ông sẽ tùy theo nghiệp đi vào chốn tam đồ bát nạn, nhiều kiếp chịu khổ, biết có còn được nghe danh hiệu của Phật như ngày nay chăng?
    ...........
    Tịnh Độ Hoặc Vấn
    Thiên Như Duy Tắc Thiền Sư thuật
    Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Tâm-trí sẽ được an-bình không cần hao-tốn gì cả!
    Nếu ta biết loại-bỏ 3 điều này đi (3 chữ C trong tiếng Anh):

    - Criticizing: Chỉ-trích!
    - Comparing: So-sánh!
    - Complaining: Phàn-nàn!

    (*____*)

    Namo Buddhaya
    [​IMG]
    A Di Đà Phật
    Hỏi :

    Xin thầy giải thích dùm con từ Chánh Pháp và Mạt Pháp .
    Theo con hiểu, thời Chánh Pháp biểu hiện nhiều tích cực,
    thời Mạt Pháp biểu hiện nhiều tiêu cực, đúng không ạ?
    Con đi chùa nhưng cứ thấy nhan nhản những điều tiêu cực nên giờ con không muốn đi nữa thầy ạ,
    Xin cho một niềm tin để tiếp tục con đường Tâm linh ạ!
    (Một Phật tử Hải Phòng)

    Đáp:
    Namo Buddhaya


    Thưa Đạo hữu.
    Theo cá nhân thầy, nói ''Mạt Pháp'' là sai.
    Pháp của Phật là Chân Lý, mà Chân Lý thì trước sau như một,
    làm sao mà mạt được? (Vì nếu mạt, rõ không phải là Chân Lý)
    Do vậy, chỉ có lòng người mạt mà thôi!
    Cổ nhân có câu : " Nhân hư đạo bất hư'' .

    Khi ta sống có Chánh Niệm là ta tự vuông tròn cho chính mình.
    Còn cảnh đời thì lúc nào cũng có những dở hay, tốt xấu.. (trên tất cả mọi lĩnh vực chứ không riêng gì Phật giáo). Ngay trong thời Phật còn tại thế cũng có Devadatta, nhóm lục quần tỳ kheo, nhứt xiển đề hư đốn kia mà!..
    Như vậy rõ ràng trong thời Phật cũng đã có ''Mạt Pháp'' rồi ?

    - Một khi ta sống thất niệm, tạo nhiều nghiệp bất thiện.
    Dẫu hiện diện trong thời Chánh Pháp thì vẫn cứ là Mạt Pháp thôi!
    - Khi ta sống Chánh Niệm, tinh cần, lão thật tu hành, thì dẫu bên ngoài là Mạt Pháp nhưng lòng ta là Chánh Pháp ngự trị.

    Tóm lại, Mạt Pháp hay Chánh Pháp có mặt hay không,
    là do tâm niệm và thái độ tu hành của chính bản thân ta chứ không do hoàn cảnh...

    ( Vài dòng chia sẻ cùng Đạo hữu. ..
    Dạo này thầy khá nhiều Phật sự nên cũng không reply cho Đạo hữu thường xuyên được, hoan hỉ nhé!..(*__*)

    With Metta
    Bodhgaya Monk

    __(())__

    Thích Tánh Tuệ
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Thảnh Thơi Bây Giờ Hoặc Không Bao Giờ - TS. Thích Minh Niệm


    12 Nguyện

    Một nguyện nguồn linh thường rỗng lặng
    Hai nguyện tạng thức dứt lăng xăng
    Ba nguyện khối nghi đều tan nát
    Bốn nguyện trăng định mãi tròn đầy
    Năm nguyện Pháp trần ko khởi diệt
    Sáu nguyện lưới ái lìa buộc ràng
    Bảy nguyện suy nghĩ hành thập địa
    Tám nguyện nghe suốt, bỏ tam Thiên
    Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót
    Mười nguyện ý ngựa dứt yên cương
    Mười một nguyện mở lòng nghe Phật dạy
    Mười hai nguyện mến thích ***** Thiền !

    Last edited: 03/03/2016
    traderdoclap, DungTri86HoaTuBi thích bài này.
  4. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Tu tập ba Nghiệp - HT. Thích Liêm Chính
    traderdoclapDungTri86 thích bài này.
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    HT giảng hay quá ! Tks

    12 Nguyện
    Một nguyện nguồn linh thường rỗng lặng
    Hai nguyện tạng thức dứt lăng xăng
    Ba nguyện khối nghi đều tan nát
    Bốn nguyện trăng định mãi tròn đầy
    Năm nguyện Pháp trần ko khởi diệt
    Sáu nguyện lưới ái lìa buộc ràng
    Bảy nguyện suy nghĩ hành thập địa
    Tám nguyện nghe suốt, bỏ tam Thiên
    Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót
    Mười nguyện ý ngựa dứt yên cương
    Mười một nguyện mở lòng nghe Phật dạy
    Mười hai nguyện mến thích T.ổ S. ư Thiền !
    traderdoclapDungTri86 thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Sức Hấp Dẫn - Thầy. Thích Pháp Hòa (Charlotte NC, Dec.13, 2015)
    traderdoclap thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    Chúc phái nữ luôn sống trong ...
    Chánh Tinh Tấn
    Thích Viên Thành

