Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

4082 người đang online, trong đó có 324 thành viên. 07:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158400 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Thiện và Ác - Thích Tâm Nguyên
    Binh Yen, HoaTuBitraderdoclap thích bài này.
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Tấm lòng của vị sư chuyên xây cầu, làm nhà giúp người dân
    05/06/2016 09:18

    Dù đã 87 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời, nhưng hòa thượng Trần Nhiếp vẫn đầu trần dãi nắng chỉ đạo những công trình cất nhà tình thương, khoan giếng nước ngầm, làm đường bê tông cho đồng bào vùng sâu, vùng Khơme nghèo.


    [​IMG]

    Hòa thượng Trần Nhiếp đang làm đường giúp dân

    87 tuổi vẫn đi bẻ sắt xây cầu

    Cầu bê tông Sốc Sâu nối đôi bờ ấp An Hòa và An Phú của xã Vĩnh Phước B, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đang được xây dựng với chiều ngang 4m, dài hơn 30m. Một số trai tráng vác những thùng bê tông trộn đổ mang cá cầu, còn đàn ông trung niên đứng bên chiếc cối xay trộn vữa.

    Riêng hòa thượng Trần Nhiếp, sãi cả chùa Đường Xuồng Mới (còn gọi là chùa Thanh Gia ở ấp Hòa Thanh, xã Định Hòa, huyện Gò Quao) đang ngồi bẻ sắt.

    [​IMG]

    Một cây cầu do hòa thượng Trần Nhiếp kêu gọi xây dựng giúp dân

    Quệt những giọt mồ hôi ướt đẫm trên vầng trán, ông Danh Thường (73 tuổi, người dân ở ấp 4, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao) cho biết, hễ nói đến những công trình giao thông nông thôn như xây đường, xây cầu bê tông trong vùng thì không thể không nhắc đến công lao của nhà sư Trần Nhiếp.

    Mấy chục năm nay, ông và các đệ tử ở chùa Đường Xuồng Mới đã phối hợp với thầy Lý Long Công Danh (sãi cả chùa Thủy Liễu) đứng ra vận động bà con góp tiền, góp sức để xóa đường đất, xóa cầu khỉ, xóa nhà tạm bợ và tìm nguồn nước sạch cho dân nghèo vùng hạn mặn.

    Nhà của hòa thượng Trần Nhiếp ở xã Định Hòa. Theo tập tục của người Khơme, năm lên 12 tuổi, ông vào chùa tu. Tu sa di được 2 năm, ông hoàn tục, đi học chữ quốc ngữ. Do nhà nghèo nên học tới lớp 3, ông phải nghỉ học.

    Năm 20 tuổi, ông tiếp tục vào chùa tu, nhưng chỉ được 1 năm thì lại hoàn tục do mắc bệnh. Năm 25 tuổi, ông lập gia đình. Vợ chồng ông sống với nhau 15 năm mà không có con nên ông lại vào chùa tu, rồi đi làm từ thiện.

    [​IMG]

    Đệ tử của hòa thượng Trần Nhiếp đang miệt mài xây cầu

    Hòa thượng Trần Nhiếp thổ lộ: “Tự nhiên tui thấy chán cuộc đời, nên năm 40 tuổi tui lại vào chùa tu. Vợ ở nhà làm mấy công ruộng nuôi cha mẹ, nhưng bây giờ cha mẹ tui đã qua đời.

    Tui có 3 anh em nhưng 2 người đã mất. 44 năm trước, tui đã bắt đầu làm từ thiện, bằng việc vận động nhân dân làm đường, xây cầu vì thấy vùng này bà con đi lại khó khăn, học sinh đi cầu khỉ tội quá.

    Lúc còn khỏe, tui trực tiếp thi công. Mới 1 năm nay, sức khỏe tui yếu nên chủ yếu tui đứng chỉ huy. Bây giờ tui chỉ còn phụ bà con lúc xây cầu là bẻ sắt, chứ không còn cầm bay xây được nữa”.

