Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

8109 người đang online, trong đó có 1004 thành viên. 10:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158409 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    KHI NGỦ THẦN THỨC ĐI VỀ ĐÂU


    ☆Hỏi:

    Thưa thầy, tại sao lúc người ta ngủ, thì cái thần thức nó đi đâu? Mà người ngủ như chết chẳng biết trời trăng mây nước gì nữa?

    ☆Đáp:

    Câu hỏi nầy có liên quan đến Duy Thức học. Vấn đề nầy, nếu phải luận bàn cho tận tường rõ lẽ thì thật là dài dòng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin được trả lời một cách tóm tắt ngắn gọn thôi. Nếu muốn tìm hiểu tận tường vấn đề hơn, thì xin Phật tử có thể nghiên cứu qua môn Duy thức học. Môn học nầy rất khó, vì nó là môn tâm lý học rất sâu sắc tuyệt vời của Phật giáo.

    Theo Duy Thức, thì mỗi người chúng ta có tám thức gọi là Bát thức tâm vương. Tám thức gồm có: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, mạt na, A lại da. Trong lúc chúng ta ngủ, thì tiền ngủ thức ( nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ) không có hoạt động mạnh mẽ như lúc còn thức. Chỉ có ý thức hoạt động một mình, nên các nhà Duy Thức gọi đó là “Mộng trung ý thức” hay “Độc đầu ý thức” ( tức sự hoạt động riêng rẽ của thức thứ sáu ). Chính vì nó hoạt động, nên chúng ta mới thấy có những điềm mộng lành dữ trong khi ngủ. Đây là do thức thứ sáu hợp tác chặt chẽ cùng với Mạt na thức ( thức thứ bảy ) lấy ra từ trong kho A lại da thức. Thức thứ bảy nầy, còn có tên khác là truyền tống thức. Nghĩa là nhiệm vụ của nó chỉ mang các chúng tử vào kho và cần thì nó đem ra. Cho nên, khi thức thứ sáu cần thì thức bảy nầy mang đem ra. Giống như người giữ kho chuyên giữ cất các loại hồ sơ vậy. Song có điều tuy nhiệm vụ nó là chuyên giữ kho, nhưng nó lại chấp cái kho đó là của nó. Kinh gọi là chấp ngã.

    Thức A lại da, còn gọi là tàng thức, tức kho chứa các loại hạt giống (chủng tử ). Bởi thức nầy có ba công năng: “năng tàng, sở tàng và ngã ái chấp tàng”. Năng tàng là thức nầy có khả năng dung chứa các thứ chủng tử lành dữ. Sở tàng là dụ như cái kho để chứa. Vì thế, thức thứ tám nầy, nó còn có tên là A đà na thức. Vì dựa trên khả năng duy trì chủng tử không cho sót mất, nên nó mới có tên là A đà na: duy trì nghiệp chủng. Như vậy, cái mà chúng ta gọi là chiêm bao là do ý thức hoạt động và chính nó moi ra các loại chủng tử được cất chứa trong kho A lại da thức nầy.

    Thật ra, trong lúc chúng ta ngủ các thức vẫn hoạt động, nhưng vì cường độ hoạt động của nó lu mờ đi không mạnh mẽ như lúc chúng ta còn thức, chớ không phải chết đi như nhiều người lầm tưởng. Nếu chết, thì chúng hoàn toàn không còn hoạt động được nữa. Chúng chỉ ngấm ngầm hoạt động, duy chỉ có ý thức là hoạt động mạnh trong giấc ngủ mà thôi. Nếu như chúng nó không hoạt động, thì tại sao khi có người bật đèn lên là thấy sáng và có người kêu, hoặc có tiếng động mạnh thì chúng ta liền thức dậy. Như thế, đủ chứng minh rằng, trong lúc ngủ các thức vẫn còn hoạt động, chớ không phải chết hay đi đâu cả.

