Đại sóng (570 - 670)...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ooo_DAO_ooo, 22/09/2015.

5957 người đang online, trong đó có 683 thành viên. 17:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 39534 lượt đọc và 284 bài trả lời
  1. kiemtienchung

    kiemtienchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2013
    Đã được thích:
    6.417
    Lạy thầy lặng dùm e cái
  2. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.799
    Đáng tin cậy.
    Tra Ly thích bài này.
  3. cimlonvuong

    cimlonvuong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    23/09/2015
    Đã được thích:
    294
    chẳng phải đang manh nha đây sau?

    “Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế”
    “Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu, để sớm cải thiện tình hình và ổn định lạm phát trong tương lai”...
    [​IMG]
    Ông Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

    ĐOÀN TRẦN
    “Với mức tăng CPI 3 tháng đầu năm chỉ ở mức 0,8%, trong đó CPI tháng 3/2014 đã giảm mạnh so với tháng trước cho thấy nền kinh tế đã có dấu hiệu thiểu phát và Chính phủ cần có một gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu”, ông Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhìn nhận.

    Nhìn mức tăng của CPI quý 1 năm nay, có ý kiến cho rằng đó là tín hiệu tốt của nền kinh tế, ý kiến khác thì nhận định ngược lại. Còn ý kiến của ông?

    Tính chung 3 tháng đầu năm 2014, CPI tăng thấp nhất trong hàng chục năm nay với mức tăng 0,8% so với tháng 12/2013, tăng 4,39% so với tháng 3/2013, còn CPI tháng 3/2014 đã âm 0,44%.

    Tất nhiên, việc CPI tháng 3 giảm không có gì đặc biệt, bởi điều này nằm trong quy luật chung hàng năm, khi vào những tháng giữa năm (tháng 3, 4, 5) CPI thường giảm thấp.

    Điều đáng lưu ý là mức giảm năm nay nhiều hơn. Nhìn lại năm 2013, CPI tăng 6,04%, nhưng đóng góp tăng chủ yếu là do chính sách, do Chính phủ chủ động điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình (+23,51%) và dịch vụ giáo dục (tăng 12,82%).

    Vì vậy có thể thấy, sức cầu đang giảm mạnh, nhất là khu vực nông thôn do nông dân thua lỗ trong sản xuất nông nghiệp và thiên tai dịch bệnh.

    Cùng đó, CPI giảm mạnh trong bối cảnh sức khỏe doanh nghiệp chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện. Với tín dụng nền kinh tế, 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm, đến tháng 3 mới đạt 0,12% trong khi mục tiêu đặt ra cho cả năm tăng 12% - 14%. Mặc dù cung tiền M2 vẫn tăng 3,56% so với đầu năm, lãi suất giảm mạnh, huy động vốn vẫn tăng 2,7% so với đầu năm, thanh khoản hệ thống ngân hàng tốt...

    Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ba tháng đầu năm ước tính đạt 701,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ 2013, loại trừ yếu tố giá tăng 5,1%, tuy cao hơn mức tăng của cùng kỳ hai năm trước nhưng vẫn ở mức thấp.

    Về chỉ số tồn kho, trong 3 tháng đầu năm không giảm mà tăng cao với mức 13,4% so với cùng kỳ năm trước... Nhìn những con số đó để thấy rằng, nếu duy trì tình hình như hiện nay thì nền kinh tế khó có thể phát triển mạnh và ổn định trong thời gian tới.

    Nhưng ít nhất, chúng ta cũng thấy dễ thở hơn khi giá cả không tăng?

    Đúng là như vậy. Khi lạm phát giảm tốc, chúng ta cảm thấy dễ thở hơn trong chi tiêu, nhưng nếu giảm sâu thì không phải là tín hiệu tốt cho cả nền kinh tế, vì lạm phát thường được ví như dầu bôi trơn cho sự vận hành của cỗ máy kinh tế. Nếu trong thời gian tới không có việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và học phí, thì chỉ số CPI sẽ giảm rất mạnh.

    Theo tôi, không còn nghi ngờ gì nữa về việc nền kinh tế đã có dấu hiệu thiểu phát. Sức mua giảm mạnh, tồn kho cao, doanh nghiệp hạn chế vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất mà chủ yếu là duy trì hiện tại, thất nghiệp đang có dấu hiệu gia tăng.

    Theo ông, CPI quý 1 vừa qua tăng thấp do điều hành hay đó là sự rơi tự do?

