1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Dám thất bại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 20/03/2013.

4361 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 17:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 13944 lượt đọc và 99 bài trả lời
  1. bnn919

    bnn919 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2012
    Đã được thích:
    406
    Mới vào thêm VNM 110, kỳ vọng trung dài hạn lên tiếp ;))
  2. cucde

    cucde Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Đã được thích:
    46
    @khongquen25 Bác xem cái vụ VAMC nó tính thế này thì ngân hàng cụt sạch vốn ah:
    VAMC sẽ mua nợ xấu bằng 100% giá trị sổ sách
    Sẽ không có mặc cả giá của các khoản nợ xấu, bởi Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) sẽ mua lại nợ xấu bằng 100% giá trị sổ sách, dưới dạng trái phiếu. Bù lại, các ngân hàng bán nợ mỗi năm sẽ phải trích lập dự phòng 20% cho trái phiếu.

    * Chính phủ sẽ phê duyệt Nghị định thành lập AMC trong tuần này

    Theo một nguồn tin của báo Đầu tư, VAMC sẽ có vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Công ty sẽ có Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và các phó Tổng giám đốc. Trong đó, Hội đồng thành viên gồm 4 thành viên chuyên trách và 5 thành viên chuyên trách. Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên của Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc.

    VAMC được mua nợ của các tổ chức tín dụng, được sử dụng quyền của chủ nợ trong việc thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý nợ, có quyền điều chỉnh cơ cấu lại khoản vay, điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành cổ phần của khách vay, bán tài sản đảm bảo…

    Điểm nổi bật nhất trong quá trình xử lý nợ xấu của VAMC là công ty không hề lấy tiền ngân sách để xử lý nợ xấu mà sẽ phát hành trái phiếu để mua nợ. Lãi suất trái phiếu chỉ 0%.

    Với cách làm nay ngân hàng thay vì gánh một khối nợ xấu lớn, nay cầm trong tay một loạt giấy tờ có giá, có thể đem thế chấp, chiết khấu với NHNN để lấy tiền. Tất nhiên, NHNN chỉ cho chiết khấu khoảng 40% giá trị trái phiếu.

    Điều đặc biệt nữa là trái phiếu của VAMC chỉ có thời hạn trong 5 năm. Trong 5 năm đó, mỗi năm ngân hàng bán nợ phải trích lập 20% cho trái phiếu. Điều lợi cho ngân hàng là: thay vì vừa phải trích lập dự phòng rủi ro mà vẫn phải “ôm” nợ xấu, các ngân hàng sẽ chỉ phải trích lập dự phòng rủi ro, còn nợ xấu đã được làm sạch trong bảng cân đối. Sau 5 năm, nếu khoản nợ xấu không bán được, ngân hàng cũng đã trích lập đủ 100% trái phiếu để trả trái phiếu cho VAMC đồng thời nhận khoản nợ xấu về. Tuy nhiên, lúc này, khoản nợ xấu đó đã được xóa trong bảng kế toán của ngân hàng, có nghĩa là đã được làm sạch (vì ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro 100%). Ngược lại, nếu xử lý được nợ xấu, thanh lý được tài sản đảm bảo thì tổ chức tín dụng chỉ được thu hồi về 85% giá trị, còn VAMC sẽ được hưởng 15%.

    Cũng theo thông tin từ báo Đầu tư, khi VAMC được thành lập, các ngân hàng khó có thể chây ỳ khi bán nợ xấu bởi quy định sắp ban hành là tất cả các ngân hàng có nợ xấu trên 3% đều bắt buộc phải bán nợ xấu cho AMC nếu được yêu cầu.
    Cuối tuần rồi bác có tiện chém cái VAMC này không?
  3. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Bây giờ thì miễn bàn bác ạ vì nó đã làm thì để nó làm chứ ai mà cản nổi hay làm thay nổi.

    Về lý thuyết và chủ trương thì chẳng bao giờ sai mà cái sai là ở chỗ thực thi hoặc kỹ năng thực thi mà thôi.

    Ai cũng muốn dân giàu nước mạnh nhưng làm được không thì là chuyện khác.

    Hãy để thực tế trả lời thôi.

    Nhưng có điều khi VDL chỉ 500 tỷ thì áp lực cho việc mất vốn sẽ đỡ hơn và an toàn cho thằng điều hành hơn.