    Vận động hàng chục tỷ “tháo khó” cho dân

    Hòa thượng Trần Nhiếp tâm sự, ông đi vận động tiền để thực hiện các công trình miễn phí giúp dân nghèo từ khi còn thời chiến nên việc làm đường, xây cầu gặp khó khăn. Kể từ khi đất nước hòa bình, các công trình từ thiện do ông vận động mới mọc lên nhiều ở các vùng quê nghèo khó.

    Ban đầu ông phải đến từng nhà dân, dùng uy tín người tu hành để kêu gọi bà con đóng góp. Sau khi thực hiện được một vài công trình nhỏ, nhân dân quanh vùng thấy được hiệu quả mới ủng hộ ông ngày càng nhiều.

    [​IMG]

    Người dân cũng tham gia rất tích cực

    Hòa thượng Trần Nhiếp cho hay: “Dù tui chán cuộc đời nhưng lại thương người nghèo. Thấy trẻ em đi học đường lầy lội, đi cầu khỉ trơn trượt mà lòng tui chịu không được, nên đứng ra vận động làm đường, xây cầu. Nhà nước thì lúc nào cũng lo cho dân, nhưng thường làm những công trình lớn.

    Mình thấy vùng này kênh rạch chằng chịt, đi lại khó khăn nên tiếp tay với nhà nước làm những công trình nhỏ, góp phần phát triển phum sóc, quê nghèo. Mình làm thật nên công trình đạt chất lượng, rồi bà con tin tưởng nên ủng hộ nhiều. Về sau này, thông qua báo chí mà bà con ở xa cũng biết đến, nên việc vận động dễ dàng hơn”.

    Ông Thường bộc bạch thêm: “Theo tui biết từ trước đến nay ở huyện Gò Quao này, hòa thượng Trần Nhiếp đã vận động nhân dân đóng góp không dưới vài chục tỷ đồng. Từ đó cất cho dân nghèo khoảng 40 căn nhà, đổ bê tông cho khoảng 10km đường nông thôn, xây gần 200 cây cầu bê tông, khoan hơn 30 cây nước cho dân.

    Ngoài ra, hễ ở đâu vận động được vốn là hòa thượng sẵn lòng huy động phật tử đến đó xây dựng công trình miễn phí ngày công. Chẳng hạn như vùng U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, An Biên (Kiên Giang) và sang cả tỉnh An Giang. Ổng đi làm thiện riết rồi bà con quen mặt.

    Chính vì lòng tin của bà con vào hòa thượng cao mà việc vận động sau này ngày càng dễ. Mạnh thường quân ở các tỉnh miền Tây, TP. HCM, Hà Nội cũng biết đến thầy, rồi gởi tiền ủng hộ”.

    [​IMG]

    Hòa thượng Trần Nhiếp bên một công trình mình kêu gọi người dân xây dựng thành công

    Vì vậy nhiều năm qua thầy được tặng rất nhiều giấy khen, bằng khen. Trong đó có bằng khen của Thủ tướng, rồi còn được ************* tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Dân ở đây rất kính trọng và tin yêu, nên dù lớn tuổi thầy vẫn không thể vắng mặt ở các công trình.

    Bảo Trân

    [​IMG]
    Binh Yen, HoaTuBitraderdoclap thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Biết cách hóa giải nghiệp chướng thì được an, yên suốt đời
    [​IMG]
    Cuộc sống hiện tại đang không như bạn mong muốn, có thể bạn đang cảm thấy bế tắc hay đau thương cùng cực. Bạn muốn tìm ra một lý do và một lối thoát, phải làm thế nào đây.

    Mọi việc xảy ra đều là do Nghiệp hay còn gọi là những hậu quả, những sai lầm trong quá khứ của bạn. Quá khứ có thể gần trong kiếp này hoặc xa xôi từ kiếp trước.