    Namo Buddhaya

    __(())__
    --- Gộp bài viết, 03/06/2016, Bài cũ: 03/06/2016 ---
    Khổ Nhất Là Gì? GS Thích Thiện Thuận
    HoaTuBitraderdoclap thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Đối Thoại Với Người Không Tin Đời Sau - Thích Nhật Từ - TuSachPhatHoc.com
    traderdoclapHoaTuBi thích bài này.
  3. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Nhẫn là chìa khóa để tránh được họa lớn
    28/04/2016

    [​IMG]
    (Ảnh minh họa/Ngồn: Internet)


    Bài Liên Quan
    7 lời khuyên để trở thành người có tâm hồn đẹp
    Làm ơn không cần báo đáp, không cầu mà tự được
    4 điển tích về Hàn Tín chịu nhục, ấp ủ chí lớn
    8 chữ người xưa dạy phải nhớ kỹ trong cuộc đời
    Nhân quả báo ứng không sai một điểm
    Trong lòng biết rõ thiện ác chưa đủ, cần phải xét ở chỗ hành động


    Ban đầu, Tô Thành cho rằng ông lão mùa này nói năng nhảm nhí nên không để ý. Nhưng một lát sau, anh ta nhìn thấy một đám người xa lạ không biết từ đâu, người thì cầm cưa, người cầm rìu đi tới nói với Tô Thành đang ngồi dưới gốc cây: “Bây giờ chúng tôi phải chặt cái cây này đi rồi!”.

    Tô Thành nghe xong vô cùng kinh ngạc, bèn hỏi: “Cây liễu này sinh trưởng bên cạnh đường, nếu như bây giờ mọi người chặt mất thì vào mùa hè trời nóng nực những người lữ hành qua đây sẽ không còn chỗ nghỉ chân hóng mát nữa.”

    Những người đó lại nói: “Người chủ của cái cây này đã bán nó đi rồi, đâu con cách nào!”

    Tô Thành liền nói: “Tôi sẽ mua cái cây này với giá cao hơn giá cũ mà các anh mua để lấy chỗ dừng chân cho người đi đường. Các anh thấy như thế có được không?”

    Những người kia đồng ý và nói: “Như vậy thì đương nhiên là được!” Họ hẹn nhau ngày hôm sau sẽ lập điều khoản mua cây và giao tiền.

    Bây giờ, Tô Thành mới chợt nhớ lại lời nói của ông lão mù lúc trước mà thầm nghĩ: “Ông lão vừa rồi có thể biết trước được việc cái cây này sắp bị chặt, lẽ nào ông ấy là thần tiên sao? Nhưng nếu là thần tiên thì sao lại không thể bói ra được có người sẽ mua cái cây này?” Nghĩ vậy nên anh ta bèn vội vã đuổi theo ông lão mù kia.

    Một lúc sau thì Tô Thành cũng đuổi kịp ông lão ấy, anh ta bèn hỏi: “Lúc nãy tiên sinh bói cái cây đó sắp bị chết, nhưng đâu có chuẩn?”

    Ông lão mù nói: “Cậu nói không sai, ta cũng bói ra là nhất định sẽ có người mua cái cây đó, nhưng người tốt như vậy trên đời này quả thực quá hiếm, nên lúc đó ta không dám quả quyết nói ra”.

    Tô Thành nói: “Người mua cái cây đó chính là tôi”.

    Ông lão mù nghe xong lời này lập tức nói ngay: “Làm được việc tốt như vậy cho mọi người, cậu nhất định sẽ gặp nhiều chuyện may mắn, gặp dữ hóa lành”.

    Tô Thành nói: “Vậy xin tiên sinh xem bói giúp cho tôi một quẻ, xem xem tương lai của tôi sẽ như thế nào? Xin tiên sinh chỉ điểm kỹ càng giúp!”

    Ông lão nói: “Những chuyện đó khoan hãy nói đến, bởi vì hôm nay cậu sẽ gặp tai họa. Nhưng nếu cậu có thể nhẫn được việc mà thiên hạ khó có thể nhẫn thì sẽ tránh được họa này”.

