CVN?Kỳ lạ!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 25/11/2010.

7692 người đang online, trong đó có 1069 thành viên. 09:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10857 lượt đọc và 191 bài trả lời
  1. tranquyt

    tranquyt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    268
    hy vọng :)):)):))
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.001
    CHUẨN BỊ LÊN 3X
    hy vọng hão huyền=))=))=))
  3. hOsAn

    hOsAn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2010
    Đã được thích:
    2.788
    bắt đầu khởi động rồi bác ah.lên 4x[r2)][r2)]
  4. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.001
    đánh CVN lên 8X
    :)):)):)):)):)):))
  5. hOsAn

    hOsAn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2010
    Đã được thích:
    2.788
    ôi, thế thì chết em rồi...:((:((
  6. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.001
    Đại đại táo bón
    mỗi ngày khớp 100
  7. hOsAn

    hOsAn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2010
    Đã được thích:
    2.788
    vậy thì làm sao em mua tiếp được hả bác???[r23)]
  8. tranquyt

    tranquyt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    268
    Tưởng mua được 50 K thì khai báo làm cổ đông lớn , không nghờ chỉ chộp được mấy K bọ
    cổ đông ky bỏ mịa
    Vứt đấy 6 tháng xem thía nào
    :)):)):))\:D/\:D/\:D/
  9. hOsAn

    hOsAn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2010
    Đã được thích:
    2.788
    mấy k bọ nhưng chuẩn bị nó chia rồi bác.lúc đó sẽ hơn chục k bọ.sau chia vẫn sẽ trở lại giá này thôi mà.sau đó bác tha hồ ma mua thêm[:D][r2)][r2)]
  10. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.001
    VN-Index quý 4/2010 sẽ ở khoảng điểm 500 – 555

    [​IMG] [​IMG] Tất cả các xu thế trung và dài hạn đã thực hiện trong lịch sử 2 năm gần đây của VN-Index đều không còn tác động chi phối trực tiếp (áp lực hoàn và hồi giá) đối với chỉ số này. Các yếu tố vĩ mô sẽ đóng vai trò quan trọng trong định hướng VN-Index.