    Điều này nghe có vẻ rất xưa cũ... Bạn có thể không tin, tùy bạn, nhưng sự thật vẫn cứ là như vậy. Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, sự thật này không hề thay đổi. Luật Nhân Quả tồn tại,sự Báo ứng luôn tồn tại.Bạn là người có đầu óc khoa học và bạn muốn có những dẫn chứng xác thực? Thế thì, có đến hàng ngàn câu truyện có thực khắp Đông Tây kim cổ làm minh chứng hùng hồn cho định luật Nhân quả Nghiệp báo này.
    alt

    Phật dạy: Tự hóa giải nghiệp chướng để an yên suốt đời!

    Cách hóa giải nghiệp chướng :

    Đối với người oán hận ta, hãy quan tâm cùng trợ giúp, oan kết tự nhiên hóa giải. Ta giúp người khác vô điều kiện, không cầu danh cũng chẳng cầu lợi thì tự khắc tích phúc cho bản thân. Học Phật có thể nhẫn nhục, có thể bao dung thì nghiệp chướng tan biến như mây khói. Người oán hận ta thì là người tự tạo nghiệp chướng. Còn ta đối với oán hận của người mà bình tĩnh và mở lòng thì tránh được oán nghiệp.

    Bù đắp bằng những việc phúc thiện :

    Sự sám hối của bạn sẽ thực tế hơn rất nhiều, nghiệp chướng của sẽ tan biến nhanh hơn rất nhiều nếu được đền chuộc bằng những việc làm từ thiện. Càng làm nhiều, bạn sẽ càng thấy hiệu quả rõ rệt.

    Sau đây, tôi xin giới thiệu với bạn một số việc từ thiện không khó làm, nhưng phước báo cực kỳ to lớn.

    Hiến máu nhân đạo:

    “ Dầu xây chín đợt Phù Đồ
    Không bằng làm phước cứu cho một người ”
    Cứu người thoát nạn luôn là công đức hàng đầu , đựợc người người ca ngợi, được Thánh thần tán thán bất kể là nền Văn hóa nào hay Tôn giáo nào. Và không có cách cứu người nào dễ dàng hơn là hiến máu nhân đạo.

    Tất nhiên, nếu bạn có những cơ hội khác, những cách khác thì đều không nên bỏ qua. Rất, rất nhiều người đã hoàn toàn thay đổi số mạng sau khi cứu giúp người khác qua cơn hoạn nạn.

    Phóng sinh:

    Dù không bằng so với việc cứu người, nhưng cứu sống những con vật tội nghiệp khỏi lưỡi dao đồ tể, khỏi cái chết đau đớn cũng sẽ đem lại cho bạn phước báo lớn lao. Có hàng ngàn câu tryện kỳ diệu về công đức phóng sinh , và đây là một trong số đó, một câu truỵên thuyết phục

    Nếu bạn có một khoản tiền dư không dùng đến, hãy mạnh dạn mở lòng từ bi trích ra 1 ít Hãy mua những con vật sắp bị giết thịt, rồi thả chúng vào một chốn an toàn. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi vì điều đó.

    Một điều cần lưu ý, bạn nên ưu tiên những loài vật sau để phóng sinh nếu bạn không đủ sức để phóng sinh tất cả:

    Chó, trâu bò, ngựa. Đây là những con vật mang đậm tình nghĩa với con người. Dù là động vật, nhưng chúng có tâm tư tình cảm gần giống người nhất. Phóng sinh chúng là một việc làm thực sự ý nghĩa.

    Rùa, ba ba ,lươn. Mặc dù là động vật máu lạnh, nhưng tâm linh của chúng rất cao. Những người phóng sinh chúng thường gặp những may mắn kỳ lạ.

    Phật dạy: Hóa giải nghiệp chướng, an yên suốt đời!

    Những động vật có sức sống mạnh mẽ như cá trê, cá lóc, ếch nhái... vì thật đáng buồn nếu như sau khi bạn thả vật về tự nhiên, chúng lại lăn ra chết.

