Đã vĩnh biệt mùa thu xưa cũ ấy - Sao trong lòng còn chiếc lá vàng rơi ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MarkowitzVer1.0, 17/08/2014.

4684 người đang online, trong đó có 362 thành viên. 10:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9305 lượt đọc và 92 bài trả lời
  1. Tony Nguyen Stock

    Tony Nguyen Stock Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    26/04/2014
    Đã được thích:
    216
    Con KSS nay bi gi do. Dien tiec voi no that roi. Khong len duoc???
    windflower thích bài này.
  2. MarkowitzVer1.0

    MarkowitzVer1.0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2013
    Đã được thích:
    643
    :drm1:drm1:drm1:drm1
    windflower thích bài này.
  3. MarkowitzVer1.0

    MarkowitzVer1.0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2013
    Đã được thích:
    643

    Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo trong chứng khoán, bạn là ai ???

    - Người nghèo họ rất đông, họ nghĩ : Lởm quá, quả này chắc chết, phá sản đến nơi rồi,thanh khoản thế này múc để bán cho ma, thành giấy lộn. Thôi cứ GAS,VNM giá 150,000 mà múc cho lành, vừa thanh khoản cao, ít rủi ro, chỉ tăng không giảm.
    - Người giàu nghĩ : Rẻ quá ! rẻ hơn giá trị thật nhiều quá, vốn hóa hơn chục tỷ cả công ty doanh thu 500-600 tỷ thế này làm sao mình bỏ tiền hơn chục tỷ ra mà thành lập đc, chỉ cần nó tốt lên, nó hồi phục là ăn 10-20 lần không khó, chúng nó sợ chết là cơ hội cho mình.
    Khi cổ phiếu A giá 7k : Tình hình kinh doanh nó bớt nguy hiểm 1 chút, đỡ rủi ro, sợ hãi một chút
    - Người nghèo họ rất đông, họ nghĩ : Ôi giời ! hàng lởm chắc do làm giá chứ có vẹo gì .Thôi cứ GAS, VNM giá 150,000 mà múc cho lành, vừa thanh khoản cao, ít rủi ro, chỉ tăng không giảm.
    - Người giầu nghĩ : con này hình như có tín hiệu hồi phục, mình sẽ nghiên cứu xem sao.
    Khi cổ phiếu A giá lên 15 : Tình hình kinh doanh hồi phục chắc chắn, chỉ số BCTC có dấu hiệu bắt đầu đẹp
    - Người nghèo họ rất đông, họ nghĩ : Ơ sao con này lên khiếp thế nhỉ, bọn làm giá này tài thế, vào có mà ôm bom. Thôi cứ GAS, VNM giá 150,000 mà múc cho lành, vừa thanh khoản cao, ít rủi ro, chỉ tăng không giảm.
    - Người giàu nghĩ : tình hình kinh doanh đang tốt lên thế này tốt nhất cứ ôm.
    Khi cổ phiếu A tăng lên 5x : Mọi chỉ số tài chính cho thấy rất đẹp, rất an toàn, cổ phiếu tăng bền vững, chart đẹp quá, thanh khoản cao, dễ mua dễ bán, lại chia thưởng cao, tổ chức múc ầm ầm...
    - Người nghèo họ rất đông, họ nghĩ: Ôi khủng quá ! cổ phiếu khủng long, tăng quá bền vững, 2-3 năm nay chỉ tăng không giảm. Phải múc thôi, chắc chắn T+ về có lời, ăn cổ tức cũng ngon, bọn tổ chức múc ầm ầm.
    - Người giàu họ nghĩ : Giá này cao rồi, phản ánh hết vào giá rồi thôi mình bán cho họ lướt sóng, và thế là xoẹt xoẹt !!! người giầu chở một xe tiền đi chỗ khác.
    --- Gộp bài viết, 21/08/2014, Bài cũ: 21/08/2014 ---
    Nhớ năm xưa em mua KSH giá 24 tức em đua trần phiên thư 7, vì em ngửi thấy mùi tanh tưởi của tiền nơi em nó... thế nhưng cũng vì cái bệnh yếu sinh lý, làm được 5 phút em xuất ... mịa nó rùi, a' không, em ôm được 5 phiên và ăn trọn 5 cây CE thì nhảy tàu mịa nó rồi... vì em thấy nó có vẻ yếu lắm rồi, cuối phiên NÓ CHƠI TRÒ ĐỂU, còn dư bán trần 3k chẳng ma nào dám hốt...với lại phiên em bán cũng là phiên CE thứ 12 liên tiếp của em nó rồi... thế mà sau phiên hôm đó em nó tăng tiếp 45 phiên CE lên 96...