    [​IMG]

    Chánh Tinh Tấn quyết tâm làm điều tốt

    Tứ chánh cần đích thực đấy công phu

    Thiện và ác như ánh sáng mây mù

    Ngăn ngừa ác lỡ phát sanh dừng lại

    Thiện đã sanh lợi ích ta quyết phải

    Mãi duy trì phát triển chuyển khổ đau

    Lành chưa sanh bền chí kích hoạt vào

    Không làm ác phải cố tâm hành thiện

    Trong tàng thức dung chứa suy vinh hiển

    Tưới tắm vào sẽ phát triển nẩy sinh

    Giống khổ đau gây khổ lụy cho mình

    Điều thiện ích mang an vui muôn loại

    Bao tiêu cực hãy làm cho suy thoái

    Tích cực gom năng lượng phát triển nhanh

    Mang yêu thương trang trải những điều lành

    Dùng trí tuệ sáng soi trong cuộc sống

    Những tiện nghi cung cấp thường sinh động

    Hướng mọi người đến giải thoát an vui

    Trong đường tu không tinh tấn ắt lùi

    Hãy quyết tâm tương lai trong tay bạn !

    Khi tinh tấn sức mạnh xua ngao ngán

    Nỗi khổ đau cũng tan biến theo dần

    Mang an lạc hòa dịu khắp tâm thân

    Cho hạnh phúc truyền lưu toàn nhân thế

    Luôn cần mẫn điều thiện lành kính lễ

    Niềm an vui đích thật sẽ chánh chân

    Bao xiềng xích quyết chí cởi bỏ dần

    Mới hy vọng được tự do chân thật


    Quý Đông, Giáp Ngọ (01/2015)
    An Lạc thất, những ngày tịnh dưỡng
    Thích Viên Thành
    traderdoclapBinh Yen thích bài này.
  8. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    hay quá bác ạ
    suutapdocoHoaTuBi thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    BIẾT TRƯỚC KHỎI NGỠ NGÀNG - ĐĐ THÍCH TRÍ HUỆ
    traderdoclap thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    Con cái và cha mẹ ở kiếp này có duyên nợ gì với nhau?

    Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại,

    - Một là đến để báo ơn,
    - Hai là đến để đòi nợ,
    - Ba là đến để trả nợ,
    - Bốn là đến để báo oán.

    Nếu không có nợ nhau thì không có gặp gỡ, hãy cùng xem câu chuyện dưới đây để hiểu hơn về điều này.

    - Ở một ngôi làng kia có một cặp vợ chồng nông dân. Hai vợ chồng họ mãi mới sinh được một cô con gái. Nhưng con gái họ vừa chào đời đã có nhiều bệnh tật, thường xuyên ốm yếu. Cũng chính vì có một đứa con mà con lại ốm yếu nên hai vợ chồng họ rất sủng ái đứa con này, đứa trẻ muốn gì được đấy.

    Vì để chữa bệnh cho con gái, tiền của và tài sản trong nhà họ lần lượt ra đi. Vào năm con gái họ tròn 18 tuổi, tài sản trong nhà chỉ còn lại 1 con ngựa duy nhất. Một ngày, con gái họ lại chỉ vào con ngựa này và nói: “Con muốn ăn thịt ngựa, cha mẹ hãy làm thịt con ngựa này đi.”
    Hai vợ chồng người nông dân nhìn con ngựa khỏe mạnh, là tài sản duy nhất trong nhà, giúp làm việc đồng áng nên không lỡ lòng giết nó. Nhưng nhìn cô con gái duy nhất đang nằm trên giường thoi thóp thì trong lòng lại thấy đáng thương.

    Trong lúc hai người họ còn đang phân vân thì cô con gái kia lại nhắc lại một lần nữa: “Con đang rất muốn ăn thịt ngựa. Cha mẹ không giết thịt con ngựa này đi thì con sẽ chết mất.”

    Hai vợ chồng họ thấy con gái nói như vậy liền vô cùng luống cuống hoảng loạn liền mang con ngựa ra giết thịt. Sau khi làm thịt con ngựa, vợ chồng họ làm món hầm cho con gái ăn. Nhưng thật không ngờ, chỉ nửa canh giờ sau khi ăn, con gái họ nằm trên giường mà chết.

    Hai vợ chồng người nông dân gào khóc thảm thiết. Hàng xóm láng giềng đến an ủi động viên nhưng cũng không thể làm vơi đi nỗi đau mất con trong lòng họ.