    Những con vật sắp đẻ. Điều này thật dễ hiểu, vì chỉ cần cứu một con là cứu được cả đàn mẹ lẫn con. Đặc biệt với loài cá vì chúng sinh sản với số lượng khủng khiếp.

    Nghiệp chướng căn bản là phiền não, mà nguyên nhân không gì khác ngoài tư lợi, ham danh ham lợi nên tham, sân, si, vướng phải dục trần, tự gây rắc rối, chính là tạo ác nghiệp. Vượt qua phiền não của bản thân chính là cách giải thoát ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh thì nghiệp ác càng tiêu tan, tâm càng phiền não thì nghiệp ác càng tích tụ.

    Vì thế, bao dung với người khác cũng là bao dung với chính mình, tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho bản thân, là phương pháp tạo nghiệp lành tốt nhất, đơn giản nhất.

    Tính tình không tốt, thường thường sinh bệnh, tâm không từ bi, đều là nghiệp chướng. Mỗi ngày, hãy sống thật chân tâm, thật hiền đức, biết bao dung với kẻ ác, đồng cảm với người thiện, tự mình tìm thấy tính đúng đắn trong lối sống của mình thì không bao giờ sợ quả báo. Người khác hành thiện, mình cũng hành thiện, người khác hành ác, mình vẫn hành thiện, ấy mới là phương pháp tiêu trừ tai họa chân chính nhất.

    Hướng thiện giúp con người ta cư xử có tình người hơn

    “Dù con người ta gặp điều không may, dù hóa giải được hay không, nhưng họ tin vào Phật, vào sự siêu nhiên đó cũng là một cách giải thoát. Có một điều, nếu có nhiều người tin theo Phật, làm theo lời Phật dạy, họ sẽ không dám làm điều ác. Điều này, xét về mặt xã hội là tốt bởi con người sẽ hành xử với nhau có tình người hơn, chứ không mang tính cơ học như con người trần tục của xã hội hiện đại”.

    Namo Buddhaya

    Như Nhiên
    __(())__
    Binh Yen, HoaTuBitraderdoclap thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 13/06/2016, Bài cũ: 13/06/2016 ---
    [​IMG]
    Binh Yen, traderdoclapHoaTuBi thích bài này.
  5. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Sai một li đi một dặm - TT. Thích Chân Quang
    suutapdoco, Binh Yentraderdoclap thích bài này.
  6. chicchoac

    chicchoac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Đã được thích:
    1.869
    [​IMG]