    Không nên nghe các "chiên da" nói, chỉ nên nhìn các "chiên da" làm. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi !

    Hỡi những con bạc chứng khoán hãy tỉnh mộng đi, các chú chơi chứng là hay bị bệnh ảo tưởng lắm đới, lúc nào cũng lảm nhảm 500% với chả 800%
    --- Gộp bài viết, 21/08/2014 ---
    Đoạn này chưa tăng mạnh là có lý do anh em à.... vô số con tích lũy trong cái hộp 2 tháng nay rồi, 1 số con nhanh chân đã bùng ra khỏi cái hộp... một vài phiên nữa chúng nó lại thay phiên nhau thoát ra cái hộp... lúc đó anh em lại tiếc nuối: ước gì, biết thế....
    Nói chung là TT đang đi những bước đi tạo nền móng rất vững chắc để CHINH PHỤC NHỮNG ĐỈNH CAO MỚI !
    Bài học kinh nghiệm cho những anh em còn sự sợ hãi lấn át:
    Hãy rón rén xuống tay 10% TK ĐỂ CÓ CẢM GIÁC BÓNG.
    XXX mà lâu ngày không hoạt động nó còn mất cảm giác nữa là... phải không nào...


    • Buffet đã từng nói: " bản chất con người là hay nghi ngờ và biến cái đơn giản thành phức tạp"
      Trong uptrend thì đừng bao giờ đoán đỉnh, cứ bám theo cơn sóng mà chiến thôi....trong giai đoạn như thế này lãi không khó vấn đề chỉ là tối đa hóa lợi nhuận mà thôi ...
      Bác nào tự tin ngược sóng thì cứ short sell , xem tài khoản âm bao nhiêu lần
      2 phút · Thích
    • Nhớ năm xưa em mua KSH giá 24 tức em đua trần phiên thư 7, vì em ngửi thấy mùi tanh tưởi của tiền nơi em nó... thế nhưng cũng vì cái bệnh yếu sinh lý, làm được 5 phút em xuất ... mịa nó rùi, a' không, em ôm được 5 phiên và ăn trọn 5 cây CE thì nhảy tàu mịa nó rồi... vì em thấy nó có vẻ yếu lắm rồi, cuối phiên NÓ CHƠI TRÒ ĐỂU, còn dư bán trần 3k chẳng ma nào dám hốt...với lại phiên em bán cũng là phiên CE thứ 12 liên tiếp của em nó rồi... thế mà sau phiên hôm đó em nó tăng tiếp 45 phiên CE lên 96...
      Không nên nghe các "chiên da" nói, chỉ nên nhìn các "chiên da" làm.
      Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi !
      Hỡi những con bạc chứng khoán hãy tỉnh mộng đi, các chú chơi chứng là hay bị bệnh ảo tưởng lắm đới, lúc nào cũng lảm nhảm 500% với chả 800%
    alexvnnwindflower thích bài này.
  4. f9999

    f9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2010
    Đã được thích:
    1.232
    Đầu tư có chất thì ko bao giờ vào MSN, DPM năm 2014 cả ... hãy nhìn qua PVD, GAS của em xem thế nào?
    MarkowitzVer1.0 thích bài này.
  5. MarkowitzVer1.0

