ĐẠI HỘI ROBOT CHỨNG KHOÁN LẦN THỨ NHẤT ** Kết quả chung cuộc và Giải thưởng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cityhunter2011, 15/08/2017.

3734 người đang online, trong đó có 126 thành viên. 01:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 170429 lượt đọc và 2813 bài trả lời
  1. Coconvp

    Coconvp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/05/2017
    Đã được thích:
    586
  2. Silencers_One_shot

    Silencers_One_shot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2017
    Đã được thích:
    4.776
    Dự báo nợ công năm nay có thể sẽ đạt đỉnh. Hiệu ứng ngắn hạn có thể tốt, nhưng về dài hạn nó sẽ là nguy cơ bóp chết nền kinh tế vì mô hình tăng trưởng của VN đã lạc hậu, đầu tư nhiều nhưng tăng trưởng rất thấp.

    Nợ công Việt Nam dự báo có thể đạt đỉnh năm nay

    Bộ Tài chính vừa đưa ra dự báo năm 2017 – 2018 sẽ là đỉnh của nợ công Việt Nam với mức nợ có thể tiến sát ngưỡng 65% GDP.

    Mức nợ công tính đến cuối năm 2016 của Việt Nam là 63,7% GDP, trong đó, nợ Chính phủ là 52,6%. Tuy nhiên, đây không phải là mức cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2020.

    Mới đây, Bộ Tài chính đã dự báo rằng đỉnh nợ công sẽ rơi vào năm 2017 – 2018 và có thể giảm dần trong những năm sau đó. Cụ thể, với giả định rằng tăng trưởng GDP vào khoảng 6,7 – 7% thì nợ công năm 2017 sẽ lên đến 64,8% GDP. Năm 2018, nợ công vẫn duy trì ở mức cao, vào khoảng 64,7% GDP. Và phải đến 2020, nợ công mới có thể giảm điểm phần trăm, lùi về 63,7%.

    [​IMG]
    Kịch bản nợ công Việt Nam

    Tuy nhiên, Bộ Tài chính nhấn mạnh rằng đây chỉ là kết quả dựa trên giả định, còn mức cụ thể sẽ tuỳ tình hình kinh tế của từng năm mà có sự thay đổi. Bộ Tài chính cũng cho biết Bộ và Chính phủ sẽ có các biện pháp để tái cơ cấu ngân sách, nợ công nhằm đảm bảo nợ công ở tất cả các năm không vượt quá 65% GDP.

    Trong phiên thảo luận tổ về Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) chiều ngày 30/5, các cơ quan điều hành cũng đã thẳng thắn thừa nhận công tác quản lý nợ công đã bộc lộ một số bất cập. Theo đó, nợ công, nợ Chính phủ tăng nhanh, gây áp lực lớn lên nghĩa vụ trả nợ.

    Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết thực tế nợ công tăng rất nhanh trong khi đó, tăng trưởng kinh tế lại khó khăn. Năm ngoái, tổng sản phẩm nội địa tăng 6,21%, năm nay ước đạt 6,2%, thấp hơn kế hoạch đã đề ra là 6,7%.

    Dù Luật Ngân sách Nhà nước đã quy định nếu thu không đạt dự toán thì phải giảm chi, nhưng Bộ trưởng Dũng “nói thật” rằng những năm qua Việt Nam đã không làm được điều đó, thậm chí còn tăng chi, nên gánh nặng dồn vào nợ công.

    “Chúng ta không làm vẫn phải ăn”, Bộ trưởng nói. Ông cũng nói thêm rằng quyết tâm thì cao, nhưng tổ chức thực hiện thì thấp nên gánh nặng đổ dồn vào ngân sách nhà nước.

    Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại khẳng định nếu Quốc hội không quyết liệt trong thời gian qua thì còn lâu Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng mới tái cơ cấu được nợ công. Bên cạnh đó, bà cũng chỉ ra tồn tại lớn nhất của việc quản lý nợ công hiện nay là có tới 3 cơ quan chức năng cùng quản, gồm: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước. Bởi lẽ, như bà nhận định thì “không có quốc gia nào làm giống chúng ta, một người đi vay, một người phân bổ, một người trả nợ”.

    Ở các nước, Ngân hàng Nhà nước không phải là một thành viên của Chính phủ mà là ngân hàng trung ương của các ngân hàng. Bên đi vay, đàm phán là Bộ Tài chính và đây là cơ quan thuộc các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.


    Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo lệ, Ngân hàng nhà nước lại được coi là cơ quan ngang bộ, là một thành viên Chính phủ nên được cử tham gia các tổ chức quốc tế. Tại các cuộc họp thường niên, trong khi các nước là Bộ trưởng Bộ Tài chính ngồi thì ở ta lại là Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Còn về vay ODA lại thuộc trách nhiệm Bộ Kế hoạch đầu tư.

    Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh nếu lần này sửa được vấn đề này sẽ tạo ra cuộc cách mạng về quản lý nhà nước về nợ công, may ra mới chấn chỉnh được.
  3. hoanhai

    hoanhai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2017
    Đã được thích:
    564
    Xử thì tránh BID ra là được rồi. Còn những thằng khác khỏi lo đi bác
  4. LuonChuDong

    LuonChuDong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2017
    Đã được thích:
    19
    em mua được 1 ít ACB...hổng dám mua ART...hixhix...giờ trần rùi
  5. duongtubn

    duongtubn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/05/2017
    Đã được thích:
    630
    Với tình hình như này thì không biết là kết quả kinh doanh quý III dự kiến của ngân hàng như nào các bác nhỉ, bác nào có thông tin cho em hay với 8->8->
  6. hoanhai

    hoanhai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2017
    Đã được thích:
    564
    Chốt 1 câu là tốt hết bác nhé!!!
  7. phongtom888

    phongtom888 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2017
    Đã được thích:
    34
    Theo BSC:
    Chúng tôi dự báo tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận sau thuế của VCB trong năm 2017 đạt 29.122 tỷ VNĐ và 8.211 tỷ VNĐ, tăng trưởng lần lượt 16,9% và 20,3% so với 2016 trên cơ sở sau:

    Năm 2017, VCB đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng khá thận trọng ở mức 15%, trong đó cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp FDI tăng trưởng 40% và khối khách hàng doanh nghiệp còn lại tăng 11-12%. Chúng tôi cho rằng ngân hàng có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch này và đạt khoảng 17% do:

    - Tăng trưởng tín dụng tính đến cuối quý 2 đã đạt khoảng 11% yoy
    - Nếu đợt phát hành riêng lẻ chưa được thực hiện trong năm 2017, VCB vẫn có khả năng phát hành 8.000 tỷ trái phiếu thứ cấp như đã được Ngân hàng nhà nước phê duyêt vào đầu năm nay. Chúng tôi cho rằng nhiều khả năng điều này sẽ được thực hiện trong Quý 3/2017, và do đó, tăng trưởng tín dụng không chịu bất kỳ giới hạn nào.

    Huy động vốn dự báo tăng chậm hơn tín dụng giúp VCB nâng tỷ lệ LDR và cải thiện NIM.
    Tỷ lệ NIM của VCB cho cả năm 2017 dự báo tăng lên mức 2,78% từ mức 2,67% của năm 2016 do lãi suất đầu ra bình quân tiếp tục tăng lên với tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân tăng trong khi chi phí vốn được duy trì ổn định. Dư nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân dự báo tăng 40% và chiếm tỷ trọng 30% trên tổng dư nợ cho vay vào thời điểm cuối năm.

    Một yếu tố khác có thể giúp cải thiện NIM của VCB là việc phát triển mảng tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng khả năng VCB hoàn tất việc thành lập công ty tín dụng tiêu dùng trong năm nay là không cao do theo quy định tại Thông tư 30/2015/TT-NHNN, mỗi ngân hàng chỉ được phép thành lập một công ty tài chính. Hiện tại, VCB đã có Công ty cho thuê tài chính Vietcombank Leasing. Do đó, để thành lập công ty tín dụng tiêu dùng, VCB sẽ cần phải bán công ty cho thuê tài chính hiện tại và lập một công ty tín dụng tiêu dùng mới hoặc tái cơ cấu lại công ty cho thuê tài chính hiện tại thành công ty tín dụng tiêu dùng và chúng tôi cho rằng điều này sẽ tốn khá nhiều thời gian, chưa thể hoàn tất được trong năm 2017.

    Với những giả định như vậy, thu từ lãi của VCB dự báo tăng trưởng 18,9% đạt 22.031 tỷ VNĐ. Các khoản thu ngoài lãi dự báo đạt 7.092 tỷ VNĐ (+11% yoy).
  8. Silencers_One_shot

    Silencers_One_shot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2017
    Đã được thích:
    4.776
    Kiểu gì chả KQKD khởi sắc, tăng trưởng tín dụng, giảm nợ xấu ... :)) :))
  9. godfather0412

    godfather0412 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2014
    Đã được thích:
    148
    tôi chỉ là nhà đầu tư bình thường, nhưng có kinh nghiệm dùng nhiều bên cung cấp phần mềm rồi, nên có tí hiểu về thị trường này thôi, chứ chưa có khả năng code

    @natofx @phongtom888 @babo2011 @hoanhai các bác viết robot trên nền PTKT thì khó có thể xử lý được thông tin định giá về cơ bản đấy
    natofx thích bài này.
  10. Tieu_man_thau

    Tieu_man_thau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    311
    là sao bác? bác có biết không mà nói chung chung. thế thì ai chẳng nói dc

Chia sẻ trang này