    CHÁNH NIỆM và CHÁNH ĐỊNH

    có nguồn gốc từ nền văn minh Vệ Đà
    ---
    Tất cả Phật tử đều tin rằng Chánh Niệm và Chánh Định là do Đức Phật phát minh và là người giảng dạy đầu tiên!
    Mọi người xem chữ Chánh (samma) là dấu hiệu thuộc về Đạo Phật
    ---
    Có một số người rất ít, cho rằng Niệm (sati) hay Định (sammadhi)chỉ là năng lực của Tâm. Niệm là năng lực quan sát kiểm soát thân tâm một cách tỉnh táo. Định là khả năng tập trung cao độ vào một đối tượng nhất định. Phân biệt Chánh Tà hoàn toàn do chủ quan! Vì bất cứ tôn giáo nào trên địa cầu này đều tự nhận đạo của mình là Chánh còn đạo của người khác là Tà!
    ---
    Một vị trưởng lão (vừa mất) cho rằng Thiền Định của đạo Phật là một loại thiền định đặc thù, sinh ra do ly dục ly ác pháp còn Thiền Định của ngoại đạo Bà La Môn là do đè ép tâm!
    - Có lẽ trưởng lão quá bức xúc với lối dạy thiền định cẩu thả ngày nay của một số thày “không có năng lực”. Ví dụ như những thày dạy thiền định cho người mới nhập môn, mà chưa có hiểu biết về sự làm trong sạch tâm, cũng như chưa có thành công trong thực hành Chánh Niệm. Chính những vị thày này khiến những thiền sinh bị đè nén, ức chế tâm, đến nỗi sinh cuồng loạn phải vào bệnh viện tâm thần!
    - Còn nói ngoại đạo Bà La Môn không biết ly dục, ly ác pháp là hoàn toàn sai lầm. Chính các vị Bà La Môn mới là bậc thầy về Ly dục ly ác pháp, bậc thầy về đức hạnh. Chữ “brahma” được chỉ cho phạm hạnh, lối sống đức hạnh.
    ---
    Theo suy nghĩ riêng của tôi:
    Niệm nào cũng là Niệm, Định nào cũng là Định dù là Định trong Đạo Phật hay Định trong các tôn giáo thuộc Bà La Môn. Định nào cũng sử dụng được để thực hiện Vipassana
    Lấy ví dụ năm tôn giả Kiều Trần Như (Bà La Môn), và các vị Bà La Môn như ngài Xá Lợi Phất, ngài Mục Kiền Liên … Sau khi chấp nhận cứu cánh Nibbana của Đức Phật, có lẽ các ngài không phải hủy bỏ các thiền định của ngài, rồi bắt đầu học lại như các môn sinh mới vào. Các bạn có đồng ý không?
    Theo kinh điển ghi lại, các vị Bà La Môn đó đều vẫn giữ nguyên năng lực thiền định kiểu Bà La Môn của mình, rồi chỉ cần nghe giảng một bài kinh, thì sau đó vài ngày, vài tuần, liền chứng quả A La Hán! Như vậy Định của Bà La Môn vẫn có đủ năng lực cho việc thực hiện thành công Vipassana, và hoàn toàn “tương thích” với Vipassana. Nhắc lại lần nữa, chỉ riêng thiền quán Vipassana là đặc thù của Đạo Phật nguyên thủy và là sở hữu trí tuệ của riêng Đức Phật.
    ---
    Thiền Định là cách luyện tâm của các vị Bà La Môn, xuất hiện từ rất lâu cùng với nền văn minh Vệ Đà.
    Đây chỉ là quan điểm của rất ít Phật tử, trong đó có ngài U Acinna tức Pa Auk Sayadaw
    Ngài trưởng lão U. Acinna, trường thiền Pa Auk, đã phát biểu về nguồn gốc Bà la môn của các định jhana hữu sắc và vô sắc (trong Thanh Tịnh Đạo) như sau:
    .
    “…Absorption concentration (appana samadhi) is also called Jhana. And there are eight types of Jhana: the four fine material Jhanas (rupa-jhana), and the four immaterial jhanas (arupa-jhanas). They also called the eight attainements (attasamapatti). The eight attainments are not unique to a Buddha Dispensation. Outside the Dispensation of a Buddha, they are taught by ascetics and wanderers, by Bodhisattas bound for full Enlightenment, and by Wheel turning kings.
    (Quoted from: The workings of kamma, by Pa Auk Tawya sayadaw, pp. 94)
    Điều xác nhận này, từ một trưởng lão tu tập theo Thanh Tịnh Đạo, thể hiện quan điểm coi Jhana (dù có nguồn gốc từ đâu) cũng vẫn có thể dùng làm phương tiện để thực hiện thành công pháp thiền quán của Đức Phật.
    ---
    Một nền văn minh bao giờ cũng dựa trên sự tích lũy kiến thức của nền văn minh trước đó để sáng tạo ra những điều mới mẻ hơn!