    MarkowitzVer1.0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2013
    Đã được thích:
    643
    Nhớ năm xưa em mua KSH giá 24 tức em đua trần phiên thư 7, vì em ngửi thấy mùi tanh tưởi của tiền nơi em nó... thế nhưng cũng vì cái bệnh yếu sinh lý, làm được 5 phút em xuất ... mịa nó rùi, a' không, em ôm được 5 phiên và ăn trọn 5 cây CE thì nhảy tàu mịa nó rồi... vì em thấy nó có vẻ yếu lắm rồi, cuối phiên NÓ CHƠI TRÒ ĐỂU, còn dư bán trần 3k chẳng ma nào dám hốt...với lại phiên em bán cũng là phiên CE thứ 12 liên tiếp của em nó rồi... thế mà sau phiên hôm đó em nó tăng tiếp 45 phiên CE lên 96...

    Không nên nghe các "chiên da" nói, chỉ nên nhìn các "chiên da" làm. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi !

    Hỡi những con bạc chứng khoán hãy tỉnh mộng đi, các chú chơi chứng là hay bị bệnh ảo tưởng lắm đới, lúc nào cũng lảm nhảm 500% với chả 800%
  6. MarkowitzVer1.0

    MarkowitzVer1.0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2013
    Đã được thích:
    643
    TTCK VN thật vô lý - Vô lý điến điên rồ
    Vì vậy có những con hàng chiến bị người đời hắt hủi, ghẻ lạnh bỏ rơi !
    Thôi, hàng vạn lời nói cũng không bằng BẢNG ĐIỆN NÓI LÊN TẤT CẢ !
    Trước mắt hẹn anh em tại KM số 10 nhé !
    [​IMG]

    [​IMG]
    khanhbd thích bài này.
  7. MarkowitzVer1.0

    MarkowitzVer1.0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2013
    Đã được thích:
    643
    [​IMG]
    khanhbd thích bài này.
  8. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.512
    Những "siêu cổ phiếu" ngày xưa giờ ra sao?

    [​IMG]
    TIN MỚI
    [​IMG]Quỹ ETF đầu tư theo VN30 đã huy động được 200 tỷ đồng
    Top 10 doanh nghiệp chiếm 60% tổng lợi nhuận quý 2
    CT6 vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ

    Điểm chung của các cổ phiếu này là sự tăng giá được hỗ trợ bởi thị trường chung, kết quả kinh doanh khá khả quan trước đó và kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
    Nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm từng chia sẻ quan điểm rằng: thị trường chung lúc lên lúc xuống là chuyện bình thường, người chiến thắng không cần phải mua đúng nhiều cổ phiếu sinh lời, mà mỗi năm chỉ cần “ăn một quả” và quả ấy chính là một siêu cổ phiếu, thế là đủ.

    Đôi lúc cần nhìn lại quá khứ để rút ra bài học. Chúng tôi đã thực hiện một series điểm lại một số siêu cổ phiếu từng xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giai đoạn từ năm 2008 – 2010, có một số tên tuổi nổi bật như VSP, VCG, S96, PVA, KSH, LCG, HDC – những cổ phiếu tăng giá trên 400%.

    Mã, Tên, Giai đoạn,Tăng

    VSP Vận tải biển và bất động sản Việt Hải - 11/06/2008 - 26/08/2008 tăng 581%

    S96 Sông Đà 9.06 08/09/2009 - 19/10/2009 tăng 587%

    PVA Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An - 12/05/2009 - 06/05/2010 tăng 1144%

    LCG LICOGI 16 , 24/02/2009 - 20/10/2009 tăng 421%

    HDC Phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu - 25/02/2009 - 17/11/2009 tăng 479%

    VCG Tổng CTCP XNK và Xây dựng Việt Nam - 24/02/2009 - 20/10/2009 tăng 552%

    KSH - Tập đoàn Khoáng sản Hamico --01/09/2009 - 22/10/2009 tăng 417%​

    Trong đó, 3 doanh nghiệp VSP, S96, PVA đều là những doanh nghiệp thuộc các tập đoàn nhà nước hàng đầu Việt Nam, giá cổ phiếu tăng trên 500%. Điểm chung của các cổ phiếu này là sự tăng giá được hỗ trợ bởi thị trường chung, kết quả kinh doanh khá khả quan trước đó và kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Một điểm chung nữa, đó là các cổ phiếu này đều đã bị hủy niêm yết.

