1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Đại quân giải cứu VNI ( Up Date ! )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TrendVsTrap, 05/03/2008.

4552 người đang online, trong đó có 317 thành viên. 19:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 10683 lượt đọc và 94 bài trả lời
  1. TrendVsTrap

    TrendVsTrap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2007
    Đã được thích:
    0
  2. BigboySM

    BigboySM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2008
    Đã được thích:
    0
    CẬP NHẬT: 2008-03-26 08:59:07 (GMT+7)

    ?oGiảm biên độ chỉ là biện pháp tình thế?


    Ngày 25/3, Ủy ban Chứng khoán đã chấp thuận việc giảm biên độ dao động giá tại sàn Hà Nội xuống 2% và Tp.HCM xuống 1%.

    [​IMG]

    Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, đây chỉ là biện pháp tình thế giúp nhà đầu tư trấn tĩnh hơn trong lúc này.

    Thị trường đang trong xu hướng giảm mạnh kéo dài, là cơ quan quản lý và điều hành thị trường chứng khoán, ông sẽ nói gì với các nhà đầu tư lúc này?

    Trong bối cảnh hiện nay, điều đầu tiên mà tôi muốn nói với các nhà đầu tư là phải hết sức bình tĩnh.

    Dĩ nhiên, bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng có những khó khăn nhất định, mà khó khăn này theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế là có tính chất tạm thời. Về trung hạn và dài hạn kinh tế Việt Nam vẫn phát triển.

    Điều thứ hai, theo đánh giá của chúng tôi, giá cổ phiếu đã giảm xuống mức khá hấp dẫn, chỉ số P/E xoay quanh mức 12. Giá của nhiều chứng khoán đã giảm rất thấp so với giá trị sổ sách, nếu như trước đây tỷ lệ này là trên 3,5-3,7 lần thì hiện nay cũng chỉ cao hơn một chút, tuỳ vào từng loại doanh nghiệp nhưng bình quân dao động chỉ ở mức 1,7-1,8 lần.

    Tất nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức khác cũng còn đang thăm dò để quyết định thời điểm mua vào khi xu hướng thị trường đi xuống. Chúng tôi theo dõi thì thấy nhiều tổ chức bắt đầu mua vào, kể cả các quỹ đã mua vào rải rác trong vòng tuần vừa qua.

    Sau Quyết định 319 , công chúng vẫn đang chờ giải pháp cụ thể hơn và quyết liệt hơn từ phía cơ quan quản lý. Về phần mình, theo ông, giải pháp mạnh vào lúc này sẽ là gì?

    Chúng ta nhìn vào thị trường chứng khoán không phải chỉ nhìn vào thị trường chính thức mà phải nhìn rộng ra cả ở những thị trường không chính thức.

    Theo ước đoán của chúng tôi, tổng mức vốn hoá cả thị trường chính thức và không chính thức cũng chiếm khoảng 90-100% GDP nên không thể nói thị trường chứng khoán là một thị trường còn nhỏ bé mà bỏ qua sự ổn định của thị trường này.

    Về huy động vốn, nếu thị trường chứng khoán suy giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn và phát hành của các công ty hiện nay, từ đó sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng và gây áp lực gia tăng lạm phát. ổn định thị trường chứng khoán sẽ tạo môi trường đầu tư tốt, hình ảnh của Việt Nam trong công cuộc cải cách.

    Với tình hình cấp bách hiện nay, Ủy ban Chứng khoán đang nghiên cứu và trình Chính phủ một số giải pháp cấp bách. Việc hỗ trợ thị trường lúc này, chúng tôi cho rằng vai trò của Ngân hàng Nhà nước rất quan trọng.

    Chiều 25/3, Chính phủ nghe báo cáo riêng về thị trường chứng khoán và ngày 28/3 tới, Thường trực Chính phủ nghe riêng một chuyên đề về chứng khoán.

