Đăng ký đánh lên HHS

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tintin86, 05/10/2016.

7168 người đang online, trong đó có 820 thành viên. 16:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 423752 lượt đọc và 3853 bài trả lời
  1. GIAUSANG8989

    GIAUSANG8989 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/08/2016
    Đã được thích:
    612
  2. BDSKTCK

    BDSKTCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2014
    Đã được thích:
    1.370
    CHUẨN .. CÁI GÌ HÓT THÌ PRO CHO RÔM NHỈ >>.
  3. GIAUSANG8989

    GIAUSANG8989 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/08/2016
    Đã được thích:
    612
    Đánh lớn vào bất động sản: Tập đoàn Hoàng Huy có gì và đang làm gì?

    Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) và Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HoSE: HHS) là hai doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh ô tô.

    Song trong thời gian qua, hai doanh nghiệp này lại đang thực hiện những bước đi mạnh mẽ vào thị trường địa ốc, không chỉ một mà là rất nhiều dự án.

    TCH: Lái ô tô vào bất động sản

    Trên thị trường kinh doanh ô tô tải, ô tô đầu kéo, TCH là một tên tuổi lớn. Tuy nhiên trên thị trường bất động sản, doanh nghiệp này lại chỉ là “lính mới”, dù cho cách đây 7 năm, TCH đã có dự án Golden Land gây tiếng vang tại Hà Nội.

    Có thể nói, TCH làm bất động sản một cách cực kì thận trọng: đầu tư rất ít dự án, hầu như không dùng vốn vay và thu lãi đến căn hộ cuối cùng! Như với Golden Land, TCH bắt đầu ghi nhận doanh thu từ năm 2014 (1.029 tỷ đồng) và cứ thế thu tiền cho đến tận tháng 9 năm nay, khi số thu chỉ còn 68 tỷ đồng!

    Thế nhưng, từ năm 2017, chiến lược kinh doanh của TCH đã đổi thay khi Công ty quyết định đầu tư mạnh mẽ vào bất động sản. Hai dự án vừa được khởi công hôm 23/11 là Golden Land – giai đoạn II (xây tòa tháp 33 tầng) và dự án cải tạo chung cư cũ HH3, HH4 phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Ngoài ra, TCH cũng đang triển khai dự án cải tạo chung cư cũ U1, U2, U3 Lê Lợi và chuẩn bị triển khai thêm dự án Khu đô thị Sông Cấm (đều ở Hải Phòng).

    Theo thông tin từ TCH, hiện danh mục đầu tư bất động sản của Công ty đã lên tới 19 dự án, hầu hết nằm tại thành phố hoa phượng đỏ. Có thể kể đến như dự án Khu đô thị Cầu Rào 2 (dự kiến triển khai năm 2018), dự án khu dân cư Nhà Hát Lớn – quận Hồng Bàng (dự kiến triển khai năm 2019).

    Các dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư khác gồm: cải tạo chung cư cũ H5, H6, H8 Vạn Mỹ, khu đô thị bắc Sông Cấm – Tân Dương, khu đô thị bắc Sông Cấm – Hoa Đông, khu đô thị sau Vinmec, khu đô thị An Đông…

    Danh mục dự án bất động sản của Tài chính Hoàng Huy - TCH

    Việc mở rộng đầu tư vào bất động sản có thể xem là một động thái bất ngờ nhưng không ngẫu nhiên của TCH. Từ năm 2016, Công ty đã cấp tốc tăng vốn lên 3.300 tỷ đồng, trong đó một phần vốn được xác định dùng để đầu tư bất động sản.

    Mảng bất động sản, nhìn từ dự án Golden Land, cũng cho thấy độ màu mỡ về lợi nhuận mà TCH có thể gặt hái. Tính từ lúc khai thác đến nay, Golden Land đã mang về cho TCH khoảng 1.700 tỷ đồng. Biên lãi gộp của mảng bất động sản trong cơ cấu doanh thu của TCH luôn ở mức cao: 30% (2015), 42,8% (năm 2016) và 43% (bán niên 2017).

    Trong khi đó, mảng xe đầu kéo Mỹ - dù đang đóng góp tới 90% doanh thu, có biên lãi gộp thấp hơn: 5,5% (năm 2015), 21,3% (năm 2016) và 20,3% (bán niên 2017).