    Cái này em nhắc đến nhiều rồi. Làm được thì có công nhưng không làm được thì cũng có cái để đổ thừa.

    Cái họ sợ nhất là trách nhiệm thì né được rồi nên làm quá đi chứ. Quyền có và trách nhiệm nhỏ nhất thì là quá tốt rồi.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Đọc kỹ lại nếu đúng như thông tin của báo ĐT thì nên chú ý ở 2 khía cạnh:

    - Giá sổ sách bao giờ cũng cao hơn thực tế rất nhiều

    - Nhưng cũng vì giá SS cao hơn thực tế nhiều nên việc xử lý không đơn giản. Nếu chậm 1 năm thì giá trị đó mất đi 20%. Sau 5 năm thì mất trắng. Do vậy NH sẽ cố phải xử lý càng sớm càng tốt vì 20% là rất lớn.

    Thế nên khi AMC ra đời có lẽ BDS vẫn phải giảm thêm . Em nói là BDS nhé chứ cp BDS thì xét sau.

    Cách này lưu ý là học nguyên văn cách xử lý nợ xấu của TQ nhé. TQ nó dùng đúng cách này nhưng đến nay được đánh giá là không hiệu quả.

    Không biết VN có " sáng tạo " hơn để thành công hơn không mà thôi.

    Giờ chúng ta đều thấy có nhiều phương án xử lý nợ xấu nhưng anh Chai chọn phương án TQ do tính tương đồng mô hình. Do vậy em dưới đây em xin giới thiệu lại phương án Tàu để các bác tiện theo dõi.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA TRUNG QUỐC

    Kế hoạch thành lập công ty mua bán nợ quốc gia nhằm xử lý hơn 100.000 tỷ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Tuy nhiên, điều này không phải là mới trên thế giới, đặc biệt là tại châu Á.

    Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á những năm 1997-1998 có thể nói là thời điểm đánh dấu sự bùng nổ của các loại hình công ty xử lý khoản vay không hiệu quả và mua bán nợ quốc gia. Đó là những IBRA của Indonesia, RCC của Nhật Bản, KAMCO của Hàn Quốc hay TAMC của Thái Lan. Trung Quốc, một quốc gia có mô hình kinh tế tương đối gần với chúng ta cũng đã có những mô hình riêng của mình nhằm giải quyết các khoản nợ khổng lồ.

    Cơ chế quản lý của các AMC tại Trung Quốc

    Sau 10 năm phát triển liên tục với tăng trưởng GDP thực tế vào khoảng 8%/năm, dòng chảy thương mại tăng 12%/năm, Trung Quốc đã thực sự trở thành một con rồng châu Á. Tuy nhiên, hệ thống tài chính của nước này chưa phát triển tương xứng với nhiều yếu kém tồn tại nhiều năm trời trong ngành ngân hàng, với tổng giá trị cho vay nợ chiếm 150% GDP, trong đó có tới 40% là các khoản vay không hiệu quả.

    Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã đe dọa nghiêm trọng hệ thống ngân hàng nước này. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với trọng tâm của đợt cải cách và cũng là biện pháp chống đỡ với khủng hoảng là phải giải quyết các khoản vay không hiệu quả, mua lại các khoản nợ xấu. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã giúp nước này hạ quyết tâm làm sạch những khoản nợ khó đòi này khỏi hệ thống ngân hàng.

    Hệ thống ngân hàng Trung Quốc do 4 ngân hàng thương mại nhà nước gồm Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng xây dựng và Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại thống lĩnh, chiếm khoảng 70% tổng giá trị tài sản của hệ thống. Cả 4 ngân hàng này đều nằm dưới sự kiểm soát của Quốc vụ viện và theo quyết định của Bắc Kinh 4 ngân hàng này đã thành lập ra 4 công ty quản lý tài sản (AMC) tương ứng gồm: Orient, Great Wall, Cinda và Huarong. Các AMC này có nhiệm vụ phải xử lý 1.4 nghìn tỷ NDT (170 tỷ USD) tài sản xấu của 4 ngân hàng trên, chiếm khoảng 20% giá trị các khoản vay của 4 đại gia hay 18% GDP của Trung Quốc vào năm 1998.

    Trung Quốc, một quốc gia có mô hình kinh tế tương đối gần với chúng ta cũng đã có những mô hình riêng của mình nhằm giải quyết các khoản nợ khổng lồ.

