Đã bao giờ các nhà đầu tư giật mình và tĩnh tâm nghĩ lại?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mayday, 26/02/2008.

3021 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 05:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1067 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. locphat6899

    locphat6899 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Đã được thích:
    203
    (ĐTCK-online) Những chính sách điều hành thị trường tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành nhằm kiềm chế lạm phát, nhưng lại là "liều thuốc đắng" cho TTCK. Hai phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng kiến sự thất vọng, thậm chí hoảng loạn của một bộ phận nhà đầu tư khi liên tiếp tung lệnh bán giá sàn ngay cả khi không có lệnh mua đối ứng. Vậy giải pháp căn bản để kiềm chế lạm phát là gì và nhà quản lý cần làm gì để giảm thiểu tâm trạng hoảng loạn của nhà đầu tư là những vấn đề mà ĐTCK-online đặt ra với T.S Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp vào thời điểm này.

    Ông nhận định như thế nào về các biện pháp kiềm chế lạm phát mà NHNN vừa đưa ra?

    Theo tôi thì 5 giải pháp kiềm chế lạm phát mà NHNN đưa ra là phù hợp với những biện pháp đã được giảng dạy trong sách giáo khoa về kinh tế học. Về mặt định hướng, chính sách như vậy là phù hợp, có thể là kịp thời, nhưng liều lượng thì tương đối mạnh. Tất cả các biện pháp diễn ra trong thời gian rất ngắn gây sức ép quá mạnh lên các NHTM cổ phần.

    Điều cần thảo luận là tính dự báo trước các biện pháp của NHNN và cần bàn bạc một cách công khai để người ta chuẩn bị. Tức là trước khi anh quyết định làm gì, anh phải có một dự lệnh, nói trước cho người ta biết, chứ không nên làm dồn dập, dễ gây "choáng" cho thị trường.



    Ông có cho rằng, sự sụt giảm của TTCK có tác động trực tiếp từ các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN?

    Theo tôi, sự sụt giảm của TTCK trong những ngày vừa qua có yếu tố của thị trường tiền tệ, nhưng cũng có yếu tố tâm lý phản ứng thái quá. NĐT trên TTCK đã phản ứng với tâm lý hoảng hốt. NĐT thấy các ngân hàng siết các khoản cho vay, họ không dự báo được tới đây TTCK sẽ như thế nào.

    Tôi thấy trong chính sách tiền tệ cần phải đảm bảo tính dự báo trước. Chúng ta phải thấy là FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) cứ định kỳ họp và mọi thông tin được đưa ra trước, trong và sau cuộc họp nên mọi người phản ứng rất bình thản.



    UBCK đang đề xuất 2 giải pháp: cho phép NĐT chiến lược nước ngoài mua CP tại DNNN khi cổ phần hoá bằng ngoại tệ và cho phép các công ty chứng khoán được áp dụng tài khoản ký quỹ. Theo ông, hai giải pháp này có khả thi?

    Theo tôi, giải pháp thứ hai ít vấn đề hơn, nhưng giải pháp thứ nhất thì khá tranh cãi. Cho phép NĐT nước ngoài mua CP tại DNNN IPO bằng ngoại tệ sẽ làm tăng tình trạng đô la hóa và tác động không lành mạnh đến nền kinh tế. Thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam đang chịu tác động cộng dồn bởi chính sách tiền tệ đối với đồng nội tệ, tác động của thị trường vàng và đồng đô la Mỹ. Tôi nghĩ, nên thảo luận kỹ giải pháp thứ nhất trước khi ban hành.



    Qua diễn biến của những phiên giao dịch gần đây có dấu hiệu NĐT, nhất là NĐT trong nước, đang tháo chạy khỏi TTCK. Là chuyên gia kinh tế uy tín, ông khuyên họ nên như thế nào?

    Tôi nghĩ, trong sự sụt giảm này, yếu tố tâm lý đóng vai trò chủ đạo. NĐT nên bình tĩnh vì nhìn vào dài hạn, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt, TTCK sẽ còn phát triển, số DNNN được CPH có vị trí chiến lược tăng lên và sẽ được niêm yết. Tất cả những yếu tố đó sẽ làm cho TTCK phát triển ổn định.

    Tôi xin nhắc lại là các NĐT nên bình tĩnh và nên có quyết định dài hạn. Chính trong thời điểm hiện nay, một số NĐT lớn của Việt Nam vẫn tiếp tục mua vào. Trong lúc này, nếu trường vốn, NĐT nên mua vào.



