Đã xong ! 92% ! Đầu tháng 8 sẽ công bố

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi noyoungnoold, 09/06/2011.

4138 người đang online, trong đó có 329 thành viên. 08:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 87309 lượt đọc và 1000 bài trả lời
  1. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Đang đi đúng đường đấy bác... Cứ bình tĩnh ngồi ngắm xem.. chứng cũng rứa thôi, vào quỹ đạo rồi... chờ sau 1/7 xem sao nhỉ? có 21 k? k loss, sẵn nhà dùng....

    Đợt này ngồi ngắm hay đây bác... mai k bật là đi viện, toàn cá lớn mắc lưới...
  2. noyoungnoold

    noyoungnoold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Đã được thích:
    10
    Ô ! Thế sau khi chửi bới, kêu gào chủ thớt xong ko thì ko nhìn lại mình à ? Quen mồm ăn thông tin miễn phí rồi nên giờ ko có miễn phí nữa thì bực bội à ?. Nên đề nghị mấy con lợn mồm to ở tóp này nín và cút để đỡ ảnh hưởng đến bà con cần thông tin.
    Xin lỗi bà con nhé.
  3. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Check lại quả VNM đi bác... còn bao nhiêu? t6 giảm ác.... hehe... e cứ xem mai thế lào.... quan điểm vẫn ngắm, giờ ăn thì ít mà mệt lắm.. dù biết có chú mới chuẩn bị vào, nhưng cứ kệ đã..
  4. noyoungnoold

    noyoungnoold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Đã được thích:
    10
    Đợt rồi bác bán khống ăn nhiều nhỉ ? Chúc mừng ra đúng đỉnh nhá.
    Đợt này cá lớn mắc lưới nhìu lắm nên chắc chúng nó sẽ quẫy mạnh đó.
    mà thôi, kệ chúng nó bác ạ, đời chúng nó có số cả rồi, thường thì con cá lớn sẽ tiếp tục nuốt con cá bé đấy.
  5. noyoungnoold

    noyoungnoold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Đã được thích:
    10
    Bác đã nghe tên thứ trưởng bộ tài chính Phạm Sỹ Danh bao giờ chưa ? =)) [};-
  6. noyoungnoold

    noyoungnoold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Đã được thích:
    10
    Tỷ giá USD của các NHTM tiếp tục hạ nhiệt



    [​IMG]
    Tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng tiếp tục vững ở 20.618 đồng. Vietcombank hạ tỷ giá 50 đồng, BIDV hạ 30 đồng, Eximbank hạ 40 đồng so với chiều thứ Sáu.
    Ngân hàng Nhà nước công bố, tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng ngày 20/6 ở mức 20.618 đồng, không đổi so với cuối tuần trước. Tỷ giá trần áp dụng cho các NHTM ngày đầu tuần ở mức 20.824 đồng/USD.
    Tại Sở GD NHNN, tỷ giá USD niêm yết ở mức 20.600 – 20.824 đồng, không đổi so với hôm thứ Sáu.
    Các NHTM tăng mạnh tỷ giá chiều thứ Năm và sáng thứ Sáu tuần trước, nhưng bắt đầu điều chỉnh giảm kể từ cuối giờ chiều thứ Sáu và tiếp tục hạ trong ngày hôm nay 20/6. Tỷ giá cụ thể của một số ngân hàng như sau:
    Tỷ giá USD của Vietcombank sáng 20/6 niêm yết ở 20.650 – 20.750 đồng, giảm 50 đồng so với chiều 17/6.
    Tỷ giá của VIB đầu tuần ở 20.640 – 20.800 đồng/USD (mua - bán), hạ 30 đồng mua vào và tăng 30 đồng bán ra so với chiều thứ Sáu tuần trước.
    Ngân hàng BIDV hạ tỷ giá 30 đồng so với chiều thứ Sáu, xuống 20.650 – 20.770 đồng/USD.
    Eximbank đang niêm yết tỷ giá ở 20.640 – 20.740, giảm 20 đồng mua vào và 40 đồng bán ra so với chiều thứ Sáu.
    Tỷ giá của Vietinbank hiện là 20.670 – 20.770 đồng/USD, không đổi so với chiều 17/6.
    Duy có VPBank là vẫn giữ nguyên tỷ giá ở mức của sáng 17/6 là 20.630 – 20.800 đồng/USD.
  7. www.lls.vn

    www.lls.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    0
    chưa thấy cái gì cả
  8. noyoungnoold

    noyoungnoold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Đã được thích:
    10
    Thống đốc: Điều hành tiền tệ khó như đi trên dây!

    Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước nêu một số định hướng quan trọng đối với thị trường tài chính - tiền tệ thời gian tới...


    [​IMG]
    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu.

    Trước những đề nghị được “châm chước” với hai chỉ tiêu quan trọng tại Nghị quyết 11/NQ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định: không nhân nhượng với bất kỳ tổ chức tín dụng nào có tăng trưởng dư nợ tín dụng vượt quá 20%, đồng thời, đơn vị nào để tỷ trọng tín dụng phi sản xuất trên 22% sẽ bị cưỡng bức tăng dự trữ bắt buộc VND lên gấp đôi.
    Giữ nguyên “chỉ tiêu 20%”, xem lại “tín dụng phi sản xuất”
    Thưa Thống đốc, nhiều tổ chức tín dụng nói rằng, mức tăng trưởng tín dụng 20% của năm nay là quá cứng nhắc nên cần “châm chước” cho một số trường hợp. Ý kiến của ông như thế nào?
    Cũng có ý kiến phản ánh với tôi rằng, do quy mô từng ngân hàng khác nhau nên quy định cho tất cả cùng một tỷ lệ 20% là cứng nhắc. Nhưng phải thấy, thu nhập từ tài sản có rủi ro ở các tổ chức tín dụng phần lớn là từ lãi. Vậy thì, nếu cho phép đơn vị này quá 20%, đơn vị kia dưới 20%, hóa ra đã là không công bằng nếu nhìn từ góc độ thu nhập.
    Đến nay, nhìn chung các ngân hàng đã chấp hành chỉ tiêu này nhưng có 3 đơn vị trong nước vượt chỉ tiêu. Ngoài ra, có 12 ngân hàng nước ngoài có mức tăng trưởng dư nợ tín dụng trên 20%. Những ngân hàng trên có đề nghị Ngân hàng Nhà nước “châm chước” nhưng chúng tôi không đồng ý.
    Riêng đối với khối ngân hàng nước ngoài thì tỷ trọng tín dụng của họ rất thấp, chỉ một món vay là dư nợ đã tăng gấp đôi nên họ sửa nhanh thôi.
    Tóm lại, xung quanh “chỉ tiêu 20%”, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết 11.
    Mới đây, một số học giả cho rằng, việc đưa tín dụng bất động sản vào“phi sản xuất” là không hợp lý, ông giải thích như thế nào?
    Từ năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã khuyến cáo và chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng tăng trưởng khu vực tín dụng bất động sản phải phù hợp. Tuy nhiên, nhiều đơn vị chưa chấp hành tốt, có những thời điểm, một số đơn vị duy trì dư nợ bất động sản tới 95,9%/tổng dư nợ.
    Cũng có một số nhà kinh tế cho rằng, Ngân hàng Nhà nước điều hành có phần “sốc” nhưng tôi cho rằng, đến thời điểm này, cơ cấu tín dụng phi sản xuất toàn hệ thống khoảng 16,9% là phù hợp so với tổng nhu cầu tín dụng của cả nền kinh tế và xã hội.
    Mới đây, Thủ tướng đã giao cho Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước rà soát lại hoạt động của thị trường bất động sản, kể cả thể chế để sửa đổi những bất hợp lý. Hiện nay, một số học giả nói là cần xem xét lại khái niệm “tín dụng phi sản xuất” vì bất động sản cũng là ngành sản xuất, nên phân loại chúng vào khu vực phi sản xuất là không đúng.
    Tiếp thu ý kiến này, chúng tôi sẽ nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp.
    Nếu đến hạn 30/6, các tổ chức tín dụng không đưa tỷ trọng tín dụng phi sản xuất về mốc 22% thì Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý như thế nào?
    Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tăng trưởng tín dụng 2011 dưới 20%; đồng thời, điều chỉnh cơ cấu tín dụng tập trung cho sản xuất, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và nông nghiệp, nông thôn.
    Đến cuối tháng 5/2011, còn 18 ngân hàng có dư nợ phi sản xuất trên 22%, trong đó 9 đơn vị trên 30%. Họ có nói sẽ phấn đấu rút chỉ tiêu này xuống theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước nhưng thực tế, có một số đơn vị rất khó đạt chỉ tiêu này.
    Những trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý nghiêm túc. Hướng xử lý có thể như thế này: đến hạn 30/6, không đạt chỉ tiêu thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng dự trữ bắt buộc VND đối với đơn vị đó trong tháng 7.
    Sau đó, nếu đạt chỉ tiêu thì chúng tôi sẽ khôi phục lại mức dự trữ bắt buộc bình thường cho họ.
    Lạm phát xuống, lãi suất sẽ giảm theo
    Thưa Thống đốc, hiện nay bài toán “lãi suất cao” vẫn rất nan giải, Ngân hàng Nhà nước dự định giải quyết vấn đề này như thế nào?
    Ai cũng biết một nguyên lý: khi thắt chặt tiền tệ thì lãi suất phải cao và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh. Điều này thì Kết luận 02 của Bộ Chính trị cũng đề cập rất rõ: Khi thực hiện các giải pháp của Nghị quyết 11 để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô thì mặt trái của chúng sẽ tác động xấu đến tăng trưởng.