    VSP – CTCP Vận tải biển và bất động sản Việt Hải, là công ty đầu tiên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (nay là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy SBIC) niêm yết trên Thị trường chứng khoán. Tên gọi ban đầu của công ty là CTCP Đầu tư và Vận tải Dầu khí Vinashin. Doanh thu chính của VSP đến từ 2 lĩnh vực là dịch vụ tàu biển và kinh doanh gas.

    Đợt tăng mạnh nhất trong lịch sử giao dịch của VSP có thể tính từ ngày 11/06/2008 đến ngày 26/08/2008, tăng từ 34.900 đồng lên 237.700 tức tăng 581%.

    Đợt tăng giá này diễn ra trong thời gian giao thoa của cuối quý 2 và nửa quý 3. VSP khi đó như là một ngôi sao với vị trí là một công ty thuộc một Tập đoàn nhà nước lớn, lại có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng rất mạnh suốt từ năm 2006. Riêng 2 quý đầu năm 2008, LNST đã là 203 tỷ - tăng gấp 50 lần so với cùng kỳ. Quý 3/2008 VSP vẫn lãi tiếp 149 tỷ.

    Không chỉ có thông tin thuận lợi về kết quả kinh doanh, cổ phiếu VSP còn được hỗ trợ bởi thông tin phát hành thêm cổ phiếu và có kế hoạch chuyển sàn niêm yết. Theo đó, VSP có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 158,7 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng bằng một loạt các hoạt động phát hành thêm.

    Vào ngày 5/9, khi tin ra, tức HĐQT ra nghị quyết chính thức về việc tăng vốn điều lệ, giá cổ phiếu VSP đã giảm liên tục 4 phiên. Vào ngày 18/09/2008, VSP thực hiện trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%, cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:15. Giá cổ phiếu VSP khi đó là 134.100 đồng.

    Rồi bất ngờ vào đầu tháng 2/2009, công ty báo quý 4/2008 lỗ 58,1 tỷ mà theo giải trình là do kết quả kinh doanh không tốt của công ty con trong sự khó khăn của ngành vận tải biển.

    Tiếp sau đó, VSP rơi vào cảnh lỗ triền miên từ năm 2009 – 2012 do các khoản chi phí tăng vọt, rồi cuối cùng bị hủy niêm yết vào ngày 03/05/2012. Tính đến 31/12/2012, VSP lỗ lũy kế 2.857,4 tỷ và vốn chủ sở hữu âm 1.553 tỷ. Năm 2013, VSP nỗ lực thoát lỗ bằng cách bán tài sản.

    Vừa qua, Đại hội cổ đông năm 2014 đã không tổ chức được và nội dung biên bản nghe khá là chua chát “công ty sẽ chuẩn bị báo cáo xin phép các cơ quan chức năng và các cổ đông lớn trong ĐHCĐ tiếp theo nêu rõ tình hình do công ty lỗ lớn, mất hết vốn nên các cổ đông không quan tâm đến dự”. Kế hoạch tăng vốn lên 500 tỷ của VSP cũng chưa kịp thực hiện xong. Vốn điều lệ của công ty hiện là 380,8 tỷ.

    Cũng vang bóng một thời là cổ phiếu S96 của CTCP Sông Đà 9.06

    Ngày 08/09/2009, S96 bắt đầu chuỗi 27 ngày tăng trần liên tục và 2 ngày tăng sát trần, chạy từ giá 18.700 đồng lên 128.400 đồng vào ngày 19/10/2009, tức tăng 587%.