    Tô Thành nghe nói hôm nay mình có tai họa nên liền vội vàng trở về nhà. Vừa về đến nhà, Tô Thành liền nhìn thấy vợ mình và một thanh niên trẻ đang nằm ôm nhau ngủ giữa ban ngày. Anh ta lập tức nổi cơn giận dữ, rút đao ra chuẩn bị chém chết 2 người. Nhưng ngay trong lúc đó, trong đầu anh ta lại nhớ tới lời căn dặn của ông lão mù lòa ban nãy, thế là anh ta bèn nhẫn nhịn mà nguôi giận. Một lát sau, anh ta vừa lay vợ dậy vừa nói: “Mau tỉnh dậy đi, là ai nằm ôm nàng ngủ giữa ban ngày thế này?”[​IMG]

    Vợ Tô Thành tỉnh dậy bèn nói: “Lại còn không biết là ai sao? Chàng nghĩ xem còn ai có thể ngủ trên chiếc giường này nữa?”

    Tô Thành nói: “Có thể ngủ trên chiếc giường này, ngoài nàng ra thì chỉ còn có ta và con gái chung ta thôi!”

    Vợ Tô Thành liền nói: “Thì đúng là như thế. Sao chàng hỏi gì mà lạ vậy?”

    Bấy giờ, Tô Thành mới cúi xuống nhìn kỹ lại, quả nhiên là con gái của vợ chồng anh ta. Trên mặt nở nụ cười, Tô Thành bèn hỏi: “Con gái chúng ta sao lại mặc quần áo của con trai thế này?”

    Vợ Tô Thành nói: “Hôm nay là ngày sinh của thiếp, bởi vì chàng không có ở nhà, cho nên thiếp bèn cùng con gái đùa giỡn, giả mặc quần áo của con trai để chơi trò phu thê giao bái đó mà!”

    Tô Thành lúc này mới nói: “Hôm nay mẹ con nàng suýt mất mạng dưới tay ta, may mà được một ông lão mù chỉ giáo nên mới tránh được tai họa to lớn này”.[​IMG]

    Sau đó Tô Thành bèn kể lại rõ đầu đuôi ngọn ngành câu chuyện cho vợ con nghe. Vì làm việc thiện nên năm đó vợ chồng Tô Thành cũng sinh thêm được một người con trai. Hai vợ chồng cùng sống rất thọ đến lúc có cháu nội mới qua đời.

    Qua câu chuyện này có thể thấy rõ, làm việc thiện có thể tích được âm đức mà từ đó nhận được phúc báo. Còn nhẫn giúp con người hóa giải ân oán, hận thù, tránh được hành xử sai lầm.

    Theo Secretchina
    Mai Trà biên dịch
    okeck16, suutapdocotraderdoclap thích bài này.
  4. okeck16

    okeck16 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/02/2015
    Đã được thích:
    5.256
    traderdoclap thích bài này.
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    Có 4 nơi :


    - Nơi thứ nhất, hữu thực hữu đạo (Có ăn và có dạy)

    - Nơi thứ hai, hữu thực vô đạo (Có ăn nhưng không có dạy)

    - Nơi thứ ba, vô thực hữu đạo (Không có ăn nhưng có dạy)

    - Nơi thứ tư, vô thực vô đạo (Không có ăn và cũng không có dạy)

    Các Tổ ngày xưa đưa ra 4 nơi chốn này và dạy lại :

    - Cái nơi đầu tiên, là nơi vừa đủ ăn, đủ mặc, lại vừa có người dạy dỗ mình, đại chúng là con mắt xét soi mình khiến mình trở nên giỏi giang trưởng thành hơn, thì CÓ ĐÁNH CHẾT CŨNG KHÔNG ĐI.

    - Cái nơi thứ hai, nếu là nơi mình xuất gia tu học hay đang nương nhờ, mặc dù được cung cấp đầy đủ mọi vật chất sinh hoạt, cơm áo không phải lo nhưng đại chúng giải đãi, người thầy không dạy hoặc không biết cách mà dạy, thì nên TỪ TỪ KIẾM CÁCH MÀ ĐI.

    - Cái thứ ba, mặc dù nơi này ăn uống túng thiếu, quần áo giản đơn, cơm bữa có bữa không, nhưng thầy trò huynh đệ quây quần tu tập với nhau, bảo ban với nhau, được dạy dỗ đàng hoàng, không bị hoàn cảnh thiếu thốn mà thoái chuyển tâm, thì CỐ GẮNG MÀ Ở LẠI.