    Trong quá trình đó, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí lãi vay cao, những doanh nghiệp có nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Vấn đề ở đây là phải cố gắng giảm thiểu tác động xấu càng thấp càng tốt.
    Tất nhiên, không ai để tình trạng này kéo dài mãi. Khi lạm phát giảm nhiệt, cùng với các công cụ thị trường và hành chính khác, Ngân hàng Nhà nước sẽ nỗ lực đưa lãi suất hạ xuống.
    Nhiều ý kiến phàn nàn rằng, khi lạm phát cao, việc thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước quá đột ngột và “sốc”, ông nói gì về nhận xét này?
    Tôi muốn nhấn mạnh rằng, thời gian qua, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước gần như đi trên dây! Có ở trong Ngân hàng Nhà nước thì mới biết.
    Ví dụ, khi lạm phát cao phải thắt chặt tiền tệ, mà thắt chặt thì lãi suất phải cao, thanh khoản hệ thống khó khăn. Nhiều học giả đề nghị Ngân hàng Nhà nước phải đưa thêm tiền ra. Thử hỏi, lạm phát cao mà đưa thêm tiền ra thì giải quyết được vấn đề gì?
    Ở các nước, khi lạm phát cao, Ngân hàng Nhà nước của họ chỉ việc hút tiền về, còn xử lý lạm phát ở Việt Nam lại phải gắn thêm bài toán tỷ giá. Bởi lẽ, nếu lạm phát cao mà tiếp tục đẩy tiền ra thì VND càng mất giá so với ngoại tệ, khiến quan hệ tỷ giá càng căng thẳng.
    Hiện tại, các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước đã được điều chỉnh linh hoạt theo thị trường, chẳng hạn, lãi suất OMO ở mức 15%/năm, điều mà đáng lẽ Ngân hàng Nhà nước phải làm từ lâu thì nay mới làm được.
    Cùng đó, điều hành lượng tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước cũng rất linh hoạt. Ví dụ, năm 2010, chúng tôi đã tạm ứng cho ngân sách, hoặc khi Ngân hàng Chính sách xã hội thiếu nguồn cho vay học sinh sinh viên, Ngân hàng Nhà nước đã ứng trước cho họ khoảng 7 nghìn tỷ đồng.
    Gần đây, một số học giả nói rằng, khi Ngân hàng Nhà nước mua 1 tỷ USD đã cung ứng thêm VND ra thị trường và sau độ trễ của một khoảng thời gian, lạm phát sẽ bùng phát trở lại.
    Đó là suy diễn nhầm lẫn. Ngân hàng Nhà nước có nhiều công cụ để quản lý, điều tiết dòng tiền ra vào, nhất là đối với tiền cung ứng, như nghiệp vụ OMO, hoán đổi ngoại tệ “đô - đồng”…, thậm chí cả dự trữ bắt buộc với VND, nếu cần.
    Vì thế, nếu Ngân hàng Nhà nước có mua USD và đẩy VND ra thì cũng có thể bán USD rút VND về, và nghiệp vụ này Ngân hàng Nhà nước làm hàng ngày. Không bao giờ Ngân hàng Nhà nước đưa tiền cung ứng ra rồi để 5 - 6 tháng sau đó, chúng gây nên lạm phát.
    Hoặc cũng có người đề nghị Ngân hàng Nhà nước nên tăng dự trữ bắt buộc nhưng đây là công cụ bạo lực nhất đối với hệ thống ngân hàng. Bởi vì, doanh số huy động sau khi trừ dự trữ bắt buộc, trích lập dự phòng, giá vốn (14%/năm), chi phí hoạt động, nghĩa vụ thuế thì chẳng còn được bao nhiêu, nay lại tăng dự trữ bắt buộc thì họ rất khó hoạt động.
    Mặt khác, do điều kiện hoạt động của hệ thống của ngân hàng Việt Nam chưa thể theo kịp các chuẩn mực an toàn thế giới, tình trạng thanh khoản gần như lúc nào chỉ ở mức “vừa đủ”, nếu tăng dự trữ bắt buộc sẽ đe dọa đến an toàn thanh khoản.
    Cán cân thanh toán tổng thể có thể thực dương
    Gần đây, Thống đốc có cho rằng, năm 2011, có thể cán cân thanh toán tổng thể sẽ thặng dư vài tỷ USD, điều này xuất phát từ cơ sở nào, thưa Thống đốc?
    Nhiều năm qua, mặc dù Nhà nước có nhiều nỗ lực quản lý thị trường ngoại tệ nhưng do cơ cấu bất hợp lý của nền kinh tế, khiến cho năm nào cũng nhập siêu nên việc điều hành, quản lý thị trường ngoại tệ rất khó khăn. Năm nay, Quốc hội giao chỉ tiêu nhập siêu ở mức dưới 18% so với kim ngạch xuất khẩu nhưng Chính phủ quyết tâm duy trì tỷ lệ này dưới 16%.
    Năm 2009, cán cân tổng thể bị thâm hụt 8,8 tỷ USD, năm 2010, nhờ nỗ lực của nhiều ngành nên con số trên tụt xuống 3,059 tỷ USD. Theo tính toán của chúng tôi, năm 2011, có khả năng cán cân thanh toán tổng thể có thể thực dương khoảng 1 tỷ USD.
    Cơ sở ở đây là khi thực hiện Nghị quyết 11, đặc biệt là nỗ lực giảm tổng cầu, ổn định kinh tế vĩ mô, đi kèm đó là các giải pháp quản lý thị trường vàng và ngoại tệ. Ngoài ra, dòng kiều hối vẫn tích cực chảy vào. Đó là những hiệu ứng tích cực để cải thiện cán cân thanh toán tổng thể.