    Niêm yết lần đầu vào ngày 09/01/2008, báo cáo tài chính của S96 thể hiện từ năm 2006 đến 2008, công ty đều kinh doanh có lãi. Trước năm niêm yết, tức năm 2007, công ty đã tăng vốn điều lệ và LNST cũng tăng vọt từ 948 triệu lên 5,6 tỷ.

    Bên cạnh đó, đợt tăng nói trên của S96 được hỗ trợ bởi thông tin tăng vốn. Đợt tăng này đã bắt đầu một thời gian trước ngày 22/09/2009 - khi HĐQT chính thức công bố nghị quyết xin ý kiến ĐHCĐ về việc tạm ứng cổ tức đợt I/2009 với tỷ lệ 13%, tăng vốn điều lệ từ 25 tỷ lên 100 tỷ trong đó phát hành cho cổ đông chiến lược 95%, cán bộ công nhân viên là 5% với giá bán 10.000 đồng/cp. Đồng thời công ty cũng công bố những thông tin khả quan về các dự án đang thi công.

    Tuy nhiên quá khứ đó đã không còn khi S96 vừa bị hủy niêm yết từ 30/05/2014. Năm 2011 và 2012, BCTC của công ty mẹ S96 báo lỗ lần lượt gần 47 tỷ và 5,2 tỷ. Có những quý S96 rơi vào tình trạng không có doanh thu với lý do là công ty đang giảm dần tỷ trọng xây lắp, chuyển dần sang hoạt động kinh doanh bất động sản, nhưng xu hướng trầm lắng của thị trường khiến công ty không bán được. Cổ tức liên tục bị khất lần.

    Năm 2013, công ty báo lãi 115,5 triệu đồng nhưng tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến với BCTC 2013 vì không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp làm cơ sở đưa ra kết luận kiểm toán. Và đây là lý do khiến S96 bị hủy niêm yết.

    Trong giai đoạn này, cổ phiếu PVA của CTCP Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An mới thật sự là hiện tượng khi tăng 1.765% ròng rã 1 năm trời từ ngày 12/05/2009 đến ngày 06/05/2010. Đây là giai đoạn PVA liên tiếp đưa ra thông tin mới trong hoạt động kinh doanh và đầu tư.

    Niêm yết lần đầu vào ngày 12/12/2008, LNST năm 2008 của PVA đạt 6,3 tỷ - tăng 3,15 lần so với năm 2007. 2 quý đầu năm 2009, PVA đạt gần 5 tỷ đồng LNST - tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây có thể là một cơ sở cho việc tăng giá của PVA. Tuy nhiên, kể cả khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của PVA trong quý 4/2009 bị âm do chi phí quản lý quá lớn, thì với lợi nhuận ròng đạt gần 18 tỷ (nhờ lợi nhuận từ hoạt động khác), giá cổ phiếu này vẫn cứ tằng tằng đi lên.

    Bên cạnh đó, PVA đưa ra các thông tin khả quan về hoạt động kinh doanh và đầu tư góp vốn như góp 51% vào CTCP Đầu tư Dầu khí VIP Việt Nam để hợp tác đầu tư xây dựng khu công nghiệp Hoàng Mai (Nghệ An) - một dự án được Chính phủ ưu tiên phát triển đến năm 2015.

    Cũng trong thời gian này, PVA thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu tỷ lệ 9:11 tăng vốn từ 45 tỷ lên 100 tỷ.

    Giá cổ phiếu tăng, các nhân sự chủ chốt trong công ty đồng loạt đăng ký bán. Ngày 5/3/2010, PVX đăng ký bán gần 1,15 triệu cổ phiếu. Ngày 01/04/2010, PVX đăng ký bán 1,8 triệu cổ phiếu, sau đó đăng ký bán tiếp 1 triệu đơn vị. Việc PVX thoái vốn khỏi PVA khiến một bộ phận nhà đầu tư lo lắng nhưng ngược lại, thực tế thì việc này tiếp tục tạo ra hiệu ứng "đánh lên" tích cực cho PVA “phi” rất mạnh.