    Bên cạnh đó, TCH chỉ đầu tư mạnh vào bất động sản Hải Phòng – nơi đặt đại bản doanh của tập đoàn này. Việc “đầu tư về quê” (Chủ tịch TCH – Đỗ Hữu Hạ nguyên quán Hải Phòng) bao giờ cũng có những thuận lợi nhất định.

    Chẳng thế mà dù đến tháng 4/2017, TCH mới được chọn là nhà đầu tư dự án cải tạo chung cư cũ U1, U2, U3 Lê Lợi (quận Ngô Quyền) nhưng từ quý III/2016, Công ty đã có chi phí phát sinh cho dự án này (211 triệu đồng). Thêm vào đó, khi tham gia dự án U1, U2, U3, TCH gần như chưa biết mình sẽ được thanh toán bằng quỹ đất nào. Chấp nhận mạo hiểm như vậy, có lẽ chỉ có nhà đầu tư "có quan hệ" mới dám tham gia.

    Mặt khác, việc đầu tư vào bất động sản của TCH tại Hải Phòng cũng không phải là “khó nhọc” gì cho lắm. Bởi hầu hết các dự án này đều được thực hiện theo phương thức BT (xây dựng – chuyển giao). Do vậy, đất đều được thành phố giao và TCH chỉ việc đầu tư, khai thác. Điều này khác biệt với cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội, vốn được giới đầu tư ví von là “húc đầu vào đá”.

    Mảng chung cư cũ tại Hải Phòng được đánh giá là một mảng có tiềm năng lớn. Chính TCH cũng thừa nhận ngoài tỷ lệ sản phẩm phải trả cho người dân, Công ty sẽ có một phần được kinh doanh thương mại.

    Nhưng cái được lớn nhất vẫn là đất, với việc triển khai hàng loạt dự án BT, ước tính TCH có thể thu về hàng trăm hecta đất tại Hải Phòng. Đây là vốn lớn để Công ty vươn mình trở thành đại gia của làng bất động sản Việt Nam.

    TCH đang rót vốn vào bất động sản như thế nào?

    Viễn cảnh tươi sáng đã thúc giục TCH rót vốn mạnh vào bất động sản. Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã soát xét năm 2017, TCH có 361 tỷ đồng chi phí xây dựng dở dang tại Golden Land (N01 – 216 tỷ đồng, N02 – 26 tỷ đồng và Trung tâm thương mại 118 tỷ đồng).

    Ngoài ra, còn có 230 tỷ đồng phải thu dài hạn - là khoản trả trước cho Công ty Cổ phần Xây dựng Địa ốc HP-Land để thực hiện dự án Golden Land. Như vậy, chỉ riêng Golden Land, TCH đã huy động vào 591 tỷ đồng.

    Đối với các dự án tại Hải Phòng, tính đến 30/9/2017, TCH đã huy động vào 92 tỷ đồng. Cụ thể, 11 tỷ đồng vào dự án cải tạo chung cư cũ U1, U2, U3 Lê Lợi (tổng mức đầu tư toàn dự án là 109,6 tỷ đồng); 77 tỷ đồng vào dự án bất động sản tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng (đây là khu đất mua lại của Công ty Cổ phần Đóng tàu Sông Cấm với giá 85,5 tỷ đồng); 3 tỷ đồng vào dự án chung cư HH3, HH4 Đồng Quốc Bình (tổng mức đầu tư 1.712 tỷ đồng).

    Ngoài ra, TCH cũng nhận 142 tỷ đồng từ HHS để rót vào các dự án trên.

    Trước đó, TCH đã lập Công ty Cổ phần Xây dựng Thịnh Hiệp để làm chủ đầu tư dự án HH3, HH4 Đồng Quốc Bình. TCH góp vào Thịnh Hiệp 460/480 tỷ đồng vốn điều lệ của đơn vị này.

    Theo ông Nguyễn Huy Dương, Giám đốc Tài chính TCH, hiện Công ty có lượng tiền mặt dự trữ khoảng 3.000 tỷ đồng huy động từ các công ty trong tập đoàn để tài trợ thực hiện các dự án. Phần còn lại công ty dự kiến vay vốn ngân hàng, phát hành cho cổ đông chiến lược quốc tế hoặc huy động vốn từ cổ đông hiện hữu.

    Được biết, hiện TCH đang có hợp đồng vay nợ với TPBank trị giá 93 tỷ đồng để đầu tư vào dự án U1, U2, U3 Lê Lợi. Tính đến ngày 30/9/2017, khoản vay đã giải ngân được 4,5 tỷ đồng.