    (Sưu tầm)
    Binh Yen, suutapdoco, HoaTuBi1 người khác thích bài này.
  7. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Điều này thì đúng mà.
    Bản thân Đức Phật trước khi thành Phật cũng đã trải qua nhiều kiếp là nhà sư, nhà tu hành chứ có phải tu 1 kiếp là thành Phật được đâu.
    Thiền định của Phật hay của Bà La Môn, khí công, yoga... về phần đầu giống hệt nhau.
    Nhưng Phật siêu việt hơn ở chỗ là ngài buông bỏ được tất, kể cả thần thông.
    suutapdoco, HoaTuBiBinh Yen thích bài này.
  8. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Có bạn đọc bài “các Trường Tham Thiền Nội Môn trong tương lai” đã đặt câu hỏi: “Đã có trường nào như vậy chưa trên thế giới hiện nay?” Có lẽ chúng ta không ngần ngại để trả lời rằng những trường đúng như Đức DK mô tả còn rất lâumới xuất hiện trên thế gian. Nhưng đây đó đã xuất hiện những Trường cố gắng đi theo kế hoạch mà Đức DK đã vạch ra cho nhân loại. Ngài cũng nói rõ: Ngài chỉ vạch ra viễn cảnh hay cái lý tưởng trong tương lai mà con người nhắm tới, chứ không đề cập đến những gì có thể thực hiện trước mắt, dù rằng từ khi Ngài viết những bức thư này là những năm đầu của thế kỷ 20, cách nay đã gần 100 năm. Tuy nhiên, để thực hiện kế hoạch của Thánh đoàn đôi khi thời gian không thể tính bằng năm, chục năm, mà có thể bằng thế kỷ. Các Ngài nhìn sự việc với nhãn quan của bậc Siêu nhân, trong đó những khoảnh khắc của cuộc sống phàm ngã chỉ là một ngày thoáng qua trong kiếp sống của linh hồn.

    Tôi cũng nêu ra những tiên đoán phần nào các việc xảy ra sau này, chứ không nói về những gì mà chúng ta có thể đạt được bằng cách nào đó vào lúc này. Luôn luôn cần phải có những lý tưởng cao cả và bao giờ trí tuệ con người cũng phóng tới trước hướng đến một mục tiêu đã chọn. Nếu ở đây tôi phác họa ra những gì xem chừng là những điều viễn vông bất khả thi đó chỉ vì tôi muốn nêu lên một lý tưởng và đặt trước nhân loại một mục tiêu đáng cho họ nỗ lực cao nhất

    Sau đây là một số điều bổ ích mà chúng ta học được từ chương “Những trường Tham Thiền trong tương lai”:

    1. Những gì Ngài nói liên quan đến những trường Tham Thiền Nội Môn có xuất xứ từ kế hoạch của Thánh Đoàn, do một đệ tử hoặc Chân Sư chủ trì thực hiện. Ngài không đề cập đến vô số các trường gọi là huyền bí đầy rẫy hiện nay. Ta lưu ý câu nói sau của Ngài: Thánh đoàn chuẩn bị cho các công việc của mình một thời gian rất lâu trước khi công việc thực sự phát triển. Và các trường đó chỉ thiết lập ở những nơi có từ điển mạnh, phù hợp với việc huấn luyện huyền môn. Thánh đoàn đã chuẩn bị cho việc này nằng các linh vật (talisman) được từ điển hoá chôn giữ tại đó từ rất lâu. Ngoài ra, một điều kiện khác là chỉ khi Nhân thể (Causal Body) của một quốc gia đã đạt đến một mức độ rung động nhất định thì mới khả dĩ thiết lập Trường Huyền Môn tại đó. Nhiều bạn ngạc nhiên khi lần đầu nghe Ngài nói các quốc gia cũng có Phàm ngã, Nhân Thể (hay thể Linh Hồn) … Vâng, đúng thế. Mỗi Quốc gia cũng là một thực thể bao gồm nhiều cá nhân của quốc gia đó, nhân thể quốc gia do các nhân thể cá nhân tổng hợp lại. Quốc gia cũng có cung (Ray) của Chân ngã, Phàm ngã riêng của mình. Và chỉ khi Quốc gia tiến hoá đủ cao để Nhân thể của quốc gia đạt đến độ rung dộng thích ứng thì mới khả dĩ lập trường huyền môn tại đó.