    Ngày 22/03/2010, PVA lại thông báo phương án phát hành 40 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Trong đó,29,5 triệu cổ phiếu sẽ được chào bán bằng mệnh giá cho cổ đông hiện hữutheo tỷ lệ thực hiện quyền là 1:2,95; 10 triệu cổ phiếu được phát hành cho cổ đông chiến lượcnhằm mở rộng quy mô hoạt động của công ty với giá 12.000 đồng/cổ phiếu.

    Với hàng loạt những chiêu kích thích này, giá của PVA tăng đến tận đầu tháng 5/2010 mới rơi.

    Thế nhưng sau thời hoàng kim ấy, từ năm 2011 – 2013, PVA liên tục báo lỗ khi các khoản chi phí ăn mòn cả lợi nhuận gộp. Và kết quả là PVA bị hủy niêm yết từ 09/06/2014.

    Đợt tăng của VCG, LCG, HDC cùng kéo dài từ tháng 02/2009 đến tháng 10/2009. Thời kỳ đó, các doanh nghiệp này là những cái tên nổi tiếng trong ngành về quy mô tài sản và lợi nhuận đạt được. Quan trọng hơn, giai đoạn này trong năm 2009 cũng là giai đoạn mà cả thị trường chứng khoán Việt Nam đi lên mạnh mẽ sau nửa năm đi xuống trước đó.

    Cũng trong giai đoạn này, cổ phiếu KSH tăng từ 18.000 đồng lên 93.000 đồng từ ngày 01/09/2009 - 22/10/2009 trong đó có 38 phiên tăng trần liên tục. Doanh nghiệp khoáng sản này niêm yết đầu tiên vào ngày 12/11/2008 với báo cáo tài chính cho thấy sự tăng vốn liên tục và đặc biệt là vào năm 2007, KSH đã tăng vốn từ 4,8 tỷ lên 116,9 tỷ. Đi cùng với đó, lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006.

    Giai đoạn này không chỉ là thời gian chờ đợi thông tin kết quả kinh doanh quý 3/2009 của KSH mà còn có thông tin về việc triển khai dự án khai thác mỏ vàng Sa Khoáng hỗ trợ.

    Ngày 20/10/2009, thông tin lợi nhuận sau thuế quý III/2009 của KSH đạt 5,18 tỷ đồng – tăng 77,4% so với quý III/2008 đã được công bố. Và sau đó 2 ngày, KSH đã kết thúc đợt tăng trần liên tục nói trên.

    Riêng về thông tin triển khai dự án khai thác mỏ vàng Sa Khoáng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với các cá nhân sử dụng thông tin nội bộ để mua bán cổ phiếu KSH.
    [​IMG]
  9. MarkowitzVer1.0

    MarkowitzVer1.0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2013
    Đã được thích:
    643
    Tôi cũng thế, mua KSH 14 lên 28 bán, ăn đúng 17 cây CE tưởng mình là thánh họ, bán xong nó lên 96... Đời tôi làm việc gì cũng chậm, có mỗi việc cần chậm thì lại nhanh
    khanhbd thích bài này.
  10. MarkowitzVer1.0

    MarkowitzVer1.0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2013
    Đã được thích:
    643
    Chứng khoán tuần qua:
    Vận động sau VN-Index, bao giờ HNX-Index sẽ bùng nổ?


    Chưa bùng nổ như VN-Index, HNX-Index thường vận động sau, nhất là khi nhóm dẫn dắt tại sàn Hà Nội như PVS, PVC vẫn đang tích lũy.
    Nhóm bluechips dẫn dắt trên sàn Hồ Chí Minh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi giúp VN-Index vượt thẳng qua mốc 610 điểm và chạm tới đỉnh của 5 năm trở lại đây. Chỉ số tăng, thanh khoản tăng, tâm lý nhà đầu tư cũng như các chuyên gia chứng khoán đều rất phấn khởi, thể hiện qua những bản tin nhận định rất tích cực dành cho thị trường chung.