    noyoungnoold viết lúc 22:49 - 14/06/2011 [​IMG]
    [FONT=border=]
    Hồi 3 : Thông tư 01và cái bình thông nhau với thị trường chứng khoán.
    Khi thông tư 01 được ban hành vào tháng 2/2011 thì rất nhiều các lãnh đạo ngân hàng cho rằng rồi sẽ “nới” thôi mà, Việt Nam mình vẫn vậy. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác với kế hoạch của họ, SBV càng ngày càng siết mạnh khi gần đến cột mốc 30/6 – ngày các ngân hàng phải hạ tỷ lệ cho vay phi sản xuất về 22% tổng dư nợ tín dụng. Hiện nay, theo các kênh không chính thức ( thường đúng) thì còn khoảng 20 ngân hàng trên 22%, trong đó 7 bác vùng 22-29, 11 bác vùng 30-40 và 2 bác vùng trên 50.
    [/FONT]
  9. Vietbac1

    Vietbac1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    1.271
    Ý bác sắp tới bà con lại đu theo hàng ETF àh
  10. Fun319

    Fun319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    109
    Mình ko biết họ sẽ quẫy mạnh như thế nào, nhưng đời nó có số thì đúng rồi... mình tự thấy mình chưa đứng số nên ngồi ngoài... cá nhân mình nghĩ là rủi ro chính sách và rủi ro hệ thống, có khi càng quẫy càng chết... như chiếc còng số 8 ấy, càng cựa thì càng thít vào...

    [r2)][r2)]

Chia sẻ trang này