    - Cái thứ tư, đã vừa không có dạy dỗ lại vừa không có ăn, thì nơi này PHẢI NHANH CHÂN MÀ RỜI KHỎI.

    Ngày nay các chùa có điều kiện vật chất nhiều, nhưng kiếm được nơi thực sự có được môi trường cho các chú tu học như các Tổ ngày xưa thì rất hiếm. Ở đây tôi cố gắng lo cho các chú có chỗ ăn học, mặc dù đời sống chỉ đơn giản tương dưa thôi, nhưng bản thân các chú hằng ngày không những chỉ học từ tôi, mà còn học từ đại chúng. Chính con mắt của đại chúng là sự soi xét mình, mình biết vậy nên không dám mà làm sai. Thực chất, tại sao ông thầy lúc nào cũng phải có vị thị giả ở bên cạnh. Tôi giữ cho mấy chú, nhưng chính mấy chú cũng đang giữ cho tôi. Cho nên, nơi nào hữu đạo, tức là có dạy dỗ mình, giúp mình tăng trưởng tu tập thì đánh chết cũng không đi, phải cố gắng mà ở.

    - Thầy tôi
    traderdoclap thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    Tâm tốt nhưng miệng lại không tốt,
    co' vinh hoa phú quý rồi cũng mất


    Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xử thích nghi.

    Chắc đã không ít lần, các bạn được nghe những lời trong đời:

    Người khôn nói ít, nghe nhiều,
    Lựa lời đối đáp, lựa điều hỏi han.
    - Trước người hiền ngõ khôn ngoan,
    Nhường trên một bước, rộng đường dễ đi
    Chuyện người, chớ nói làm chi,
    Chuyện mình, mình biết vậy thì mới khôn.

    Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác… thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan. Làm ơn hay bị mắc oán, cũng do cái miệng nầy hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người. “Thần khẩu nó hại xác phàm, Người nào nói quá họa làm khổ thân. Lỡ chân gượng được đỡ lên. Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi”.

    Tâm tốt nhưng miệng lại không tốt, vinh hoa phú quý rồi cũng mất hết!

    1. Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo

    Người khác nhục mạ bạn, bạn nên coi như được bội phục,
    người khác làm tổn thương bạn, bạn nên coi như họ đến để thành tựu bạn. Làm tổn thương người khác chính là tiêu xài công đức phát tài của mình, một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, thì chính là mang tiền đến đưa cho người khác.

    Ngược lại, một người có thể nhẫn nhục, chính là liên tục thu tiền. Người đại nhẫn giống như mở ngân hàng, có thể thu nạp từ trăm sông.

    Trong mấy chục năm của cuộc đời, có rất nhiều chuyện và lời lẽ khiến chúng ta cảm động. Vì thế, chúng ta cũng nên nỗ lực tìm cách khiến người khác cảm động.

    2. Trên thế giời này có một loại kinh doanh luôn lỗ vốn, chính là tức giận

    - Mọi người thường không chịu nhận sai, mọi thứ đều nói là lỗi của người khác, cho rằng mình mới là đúng. Kỳ thực không chịu nhận sai chính là một sai lầm.

    Người mình nhận lỗi có thể là bố mẹ, bạn bè, người ngoài xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái và với cả người đối xử không tốt với mình. Bạn sẽ thấy rằng mình sẽ chẳng mất đi cái gì, mà ngược lại sẽ thấy được sự độ lượng của mình.

    Nhẫn lỗi là một phẩm chất tốt, cũng là một loại tu hành.

    3. Cái gì cũng không thể nhẫn nại, thành tựu của bạn sẽ bị giới hạn

    Nhẫn nhịn cũng chính là điều mà con người gọi là bền chí, nghị lực. Cần phải nhẫn để được vừa lòng đẹp ý, tại sao vậy? Người xưa dạy

    “một điều nhịn, chín điều lành”,
    cũng lại nói:
    “Lùi một bước biển rộng trời cao”.