    Con gái chết đi là một sự đả kích rất lớn đối với họ. Mặc dù họ biết rằng, từ khi con gái ra đời đều là mang đến vô cùng nhiều họa nạn, đến mức mà ngay cả tiền làm tang chôn cất cũng không còn. Nhưng vì thương con, vợ chồng họ cũng không còn thiết sống, cả ngày thẫn thờ.

    Thấy thương cho tình cảnh của hai vợ chồng họ, một người đàn ông trong làng đã tìm đến nhà nói với họ rằng: “Ở ngôi chùa ở phía nam của ngọn núi kia có một lão hòa thượng. Ông ấy có thể giải phá được rất nhiều chuyện ly kỳ. Hai người thử lên núi tìm gặp lão hòa thượng để hỏi về chuyện của con gái hai người xem.”

    Thế là, hai vợ chồng người nông dân này trèo đèo lội suối tìm đến gặp lão hòa thượng để thỉnh giáo. Sau khi kể hết sự tình về con gái từ khi ra đời đến lúc mất đi, người chồng cất lời hỏi: “Thưa thầy, không biết nhân duyên kiếp trước của vợ chồng con và đứa con gái này là như thế nào ạ?”

    Vị lão hòa thượng nghe xong không nói gì mà nhắm mắt lại ngồi thiền nửa ngày. Sau đó, ông chậm rãi nói: “Ở kiếp trước, thí chủ còn nợ con của thí chủ một khoản nợ nên kiếp này phải hoàn trả. Hai người có muốn biết kỹ càng về khoản nợ này không?”

    Hai vợ chồng họ phủ phục trước mặt lão hòa thượng rồi nói: “Chúng con muốn biết nguyên nhân thực sự là gì? Xin lão phương trượng nói chi tiết ạ!”

    Lão hòa thượng vừa nhắm mắt lại vừa chậm chạp nói: “Ở kiếp trước, con gái của hai người là thiên kim tiểu thư của một gia đình giàu có. Vào năm thiên kim tiểu thư này 18 tuổi, cha mẹ họ cùng cô con gái của mình đi thăm người thân. Không ngờ giữa đường lại gặp một toán cướp. Thủ lĩnh của toán cướp đó chính là con ngựa của nhà thí chủ ở kiếp này, còn hai thí chủ khi đó là đám thuộc hạ của nó.(tức con ngựa kiếp này) Ba tên cướp này đã cướp sạch tài sản của nhà họ, giết chết cha mẹ cô gái, đánh đuổi người nhà họ, tên thủ lĩnh còn cưỡng hiếp cô ấy. Cuối cùng, vị tiểu thư này đứng trên vách núi thề rằng: “Kiếp sau nhất định ta phải lấy đầu tên thủ lĩnh này để trả mối hận trong lòng mình.” Nói xong, vị tiểu thư này nhảy xuống núi tự vẫn. Về sau, tên thủ lĩnh vì cướp bóc quá nhiều chết bị đầu thai thành súc sinh, còn hai thí chủ về sau có làm việc thiện nên vẫn được đầu thai làm người nhưng phải hoàn trả khoản nợ kia. Vị tiểu thư kia chuyển sinh làm con gái của hai người chính là để đòi nợ kiếp trước.''

    Hai vợ chồng họ nghe xong nửa tin nửa ngờ: “Hòa thượng! Những lời ngài nói là thật sao?”

    Lão hòa thượng nhìn hai vợ chồng họ rồi nói thêm: “Thí chủ hãy nghĩ lại tất cả mọi chuyện xảy ra với bản thân và cô con gái của mình thì sẽ thấy rõ điều này. Tất cả tài sản của thí chủ đều dùng để chữa bệnh và nuôi dưỡng con gái, đây chính là tài sản mà thí chủ lấy của người ta ở kiếp trước nay phải trả lại. Đến năm 18 tuổi, con gái thí chủ nhất định đòi giết thịt con ngựa kia, chẳng là ứng với lời thề kiếp trước sao?”

    Hai vợ chồng người nông dân này bấy giờ mới ngẫm nghĩ lại thì thấy quả đúng là mọi chuyện đều y như lời vị hòa thượng nói. Họ lập tức bái lạy rồi thỉnh cầu: “Xin phương trượng chỉ bảo cách để chúng con thoát khỏi nghiệp lực này?”

    Lão hòa thượng trả lời: “Chỉ có vứt bỏ cái ác, một lòng hành thiện, làm một người lương thiện thì mới có thể hóa giải hết được. Nếu làm việc ác thì kiếp này không trả, kiếp sau sẽ vẫn phải trả hết.”

    Hai vợ chồng họ cung kính cảm ơn vị lão hòa thượng rồi ra về. Cũng từ đó, hai vợ chồng họ một lòng hướng Phật, làm việc tốt để mong sám hối cho những tội ác ở kiếp trước của mình và cũng là để gieo trồng phúc báo cho kiếp sau.

    Namo Buddhaya

    ___(())___
    kevin phamBinh Yen thích bài này.

Chia sẻ trang này