    Với Ủy ban Chứng khoán, kiến nghị đầu tiên là đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước ngừng ngay việc giải chấp, cầm cố và kể cả các hợp đồng Repo.

    Thứ hai, chúng tôi cũng đề xuất việc mua ngoại tệ cho nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước là mua ngoại tệ mạnh hơn.

    Giải pháp thứ ba là tạo cơ chế cho việc mua cổ phiếu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Trong thời gian qua, SCIC cũng có mua vào và đã có tác động tâm lý. Nhưng bây giờ cũng cần một cơ chế để tách rời giữa chức năng can thiệp và chức năng kinh doanh của SCIC.

    Một giải pháp mà chúng tôi cũng đang tính tới nữa theo kiến nghị của các công ty chứng khoán, các quỹ đó là mua vào cổ phiếu quỹ của các tổ chức này. Tất nhiên cái khó là nếu doanh nghiệp mua vào cổ phiếu quỹ thì phải 6 tháng sau mới được tăng vốn điều lệ và phải mất 7 ngày công bố trước khi mua.

    Vì vậy, giải pháp của chúng tôi là coi đây không phải là mua cổ phiếu quỹ mà coi là sự hỗ trợ cho thị trường, việc xử lý đều vượt khỏi Luật, nhưng sẽ phải xin chủ trương. Như vậy, giải pháp này sẽ cùng với SCIC có tác động ổn định thị trường.

    Trong khi chờ những giải pháp cụ thể hơn từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước như đề xuất của Ủy ban Chứng khoán, trong phạm vi của mình thì giải pháp tình thế mà Ủy ban Chứng khoán có thể đưa ra vào lúc này là gì, thưa ông?

    Trong lúc chờ Chính phủ có những giải pháp thích hợp hỗ trợ thị trường, giảm biên độ dao động giá là một giải pháp tình thế mà Ủy ban Chứng khoán có thể đưa ra áp dụng ngay từ ngày 27/3/2008, cụ thể là +/-2% tại sàn Hà Nội (thay vì 10% như hiện nay) và 1% tại sàn Tp.HCM (thay vì 5% như hiện nay).

    Đây là một kiến nghị của các nhà đầu tư và các tổ chức nhằm trấn tĩnh thị trường tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn, chứ không phải giảm biên độ rồi duy trì kéo dài.

    Việc giảm biên độ lần này khác với những lần trước ở chỗ những lần trước khi thị trường nóng, việc giảm biên độ gây tín hiệu tâm lý là nhà đầu tư dễ bị mất tiền. Còn bây giờ thị trường đang xuống, giảm biên độ sẽ giúp nhà đầu tư trấn tĩnh lại để thị trường không giảm sâu nữa.

    Nguồn : VNeconomy


    Được BigboySM sửa chữa / chuyển vào 21:38 ngày 26/03/2008
  3. BigboySM

    BigboySM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2008
    Đã được thích:
    0
    CẬP NHẬT: 2008-03-26 18:02:12 (GMT+7) BẢN ĐỂ IN

    Bộ trưởng Bộ Tài chính: ?oCó tiền tôi sẽ mua chứng khoán?

    [​IMG]

    ?oRất nhiều người hỏi tôi và tôi đã khuyên là nên mua. Nếu có tiền tôi cũng mua chứng khoán?.

    Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết như vậy khi trả lời báo giới bên lề phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 26/3.

    Thưa Bộ trưởng, vừa rồi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã mua cổ phiếu để cứu thị trường chứng khoán đang trên đà trượt dốc nhưng thực tế thì những diễn biến của thị trường chứng khoán gần đây cho thấy, đó không phải là giải pháp căn cơ, buộc Ủy ban Chứng khoán phải đưa ra quyết định giảm biên độ dao động giá?

    Hôm qua Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng đã thông báo kiến nghị của Bộ Tài chính được Thủ tướng chấp nhận. Nhưng nói thật là tôi có cảm giác nhà đầu tư chưa vững vàng.