    Nhiệm vụ hàng đầu của 4 AMC kể trên là quản lý và kinh doanh các khoản nợ xấu hòng tối đa hóa giá trị tài sản mua lại. Bằng cách chuyển đổi nợ sang cổ phiếu, các AMC này tham gia tích cực vào quá trình tái cấu trúc khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước với các khoản nợ lớn khó có khả năng thanh toán. Trung Quốc hy vọng trong vòng 3 năm các doanh nghiệp này sẽ khôi phục sản xuất và có lời.

    Các AMC của Trung Quốc là một dạng sản phẩm trung gian của các tập đoàn nhà nước và các công cụ tái cấu trúc trong trung hạn. Bắc Kinh xem bốn AMC đó như là giải pháp hàng đầu cho việc tái cơ cấu và nâng cao sức mạnh của hệ thống ngân hàng.

    Về mặt lý thuyết các AMC do Bộ Tài chính quản lý và bộ này cung cấp cho 4 công ty khoản tiền 40 tỷ NDT phục vụ cho hoạt động của chúng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PBoC, Ủy ban chứng khoán Trung Quốc cùng tham gia giám sát quá trình hoạt động của các công ty đặc thù này (đến tháng 4.2003, Ủy ban điều phối ngân hàng Trung Quốc được thành lập để giám sát trực tiếp các AMC). Ngoài trái phiếu chính phủ, Bắc Kinh còn hỗ trợ tài chính cho các AMC thông qua: các khoản vay đặc biệt từ PBoC (khoảng 560 tỷ NDT), tiền từ các thể chế tài chính khác và phát hành trái phiếu của AMC (840 tỷ NDT). Một điểm đáng chú ý là các trái phiếu của AMC không được Bộ Tài chính đứng ra bảo đảm. Các AMC được nhận khá nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ, chẳng hạn họ không phải chịu thuế GTGT, thuế doanh nghiệp, bất động sản, lệ phí chứng từ…

    Qua cơ cấu tổ chức của AMC có thể rút ra một số điểm đáng chú ý. Một là, PboC can thiệp khá sâu vào quá trình cung cấp nguồn tài chính cho các AMC, với tổng số lần cung cấp vốn cơ bản là 10 đợt. Trái phiếu do AMC phát hành mặc dù không được chính phủ bảo đảm nhưng lại nhận được sự trợ giúp ngầm của Bắc Kinh. Hai là, vai trò của PboC và MoF không rõ ràng trong việc bảo đảm cho các thất thoát của AMC trong quá trình giải quyết nợ xấu, phải chăng là sự mập mờ có chủ đích của Bắc Kinh (?) nhưng Ngân hàng trung ương Trung Quốc có trách nhiệm luôn sẵn sàng cung cấp tài chính bổ sung cho AMC. Ba là, do không nhận được sự bảo đảm từ chính phủ, trái phiếu AMC không gây rủi ro đối với nguồn vốn cổ phần của 4 ngân hàng lớn.

    Những thành công bước đầu

    Ban đầu, các AMC cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giải quyết nợ. Đầu tiên đó là hoạt động thiếu hiệu quả của hệ thống luật pháp Trung Quốc, việc chậm chễ thông qua một bộ luật phá sản mới và hiệu quả hơn đã gây ra một số khó khăn về pháp lý cho các AMC. Khó khăn tiếp theo đến từ các yếu tố xã hội, nhà đầu tư mua lại doanh nghiệp nhà nước vì mục đích lợi nhuận có thể từ bỏ các hoạt động cốt lõi trước đó của doanh nghiệp hoặc đẩy doanh nghiệp đến tình trạng phá sản. Điều này khiến Bắc Kinh lo ngại bởi nó có thể gây ra sự hoảng loạn trong xã hội, nhất là khi tỷ lệ thất nghiệp tăng quá nhanh trong thời gian ngắn.

    Về mặt kỹ thuật, trong một số trường hợp, các ngân hàng không cung cấp đủ sổ sách và ghi chép về từng hồ sơ vay, gây khó khăn cho các AMC tập hợp, thu hồi khoản vay. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc là một ví dụ, các khoản vay của ngân hàng này đa số cung cấp cho những hộ nông dân trong khắp cả nước. Hậu quả là Great Wall, công ty AMC phụ trách xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp, phải giải quyết khoản nợ trị giá 345 tỷ NDT của rải rác gần… 2 triệu con nợ.

