------------Đã tạo đáy----------Chu kỳ tăng điểm lại bắt đầu----------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bangpd, 07/06/2012.

2989 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 05:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35741 lượt đọc và 972 bài trả lời
  1. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.303
    Đăng ký với bệnh viện trước đi bác , chuẩn bị khâu mồm nhá [:D]
  2. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.303
    Dẫn dắt mạnh chứ bác
    Vừa rồi nó bị short mạnh nên giảm mạnh, kéo TT xuống
    Giờ nó lại mua mạnh roài, sẽ kéo TT lên thoai [r2)]
  3. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.303
  4. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.303
    Nợ của Mỹ giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1950




    [​IMG]
    Nền kinh tế Mỹ vẫn luôn được cảnh báo là có gánh nặng nợ quá cao. Tuy nhiên, tình hình đang được cải thiện đáng kể. Mặc dù nợ của Chính phủ tăng lên, nợ của khu vực tư nhân đã được hoàn trả.
    Trong khi nợ của chính phủ vẫn tiếp tục tăng lên, khu vực tư nhân đã hoàn trả phần lớn các khoản nợ và giúp kéo chậm lại tốc độ tăng của nợ chính phủ. Tổng nợ đã được giảm từ mức 3,73 lần GDP xuống còn 3,36 lần.

    11 quý kể từ khi khủng hoảng chính thức kết thúc, tổng nợ trong nước chỉ tăng thêm 702 tỷ USD, trong khi 11 quý trước khi khủng hoảng diễn ra, trong các năm 2005, 2006 và 2007, tổng nợ tăng tới 10,7 nghìn tỷ USD, tương đương 28%.

    [​IMG]
    Tỷ lệ nợ so với GDP những năm gần đây

    Các chuyên gia kinh tế đã nghiên cứu và chỉ ra rằng nợ ở mức thấp là cần thiết cho tăng trưởng trong khi nợ ở mức quá cao sẽ làm tổn hại nền kinh tế. Nợ tăng sẽ làm giảm tăng trưởng trong dài hạn và thậm chí tạo nên bong bóng trong ngắn hạn.

    Theo Stephen Cecchetti, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng nếu nợ phi tài chính của khu vực tư nhân đạt 90% GDP, nợ của hộ gia đình vượt 85% và nợ công vượt 85%.

    Tại Mỹ, nợ của hộ gia đình đã giảm xuống mức 84% GDP sau khi đạt mức đỉnh 98%. Nợ của doanh nghiệp phi tài chính giảm từ 83% xuống 77%, nợ của khu vực tài chính giảm từ 123% xuống 89%. Duy chỉ có nợ công là tăng từ 56% lên 89%.

    Hơn nữa, theo dự báo, nợ của khu vực tư nhân còn tiếp tục giảm trong tương lai. Nguyên nhân là do các ngân hàng và các hộ gia đình đang cắt giảm các khoản nợ, trong khi các công ty phi tài chính đã bắt đầu cho vay trở lại mặc dù với lượng nhỏ.

    Thu Hương
  5. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.303
    Eurozone thông qua gói cứu trợ 125 tỷ USD cho Tây Ban Nha




    [​IMG]
    Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha

    Cuối cùng thì Tây Ban Nha cũng trở thành nước thứ 4 phải cầu cứu gói cứu trợ từ bên ngoài. Khoản tiền 125 tỷ USD sẽ được bơm vào hệ thống ngân hàng của nước này.
    Tây Ban Nha đã yêu cầu các chính phủ khu vực đồng tiền chung châu Âu cung cấp cho nước này khoản cứu trợ trị giá 100 tỷ euro (tương đương 125 tỷ USD) nhằm giải cứu hệ thống ngân hàng. Như vậy, Tây Ban Nha chính thức trở thành nước lớn nhất trong các nước eurozone phải tìm kiếm cứu trợ quốc tế.