    Mình nằm trong bối cảnh chung, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) can thiệp vào thị trường Mỹ cả về bất động sản, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, lãi suất thì tự nhiên động thái toàn cầu có chuyển biến rất mạnh mẽ. Giá dầu chững lại, lãi suất thay đổi, thị trường chứng khoán thế giới có biểu hiện phục hồi trong khi đó Việt Nam mình thì cứ xuống.

    Chính phủ vừa rồi đưa ra rất nhiều giải pháp, tất nhiên mục tiêu kiềm chế lạm phát là số 1 nên kết hợp vào đó để tận dụng cơ hội, đảm bảo tăng trưởng nhất định, không lấy mục tiêu quá cao.

    Ngân hàng đưa ra hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ thì tại thời điểm nào đó nó ảnh hưởng đến cái chung của thị trường chứng khoán, nhưng khi đã biến động thì nhà đầu tư không nghiên cứu một cách đầy đủ các thông tin nên vẫn có tâm lý nghĩ rằng phải bán nhanh không lỗ tiếp.

    Tôi cho rằng khó khăn vừa qua là ngắn hạn, còn trung hạn về cơ bản sẽ đảm bảo tốt hơn. Chính vì thế các nhà đầu tư phải bình tĩnh, chứ nếu giải thoát bằng cách này là nguy hiểm.

    Nhà đầu tư nghi ngờ việc SCIC tham gia cứu thị trường chứng khoán, thậm chí coi đó chỉ là giải pháp ?oảo?, không có trên thực tế?

    Tôi là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của SCIC thì tôi đã quyết định là phải tham gia thật sự nhưng vì cơ chế chưa ra nên anh em khi làm cũng ngại, nhỡ thua thiệt, lỗ thì ai chịu.

    Một, hai ngày tới, tôi sẽ ký tạm thời cho SCIC có căn cứ tham gia mạnh hơn, trên cơ sở đó trình Thủ tướng cho phép SCIC hạch toán riêng khoản này ra, nếu có rủi ro thì đây là làm nhiệm vụ của nhà nước.

    Vậy SCIC sẽ mua như thế nào?

    Phải tuỳ thuộc vào tình hình thị trường để quyết định. Cái đó phải điều hành hằng ngày.

    Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi trả lời phỏng vấn báo giới về diễn biến thị trường chứng khoán hiện nay đã nói ?onếu là nhà đầu tư thì tôi sẽ mua vào?. Còn Bộ trưởng thì sao?

    Rất nhiều người hỏi tôi và tôi đã khuyên là nên mua. Nếu có tiền tôi cũng mua. Hôm qua có một nhà đầu tư nói rất hay là năm 2003 đã có chuyện như thế này.

    Nhà đầu tư phải biết cơ hội, biết phân tích tình hình, quyết định cái đó và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nói vui thì khi giá lên, hỉ hả, mua nhà, mua xe nhưng khi nó xuống một cái thì kêu Chính phủ phải cứu!

    Ông khuyên mua vào lúc này nhưng nếu thị trường sụt giảm thì sao?

    Đấy chỉ là lời khuyên. Người mua phải tự cân nhắc và quyết định, chịu trách nhiệm với quyết định của chính mình.

    Vậy trong trường hợp như thế nào thì sẽ tăng lại biên độ dao động giá cổ phiếu?

    Nếu thị trường ổn định, thấy chiều hướng tốt lên, vì giải pháp vừa qua chỉ là giải pháp tình thế.

    Ông nhận định gì về thị trường chứng khoán trong thời gian tới trước một loạt giải pháp vừa được đưa ra?

    Tôi cho rằng phải nhìn vào tổng thể thị trường chứ không nhìn bản thân thị trường. Thứ nhất phải nhìn thấy sự ổn định chính trị của mình, vị thế của mình, ổn định về vĩ mô trung và dài hạn. Thứ hai là nhìn bản thân các cổ phiếu, nếu là hàng hóa chất lượng tốt, nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì dứt khoát nó vẫn giữ được.