    Sau 4 năm đi vào hoạt động, đến tháng 12.2002, mới chỉ có khoảng 300 tỷ NDT trên tổng giá trị 1.4 nghìn tỷ NDT nợ xấu được giải quyết. Một trong những nguyên nhân chủ yếu giải thích cho thành tích khiêm tốn này là sự chậm chễ trong việc chuyển đổi từ nợ sang cổ phiếu trong 2 năm đầu tiên. Tuy vậy, xét về hiệu quả hoạt động của các AMC, với 100 tỷ NTD, chiếm 33% giá trị sổ sách của các khoản nợ xấu, được giải quyết là một con số tương đối đáng khích lệ với Trung Quốc.

    Tỷ lệ khôi phục nợ thành tiền mặt là 22%, tức khoảng 68 tỷ NDT, 33 tỷ còn lại nằm trong giá trị các loại tài sản hữu hình. Phương pháp chính mà các AMC giải quyết nợ là tập hợp chúng lại, sau đó lên danh mục đầu tư, bán đấu giá, chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc đưa chúng ra khỏi Trung Quốc bằng cách liên kết, liên doanh với nước ngoài (Ngân hàng Đức là một đối tác) hay với các công ty chứng khoán trong nước.

    Một phương pháp giải quyết nợ mà các AMC áp dụng khá thành công là đấu giá nợ trên thị trường quốc tế. Công ty Huarong đã thực hiện thành công các thương vụ như vậy nhờ sức hút tiềm năng của thị trường Trung Quốc đối với giới đầu tư quốc tế. Morgan Stanley, Goldman Sachs hay Công ty tài chính quốc tế IFC (một bộ phận của Nhóm ngân hàng thế giới) là những đối tác nước ngoài đáng chú ý đã bỏ ra từ 10-30 triệu USD để mua lại các khoản nợ của Huarong tại các phiên đấu giá.

    A Vũ (Theo Tạp chí Kinh tế châu Á)
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Kinh nghiệm của Trung Quốc

    Khác với các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản và Thái Lan, nợ xấu là kết quả của những vụ sụp đổ thị trường tài chính và bong bóng tài sản thì nguyên nhân gây ra nợ xấu của Trung Quốc chính là cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi hoạt động của các NHTM Nhà nước lớn chỉ như những cơ quan hành chính Nhà nước, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định cho các công ty và dự án Nhà nước vốn làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Những khoản vay này cũng không qua quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ nên rủi ro tín dụng là điều không tránh khỏi. Vì thế, quá trình xử lý nợ xấu ở Trung Quốc gắn trực tiếp với các biện pháp cải cách được thực hiện bởi Chính phủ nhằm chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường cũng như quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và hệ thống tài chính. Quá trình xử lý nợ xấu của Trung Quốc có thể chia thành ba giai đoạn chính.

    Giai đoạn thứ nhất, giữa những năm 1990 diễn ra quá trình tái cấu trúc tài chính nhằm chuyển đổi hệ thống ngân hàng, cụ thể là tách cho vay chính sách khỏi cho vay thương mại bằng cách thành lập 3 ngân hàng chính sách chịu trách nhiệm xử lý các khoản vay chính sách. 4 NHTM Nhà nước lớn của Trung Quốc bắt đầu sử dụng cách phân loại nợ thành 5 nhóm theo cách chia của BIS, thay vì 4 nhóm như trước đây, thực hiện phê duyệt tín dụng một cách độc lập với ít can thiệp hành chính từ phía chính quyền địa phương hơn.
    Giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2003, đánh dấu bằng sự thành lập của 4 công ty quản lý tài sản được Chính phủ tài trợ (Asset Management Corporation- AMC), mỗi công ty tương ứng với một trong số 4 NHTM Nhà nước lớn (chiếm tới 70% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng), nhằm giải quyết những khoản nợ xấu của 4 ngân hàng này từ trước năm 1996 có tổng giá trị lên tới 1,4 nghìn tỷ NDT (169 tỷ USD), chiếm 19% GDP của Trung Quốc năm 1999 (Bing Wang and Richard Peiser, 2007). Các khoản nợ xấu được chuyển giao tại mức giá trị sổ sách trực tiếp từ 4 NHTM cho 4 AMC tương ứng được thực hiện suốt năm 1999 và 2000 và trách nhiệm của 4 AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm.