    Trước hết, cần lưu ý rằng không phải mọi nước trên thế giới đều có trường huyền môn. Chỉ khi thể nguyên nhân của tập thể toàn quốc gia đó đạt đến một mức độ rung động nhất định thì mới có thể lập ra các trường này. Chỉ khi công cuộc giáo dục của quốc gia đó được nâng cao đến trình độ nhất định mới có thể sử dụng trí năng của cả nước làm bàn đạp để mở mang rộng lớn hơn và dùng nó làm căn bản để phát triển trường huyền môn. Và cũng dáng ngạc nhiên là chỉ những quốc gia nào nguyên đã có trường huấn luyện các bí nhiệm (ngoại trừ ba nước) mới có lại những trường tham thiền ở quốc gia họ, trong những giai đoạn đầu tiên. Những nước ngoại lệ là:—

    1. Anh Quốc.
    2. Canada và Hoa Kỳ.
    3. Úc.
    Ngay cả trong ba ngoại lệ này cũng xem như chỉ có một (trường hợp của Úc), vì hai trường hợp kia đã có những cơ sở huyền môn trong thời Atlantis, khi họ còn là một phần đất của châu lục này. Theo đà quay của bánh xe tiến hóa, quả đất tự nó cũng tái sinh. Những nơi đã qua thời kỳ ngơi nghỉ và đang đi vào cuộc biểu hiện vẫn còn giữ trong chúng những hạt giống để cuối cùng khi gặp sự rung động tương đồng sẽ làm tái hiện những cách phát biểu và những hình thể tương tự.

    Sau này, khi những Trường Huyền môn được thành lập, các bạn sẽ thấy chúng tọa lạc ở những nơi còn vấn vương từ lực của thời xưa. Hoặc những nơi mà trong vài trường hợp [307] Thiên đoàn có trấn những linh phù cổ xưa, cũng nhằm mục đích này.

    2. Các bạn hỏi làm sao phân biệt Trường Nội Môn do Thánh đoàn khởi xướng và các trường bình thường khác? Ngài hướng dẫn cho ta nhiều điểm để phân biệt. Các Trường đó khác biệt với những trường khác bởi các điểm sau:

    (a) Bởi sự chú trọng vào việc lập hạnh và phát triển tinh thần, lấy đó làm nền tảng cho sự phát triển tất cả những khả [304] năng ẩn tàng trong tiểu vũ trụ.

    (b) Bởi sự đòi hỏi tất cả các môn sinh liên hệ (không ngoại lệ) phải có cuộc sống khai mở và phát triển nội tâm song hành với cuộc sống phụng sự bên ngoài.

    (c) Bởi những bước tuần tự mở mang tâm thức là kết quả của cuộc rèn luyện được chỉ dạy. Sự mở mang này đưa hành giả từng bước tiến lên đến mức tiếp xúc được với chân ngã y, với Chân sư y, với nhóm chân ngã của y, với Đấng Điểm đạo Đầu tiên, với Đấng Điểm đạo Tối cao, cho đến khi tiếp xúc với Đấng Chủ tể của Cung y và nhập vào lòng “Cha của y ở trên Trời.”

    Đó là những đặc điểm nổi bật của Trường tham thiền thực sự cơ bản và duy nhất.

    Trong ba điểm mà Ngài nêu ở trên, điểm đầu tiên là trường phải tập trung vào việc lập hạnh của người học viên.Phát triển quyền năng phải song hành cùng với đức hạnh.

    Thứ hai là người học viên phải hướng về phụng sự nhân loại song song với phát triển bản thân mình. Đây là điểm mà người tầm đạo sơ cơ hay mắc phải, họ quan tâm qua mức đến sự tiến hoá của bản thân mà quên mất mục đích tối hậu của việc tu luyện là phụng sự nhân loại một cách vô kỷ. Chăm chăm quan tâm đến sự tiến hoá bản thân cũng là một hình thức ích kỷ–ích kỷ một cách tinh vi.