    Quả thực, nhẫn nhịn có thể khiến tâm chúng ta trở nên thanh tịnh, khoảng trời trước mặt cũng sẽ trở nên rộng mở bao la.

    4. Niệm giận vừa khởi lên, triệu cửa nghiệp chướng liền khai mở

    Một khi tâm oán giận vừa khởi lên thì trí tuệ sẽ không còn, lý tính bị che mất. Do đó sẽ xử trí theo cảm tính, không chỉ làm tổn thương mình, mà còn hữu ý hoặc vô ý gây thù kết oán với người khác.

    Nếu không thể hóa giải thù oán, khi nhân duyên chín muồi, báo ứng sẽ hiện ngay trước mắt, oan oan tương báo, quả báo sẽ ngày càng tàn khốc hơn.

    ST

    Namo Buddhaya

    __(())__
    --- Gộp bài viết, 07/06/2016, Bài cũ: 07/06/2016 ---
    [​IMG]
    traderdoclap thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    PHẨM 24- BA BẬC VÃNG SANH
    [​IMG]
    Này A Nan ! Chư thiên, nhân dân ở mười phương thế giới chí tâm nguyện sanh về cõi ấy có ba hạng:

    Bậc thượng phẩm là những người xuất gia, lìa tham dục làm sa môn, phát tâm Bồ đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, làm các công đức, nguyện sanh về cõi đó. Những chúng sanh này khi mạng chung, đức Phật A Di Đà cùng Thánh chúng hiện đến trước mặt, liền theo đức Phật sanh về cõi đó, tự nhiên hóa sanh trong hoa sen bảy báu, trí huệ dõng mãnh, thần thông tự tại.

    Này A Nan! Nếu có chúng sanh muốn hiện đời thấy Phật A Di Đà, phải phát tâm Vô thượng Bồ đề, phải luôn nhớ nghĩ cõi nước Cực Lạc, nhóm chứa được căn lành nào nên đem hồi hướng. Do thấy được Phật, nên khi sanh về nước đó được bậc Bất thối chuyển cho đến quả Vô thượng Bồ Đề.

    Hạng trung là những người tuy không làm sa môn, nhưng làm nhiều công đức, phát tâm Vô thượng Bồ Đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà. Tuy đã làm nhiều công đức, giữ gìn trai giới, xây dựng tháp tượng, cúng dường, treo phan đốt đèn dâng cúng hoa hương, tất cả đều phải hồi hướng nguyện sanh về Cực Lạc. Khi mạng chung hóa thân đức Phật A Di Đà hiện ra đầy đủ tướng tốt quang minh như chính đức Phật cùng với đại chúng vây quanh hiện trước người đó, nhiếp thọ tiếp dẫn, liền theo hóa Phật sanh về cõi Cực Lạc, ở bậc Bất thối chuyển Vô thượng Bồ Đề, công đức trí huệ kế bậc thượng phẫm.

    Hạng hạ phẩm là những người giả sử không hay làm các công đức, mà đã phát tâm Vô thượng Bồ Đề, chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, vui mừng tin sâu không chút nghi ngờ, hết lòng nguyện sanh về cõi Cực Lạc, người này mạng chung mộng thấy đức Phật cũng được vãng sanh, công đức trí huệ kế bậc trung

    Nếu có chúng sanh theo pháp đại thừa, đem tâm thanh tịnh, hướng về đức Vô Lượng Thọ, niệm đến mười niệm, nguyện sanh về Cực Lạc, nghe pháp rộng sâu hiểu rốt ráo, cho đến được một niệm thanh tịnh, phát một niệm nhớ nghĩ đến đức Phật đó, người này mạng chung thấy Phật A Di Đà như trong chiêm bao, nhứt định sanh về nước Cực Lạc, được Bất thối chuyển Vô thượng Bồ Đề.