    Giai đoạn thứ ba, Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc các NHTM Nhà nước bằng cách mời gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có chọn lọc và niêm yết ra công chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của 4 NHTM Nhà nước lớn này.

    Bài viết sẽ tập trung vào giai đoạn thứ hai nhằm đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm xử lý nợ xấu thông qua các AMC của Trung Quốc.

    Khi các AMC được thành lập năm 1999, NHTW Trung Quốc, Bộ Tài chính, và Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đều được chỉ định là cơ quan điều tiết. Năm 2003, Uỷ ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) được thành lập và đã tiếp nhận một phần trong những trách nhiệm điều tiết. CBRC phụ trách các hoạt động hàng ngày của các AMC, trong khi Bộ Tài chính xác định có chấp thuận một khoản nợ xấu hay không. Ngoài ra, một Ban giám sát được chỉ định bởi Hội đồng Nhà nước sẽ giám sát chất lượng tài sản của các AMC và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các lãnh đạo cấp cao. CSRC, Uỷ ban quản lý và giám sát các tài sản nhà nước, Cục Kiểm toán Nhà nước, NHTW và Bộ Thương mại giám sát một số hoạt động của các AMC trong quyền hạn tương ứng của họ. Như vậy, một số chức năng điều tiết là chồng chéo nhau.

    Theo quy định của Chính phủ, các AMC có 4 phương thức để huy động vốn bao gồm: Vốn từ Bộ Tài chính, khoản vay đặc biệt từ NHTW Trung Quốc, phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Bộ Tài chính, và vay thương mại từ các định chế tài chính khác. Trên thực tế, để thực hiện mua lại khoản nợ xấu khổng lồ kể trên, các AMC đã phải vay tới 40% từ NHTW Trung Quốc, 60% còn lại được tài trợ bằng trái phiếu của AMC phát hành cho 4 NHTM Nhà nước.

    Các AMC đã sử dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu bao gồm thanh lý tài sản, bán tài sản trực tiếp cho các nhà đầu tư và chứng khoán hóa những khoản nợ xấu này. Việc xử lý nợ xấu của Trung Quốc còn gắn liền với tái cơ cấu DNNN nên các AMC cũng có vai trò trong quá trình tái cơ cấu DNNN thông qua các biện pháp hoán đổi nợ thành cổ phần và tái cấu trúc doanh nghiệp.

    Các AMC đã tích cực bán, đấu giá và cơ cấu lại các khoản nợ xấu, nhà bị tịch thu, kiện tụng và thanh lý. Cuối năm 2001, các cuộc đấu giá quốc tế nợ xấu đầu tiên tại Trung Quốc đã diễn ra, với việc bán các khoản nợ trị giá 13 tỷ NDT của Huarong AMC cho 2 tổ chức quốc tế. Đó là một mốc quan trọng bởi vì lần đầu tiên thông tin về giá cả thị trường của các khoản nợ xấu được tiết lộ một cách đáng tin cậy. Được biết, Huarong AMC nhận được tối đa 21% giá trị sổ sách của khoản nợ.

    Với quy mô nợ xấu lớn của Trung Quốc, chứng khoán hóa cũng là một cách hiệu quả để xử lý nợ xấu, bởi chúng tạo ra các loại chứng khoán có rủi ro khác nhau nên có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro khác nhau và thu lại được tiền mặt ngay lập tức cho tổ chức phát hành. Nghiệp vụ chứng khoán hóa các khoản nợ xấu ở Trung Quốc được thực hiện không chỉ có sự tham gia của các AMC mà còn bởi các NHTM khác với tỷ lệ thu hồi được báo cáo là từ 10-30%.