    Như ông vừa nói, sự sụt giảm của TTCK do yếu tố tâm lý là chính. Vậy làm thế nào để "cắt" yếu tố này, thưa ông?

    Cơ quan quản lý nên họp báo giải thích cho mọi người hiểu về tình hình thị trường, bày tỏ ý định của mình sẽ làm, làm như thế nào trước những tình huống khác nhau của thị trường. Tất cả những giải pháp dự liệu nên được công bố trước để người ta biết nhằm ổn định tâm lý đầu tư.

    Trước tình trạng nhà đầu tư có dấu hiệu hoảng loạn như hiện nay, nếu im lặng là rất không đúng. Như đợt rét vừa rồi, chính quyền cũng phản ứng quá chậm. Trên đời này chữ quá chậm là chữ tệ hại nhất! Anh phản ứng quá chậm thì khi có giải pháp, TTCK đã đi xuống quá sâu mất rồi. Hành vi của Nhà nước phải được dự báo trước thì hành vi của NĐT mới được dự báo. Trong tình hình nhà đầu tư không nắm vững thông tin và có tâm trạng hoảng loạn thì Nhà nước phải có thông tin, đối thoại trấn an nhà đầu tư, nhằm loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố tâm lý.

    Trở lại với vấn đề lạm phát. Thưa ông, để kiềm chế lạm phát, có vẻ chúng ta mới chú trọng đến chính sách tiền tệ mà thiếu giải pháp đối với việc tăng cung hàng hóa?

    Trong kinh tế học có một mệnh đề, muốn theo đuổi N mục tiêu thì phải có không dưới (N - 1) giải pháp. Nói cách khác 1 mũi tên chỉ trúng được 1 mục đích. Việc siết chặt tiền tệ chỉ có thể giảm cung tiền.

    Đối với việc chống lạm phát ở Việt Nam hiện nay thì bên cạnh việc NHNN hút tiền về, cần tăng lượng hàng hóa vào lưu thông. Chẳng hạn, thị trường thực phẩm thiếu thì cần kịp thời điều tiết ra. Nếu cần thiết thì giảm thuế nhập khẩu để tăng lượng hàng hóa nhập vào, nhằm giữ cho cung - cầu ở mức bình thường.

    Tôi nghĩ đừng để cho biện pháp giảm cung tiền bóp nghẹt tất cả mọi cái, mà phải có định hướng. Ví dụ, thị trường bất động sản cần tiếp tục cấp tín dụng cho các dự án có tính khả thi, đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục. Nếu không, thì chỉ những DN có tiềm lực tài chính lớn mới trụ được, còn các DN nhỏ sẽ khó khăn, trong khi đó nhu cầu xã hội đối với việc phát triển thị trường bất động sản vẫn rất lớn.



    Ông vừa nói đến việc giảm thuế để tăng lượng hàng hóa lưu thông trong nước. Nhưng một số chuyên gia về thuế lại lo lắng đến việc giảm nguồn thu cho ngân sách?

    Tôi nghĩ chưa chắc Nhà nước bị hụt nguồn thu khi giảm thuế nhập khẩu. Khi chúng ta vào AFTA (Khu vực tự do thương mại ASEAN) cũng dự đoán sẽ giảm thu ngân sách, nhưng thực tế do ta nhập nhiều, ta lại bán hàng đi, thuế VAT thu về, nên kết quả khoản thu chỉ giảm khoảng 2%.

    Điều quan trọng là thêm cung hàng cho thị trường lúc này để kiềm chế lạm phát. Nếu lạm phát tiếp tục thì cần ưu tiên giảm lạm phát, nếu không nó sẽ tạo ra vòng xoáy rất nguy hiểm làm giảm lòng tin của NĐT và gánh nặng cho người nghèo sẽ tăng lên.
  2. mayday

    mayday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Đã được thích:
    0
    Bài trích của Mr O.neil bên *********

    Đúng là đại gia đi trước một bước ... Thời đại thông tin có khác, biết trước vài ly đem lại tiền tỷ ...