    Lại này A Nan! Nếu có trai lành gái tín nào nghe kinh này, thọ trì đọc tụng biên chép cúng dường, ngày đêm liên tục cầu sanh về cõi Cực Lạc, phát tâm Bồ Đề, giữ các giới cấm bền vững không phạm, lợi ích hữu tình, làm được chút điều lành gì đều ban bố cho họ khiến được an vui, hằng nhớ nghĩ đến đức Phật A Di Đà và cõi nước Cực Lạc ở phương Tây, người ấy khi mạng chung có sắc tướng trang nghiêm như Phật, sanh về cõi báu mau được nghe pháp, vĩnh viễn không thối chuyển.
    ---------------------
    PHẬT THUYẾTĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH.

    Nguyên Hán bản:
    Ngài HẠ LIÊN CƯ (hội tập)
    Việt dịch:
    HT. Thích Đức Niệm
    Cư sĩ Minh Chánh
    traderdoclap thích bài này.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Sám Tu là cội Phúc ( Có Chữ ) - ĐĐ. Thích Huệ Duyên Tụng

    Sám tu là cội phúc

    Chữ tu công đức vô lường,
    Ba đời chư Phật thường thường độ sanh.
    Ai ơi, gắng chí tu hành!
    Để sau đến bậc Vô sanh mà nhờ.
    Người đời sớm phải tri cơ,
    Gương lu vì bụi, trăng mờ vì mây.
    Chở che nhờ đức cao dầy,
    Dẫu tu cho mấy chẳng tày tu tâm.
    Đường mê xin chớ bước lầm,
    Não phiền cũng bởi thân tâm của mình.

    Chớ nên hại vật sát sanh,
    Tu nhân tích đức mới thành phẩm cao.
    Cuộc đời khác thể chiêm bao,
    Thảy đều giả huyễn, hơi nào mà mong.
    Nhớ xưa Vương Khải, Thạch Sùng,
    Công danh phú quý cũng chung một thời,
    Của đời trả lại cho đời,
    Giàu sang mà khỏi luân hồi đặng chăng?
    Đổi thây máy tạo không ngằn,
    Bức tranh vân cẩu mấy tầng xa xa.

    Khuyên đừng trách lẫn trời già,
    Trời không hiện hữu, chánh tà do tâm.
    Một khi thiện ác gieo nhân,
    Quả kia phải trổ chậm nhanh mấy hồi.
    Người đời nghĩ đó mà coi,
    Giờ không toan liệu sau rồi làm sao.
    Khuyên đừng nại chút công lao,
    Nhắm chừng bờ giác tìm vào tận nơi.
    Tâm minh vốn đã sẵn rồi,
    Ở trong mình có há ngoài đâu xa.

    Trừ nghiệp chướng, giải oan gia,
    Tham thiền, niệm Phật ấy là công phu.
    Tháng ngày thấm thoát phù du,
    Bóng qua cửa sổ dễ hầu trở lui.
    Thiện căn trước đã đền bồi,
    Đèn khêu mới sáng, ngọc dồi mới xinh.
    Tránh vòng sáu dục bảy tình,
    Ấy là khỏi lưới vô minh vướng nhầm.

    Rõ ràng phước tội tại tâm,
    Mình làm mình chịu chẳng lầm chẳng sai.
    Máu tham tràn khắp xưa nay,
    Lợi danh biết mấy cho vừa lòng ai.
    Chớ ham chen lấn đua đòi,
    Cũng đừng ỷ sức cậy tài mà ngông.
    Vượn còn biết mến trăng trong,
    Người sa vào chốn bụi hồng làm chi ?
    (Trích Các Bài Sám Phổ Thông).
    traderdoclap thích bài này.
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Tu Một Lúc Hạnh Phúc Một Đời Tuyệt Vời Vô Số Kiếp - Thầy Thích Trí Huệ
    traderdoclap thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Những chân lý của bậc thầy trong phong thủy
    [​IMG]

    1 .Trong thương trường, đừng mong đợi sự giúp đỡ của người khác dành cho bạn, bởi đối với bất cứ ai kể cả bạn, tiền không bao giờ đủ. (Học cách cho đi)