    Về hoán đổi nợ thành cổ phần, năm 1999 các AMC đã mua lại các khoản nợ xấu giá trị 405 tỷ NDT của 580 DNNN quy mô lớn và vừa được lựa chọn tại 4 NHTM nhà nước và thực hiện chuyển đổi các khoản nợ phải trả thành cổ phần của AMC trong các doanh nghiệp này. Kết quả là tỷ lệ trung bình các khoản nợ/tài sản trong DNNN tái cấu trúc giảm xuống từ 73% năm 1999 xuống dưới 50% năm 2000 (Ye and Zhai, 2001). Các AMC sẽ tham gia vào quản trị doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp và khi các doanh nghiệp này hoạt động có lợi nhuận trở lại, các AMC có quyền nhận cổ tức và bán lại cổ phần cho các doanh nghiệp với mức giá thỏa thuận trước trong vòng 10 năm. Hơn nữa, các AMC cũng được ưu tiên rút vốn khỏi các doanh nghiệp này khi niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây chính là khoản tiền mặt mà các AMC có thể thu hồi được từ nợ xấu thông qua hoán đổi nợ thành cổ phần tại các DNNN.

    Thông qua các biện pháp xử lý nợ xấu, đến cuối năm 2004, 4 AMC này chỉ thu hồi được 675 tỷ NDT, chưa đến 40% giá trị nợ xấu được chuyển giao từ năm 1999. Tỷ lệ thu hồi tiền mặt tại các AMC tính đến tháng 12/2004 đạt khoảng 20%, thấp hơn nhiều so với mức 49% của Thái Lan và mức 20-30% ước tính của Nhật Bản. Cho đến nay, thời hạn hoạt động của các AMC đã kết thúc nhưng vẫn chưa có công bố cụ thể nào về tỷ lệ thu hồi thực sự của 4 AMC này. Tỷ lệ thu hồi và tốc độ thu hồi của Trung Quốc thấp hơn chủ yếu là do chất lượng tài sản thấp, quy định mua lại nợ xấu theo giá trị sổ sách, và tính thiếu minh bạch tại các AMC.

    Các khoản nợ xấu được mua lại phát sinh từ trước năm 1996, mà chủ yếu là do việc đầu tư vào các dự án đã bị đình trệ do vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, môi trường và các quy định khác. Ngoài ra, theo các AMC ước tính, chỉ có khoảng 22% các khoản nợ được bảo đảm bằng bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ, hoặc các loại chứng khoán khác, trong đó tỷ lệ được bảo đảm bằng bất động sản chỉ chiếm 7% tổng giá trị khoản nợ xấu (Xu, 2005), nên khả năng thanh lý tài sản để thu hồi nợ là thấp. Điều này làm giảm giá trị của các khoản nợ đối với các nhà đầu tư.

    Việc quy định mua lại các khoản nợ xấu theo giá trị sổ sách trong khi giá trị thị trường tại thời điểm đó được ước tính chỉ khoảng 20% giá trị sổ sách đã giúp các NHTM Nhà nước lớn loại những khoản nợ xấu lớn khỏi bảng tổng kết tài sản của mình, nhưng đã gây ra những khoản thua lỗ không thể tránh khỏi đối với các AMC, và khiến các AMC mất động lực để tối đa hóa mức giá thu hồi. Vì tính không hợp lý của quy định này nên năm 2004, các AMC đã được phép mua lại nợ xấu với giá thị trường. Vào tháng 7/2004, Cinda AMC đã mua lại 278,7 tỷ nợ xấu với mức 50 cent cho 1 USD và cho biết khả năng thu hồi là 33-34 cent cho 1 USD vào cuối năm 2005. Mặc dù mức giá mua lại vẫn còn cao hơn so với khả năng thu hồi, nhưng việc này cũng phần nào là bước đi phù hợp tạo động lực gia tăng tỷ lệ thu hồi cho các AMC.

    Ngoài ra, việc thiếu minh bạch trong hoạt động của các AMC cũng là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ thu hồi thấp. Các AMC được miễn kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập. Tham nhũng và kiểm soát nội bộ yếu kém là phổ biến với 38 vụ việc vi phạm đã được phát hiện đã khiến các nhà đầu tư nản lòng trước việc thông đồng, giao dịch mua bán nội bộ có thể diễn ra trong quá trình mua bán tài sản.

    Kết quả của việc xử lý nợ xấu là chất lượng tài sản tại 4 NHTM Nhà nước được cải thiện đáng kể và đã tiến hành niêm yết ra công chúng sau khi được tái cơ cấu vốn. Tuy nhiên, những khoản nợ xấu này không hề biến mất khỏi hệ thống tài chính Trung Quốc, chúng chỉ được chuyển giao từ một tổ chức này sang một tổ chức khác, những nguy cơ tiềm ẩn gây ra cho hệ thống tài chính Trung Quốc không có nghĩa là được giảm bớt.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Cuộc gặp cấp cao giữa tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew và tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là sự kiện quốc tế được quan tâm nhưng chính bữa trưa khiêm tốn của ông Lew mới “đun sôi” cư dân mạng Trung Quốc.