    Xu thế giảm trong Quý 3/2010
    Diễn biến chung trong Quý 3 của thị trường chứng khoán (TTCK) là xu thế giảm. Nối tiếp đợt suy giảm từ đầu tháng 5/2010, tính tới 30/9/2010, VN-Index mất thêm 52,62 điểm (tương đương 10.38%), khối lượng giao dịch bình quân ở mức 45,3 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 23,12% so với Quý II. Các nhóm suy giảm mạnh trong 3 tháng qua phải kể đến Dầu khí (-18,7%), Bất động sản (-16,5%), Dịch vụ Công cộng (-13,1%) (theo CBV Indexes)…
    Bối cảnh vĩ mô và tác động của các chính sách quản lý vốn và lãi suất của Nhà nước được cho là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ảm đạm của thị trường thời gian qua. Sự lo ngại dòng vốn bị co hẹp sau những quy định chặt chẽ mới đây của Luật các Tổ chức tín dụng 2010 và Thông tư 13 đã khiến cho tập quán đầu tư của một bộ phận quan trọng là giới đầu cơ (đóng vai trò kích thích thị trường trong ngắn hạn) bị xáo trộn. Theo dõi quy mô đặt lệnh của nhà đầu tư trong Quý 2, có thể thấy VN-Index sụt giảm bởi lượng Cung áp đảo. Tuy vậy, ngay cả khi giá của khá nhiều cổ phiếu đã trở nên hấp dẫn, khối lượng khớp lệnh trên HOSE vẫn tỉ lệ thuận với mức điểm giảm của chỉ số sàn này. Điều ấy cho thấy lòng tin của nhà đầu tư đã lung lay đáng kể, có thể cộng hưởng tiêu cực vào lượng Cung cổ phiếu thời gian tới - khi nền kinh tế mặc dù đã được bơm vốn nhiều hơn nhưng lại chưa thể thẩm thấu để đem lại những thành quả có thể lượng hóa!
    [​IMG]
    MFI và RSI đều cho thấy dấu hiệu tích lũy…
    [​IMG]
    …trong khi MACD đang âm thầm báo trước tín hiệu tăng
    Một tín hiệu đáng mừng là từ giữa tháng 8, đường chỉ số sức mạnh (RSI) và chỉ số dòng tiền (MFI) đã ghi nhận dấu hiệu tích lũy, khi giá trị của 2 chỉ số này luôn dao động trong vùng 40 – 60. Cùng thời điểm, đường MACD đã thực hiện một cú “vượt tường” ấn tượng đối với signal line (đường tín hiệu) và đang có xu thế tiệm cận mức chuẩn “0”, cho thấy xác suất khá lớn của khả năng phục hồi trong tương lại gần.
    Hai hiện tượng trái chiều trên cho thấy muốn thành công không đơn giản chỉ phụ thuộc vào ý chí con người. Các yếu tố vĩ mô sẽ đóng vai trò xúc tác để hoặc kịch bản ấy hoặc thành công, hoặc thất bại.
    Các mức hỗ trợ và kháng cự:
    Trong ngắn hạn, VN-Index tạm thời được nâng đỡ bởi Fibonacci Retracement (FR) 23,6% (đo độ hồi giá sau khi chỉ số này thiết lập kênh xu thế giảm từ đầu tháng 5/2010) tại 445 điểm và lower band của Bollinger Bands (20) tại mốc 435 – 440 điểm trong nửa đầu tháng 10. Mức sâu nhất mà chỉ số này có thể chạm tới trong tháng 10 là mức điểm test đáy cũ 425 điểm (thực hiện cuối tháng 8/2010), trước khi xác nhận một kịch bản giảm tồi tệ về mốc 400 điểm trong hai tháng cuối năm.
    Trong khi đó, mức kháng cự đáng kể đầu tiên tương đương với mức điểm chặn tạo bởi FR38,2% tại 472 điểm. Với một thị trường không có nhiều động lực, FR50% tại 487 điểm sẽ khiến Index bị chặn lại để test xu thế và có thể bật ngược sau đó. Ngược lại, nếu được các yếu tố ngoại quan hậu thuẫn, VN-Index sẽ dễ dàng vượt qua mức cản này và đối mặt với mức FR “cứng” nhất ở 502điểm (FR61,8%). Nếu thành công, một kênh xu thế tăng (uptrend) sẽ hình thành rõ nét, song chỉ số này còn bị thử thách thêm 2 lần nữa tại các mức điểm 510 và 520 tạo bởi đường kênh trên các kênh hồi quy xu thế.
    Hỗ trợ ngắn hạn: 435 điểm – 445 điểm
    Hỗ trợ trung hạn (quý IV): 400 điểm – 405 điểm
    Kháng cự ngắn hạn: 470 điểm – 480 điểm
    Kháng cự trung hạn (quý IV): 520 điểm
    [​IMG]
    Mô hình cảnh báo
    Hiện tại, tất cả các xu thế trung và dài hạn đã thực hiện trong lịch sử 2 năm gần đây của VN-Index đều không còn tác động chi phối trực tiếp (áp lực hoàn và hồi giá) đối với chỉ số này. Điều đó, một lần nữa cho thấy các yếu tố vĩ mô sẽ đóng vai trò quan trọng trong định hướng VN-Index thời gian tới.
    Dựa vào phân tích kịch bản kinh tế vĩ mô, quá trình vận động hiện tại của chỉ số sàn HOSE có thể sẽ kiến tạo 1 trong 2 mô hình sau (điều đáng lưu ý là với cả 2 mô hình này, VN-Index đều có nguy cơ đối mặt với một đợt giảm ngắn hạn test đáy 425 điểm – 430 điểm trong Quý IV):
    Mô hình Double Bottom (“Hai đáy”):
    Hình thành trên cơ sở diễn biến vận động của VN-Index 1 năm qua, vị trí hiện tại của chỉ số này cho phép tạo ra một mô hình “Hai đáy” (đáy 1 thực hiện tại 434.87điểm ngày 17/12/2009, đáy 2 tại 423,89 điểm – ngày 25/8/2010), phù hợp với kịch bản phục hồi của kinh tế vĩ mô Quý 4.