    HHS: Con theo mẹ vào cuộc chơi

    HHS hiện là công ty liên kết của TCH (tỷ lệ nắm giữ của TCH tại HHS là 37,25%), tuy nhiên về thực chất, có thể coi TCH là mẹ của HHS. Chủ tịch TCH Đỗ Hữu Hạ cũng đồng thời là Chủ tịch HHS. Bản thân ông Đỗ Hữu Hạ đang nắm giữ 5,48% vốn điều lệ của đơn vị này.

    Là thành viên của Tập đoàn Hoàng Huy, HHS cũng có ngành nghề kinh doanh cốt lõi là xe tải. Và lẽ dĩ nhiên khi TCH lao vào cuộc chơi địa ốc, HHS cũng phải vào theo.

    Đơn vị này hiện đã ký hợp đồng hợp tác với TCH để góp 142 tỷ đồng cho các dự án U1, U2, U3 Lê Lợi, dự án bất động sản tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng và dự án HH3, HH4 Đồng Quốc Bình.

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2017, HHS còn có khoản phải thu dài hạn 164 tỷ đồng với Công ty Cổ phần Ô tô Công nghệ mới. Đây là khoản tiền hợp tác với Ô tô Công nghệ mới và Công ty Cổ phần Phát triển Dịch vụ Hoàng Giang để đầu tư dự án Khu đô thị nhà thu nhập thấp tại xã An Đồng, huyện An Dương, Hải Phòng (dự án Pruksa).

    Ngoài ra, HHS cũng có khoản nợ 47 tỷ đồng đối với Công ty TNHH Pruksa Việt Nam – đây là khoản Pruksa đã ứng cho HHS để đầu tư dự án Pruksa.

    Như vậy, tổng cộng HHS đã rót 353 tỷ đồng vào bất động sản tại Hải Phòng.

    Được biết trong thời gian tới, HHS sẽ thâu tóm toàn bộ Công ty TNHH Pruksa Việt Nam, qua đó làm chủ dự án Pruksa. Dự án này có quy mô 20,69 ha, gồm 5 khối chung cư 3 tầng, 22 khối chung cư 3 tầng và 11 căn hộ tái định cư cùng các công trình phụ trợ khác. Dự kiến, Công ty sẽ phải chi hàng trăm tỷ đồng cho thương vụ này.

    Tuy nhiên, HHS đang rất dồi dào về tiền. Tại ngày 30/9/2017, tài sản ngắn hạn của Công ty là 2.122 tỷ đồng, trong đó tiền và tương tiền là 796 tỷ đồng, tiền gửi có kỳ hạn là 955 tỷ đồng, tổng cộng 1.751 tỷ đồng (bằng 82% tài sản ngắn hạn và 54% tổng tài sản). Vốn chủ sở hữu của HSS hiện đạt hơn 3.000 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả rất thấp, chỉ 122 tỷ đồng và sạch bóng nợ vay.

    Thụy Khanh
  4. GIAUSANG8989

    GIAUSANG8989 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/08/2016
    Đã được thích:
    612
    Thuế bằng 0%, thị trường ô tô bùng nổ
    01-01-2018 - 07:51 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư


    [​IMG]
    Kể từ ngày 1-1-2018, thuế tiêu thụ đặc biệt một số dòng ô tô dung tích nhỏ giảm, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước trong khu vực cũng về mức 0%.


    [​IMG]
    Vì sao nhập khẩu ô tô tăng vọt trong tháng 12, không chờ thuế suất về 0%?

    Năm 2018 đã đến. Đây là thời điểm rất nhiều người chờ đợi để được mua ô tô giá rẻ khi thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực các nước ASEAN vào Việt Nam về 0% so với mức 30% hiện nay, với điều kiện là tỉ lệ nội địa hóa của xe phải đạt từ 40%.

    Chuẩn bị sẵn tiền mua ô tô

    Các chủ đại lý cho biết nhiều khách hàng đã đặt mua xe từ trước đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc, còn xe sản xuất, lắp ráp trong nước cũng đã được khách đặt trước theo giá của năm 2018. Ông Quốc Định (nhà ở quận Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ suốt mấy tháng nay anh thường xuyên cập nhật tin tức về thị trường ô tô, đồng thời đã chuẩn bị sẵn tiền và đặt trước mẫu xe với đại lý ô tô để đầu năm 2018 nhận xe.