    Chiều muộn ngày hôm qua (9/6), các bộ trưởng tài chính các nước eurozone đã tổ chức 1 cuộc họp và thông qua gói cứu trợ dành cho Tây Ban Nha. Theo báo cáo, số tiền cứu trợ này sẽ đủ để bổ sung lượng vốn cần thiết cho các ngân hàng Tây Ban Nha. Có được gói cứu trợ này cũng có nghĩa là Tây Ban Nha có được “bức tường lửa” che chắn trong trường hợp kết quả cuộc bầu cử diễn ra tại Hy Lạp vào ngày 17/6 tới làm thị trường hoảng loạn.

    Theo Bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha Luis de GuindosDe Guindos, các điều kiện của gói cứu trợ là rất ưu đãi với lãi suất thị trường và tiền sẽ được bơm vào Tây Ban Nha thông qua FROB - quỹ cứu trợ các ngân hàng của nước này. Số tiền được trích từ Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) hoặc từ quỹ cơ chế bình ổn tài chính châu Âu (ESM). Các ngân hàng nhận được cứu trợ phải đáp ứng được một số điều kiện. IMF chỉ đóng vai trò là bên tư vấn.

    Động thái này nhận được sự hoan nghênh của nhiều nước trên thế giới. G7 nhận định đây là bước ngoặt lớn để eurozone tiến tới sự liên minh chặt chẽ hơn về tài chính cũng như tài khóa.

    Thu Hương


    Theo TTVN/Bloomberg, Reuters
  6. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.303
    ‘Lãi suất có thể tiếp tục hạ’




    [​IMG]
    Theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn- Giám đốc Nghiên cứu của Dragon Capital, lãi suất cân bằng của kinh tế Việt Nam hiện vẫn thấp hơn mức 9% hiện tại. Do đó, từ nay đến cuối năm, con số này có thể giảm tiếp 2-3%.
    - Trong vòng 3 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất 4 lần, xuống 9% một năm kể từ 11/6. Ông đánh giá như thế nào về tác động của điều chỉnh này tới thị trường tiền tệ?
    - Lãi suất liên ngân hàng đã ở mức rất thấp trong 3 tuần vừa qua, trong đó lãi suất qua đêm ở mức 1-1,5%, một tuần là 2-2,5% và một tháng là 4-4,5%. Lãi suất liên ngân hàng đã thấp như vậy thì theo tôi nếu có giảm thêm 2% có lẽ cũng không khiến thị trường bị sốc. Tỷ giá đôla Mỹ so với đồng Việt Nam những ngày qua chịu tác động khá nhiều bởi việc các ngân hàng thương mại hạn chế bán ra USD, do chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền không còn hấp dẫn. Tuy nhiên, theo tôi, các ngân hàng cũng không dám nâng lượng USD nắm giữ lên cao. Do đó, việc giảm lãi suất huy động VND cũng sẽ không có tác động mạnh lên tỷ giá trong thời gian tới.
    - Vậy ông nhận định thế nào về tác động của quyết định này lên lạm phát?
    - Trong quý I/2012, Ngân hàng Nhà nước đã đúng khi không giảm lãi suất nhanh. Lạm phát khi đó còn rất cao, 14,2%. Tuy nhiên, tới tháng 5, có thể thấy rằng lạm phát đã về 8,4% và kỳ vọng tháng 6 lạm phát về mức gần 7%. Như vậy, lạm phát trong nước đang trên chiều giảm rất mạnh. Thêm vào đó, một số nước khác còn đang lo lắng về giảm phát. Do đó, việc giảm mạnh lãi suất vừa qua của Ngân hàng Nhà nước, theo tôi, là hợp lý.