    Thứ ba mục tiêu của việc phát triển bản thân là từng bước mở mang tâm thức của mình để tiếp xúc với bản ngã rộng lớn hơn: trước tiên là với linh hồn của mình, sau đến Chân sư của y, với nhóm Chân Ngã của y, với Đấng Điểm đạo Đầu tiên, với Đấng Điểm đạo Tối cao, cho đến khi tiếp xúc với Đấng Chủ tể của Cung y và nhập vào lòng “Cha của y ở trên Trời.

    Điều này khác với cac trường chuyên dạy khai mở thần thông bậc thấp: xuất vía, nhãn thông, soi tiền kiếp … nhất là khi những việc trên đây lại liên quan đến tiền bạc. Có lẽ chưa bao giờ các trường dạy các môn trên lại hấp dẫn quần chúng đến thế, và nhiều người cứ ngỡ rằng việc soi lại tiền kiếp của một người cũng dễ dàng như các nhà ngoại cảm nhan nhãn tuyên bố.

    Một tuyên bố khác của Ngài khẳng định nguyên tắc bất di bất dịch của các trường Huyền Môn như sau:

    Sẽ không có học phí hoặc đòi hỏi hay thương lượng về tiền bạc. Người môn sinh phải phần nào tự túc, và phải có phương tiện sinh sống trong khi lưu học. Các trường ở cả hai cấp sẽ được tài trợ nhờ sự tự nguyện đóng góp của mọi người, và nhờ sự hiểu biết các định luật cung và cầu diễn giải theo ý nghĩa huyền môn.

    Đây là phép thử đầu tiên giữa một trường chính hiệu và một trường giả hiệu. Chúng ta đã chứng kiến các tổ chức tôn giáo, tu viện, tu sĩ giàu có đến mức nào. Nó khác xa với tôn chỉ mà các vị Giáo chủ và các Huấn sư Nhân loại đề ra.

    Sau hết, ta thấy Ngài nói rằng các nhà Huyền bí học (occultist) đều tự học, và phương pháp huấn luyện huyền môn không như phương pháp của đời thường là giải thích cặn kẽ mọi điều cho người học. Người học phải đạt đến tri thức bằng nỗ lực tự thân thông vận động thông qua tham thiền để phát triển trực giác, và vị Thầy sau đó mới xác nhận những gì mà y đạt đến.

    Trong cả hai trường, giáo huấn căn bản là tham thiền ở tất cả mọi cấp độ. Tại sao? Bởi vì ở các thiền viện huyền mônngười ta không bao giờ đưa ra những kiến thức, những hướng dẫn rõ ràng, hay một khối toàn thể các sự kiện, hoặc sử dụng các phương pháp trong sách giáo khoa công truyền. Tất cả mục tiêu là chỉ nhằm khiến người môn sinh tự [313] tìm ra cho mình những kiến thức cần thiết. Bằng cách nào? Bằng cách phát triển trực giác qua tham thiền, và bằng cách đạt được sự kiểm soát trí tuệ khiến cho minh triết của Tam nguyên có thể tuôn xuống não bộ hồng trần, qua thể nguyên nhân

    Đấy là một số suy nghĩ mà chúng ta có thể học hỏi được từ bài viết kể trên của Chân sư DK.

    Nguồn: http://www.minhtrietmoi.org/Wordpress/vai-suy-nghi-ve-cac-truong-tham-thien-trong-tuong-lai/
    Binh Yensuutapdoco thích bài này.
  9. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 16/06/2016, Bài cũ: 16/06/2016 ---
    [​IMG]
    Binh Yen, traderdoclapDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Binh Yen, traderdoclapDuoi_Chan_Thay thích bài này.

Chia sẻ trang này