    Sau cuộc gặp tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh hôm 19-3, ông Lew cùng 3 đồng nghiệp ghé vào nhà hàng sủi cảo Bảo Nguyên gần đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Hóa đơn cho bữa ăn gồm bánh bao, đồ nguội và trà của cả nhóm chỉ vỏn vẹn 109 nhân dân tệ (khoảng 17,5 USD).

    Khoản tiền quá “bèo” này làm cư dân mạng Trung Quốc sốc nặng bởi lẽ trong suy nghĩ của họ, ngay cả quan chức cấp thấp hơn cũng có thể “nướng” hàng ngàn nhân dân tệ tiền thuế vào những bữa ăn xa hoa.


    Ông Lew ăn trưa trong một nhà hàng giá cả phải chăng gần đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Ảnh: AP

    “Chắc chắn ông ta làm thế là để chơi khăm quan chức Trung Quốc” - một người dùng mạngWeibo mỉa mai. Những người khác viết: “Tôi cá là ông Lew cũng không thèm hỏi lấy hóa đơn để về thanh toán lại”; “Tôi có thể mời ông bộ trưởng tài chính Mỹ đi ăn. Tôi thấy mình giàu ghê”; “27 tệ một quan chức. Đúng là giấc mơ Trung Quốc do chính người Trung Quốc mơ”...
    Một người nữa đặt vấn đề: “Có người bảo đây là diễn kịch nhưng ngay cả diễn kịch như thế cũng không thấy ở quan chức chúng ta”. Một số cư dân mạng nhắc đến vụ dầu ăn bẩn và hỏi: “Ngài bộ trưởng không sợ dầu ăn bẩn của chúng tôi à? Ông thật can đảm. Quan chức của chúng tôi không dám đến mấy nhà hàng nhỏ như vậy đâu”.

    Không chỉ cư dân mạng, giới nghiên cứu cũng chen vào cuộc tranh luận này. Học giả Từ Hân ở Bắc Kinh viết: “Sau khi đọc bản tin về bữa ăn trưa 109 tệ của ông Lew, tôi nhớ ngay đến bữa ăn 79 tệ của ông Joe Biden (phó tổng thống Mỹ) cũng ở một nhà hàng nhỏ tại Bắc Kinh và chuyến bay hạng thường đến Bắc Kinh của ông Gary Locke (đại sứ Mỹ tại Trung Quốc). Tôi cũng nghĩ đến hàng trăm tỉ nhân dân tệ mà các công bộc của chúng ta chi tiêu hàng năm cho việc ăn uống, đi lại, công du nước ngoài trong khi trẻ em ở nông thôn Trung Quốc không có đủ cơm ăn, áo mặc hay bàn ghế để ngồi học”.

    Bữa ăn tạinhà hàng Bảo Nguyên hết có 17,5 USD. Ảnh: Reuters

    Sự việc còn đi xa hơn khi học giả Từ tiếp tục viết lời mời trên Weibo ngày 19-3: “Tôi muốn mời bộ trưởng tài chính Mỹ đi ăn và giá bữa ăn sẽ không thấp hơn 901 nhân dân tệ đâu”. Lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông có lời đáp tạ vào sáng hôm sau cũng trên Weibo: “Ông Từ, một bữa ăn 109 nhân dân tệ là quá đủ với chúng tôi rồi. 901 tệ ư? Chúng tôi không thể nhận nhưng chúng tôi rất cảm kích”.

    Bộ trưởng Lew không phải là quan chức Mỹ đầu tiên để lại ấn tượng sâu sắc với người dân Trung Quốc. Năm 2011, tấm ảnh chụp Đại sứ Gary Locke lưng đeo ba lô, đứng mua cà phê tại phi trường Seattle khi sắp đáp máy bay sang Trung Quốc nhận nhiệm vụ đã được dân mạng nước này nhiệt liệt ngưỡng mộ.
    Hải Ngọc (Theo South China Morning Post)
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Vãi hàng anh X anh Chai anh Cầm thú

Chia sẻ trang này