    “Chiếc Vios mà tôi đặt mua đã được đại lý thông báo giảm 48-58 triệu đồng theo bảng giá công bố từ năm 2018. Dù không giảm sâu như kỳ vọng của nhiều người nhưng giá rẻ hơn vậy cũng không uổng công kiên trì chờ đợi cả nửa năm trời” - ông Định nói vẻ hào hứng.

    Không chỉ người mua chờ thuế giảm từ ngày 1-1-2018 mà cả các nhà nhập khẩu lẫn sản xuất, lắp ráp trong nước cũng ém hàng chờ đợi đến thời điểm này. Chính vì vậy, một lượng lớn ô tô nhập khẩu đã được các công ty nhập về cảng Việt Nam. Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước (TP.HCM) cho hay hiện chỉ riêng tại cảng này có khoảng 1.700 chiếc ô tô loại dưới chín chỗ và xe bán tải đã về cảng, tăng gấp ba lần so với trước. Trong đó chủ yếu là xe bán tải của Ford, Mitsubishi và các xe hạng trung nhập từ Thái Lan, Indonesia.

    Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, thay vì làm thủ tục thông quan ngay, các nhà nhập khẩu chờ tới sau thời điểm 1-1-2018 mới tiến hành làm thủ tục để được hưởng thuế nhập khẩu là 0% từ năm 2018, thay vì mức 30% hiện nay, sau đó mới tung hàng ra thị trường.

    Nhiều dòng xe cỡ nhỏ sẽ được hưởng lợi khi nhiều loại thuế giảm. Ảnh: QUANG HUY



    Ông Bùi Xuân Trường, Giám đốc Công ty Ô tô Trường Thành, chia sẻ: Việc khách hàng lẫn nhà kinh doanh chờ đợi thuế giảm để nhập xe về Việt Nam là chuyện đương nhiên. Lý do là một chiếc xe nhập từ các nước ASEAN về Việt Nam có giá khai báo hải quan 10.000 USD, nếu mở tờ khai hải quan và được chấp nhận trước ngày 1-1-2018 sẽ có giá sau khi tính thuế là hơn 20.000 USD (giá xe tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) + thuế giá trị gia tăng).

    Nhưng từ ngày 1-1-2018 trở đi, giá trị xe sau khi tính thuế chỉ còn hơn 15.000 USD do thuế nhập khẩu về 0%. Như vậy giá xe giảm được khoảng 5.000 USD, tương đương hơn 100 triệu đồng. Khi đó các hãng xe sẽ có cơ hội giảm giá tốt nhất cho người tiêu dùng, kích thích sức mua.

    “Thuế nhập khẩu giảm đối với xe nhập khẩu từ ASEAN thì Thái Lan, Indonesia… sẽ hưởng lợi nhiều nhất vì những nước này có nhiều mẫu xe đáp ứng tỉ lệ nội khối trên 40%. Khi các mẫu xe được hưởng thuế nhập khẩu 0% sẽ tác động đến giá xe chung của thị trường khiến các hãng xe khác buộc phải giảm theo, dù có thể không giảm nhiều như chờ đợi nhưng người tiêu dùng Việt Nam sẽ hưởng lợi. Do đó dự báo doanh số bán hàng ô tô từ đầu năm 2018 sẽ bùng nổ sau một thời gian dài chững lại” - ông Trường nhận định.

    Giá ô tô sẽ giảm nhờ thuế TTĐB

    Không chỉ thuế nhập khẩu từ khu vực ASEAN giảm về 0% mà Luật Thuế TTĐB có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2018 cũng có nhiều điểm mới tác động đến thị trường ô tô. Theo đó, sắc thuế này sẽ giảm đối với các dòng xe cỡ nhỏ và tăng với các dòng xe có dung tích lớn hơn.

    Cụ thể, các dòng xe sử dụng động cơ có dung tích xylanh trên 2.5-3 L sẽ áp dụng thuế suất 60%, so với mức hiện hành là 55%. Như vậy những dòng xe hạng sang sẽ tăng có khi cả trăm triệu đồng mỗi chiếc.

    Ở chiều ngược lại, các mẫu xe du lịch từ chín chỗ trở xuống sử dụng động cơ có dung tích xylanh từ 2.0 L trở xuống sẽ được giảm thuế TTĐB. Ví dụ, các loại ô tô sử dụng động cơ có dung tích xylanh từ 1.5 L trở xuống áp dụng mức thuế TTĐB 35%, giảm 5% so với hiện hành. Nhờ mức điều chỉnh này, những người mua các dòng xe cỡ nhỏ sẽ được hưởng lợi.

