Đại hồng thuỷ cầm cố CK và BĐS sẽ nhấn chìm tất cả

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sieuthiotc, 07/05/2008.

3150 người đang online, trong đó có 50 thành viên. 02:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1337 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Bảo vệ nhà đầu tư hay đem con bỏ chợ?
    Nhà nước phải bảo hộ sự trong sạch và nghiêm minh của thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của NĐT.
    Tình trạng lộn xộn trên TTCK hiện nay đang đặt ra vấn đề Nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo vệ NĐT.


    Trong 10 tiêu chí dùng để phân tích đánh giá về môi trường kinh doanh Việt Nam 2008 mà Công ty Tài chính quốc tế IFC (trực thuộc Ngân hàng Thế giới) thực hiện, nội dung ?obảo vệ NĐT? dù có bước tiến 10 bậc so với năm ngoái, song vẫn đứng gần đội sổ trong 178 nền kinh tế được xếp hạng và cũng là điểm Việt Nam thực thi yếu nhất.

    ?oLời ăn lỗ chịu?, nhiều NĐT đang phải trả giá đắt cho những quyết định sai lầm, song tình trạng lộn xộn trên TTCK hiện nay cũng đặt ra vấn đề Nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo vệ NĐT, bảo vệ bằng cách minh bạch quá trình đưa hàng hóa vào thị trường và quá trình sử dụng đồng vốn.

    Cụ thể, 10 tiêu chí xếp hạng về môi trường kinh doanh bao gồm: thành lập DN, cấp giấy phép, tuyển dụng và sa thải lao động, đăng ký tài sản, vay vốn, bảo vệ NĐT, đóng thuế, thương mại quốc tế, thực thi hợp đồng và giải thể DN.

    Trong báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh 2008, tiêu chí ?obảo vệ NĐT? đã tăng thêm 10 bậc so với năm 2007, song vẫn đứng mức thấp nhất trong tất cả tiêu chí.

    Đáng chú ý, các chuyên gia nước ngoài đánh giá chỉ số về trách nhiệm của giám đốc tại Việt Nam bằng 0; chỉ số về độ dễ dàng cổ đông có thể kiện giám đốc và các cán bộ khác khi quản lý sai trái là 2, trong khi ở khu vực chỉ số này là 6,3. Nhìn sang các nền kinh tế khác, nếu như ở Hồng Kông chỉ số bảo vệ NĐT đạt 8,7 thì Việt Nam chỉ có 2,7 (thang điểm 10 là tối đa).

    Thực tế, đánh giá của tổ chức quốc tế trên được nhìn nhận tương đối chính xác. Tham dự cuộc họp ĐHCĐ của một số công ty cổ phần thời gian qua có thể thấy, hầu như không có cổ đông hay ban lãnh đạo DN đề cập đến trách nhiệm của giám đốc.

    Có thể khi công ty thua lỗ hoặc kinh doanh không đạt kế hoạch đề ra, không chỉ ông giám đốc có lỗi nhưng trách nhiệm của giám đốc đến đâu thì không có lấy một dòng đề cập và ?ovăn hóa từ chức? cũng chưa hình thành tại Việt Nam. Còn về việc cổ đông có thể kiện giám đốc và các cán bộ khác khi quản lý sai trái thì dường như hiếm xuất hiện tại Việt Nam.

    Vụ ?olình xình? tại Công ty cổ phần Mía đường La Ngà là một ví dụ. Ông Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty ?otự ý? ra quyết định đầu tư 17,7 tỷ đồng mua cổ phiếu của 10 công ty niêm yết trên sàn, mà không thông qua HĐQT. Rủi thay, thị trường đi xuống, khoản đầu tư lỗ chỏng chơ, cổ đông phát giác ra khoản đầu tư mạo hiểm trên, báo chí vào cuộc, ông Chủ tịch HĐQT xin từ chức.

    Theo dõi diễn biến vụ việc, không ít người cho rằng, những cổ đông lên tiếng về bê bối tại công ty này hẳn là người ?ocó sừng, có mỏ? mới dám tìm tới báo chí và cơ quan cấp trên của Công ty (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để khiếu nại, chứ cổ đông nhỏ lẻ thì mù tịt thông tin, biết gì mà tranh đấu!?

    Gần đây, Thanh tra Chứng khoán (UBCK) cũng lên tiếng về tình trạng phát hành cổ phiếu vi phạm quy định, những công ty vốn điều lệ chưa đến 10 tỷ đồng vẫn phát hành cổ phiếu ra công chúng (cho trên 100 NĐT) mà chẳng có kế hoạch sử dụng vốn; có không ít trường hợp lập công ty để bán cổ phần, sau đó bặt tăm hơi chẳng thấy thông tin gì về hoạt động của DN.

    Nghịch lý ở chỗ, trong những lĩnh vực khác, hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng khi bị phát hiện, thu giữ thì bị tiêu hủy, còn cổ phiếu giả, cổ phiếu lậu hiện chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý và cũng không có cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định hủy đợt phát hành. Cứ như vậy, cổ phiếu kém chất lượng tiếp tục được lưu hành và mua bán lòng vòng qua tay nhiều NĐT.

    Cũng có những ý kiến cho rằng, do NĐT thiếu hiểu biết nên giờ phải tự chịu trách nhiệm về thiệt hại của mình, thế nhưng tạo dựng ra TTCK và để thị trường có thể phát triển, Nhà nước phải bảo hộ sự trong sạch và nghiêm minh của môi trường nhằm bảo vệ quyền lợi của NĐT, chứ không phải kêu gọi NĐT hiểu biết rồi hãy đầu tư.

    Bên cạnh đổ lỗi cho NĐT, cũng cần thấy trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc kiểm soát chất lượng các loại cổ phiếu trên thị trường và kiểm soát nguồn tiền thu được từ thị trường. Thay vì cơ cấu gọi vốn đầu tư thì thị trường trở thành một cơ cấu đầu cơ quanh quẩn trong việc buôn bán các giấy tờ có giá.

    Một luật sư bình luận: ?oCổ phiếu rớt giá thảm hại, cần tổ chức điều tra ngay trách nhiệm của người sản xuất hàng hóa (cổ phiếu) tới đâu? Nếu phát hiện thấy sự giả mạo, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân thì cần khởi tố. Các DN phát hành cần chứng minh được đã dùng tiền phát hành cổ phiếu đầu tư vào đâu và tài sản còn hay mất?.
  2. ilfilitive

    ilfilitive Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Đã được thích:
    80
    Một luật sư bình luận: ?oCổ phiếu rớt giá thảm hại, cần tổ chức điều tra ngay trách nhiệm của người sản xuất hàng hóa (cổ phiếu) tới đâu? Nếu phát hiện thấy sự giả mạo, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân thì cần khởi tố. Các DN phát hành cần chứng minh được đã dùng tiền phát hành cổ phiếu đầu tư vào đâu và tài sản còn hay mất?.




    [/quote]

    vai trò của UBCK ở đâu khi phê duyệt phương án tăng vốn tràn làn cho doanh nghiệp???
    Mỗi lần tăng vốn anh Bằng nhận được 1 con E280.

Chia sẻ trang này