Đã đến lúc mạnh tay giảm lãi suất

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi noname123, 22/04/2012.

4876 người đang online, trong đó có 507 thành viên. 23:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 766 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0

    Chính xác[r2)][r2)][r2)][r2)]
  2. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế quí 1 nhìn từ chỉ số giá


    Nguyễn Việt Phong - Bùi Trinh
    Thứ Bảy, 21/4/2012, 17:09 (GMT+7)









    (TBKTSG) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lường sự thay đổi chi phí của một giỏ hàng hóa, dịch vụ cố định, và thường được dùng làm dấu hiệu đo lường lạm phát. Có thể xem đây là một loại thuế lạm phát.​
    Xem xét một bộ gồm năm chỉ số: CPI, chỉ số giá xuất khẩu, chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá GDP (sự thay đổi về giá của GDP năm hiện hành so với năm trước) và chỉ số giá cước vận tải từ quí 1-2011 đến nay do Tổng cục Thống kê công bố, có thể rút ra những điểm sau:
    Một là, tốc độ tăng CPI luôn thấp hơn tốc độ tăng của chỉ số giá GDP khoảng 2%, đặc biệt quí 1-2012 là 2,7%. Điều này phải chăng là một nghịch lý khi mà trong suốt một thời gian dài (năm quí liền) doanh nghiệp đã phải chịu sức ép do các yếu tố đầu vào cho sản xuất tăng, cộng với tác động của “thuế lạm phát” mà vẫn phải chịu giá sản xuất luôn cao hơn giá bán lẻ, làm cho giá trị tăng thêm (GDP) ngày càng nhỏ đi, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải chịu lỗ (giá bán thấp hơn giá sản xuất).
    Điều này cho thấy dù các doanh nghiệp không có nguy cơ phá sản cũng sẽ không có động cơ mở rộng sản xuất, thậm chí sẽ tiếp tục phải thu hẹp sản xuất, sản xuất cầm chừng hoặc dẫn đến phải phá sản. Không có mở rộng sản xuất, nền kinh tế sẽ không có tăng trưởng.
    Hai là, trong bốn quí của năm 2011, chênh lệch giữa chỉ số giá xuất khẩu và CPI là không nhiều (quí 1: -2,9%; quí 2: -2,43%; quí 3: 1,33%; quí 4: 1,04%). Nhưng trong quí 1-2012 chỉ số giá xuất khẩu chỉ tăng 4,57%, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng 15,95% của CPI. Hàm lượng giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam lại rất thấp, chủ yếu là gia công. Phải chăng chúng ta đang “bán” sản phẩm cho nước ngoài với giá thấp hơn trong nước? Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong quí 1-2012 và có tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu là dệt may 13,19%; điện thoại các loại và linh kiện 11,67%; dầu thô 6,93%; điện tử, máy tính và linh kiện 6,61%; giày dép 6,1%; thủy sản 5,16%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 4,99%. Hầu hết chỉ số giá xuất khẩu của các mặt hàng này đều thấp hơn CPI, đặc biệt chỉ số giá xuất khẩu của nhóm hàng nông sản (cà phê, chè, cao su, hạt điều) và khai thác tài nguyên như than giảm rất sâu. Một câu hỏi đặt ra là chiến lược xuất khẩu có hợp lý không khi chỉ số giá xuất khẩu trong quí 1-2012 thấp hơn CPI trong nước quá nhiều.
    Ba là, chỉ số giá nhập khẩu trong ba quí đầu của năm 2011 luôn tăng thấp hơn chỉ số giá xuất khẩu. Nhưng đến quí 4-2011, xu hướng này ngược lại khi chỉ số giá nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu là 0,56%, sang quí 1-2012 con số này là 5,99%. Điều này phản ánh một thực tế là chi phí nhập khẩu tăng, giá trị xuất khẩu giảm. Giá trị gia tăng thu được từ xuất khẩu vốn đã thấp, nay lại còn thấp hơn.
    Những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu quí 1-2012 là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: 13,68%; điện tử, máy tính và linh kiện: 10,75%. Khi mà chỉ số giá GDP cao hơn CPI và chỉ số giá nhập khẩu lại thấp hơn chỉ số CPI gần 6 điểm phần trăm, phải chăng chỉ số giá nhập khẩu thấp lại là một yếu tố góp phần bình ổn giá ?
    Bốn là, bắt đầu từ quí 2-2011, có một xu hướng là chỉ số giá cước vận tải hành khách luôn cao hơn chỉ số giá cước vận tải hàng hóa, đặc biệt là trong quí 1-2012 cao gấp 4,2 lần (theo số liệu trên trang web của Tổng cục Thống kê). Kết hợp với xu hướng giảm sút của tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp từ quí 2-2011, phải chăng điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn thực sự cả đầu vào lẫn đầu ra của sản xuất.
    [​IMG][​IMG]



  3. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài báo trên cho thấy các doanh nghiệp làm ra chỉ để nuôi bọn trọc phú mới núp bóng nhà nước- Ngân hàng hơn là để nuôi sống nền kinh tế =))=))=))
  4. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    nếu lãi suất giảm đúng như dự báo thì Ck sẽ lên ngôi.

    lãi suất huy động giảm còn 12% mà dòng tiền vào Ck đã tăng 3000 TỶ/phiên

    Nếu lãi suất cho vay giảm về 15% thì khí đó giá trị giao dịch trên sàn chứng khóan có thể lên 5000 tỷ

    nói thế có nghiã là Ck sẽ tăng và giá của Blue chips sẽ tăng cao trung bình 6x

    nhanh tay múc BCs nếu có thể được giá thấp[r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này