    Ông Phạm Minh Vũ, chủ một đại lý kinh doanh ô tô tại quận 1, TP.HCM, phân tích một số dòng xe có cơ hội giảm giá nhờ giảm thuế TTĐB cộng với thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm 30% và thuế nhập khẩu linh kiện cũng về 0%. Thực tế nhiều công ty sản xuất, lắp ráp ô tô đã tính toán và đưa ra mức giá xe trong năm 2018. Trong đó, hầu hết các mẫu xe cỡ nhỏ đều được điều chỉnh giảm giá.

    Bằng chứng là thời gian qua nhiều hãng xe có thị phần lớn tại Việt Nam đã công bố giá xe trong năm 2018 với mức giảm tương đối lớn. Như Hyundai Thành Công tuyên bố giảm giá bán sớm cho mẫu xe cỡ nhỏ Hyundai Grand i10 với mức giảm 20-40 triệu đồng so với thời điểm hiện tại. Như vậy Hyundai Grand i10 sẽ có giá rẻ nhất từ 315 triệu đồng, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

    Đã giảm nhưng vẫn xa tầm tay

    Bà Nguyễn Thị Hiền, phụ trách ô tô đã qua sử dụng Toyota, cũng cho hay Toyota Việt Nam đã chính thức thông báo giá bán lẻ mới cho năm 2018 áp dụng với các mẫu xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện nhập khẩu. Theo đó, giảm giá ở hầu hết các dòng xe từ 24 đến 58 triệu đồng/chiếc so với giá năm 2017.

    “Thuế giảm, nhiều hãng xe sẽ đẩy mạnh tỉ lệ nội địa hóa để được hưởng ưu đãi thuế, đồng thời giá xe giảm buộc các hãng xe đua nhau giảm giá để cạnh tranh kích cầu, khi đó người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều lựa chọn, hưởng lợi nhiều dịch vụ, khuyến mãi tốt nhất” - bà Hiền nhận định.




    1.000 người Việt, 16 người có ô tô

    Báo cáo nghiên cứu của Solidiance công bố hồi tháng 6-2017 cho thấy cứ 1.000 người Việt Nam mới có 16 người sở hữu ô tô. Con số này thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Malaysia là 341 xe/1.000 dân, Thái Lan là 196 xe/1.000 dân và ngay cả đất nước đông dân như Indonesia cũng là 55 xe/1.000 dân.

    Có nhiều nguyên nhân khiến tỉ lệ sở hữu xe hơi của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là giá ô tô tại Việt Nam vẫn cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Điều này là do Việt Nam đang áp mức thuế và phí cao để bảo vệ ngành ô tô nội địa. Hiện người mua ô tô đang phải trả đến ba loại thuế và năm loại phí khác nhau.



    Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy tín hiệu tích cực về việc khơi dậy giấc mơ sở hữu ô tô trong tầm tay khi thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0% thì một số chính sách mới được ban hành có thể khiến giấc mơ này xa hơn với không ít người tiêu dùng Việt. Chẳng hạn Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2017 về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ô tô áp dụng từ năm 2018 với rất nhiều điều kiện khiến nhà nhập khẩu bó tay.

    Đơn cử, nghị định trên quy định phải có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan tổ chức có thẩm quyền nước ngoài trước khi được thử nghiệm tại Việt Nam. Một số nhà nhập khẩu tính toán điều kiện này khiến mỗi xe gánh thêm từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Nó không chỉ tạo gánh nặng cho nhà kinh doanh mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng vì sẽ tác động vào giá xe và tạo ra sự khan hiếm nguồn hàng.

    Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho rằng Việt Nam đã chấp nhận hội nhập thì phải chấp nhận cuộc chơi và đặt quyền lợi người tiêu dùng lên trên hết. Các công ty sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đã được “trang bị” năng lực cạnh tranh bằng chính sách miễn thuế nhập khẩu linh kiện nên không việc gì phải tạo những quy định không phù hợp cho xe nhập. Khi tạo ra rào cản, tăng chi phí thì người tiêu dùng chịu thiệt. Chỉ có cạnh tranh thì người tiêu dùng mới có nhiều cơ hội sở hữu xe.
    Vuthanhnguyen thích bài này.

Chia sẻ trang này