DAG: Sự trỗi dậy của Nhựa Đông Á

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dinhchien40, 01/09/2020.

6127 người đang online, trong đó có 791 thành viên. 16:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 302821 lượt đọc và 2859 bài trả lời
  1. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Phấn đấu GDP cả năm 2020 đạt khoảng 2,5%
    Dịch Covid-19 trở thành lực cản đà tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Tuy không rơi vào tăng trưởng âm như một số nước, song năm nay, khả năng GDP rất khó đạt mức kỳ vọng đề ra. Thậm chí, dự báo, tăng trưởng cả năm chỉ đạt khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%.
    Tăng bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3-4% GDP, thêm nguồn lực hỗ trợ sản xuất kinh doanh
    GDP 6 tháng đầu năm 2020 đạt mức tăng trưởng 1,81%
    GDP 6 tháng đầu năm: Không để nền kinh tế rơi vào tình trạng tăng trưởng âm
    IMF: GDP toàn cầu giảm xấp xỉ 5% năm nay
    Hàn Quốc: Tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP tăng với tốc độ đáng báo động

    Báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, kinh tế thế giới năm nay sẽ tăng trưởng âm 4,9%, trong khi 2 tháng trước dự báo chỉ âm 3%. Các nền kinh tế lớn trên thế giới đều sụt giảm sản lượng nghiêm trọng, như Hoa Kỳ có thể âm 8%, khu vực Euro âm 10,2%... Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, dường như năm 2020, mục tiêu cao nhất của hầu hết các nước có lẽ là chống suy thoái hoặc cố gắng duy trì mức tăng trưởng dương.

    Khu vực kinh tế trong nước vẫn tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 8 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng cao 15,3%; nhập khẩu đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD.

    Không nằm ngoài vòng xoáy đó, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1,81%, trở thành mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, ở góc nhìn lạc quan, có thể coi đây là một thành công nổi bật của Việt Nam. Không những vậy, theo một số chuyên gia kinh tế, nếu lấy kinh tế thế giới làm “hệ quy chiếu”, thì tăng trưởng của Việt Nam vẫn là một điều đáng mong đợi đối với nhiều nước.

    Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định, trong bối cảnh rất khó khăn, song nền kinh tế nước ta không rơi vào tình trạng suy thoái, vẫn giữ được mức tăng trưởng dương trong khi nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới dự báo có mức tăng trưởng âm. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thách thức phía trước.

    Trong 8 tháng, tình hình vẫn chưa hết khó khăn do dịch Covid-19 phát trở lại tại một số địa phương. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8/2020, sản xuất công nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2020 chỉ tăng 3,5% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,2%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.





    Tính chung 8 tháng năm 2020, cả nước có 88,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước với vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp là 13,8 tỷ đồng, tăng 8,7%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 27,9%; doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể giảm 5,9% và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 1,9%.

    Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2%.

    Điểm đáng chú ý là khu vực kinh tế trong nước vẫn tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 8 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng cao 15,3%; nhập khẩu đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD.

    Với mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế như Nghị định 41/2020/NĐ-CP, Nghị quyết số 42/2020/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng… Có thể khẳng định, đến nay, Việt Nam đã có đầy đủ các giải pháp trên nhiều khía cạnh, từ tiền tệ đến tài khóa, từ tín dụng đến đầu tư, từ thúc đẩy kinh tế đến bảo đảm đời sống người dân… Với đồng bộ các giải pháp đó, Chính phủ hy vọng, cả năm 2020 tăng trưởng GDP của nước ta đạt khoảng 2%, đồng thời, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%.
    Black_Money thích bài này.
  2. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
  3. longthan0751

    longthan0751 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Đã được thích:
    309
    Đài Loan vô rồi hả bạn
  4. HamletHP