    2 .Những người giúp đỡ bạn dù nhiều hay ít đều là những người bạn tốt, có đạo nghĩa, những người không giúp bạn cũng không có gì đáng trách cứ, không nên nuôi dưỡng hi vọng hay phiền muộn, bởi có chắc là họ đã nợ bạn! (Học cách hiểu lý lẽ)

    3 .Hãy hiểu rằng không một ai nhất thiết phải giúp bạn khi bạn cần. Nếu có, người đó chỉ có thể là chính bạn. Vì vậy làm cho bản thân tự lập, mạnh mẽ, vui vẻ, hạnh phúc, mới là những việc bạn cần phả ilàm, dẫu sao cũng chỉ có bản thân mới nhất thiết cùng bạn vào sinh ra tử, hoạn nạn có nhau. (Học cách kiên cường)

    4 .Kết bạn không phân biệt giàu nghèo, họ có gia tài hàng tỷ với bạn một xu cũng không liên quan, nếu họ muốn giúp bạn thì là tấm lòng của họ,hay họ không có gì cả nhưng vẫn nhường miếng bánh mì duy nhất cho bạn thì đó là đại ân nhân của bạn . (Học cách ko phân biệt)

    5 .Đừng vì những người bạn giàu có mà xa lánh những người bạn tinh thần,dần dần bạn sẽ hiểu ra sự giàu có của bạn bè có thể đưa bạn đi ăn uống vui chơi và cũng có thể mang lại đủ thứ phiền não thế tục,phức tạp và rắc rối. Những người bạn tinh thần chỉ có thể đưa bạn ra đồng ruộng, bờ suối, không có cao lương mỹ tửu, không sâm banh,cà phê, không có sàn nhảy, nhưng họ có thể cùng bạn chạy nhảy, cùng bạn cười đùa như một thằng hề, nắm lấy tay bạn... (Học cách tự trọng )

    6 .Có thể tin rằng trên thế giới quả thực có tình yêu chung thủy, nhưng nó chỉ là thuộc về Ngưu lang- Chức nữ, Lưu Sơn Bá, Chúc Anh Đài, bên Âu Mỹ còn có Romeo và Juliet, bởi họ đều có cuộc sống ngắn ngủi.Còn chúng ta thì phải sống thật lâu. (Học cách biết chấp nhận)

    7 .Không cần biết bạn kết hôn vì điều gì, một khi bạn đã có con, bạn cần phải yêu gia đình này, bất kể nó tẻ nhạt và lạnh lẽo đến mức nào,bạn đều có nghĩa vụ phải sưởi ấm nó lên, bởi vì bạn là người cha,mẹ chứ ko chỉ còn 1 mình !(Học cách có trách nhiệm)

    8 .Chớp mắt tuổi thanh xuân của chúng ta sẽ không còn nữa, nếp nhăn dày lên từng ngày bên khóe mắt, chúng ta không thể ngăn sự tàn phá của năm tháng lên dung nhan, nhưng chúng ta có thể để cho trái tim làm chậm dần sự mài dũa của năm tháng như ngọc trong cát, dần dần bóng lên.Chờ đến khi chúng ta râu bạc, răng sụn, bước đi lảo đảo, bạn vẫn có thể giữ được vầng đỏ rực rỡ trí tuệ đến cuối cùng, không phải sao? (Học cách trưởng thành)

    9 .Đừng nên quá cố chấp, cuộc sống có rất nhiều điều không như ý, 1 người hay cả thế giới không thể hợp cho riêng bạn, trái đất không phải vì bạn mà xoay, cũng đừng ôm mãi sự cố chấp, chúng ta cũng chỉ là những kẻ qua đường ở chốn hồng trần này, được sinh ra trần truồng,khi chết đi cũng chẳng thể mang theo được gì ? (Học cách buông tay)

    10 . Khi người khác nhận từ bạn mà họ vô tâm với bạn thì bạn sẽ thấy buồn, người khác cũng như vậy, cho nên thay vì buồn trách người thì bạn hãy kiểm lại tâm của mình xem đã có tâm khiêm hạ, biết ơn hay chưa (do đó hãy học hạnh biết ơn)


    Từ: Làm đẹp cuộc sống
    traderdoclap thích bài này.

Chia sẻ trang này