    Chưa bùng nổ như VN-Index, HNX-Index thường vận động sau, nhất là khi nhóm dẫn dắt tại sàn Hà Nội như PVS, PVC vẫn đang tích lũy. Một số công ty chứng khoán dự đoán: sự bùng nổ của sàn này sẽ diễn ra vào tuần sau (25/08 – 29/08), nhà đầu tư có thể tiếp tục nhặt cổ phiếu đầu ngành và thuộc những nhóm ngành dẫn dắt như dầu khí, bất động sản, xây dựng, chứng khoán… để mua.

    Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng điểm mua thích hợp nhất là vào phiên ngày 21/08, nếu đã không mua vào ngày đó thì từ giờ … ngồi giữ danh mục mà thôi. Bên cạnh đó họ đánh giá thanh khoản tăng mạnh cũng là do nhà đầu tư chốt lời nhiều, trong đó nhóm cổ phiếu dầu khí dẫn dắt thị trường tăng mạnh trong thời gian qua đã có dấu hiệu chốt lời.

    Dù vậy, có một sự hỗ trợ tâm lý cho nhà đầu tư nội trong tuần qua, đó là việc khối ngoại quay trở lại mua ròng trong 2 phiên cuối tuần trên cả 2 sàn sau chuỗi ngày bán ròng liên tục. Giá trị mua ròng này không bị ảnh hưởng bởi hoạt động thỏa thuận “khủng” của VNM do khối ngoại bán ròng VNM và cũng chỉ bán 1,6 tỷ.

    Biến động chỉ số và thanh khoản

    Sau 3 phiên “chậm chạp” đi từ 604,2 điểm, chạm mốc 609 rồi lại thoái lui,đến ngày 21/08/2014,GAS tăng 2 điểm tương đương 1,7%đã giúp choVN-Index vượt qua 610 điểm một cách mau mắn. Sự hưng phấn lan tỏa rộng và thị trường đóng cửa với phần nhiều là các mã xanh. Phiên cuối tuần ngày 22/08, GAS tiếp tục tăng 4 điểm tương đương 3,4%, VN-Index đã phóng lên 623 điểm nhưng rồi cuối cùng đóng cửa tại 620,1 điểm.

    Tính chung cả tuần, chỉ số này đã tăng gần 16 điểm tương đương 2,6%. Chỉ số tăng đi cùng sự tăng vọt của thanh khoản. Khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân trong tuần là 127,8 triệu cổ phiếu/ngày – tăng 40% so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân đạt 2.190 tỷ/ngày – tăng 35%.

    Như vậy, thanh khoản trên sàn HOSE đã quay trở lại gần với mức bình quân của đợt tăng hồi tháng 3.


    VNM đứng đầu danh sách giao dich thỏa thuận trên HOSE với 16,4 triệu cổ phiếu tương đương 1.872 tỷ được trao tay. Trong tuần qua, cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk, F&N Dairy Investments đã mua thành công 15 triệu cổ phiếu từ các nhà đầu tư nước ngoài khác. Bên mua không được công bố chính thức nhưng nhiều khả năng là F&N mua lại từ Dragon Capital (11,4 triệu cổ phiếu) và VinaCapital (3,6 triệu cổ phiếu). Hai tổ chức này vừa bán ra lượng cổ phiếu đúng bằng lượng F&N mua vào.
    Hơi ngược với sàn HOSE, trong ngày 21/08, HNX-Index giảm nhẹ nhưng trong ngày cuối tuần vẫn theo cơn hưng phấn của thị trường mà tăng 0,33 điểm tương đương 0,4% lên 83,34 điểm.
    Tính chung cả tuần, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, HNX-Index tăng 1,1 điểm tương đương 1,35%. KLGD khớp lệnh trung bình của sàn Hà Nội đạt hơn 59 triệu đơn vị/ngày – tăng 16% so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch đạt hơn 770 tỷ/ngày – tăng gần 24%.

    http://cafef.vn/thi-truong-chung-kh...xindex-se-bung-no-2014082400331347711ca31.chn
    khanhbd thích bài này.

Chia sẻ trang này