    HamletHP Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    605
    \:D/\:D/\:D/
  5. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    (Chinhphu.vn) - Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo về ước kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021.
    Về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh rất khó khăn, song nền kinh tế nước ta không rơi vào tình trạng suy thoái, vẫn giữ được mức tăng trưởng dương trong khi nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới dự báo có mức tăng trưởng âm.
    Ước thực hiện 12 chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 vẫn có 5 chỉ tiêu đạt và 2 chỉ tiêu vượt mục tiêu đề ra. Chính phủ nhất quán quan điểm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, có cơ chế, giải pháp, chính sách phù hợp kích thích mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng chủ yếu, gồm: Đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép", kiên quyết phòng, chống đại dịch COVID-19, đồng thời tranh thủ cơ hội, phục hồi nhanh các hoạt động kinh tế, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2020, trong đó tăng trưởng cả năm đạt khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%.

    Bên cạnh các kết quả đáng ghi nhận nêu trên, nền kinh tế vẫn còn những hạn chế tích tụ trong quá trình phát triển do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã được chỉ ra tại báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội qua nhiều kỳ họp, như: Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn chậm. Kinh tế tư nhân chưa thực sự mạnh, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn, kết nối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tham gia chuỗi giá trị và mạng sản xuất khu vực và toàn cầu còn hạn chế. Các vấn đề xã hội còn một số bất cập, chênh lệch về mức sống, mức độ thụ hưởng các dịch vụ xã hội của người dân giữa các vùng, địa phương. An toàn xã hội như an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng không khí, xử lý rác thải,… còn một số bất cập gây bức xúc. Tình hình tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, diễn biến phức tạp...

    Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự báo nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức. Đại dịch COVID-19 trên thế giới tuy có dấu hiệu dịu lại nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, khó lường và khả năng cao sẽ kéo dài cả năm 2021.

    Triển vọng kinh tế toàn cầu là rất khó khăn, các nước đối tác lớn suy thoái, dự báo khó phục hồi trong ngắn hạn và khả năng phục hồi trở lại trạng thái trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra sẽ cần thời gian khoảng 2-4 năm tùy thuộc mức độ tác động.

    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 đạt khoảng 6,7% với mục tiêu tổng quát là: “Tập trung khắc phục khó khăn, khôi phục nền kinh tế, tận dụng thời cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội. Chú trọng bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu. Tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”.

    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề xuất dự kiến xây dựng 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng về số lượng chỉ tiêu so với các năm trước của giai đoạn 2016-2020 (khoảng 12 chỉ tiêu) để bảo đảm tính gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa Kế hoạch hàng năm và Kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2021-2025), tạo thuận lợi và gắn kết việc đánh giá kế hoạch hằng năm với đánh giá giữa kỳ và 5 năm.

    Đồng thời, dự kiến xây dựng 5 cân đối lớn để phù hợp với dự kiến định hướng xây dựng các cân đối lớn của Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
    huyentrang40Black_Money thích bài này.
    huyentrang40Black_Money đã loan bài này
  6. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Cầu lớn cung ắt sẽ tăng giá!!!!
    vanDIG001 thích bài này.
  7. longthan0751

    longthan0751 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2015
    Đã được thích:
    309
    Thong tin xem o dau ban
    vanDIG001 thích bài này.
  8. vanDIG001

    vanDIG001 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/12/2014
    Đã được thích:
    43
    Chắc phải đợi ký rồi mới ra tin, giờ lái còn è cổ gom hàng
  9. Jack_Sparrow19

    Jack_Sparrow19 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/06/2017
    Đã được thích:
    79
    Chính phủ bật đèn xanh cho rồi thì cứ chiến thôi, năm nay gì gì cũng giữ vững ttck
  10. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Đúng đấy bác, TTCK là bộ mặt nền kinh tế thế nên giữ vững, phát triển là mục tiêu hàng đầu. Các doanh nghiệp đợt này được hỗ trợ tối đa, nhất là các dn sx tiềm năng lớn

Chia sẻ trang này