    Với mô hình này, đáy 2, một lần nữa, có thể bị test lại trong thời điểm cuối năm do sự chi phối của mô hình “Double Bottom” nhỏ. Giả thiết này sẽ thành hiện thực nếu môi trường kinh tế Quý 4 tiếp tục bộc lộ những nhược điểm trong chính sách quản lý vĩ mô, đặc biệt là chính sách vốn, tỉ giá, lãi suất…nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.
    “Hai đáy” có thể kéo dài tới giữa quý II/2011, tạo đà bật cho TTCK của một nền kinh tế phục hồi, với mức điểm có thể đạt tới tại điểm kết của mô hình là 630 – 650 điểm.
    [​IMG]
    “Double Bottom”
    Mô hình Head & Shoulders (Vai - Đầu – Vai):
    Những yếu tố bất lợi của nền kinh tế đã khiến TTCK phải trả giá bằng bằng đợt suy giảm sâu nhất trong năm tại 423,89 điểm (ngày 25/8/2010). Các chính sách vĩ mô dần khẳng định được tính đúng đắn, hậu thuẫn VN-Index phục hồi trong niềm tin thận trọng của nhà đầu tư. Những khó khăn nhất thời do tác động phụ của các chính sách này, một lần nữa đặt thị trường trước nỗ lực khẳng định xu thế…Đó là kịch bản định tính của mô hình Head & Shoulders mà VN-Index có thể sẽ thực hiện trong 3 tháng cuối năm. Ngắn hạn hơn, và mức điểm kết niên cũng chỉ khiêm tốn trong phạm vi 450 điểm – 490 điểm, song mô hình này phù hợp với thái độ dè chừng của giới đầu tư thời gian gần đây. Nếu mô hình thành công, ngay trong Quý 1/2011, chỉ số sàn HOSE sẽ có cơ hội chạm ngưỡng 550 điểm, khẳng định tốc độ phục hồi cao của kinh tế Việt Nam sau “hậu khủng hoảng”.
    [​IMG]
    “Head & Shoulders”
    Kịch bản hồi quy
    Sự kết hợp của 2 kênh hồi quy xu thế với khả năng chi phối ngắn hạn của Fibonacci Art và các giả thiết tuyến tính đáy – đỉnh (xem đồ thị) cho phép chúng ta có thể chia vận động trong Quý 4 của VN-Index thành 4 kịch bản (KB):
    - KB1: Tăng trưởng (555 điểm – 625 điểm): Nhanh chóng đạt tới mốc 570 điểm trong trung tuần tháng 10/2010, VN-Index vượt lên nửa kênh trên của 2 kênh hồi quy nhằm tiếp cận đường kênh trên của các kênh này. Hai tuần đầu tháng 11, chỉ số sàn HOSE sẽ ghi nhận mức điểm từ 515 – 520 điểm. Tiếp tục xu thế tăng mạnh mẽ, dễ dàng vượt qua mức test đỉnh 550 điểm, tháng 12 sẽ là tháng thị trường bị hâm nóng bởi khả năng chạm đích 600 điểm. Đây là kịch bản dành cho giả thiết kinh tế vĩ mô có được bước đột phá trong Quý 4, với hầu hết các mục tiêu kinh tế quan trọng 2010 đều hoàn thành hơn kỳ vọng đặt ra. Xác suất cho kịch bản này thấp và nếu xảy ra, sẽ mang tính rủi ro cao của một thị trường tăng trưởng “ảo”.
    - KB2: Phục hồi và tăng trưởng nhẹ (500 điểm – 555điểm): Khó khăn vượt qua 455 điểm, dáng dấp của một kênh xu thế tăng (ngắn hạn) dần hình thành sau hàng loạt những đợt điều chỉnh nhẹ tại các mức chặn Fibonacci Retracement (xem phần “Các mức hỗ trợ và Kháng cự”), VN-Index sẽ bị cản mạnh tại khoảng 500 – 515 điểm. Thị trường tranh thủ tích lũy sau một giai đoạn sideways hoặc giảm nhẹ nhằm lấy lại được niềm tin khi các kết quả tích cực của kinh tế được công bố. Không quá ấn tượng nhưng chắc chắn, VN-Index sẽ chốt điểm trên mức 500 tại 31/12/2010.
    - KB3: Duy trì và củng cố (455 điểm – 500 điểm): Sự do dự của nhà đầu tư còn tiếp tục suốt tháng 10, khiến thị trường mặc dù được củng cố bởi những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế song cũng chỉ đủ lực để vượt mốc 455 trong đầu tháng 11. Cùng tháng, chỉ số này một lần nữa vượt mức kháng cự 475, tạo lòng tin về sự phục hồi và làm bàn đạp cho sức bật mạnh của tháng sau đó – khi các chỉ tiêu vĩ mô khẳng định sự thành công của kinh tế Việt Nam 2010. Tháng 12 là tháng “sung sức” của VN-Index trong kịch bản này, song, sức tăng nóng sau một thời gian dài trầm lắng sẽ khiến thị trường phải thực hiện một “cú lùi kỹ thuật” nhằm tích lũy tốt hơn cho khả năng tăng trưởng trong Quý I năm sau.
    - KB4: Suy giảm (405 – 455 điểm): Tiếp tục đón nhận những thông tin bất lợi của kinh tế vĩ mô, TTCK không đủ niềm tin sau khi các cơ hội phục hồi dần bị đóng lại trong thời điểm cuối năm, mặc dù có thể đã nỗ lực chạm tới 455 điểm, song VN-Index bắt đầu mất phương hướng từ trung tuần tháng 11/2010, kéo chỉ số này quay lại đường kênh dưới của 2 kênh hồi quy. Nếu vượt qua được mức test đáy 425 – 430 điểm, chỉ số sàn HOSE cũng chỉ còn cơ hội chạm tới thành tích cũ 455 điểm vào thời điểm cuối năm.
    Với các phân tích trên, dự báo kịch bản nhiều triển vọng nhất cho VN-Index quý IV (và phù hợp với những dự báo vĩ mô) là sự điều hòa giữa KB2 và KB3, với khoảng điểm từ 500 – 555 điểm.
    Nguyễn Tuấn
    eFinance

Chia sẻ trang này