    Sắp tới Nhà nước tiếp tục lộ trình cổ phần hóa thì tôi tin rằng hàng hoá trên thị trường sẽ chất lượng hơn. Phải nhìn rộng ra một chút. Chính sách tổng thể của Nhà nước là trước mắt vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.

    Bây giờ thống kê lại thì thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn vào rất nhiều, không chỉ đầu tư gián tiếp mà là đầu tư trực tiếp. Trong khi có những nước trong khu vực cả 1 năm thu hút được 1 tỷ USD đầu tư nước ngoài còn mình một quí vừa rồi đã đạt hơn 1 tỷ USD vốn thực hiện.

    Tóm lại, nền kinh tế của chúng ta trước mắt có khó khăn nhưng nhìn về trung hạn vẫn tốt, vẫn có cơ hội và chúng ta phải tận dụng cơ hội đó. Nếu nhà đầu tư phân tích đầy đủ như vậy thì mới vững tâm và tin tưởng thị trường sẽ phát triển.

    Tôi tin tưởng từ nay đến cuối năm thị trường khởi sắc vì chính sách của chúng ta có biểu hiện phát huy tác dụng.


    (Theo VTC)


  4. BigboySM

    BigboySM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2008
    Đã được thích:
    0
    NHNN vào cuộc vận động ngừng giải chấp chứng khoán

    20:16'''' 26/03/2008 (GMT+7)

    - Chiều ngày 26/3, Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 2875/NHNN-VP gửi các ngân hàng thương mại nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) liên quan đến kế hoạch triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về ổn định thị trường chứng khoán.

    Trong đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Hiệp hội Ngân hàng thông báo và vận động các ngân hàng hội viên chưa giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo chứng khoán theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1909/VPCP-KTTH ngày 25/3/2008.

    [​IMG]

    Các ngân hàng vào cuộc cứu chứng khoán. (Ảnh: Phước Hà)


    Cũng tại công văn này, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại cuộc họp chiều ngày 25/3/2008.

    Trong chiều ngay hôm qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có một cuộc họp quan trọng để thực hiện các giải pháp cứu nguy chứng khoán theo các chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ. Các nhà đầu tư rất hy vọng, sự vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm được việc xả hàng của các ngân hàng thương mại khi thực hiện hoạt động giải chấp.

    Được biết, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng quốc doanh sẽ là người đi đầu thực hiện, các ngân hàng thương mại cổ phần khác sẽ cùng họp lại để tìm sự đồng thuận thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về việc chưa giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo chứng khoán.

    Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cho rằng, việc ngừng giải chấp sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của các ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng có thể ngừng nhưng Ngân hàng Nhà nước nên có những thông tin chính thức về các biện pháp hỗ trợ nào đó đi kèm dành cho các ngân hàng thương mại.

    Ngân hàng Nhà nước dự kiến cũng sẽ có những thông tin cụ thể hơn về hướng hỗ trợ các ngân hàng hướng việc tạm ngừng giải chấp theo vận động chung.

    Phước Hà



    Được BigboySM sửa chữa / chuyển vào 00:13 ngày 27/03/2008
  5. BigboySM

    BigboySM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm TT suy giảm trong thời gian gần đây chính là việc giải chấp cp cầm cố của các ngân hàng. Giải quyết được vấn đề này (bằng cách NHNN cho các NH vay với lãi suất ưu đãi để tạo tính thanh khoản cho đồng vốn đang chôn trong cp cầm cố) sẽ giảm áp lực nguồn cung trên TT, giúp TT tích luỹ chờ đợi Kết quả kinh doanh quý 1/2008 , khi đó chỉ cần khôi phục lại biên độ củ là TT sôi động ngay !

Chia sẻ trang này