    Chính thức cụ Nguyễn Sinh Hùng ra trận ... Tuần trước O.neil nghe giới đại gia kháo nhau mua vào, sóng sẽ lớn lắm, lúc mua vẫn run run tự hỏi mình có n.g.u ko nhỉ vì... hiểu đếch gì đâu, tin hỗ trợ có đâu, tình hình đang xấu dần đấy chứ. Rốt cuộc cứ thấy đại gia nói thì tin thoai, tự nghĩ: họ lắm tiền, quan hệ chằng chịt, nhắc cú điện thoại là anh em với cấp này bậc kia, bạn bè với quỹ này quỹ nọ, đàm em dải khắp các báo đài ... thử tin một lần xem sao. Lúc mua trong đầu còn vang lời đại gia: ¨Chú cứ nghe anh, nhiều tiền dải mua từ thứ 5 tới hết thứ 3 tuần sau, ít tiền thứ 6 có thể tất tay ... Lo gì lắm thế, sẽ lần lượt có tin hỗ trợ, kịch bản duyệt rồi, cứ chờ xem !!!¨
    Nói vậy chứ, ấy lần đầu ai trả hồi hộp ... Nhất là lúc này: thị trường ¨khủng khoảng¨ toàn cục. BĐS bị nguyền rủa, lạm phát phi mã, NH bị đánh tơi bời với đổi CT03-ép mua tín phiếu-nâng dự trữ bắt buộc, rét đậm khiến mùa màng thiệt hại, H5N1 lại xuất hiện, giá xăng tăng thêm, CP lên mặt rắn với khẩu hiểu hy sinh CK cứu lạm phát ... Thế giới thì Kosovo độc lập, Chávez cấm cửa Exxon Movil khiến dầu vàng thi nhau nhẩy sào, Trung Quốc biến thành thế giới Bà Chúa Đông, IMF rồi WB liên tiếp điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP ... Tin xấu như lũ, lấp đầy mặt báo. Đố tìm được tin nào đọc mà ko đau dạ dày, mà nghĩ rằng VN đang tăng trưởng XK hơn 20% các ngành, mà biết được FDI vẫn liên tiếp ghi kỷ lục, du lịch nước ngoài tăng mạnh và giá cả đang dần ổn định ... trừ mấy website của các bộ Công thương-Tài chính-Kế hoạch Đầu tư-NNPTNT-Tổng cục DL-Chinhphu.com và những hiệp hội Dệt may-Giầy dép-Ngân hàng-BĐS ... (những website tưởng xác thực nhất nhưng lại ít lượng truy cập nhất so với ĐTCK, Vneconomy, Tinnhanhchungkhoan, Thoibaosaigon, Thoi bao KTSG). Mà kể cũng lạ, báo giới hình như đồng khởi, thi nhau ca hát về ls Inter-bank, suy thoái BĐS, nh thiếu tiền trầm trọng ... và nguyền rủa Hôi jđồng tài chính tiền tệ, NHNN, UBCK cùng toàn thể thân bằng cố hữu ngành BĐS, NH. Ai ko tin cứ giở lại tất cả các báo trong 2 tuần qua kiểm chứng.
    Còn tuần này thì sao. Cũng là đồng khởi, nhưng hoàn toàn khác. Tất cả vị trí chủ chốt về tài chính bắt đầu lên tiếng. Ngoài việc Bác Thành (đại diện cty niêm yết) tuyên bố mua 2tr STB tuần trước, còn lại lần lượt những nhân vật chính xuất hiện, bối cảnh khác nhau nhưng cùng trong bộ phim tiêu đề ¨Phục hồi TTCK¨. Bác VB (đại diện cơ quan ql) có hẳn một bài phân tích, nó chỉ thực sự lan truyền từ chiều T6 tuần trước cho NĐT có bài tập đọc cuối tuần. PTT Nguyễn với bài phỏng vấn chấn an giới ĐTCK kèm tuyên bố sẽ cứu thị trường. Chiều nay SSI (đại diện tự danh và quỹ) công bố LNTT T1.08 gấp tới 2 lần cả quý IV.07 kèm theo một bí mật về tình hình giải ngân quỹ Vision 1.700 tỷ. Rồi TS Lê Đăng Doanh (đại diện giới học thuật) kêu gọi mua vào nữa chứ. Giờ chỉ chờ giàn đồng ca báo chí nhẩy sổ vào phân tích, mổ sẻ ... để rút ra những kết luận sẽ hoàn toàn trái ngược với hơn 2 tuần qua. Chúng ta hãy chờ xem.
    Đúng là ít tin thì đừng tí tởn, thiếu qh tốt nhất nằm im. Cứ nghĩ tới cái cười mỉm của đại gia làm em lại tự hỏi: O.neil ở là O.neil, ông thành công tại Mỹ vậy nhưng sang TTCK VN chắc gì đã kiếm được cháo...

Chia sẻ trang này