    [​IMG]

    TS. Lê Anh Tuấn, Giám đốc Nghiên cứu của Dragon Capital.
    Việt Nam là một trong những nước có lãi suất thực cao nhất trên thế giới hiện nay. Lạm phát kỳ vọng vào khoảng 7%, trong khi đó trước kia lãi suất tiền gửi là 11%. Lãi suất thực tế của Việt Nam hiện là 4%. Trong khi các nước khác lãi suất thực phần lớn là âm hoặc gần bằng không. Một điều quan trọng là lạm phát bị ảnh hưởng bởi lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế chứ không hoàn toàn vào giá của tiền (lãi suất). Có rất nhiều giai đoạn, mối liên quan giữa lãi suất và lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế bị gián đoạn. Việt Nam chúng ta có lẽ đang ở trong giai đoạn này.
    Việc kích cầu và giảm lãi suất mạnh là đúng, nhưng cần phải chú ý dòng tiền kích cầu đi vào dự án nào, có thực sự giúp doanh nghiệp được không, và có thực sự tăng sức mua của người dân hay không. Nếu kích cầu mà phần lớn dòng tiến tiếp tục vào những dự án kém hiệu quả như năm 2009, thì khả năng lạm phát quay lại trong trung hạn là có.
    - Vậy trong thời gian tới, ông dự đoán việc điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ như thế nào?
    - Theo tôi, để cân bằng lãi suất thực của nền kinh tế Việt Nam, lãi suất huy động phải thấp hơn mức 9% hiện tại khá nhiều. Tuy nhiên, do hệ thống và cơ cấu huy động - cho vay của ngành ngân hàng đã làm cho lãi suất xuống rất chậm. Tôi không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ còn phải giảm thêm khoảng 200-300 điểm (2-3%) các lãi suất điều hành như OMO, tái cấp vốn… từ đây đến cuối năm.
    - Lãi suất giảm, dòng tiền sẽ chảy vào kênh đầu tư nào, thưa ông ?
    - Bình quân lãi suất tiền gửi của Việt Nam từ năm 2000-2007 là 6,2%, cũng trong giai đoạn này lạm phát bình quân vào tầm 4,6%/năm. Trong đó có giai đoạn 2000-2001, lãi suất tiền gửi ở mức 3-5% mỗi năm. Có nhiều giai đoạn Việt Nam chúng ta có lãi suất thực âm hay rất thấp nhưng tiền gửi vẫn tăng. Trong giai đoạn tới, các tài sản khác sẽ có độ biến động về giá mạnh do diễn biến của thế giới. Do đó, có lẽ các tài sản khác vẫn chưa đến giai đoạn hút nguồn vốn mạnh từ tiết kiệm.
    - Vậy bên cạnh việc hạ lãi suất, theo ông cần có giải pháp gì để kích thích kinh tế?
    - Theo tôi, việc hạ lãi suất chỉ mang tính kích cung là chính, hiệu ứng kích cầu của lãi suất chỉ là gián tiếp. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam đang gặp cả vấn đề về cung và cầu. Chính sách kích cầu từ tài khóa là hợp lý, tuy nhiên hiệu quả của chính sách kích cầu từ tài khóa lại vấp phải trăn trở rất lớn từ hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

    Do đó, theo tôi, Quốc hội nên mạnh dạn cho thâm hụt ngân sách cao hơn, tuy nhiên quy trình giám sát các gói kích cầu cần phải được chú ý thật kỹ. Kích đúng nơi và kích sao cho tạo hiệu ứng lan tỏa cao nhất.
    Theo VnEconomy
  7. euvodich10

    euvodich10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Mua hết từ buổi sáng hôm thứ 6 tuần trước rồi! Híc về T4 có què đi tý nào không? Sợ quá rùi!~X
  8. euvodich10

    euvodich10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Ngay trong phiên đã lỏm nặng rồi! Có có con tăng 2 phát trần nữa thì mới bằng giá! Hài:-ss. Hôm mua trần buổi sáng chiều thấy giá sàn nản ko biết thế nào mà lần!^:)^
  9. Laylaivon

    Laylaivon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2011
    Đã được thích:
    6
    Anh em hết sức bình tĩnh
    Cảnh báo lần thứ 1000. Bình tĩnh.
  10. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.303
    Quan trọng là bác mua con nào
    Nhưng dù sao em cũng tin là bác sẽ vẫn lãi thôi

Chia sẻ trang này