    Tôi được biết, Tổng cục Thống kê khi đánh giá một số yếu tố chính tác động đến CPI quý 1/2014 có đưa ra 3 lý do.

    Thứ nhất là lượng nông sản trên thị trường dồi dào. Thứ hai là các ngành chức năng và địa phương thực hiện tốt việc dự trữ hàng hóa, bình ổn giá. Thứ ba là sản xuất còn gặp khó khăn và sức mua của thị trường thấp.

    Như vậy, nguyên nhân chính là do điều hành, rất tích cực trong kiềm chế lạm phát. Song, lạm phát giảm lúc này có hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, trong đó, tôi lo về mặt tiêu cực nhiều hơn.

    Vì thế, thời điểm này Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu, để sớm cải thiện tình hình và ổn định lạm phát trong tương lai. Nếu không chú ý đến nông nghiệp - nông dân thì giá lương thực thực phẩm sẽ tăng lại trong tương lai vì thiếu nguồn cung, nông dân đang rất khó khăn.

    Ông có thấy lo lắng về việc tính toán kích cầu không cẩn trọng, lạm phát sẽ bùng phát trở lại như đã từng xảy ra với gói kích cầu năm 2009?

    Chúng ta từng có kinh nghiệm và cũng đã rút được các bài học sau khi triển khai gói kích cầu vào năm 2009, nên theo tôi cũng không cần phải quá lo lắng về điều này.

    Thực tế thời gian qua, Chính phủ vẫn đã và đang thực hiện kích cầu dưới nhiều cách khác nhau như miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân; các ngân hàng đã từng bước hạ lãi suất...

    Dù vậy, tôi cho rằng vẫn cần một gói hỗ trợ kinh tế mang tính quy mô và đồng bộ hơn, tổng giá trị bao nhiêu sẽ do các cơ quan liên quan tính toán cụ thể. Theo đó, tập trung vào 4 nội dung chính.

    Thứ nhất là hỗ trợ tài chính trực tiếp cho nông dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh thời gian qua. Tôi muốn nhấn mạnh, việc hỗ trợ vào khu vực này sẽ đạt được nhiều mục tiêu như tăng tổng cầu, đảm bảo an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát...

    Thứ hai là hỗ trợ lãi suất dưới 5% để cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn trong lĩnh vực nông nghiệp như: tái canh, chuyển đổi cây trồng, chăn nuôi, ứng dụng công nghệ cao...

    Thứ ba là hỗ trợ tài chính và cơ chế để giúp các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã vay với lãi suất cao trước đây kéo giảm xuống dưới 10%.

    Thứ tư là hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình diện chính sách: gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng...

    Cùng với việc triển khai gói này, cần phải khẩn trương xem xét, tổng kết bước đầu về gói hỗ trợ nhà ở xã hội 30 nghìn tỷ đồng để thực hiện có hiệu quả hơn và khả thi hơn, tính đến việc dành nhiều ưu tiên hơn nữa cho xây nhà ở xã hội cho người lao động thuê vì họ không có khả năng mua.
  4. cimlonvuong

    cimlonvuong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    23/09/2015
    Đã được thích:
    294
    chẳng phải đang âm thầm làm sao

    “Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất để kích cầu”
    Nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất để kích cầu nếu lạm phát tiếp tục giảm...
    [​IMG]
    Tăng trưởng tín dụng đã chậm lại còn 10,3% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 10,6% trong tháng 7.

    THÙY DUYÊN
    Đây là dự tính được bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng HSBC đưa ra trong bản báo cáo công bố cuối chiều nay (4/9).

    Theo đánh giá của HSBC, Việt Nam đang đi trên làn đường tốc độ chậm trong quá trình hồi phục kinh tế.

    Sau giai đoạn tăng trưởng khá vững chắc từ tháng 9/2013, chỉ số nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất HSBC (HSBC PMI) giảm đáng kể trong tháng 8 xuống mức 50,3. Tình hình trong tháng 9 này được dự báo sẽ tiếp tục ảm đạm do hàng tồn kho còn cao và các đơn hàng ít.

    Dù vậy, HSBC cho rằng vẫn không quá lo ngại cho ngành sản xuất Việt Nam bởi nhiều khả năng sẽ lại có tăng trưởng tốt vào quý 4/2014. Các hoạt động đầu tư mới vào Việt Nam cũng sẽ sớm đi vào thực hiện và lực cầu ở thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ, đã cho thấy dấu hiệu hồi phục.

    Tuy nhiên, lực cầu nội địa trong tương lai được dự báo vẫn còn kém. Tăng trưởng tín dụng chậm lại so với mức tăng cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất thị trường mở 50 điểm xuống còn 5% để hỗ trợ lực cầu nội địa.

    Và khối nghiên cứu của HSBC dự tính, nếu lạm phát vẫn ở dưới mức 4,5% trong tháng 9 này thì nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm thêm lãi suất thị trường mở để kích cầu nội địa.
    Tra Ly thích bài này.
  5. mamdaunanhvn

    mamdaunanhvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2014
    Đã được thích:
    403
    Dao đã nói ở trên cứ các ngành đó mà chọn: BDS, dệt may, vận tải..., có thể chọn thêm ngành cao su, dầu khí, sắt thép, sao lại đòi hỏi thầy từng mã nhỉ. Bạn phải động não chứ, lời khuyên của Dao là để tham khảo
    FinancialKillerTra Ly thích bài này.
  6. kiemchutchao87

    kiemchutchao87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2015
    Đã được thích:
    312
    sẽ còn giảm ngồi đó mà sóng
  7. cimlonvuong

    cimlonvuong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    23/09/2015
    Đã được thích:
    294
    có 1 thế lực chánh trị đang rất nôn nóng cho 1 gói QE đấy. rất vôi vã rồi.

    “Hết sức thận trọng với các kiến nghị kích cầu”
    Các nhóm lợi ích có khả năng tác động lên khâu thiết kế hay khâu thực thi...
    [​IMG]
    Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Việt Nam cần tiếp tục kiên định thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý.

    NGUYÊN THẢO
    Kích cầu hay kiên định ổn định kinh tế vĩ mô là câu hỏi được đặt ra tại bản tin kinh tế vĩ mô vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát hành sáng nay (23/9).

    Dưới góc nhìn của cơ quan xây dựng bản tin, bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ đầu năm 2013 đến nay bao gồm cả những gam màu sáng tối đan xen. Điểm sáng nhất là lạm phát đã được kiềm chế hiệu quả ở mức thấp, xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng trưởng, cán cân thương mại chỉ thâm hụt nhẹ trong khi cán cân tổng thể thặng dư đã tạo điều kiện để ổn định tỷ giá và thực hiện được một bước tiến quan trọng trong việc chống “đô la hóa” và “vàng hóa”.

    Tuy nhiên trong ba quý đầu năm, nền kinh tế cũng chịu sự suy giảm rõ nét, phản ánh sự suy giảm của tăng trưởng tiềm năng cũng như tác động trễ của các chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ được đưa vào thực hiện trong năm gần đây.

    Hiện tại, trong bối cảnh tăng trưởng trì trệ và lạm phát hiện tại ở mức thấp, có một số kiến nghị đề xuất nên hướng tới kích thích nền kinh tế vì lạm phát trong nước năm 2013 ở mức thấp, bản tin nêu.

    Trong dòng thời sự kinh tế từ giữa năm nay, đề xuất nâng trần bội chi, phát hành thêm trái phiếu hay tính toán một gói kích cầu mới…, dù mới chỉ nằm trong dự tính cũng đang rất được quan tâm.

    Theo chương trình dự kiến của kỳ họp Quốc hội thứ 6, khai mạc vào ngày 21/10 tới đây, ngay từ đầu kỳ họp Chính phủ sẽ trình Quốc hội việc phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ để nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A và quốc lộ 14.

    Một nguồn tin của VnEconomy cũng cho biết con số phát hành thêm trái phiếu sẽ khoảng 60 nghìn tỷ đồng.

    Tuy nhiên, cơ quan xây dựng bản tin cho rằng, cần hết sức thận trọng với các kiến nghị kích cầu trong thời điểm hiện tại.

    Bởi, lạm phát ở Việt Nam rất nhạy cảm với việc nới lỏng các chính sách tiền tệ và tài khóa do những yếu kém trong cơ cấu kinh tế cũng như tâm lý lạm phát của người dân còn nặng nề sau một giai đoạn bất ổn vĩ mô kéo dài.

    Bên cạnh đó, môi trường làm chính sách hiện nay có quá nhiều yếu tố hạn chế và ràng buộc làm cho dư địa chính sách chưa bao giờ eo hẹp như hiện nay... Như, nợ công ở mức cao và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng, tiền lương và thu nhập tối thiểu chưa đảm bảo mức sống tối thiểu.

    Thêm vào đó là năng lực thiết kế và đặc biệt là thực thi chính sách còn hạn chế dẫn đến chính sách chậm được triển khai làm tăng thêm độ trễ giữa thời điểm nền kinh tế cần được kích thích với thời điểm thực sự được kích thích, dẫn đến sự sai lệch hoàn toàn kết quả so với dự tính ban đầu (kích thích khi nền kinh tế đã phục hồi hay ngược lại, thắt chặt khi nền kinh tế đã nguội lạnh).

    Một lý do quan trọng nữa cho lời khuyến nghị thận trọng với kích cầu là hiệu lực và hiệu quả của chính sách, trong bối cảnh các nhóm lợi ích có khả năng tác động lên khâu thiết kế hay khâu thực thi theo hướng có lợi cho nhóm của mình, bất chấp tác hại đối với quyền lợi quốc gia.

    Sau hàng loạt lý do, cơ quan xây dựng bản tin thêm một lần nhấn mạnh rằng, tuy lý thuyết cũng như thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đều ủng hộ những can thiệp chính sách theo kiểu “nghịch chu kỳ”. Song, việc thực thi các chính sách nới lỏng để kích cầu ở Việt Nam hiện nay chứa đựng nhiều rủi ro, do những ràng buộc quá chặt như đã nêu trên làm cho dư địa can thiệp chính sách là rất hạn hẹp vào thời điểm hiện tại.

    Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tiếp tục kiên định thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý, vì đây là nền tảng từ đó thúc đẩy tăng trưởng dựa trên hiệu quả thông qua việc đẩy mạnh cải cách cơ cấu như là điều kiện cần thiết cho phát triển bền vững trong dài hạn, bản tin đưa khuyến nghị.

    Ủy ban Kinh tế đã từng nhấn mạnh yêu cầu này và đề nghị coi đây phải là một “chủ thuyết phát triển kinh tế” cho Việt Nam trong “10 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô” đã được VnEconomy đề cập trước đây và thu hút nhiều sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách.

    Phần dự báo, bản tin nhận định, sau giai đoạn tăng trưởng nóng, xu hướng cắt giảm nợ đang diễn ra ở cả khu vực doanh nghiệp cũng như hộ gia đình, dẫn đến cầu nội địa còn tiếp tục suy yếu. Cùng với sự suy yếu của ngoại cầu thì tổng cầu còn cần nhiều thời gian để hồi phục.

    Trong khi đó, rủi ro về lạm phát, những bất cập mang tính cơ cấu đã làm gia tăng giá của sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát trong ngắn hạn.

    Bởi vậy, theo các tác giả của bản tin, việc nới lỏng các chính sách vĩ mô để kích thích tổng cầu nhằm đạt tăng trưởng cao hơn trong ngắn hạn sẽ tạo ra rủi ro lớn về lạm phát và mất cân đối vĩ mô, làm kéo dài phương thức tăng trưởng giật cục, không có lợi cho phát triển kinh tế trong dài hạn.

    Với quan điểm quá trình điều chỉnh của kinh tế Việt Nam sang một quỹ đạo mới cân bằng và bền vững hơn sẽ cần nhiều thời gian, cơ quan xây dựng bản tin khuyến nghị cần có một tầm nhìn trung hạn đối với quá trình điều chỉnh này, thay vì quá chú ý đến những dao động ngắn hạn của nền kinh tế trong nước và toàn cầu.
    FinancialKiller thích bài này.
  8. mamdaunanhvn

    mamdaunanhvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2014
    Đã được thích:
    403
    Bài viết của chủ pic hay và có cơ sở. ADB đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của VN lên 6.5 cao hơn 0,4, thông tin này sẽ làm cho tây lông quan tâm đổ tiền vào VN. Lạm phát rất thấp, mình hy vọng chính phủ giảm dự trữ bắt buộc của các NH để đem vốn ra phục vụ SX.
    --- Gộp bài viết, 23/09/2015, Bài cũ: 23/09/2015 ---
    Lạm phát quá thấp kích cầu là bài toán chuẩn
    FinancialKillerTra Ly thích bài này.
  9. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    hết linh
  10. VangChin

    VangChin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/07/2014
    Đã được thích:
    31.423
    Các chú có vẽ hưng phấn quá nhể;

Chia sẻ trang này