Dành cho những con nghiện chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chunjunxo, 24/10/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2895 người đang online, trong đó có 53 thành viên. 04:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 27613 lượt đọc và 473 bài trả lời
  1. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
  2. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Việt Nam sẽ cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân tại cảng Cam Ranh

    [​IMG]

    Ảnh minh họa: vietnamtourism.com.

    Thủ tướng Nguyễn. Tấn. Dũng. cho biết Việt Nam quyết định tự xây dựng cảng Cam Ranh và cho tàu hải quân tất cả các nước có nhu cầu thuê dịch vụ.

    Phát biểu trong buổi họp báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao liên quan chiều nay, thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ xây dịch vụ cảng tổng hợp tại Cam Ranh bằng nguồn lực của chính mình, đảm bảo phục vụ lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.
    “Việt Nam sẽ cung cấp dịch vụ cho tàu của hải quân tất cả các nước, kể cả tàu ngầm, theo cơ chế thị trường”, ông nói. Thủ tướng nhấn mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ cảng này giống như nhiều nước trên thế giới đã làm.

    Theo thủ tướng, Việt Nam sẽ xem xét và ký hợp đồng thuê các doanh nghiệp có khả năng và trình độ cao cũng như kinh nghiệm và chuyên ngành của Nga làm tư vấn xây dựng trung tâm dịch vụ cảng Cam Ranh.

    Với vị trí địa lý và các điều kiện thuận lợi, cảng nước sâu Cam Ranh được coi là một trong những cảng tốt nhất thế giới. Nằm trong vịnh Cam Ranh, cách TP HCM hơn 300 km về phía bắc, cảng này có khả năng tiếp cận tới những tuyến hàng hải quan trọng về mặt thương mại và chiến lược trên Biển Đông. Độ sâu của cảng cho phép các tàu lớn cập mạn.
    Trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ sử dụng cảng Cam Ranh cho mục đích quân sự. Sau khi Việt Nam thống nhất, Liên Xô và sau đó là Nga cùng Việt Nam có hiệp định về sử dụng cảng Cam Ranh 25 năm. Tuy nhiên, năm 2001, vì lý do tài chính, Nga tuyên bố rút khỏi cảng và ra đi vào năm sau.

    Ngay từ năm 2002, Việt Nam khẳng định sẽ không hợp tác với bất cứ nước nào để sử dụng cảng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Chính phủ Việt Nam tuyên bố tự quản lý và khai thác cảng Cam Ranh sao cho phù hợp nhất với lợi ích của người dân Việt Nam.
    Ngọc Sơn
  3. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Bí mật quân cảng Cam Ranh

    [​IMG]gửi bởi YangWPai » 29 Tháng 7 2009, 08:13
    Bí mật quân cảng Cam Ranh - Việt Nam

    Trong những ngày gần đây mọi người đang tích cực bầu chọn cho Vịnh Hạ Long vào Top 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Chắc hẳn khi nhắc tới các vịnh đẹp nhất trên thế giới người ta thường nhắc đến Vịnh Hạ Long hoặc Vịnh Nha Trang, nhưng thực tế ở Việt Nam còn có một vịnh khác được xếp vào hàng những vịnh đẹp và quan trọng nhất trên thế giới đó chính là Vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa, tại sao một địa danh nổi tiếng và quan trong như thế thì rất ít người Việt Nam được biết đến đó, câu trả lời thật đơn giản bởi ai cũng biết Vịnh Cam Ranh thuộc quân cảng Cam Ranh, một trong những quân cảng thuộc loại tốt nhất, quan trọng nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đó là bí mật quân sự, đã là bí mật quân sự thì tốt nhất chúng ta không lên biết làm gì.

    1.Đặc điểm và vị trí địa lý của quân cảng Cam Ranh

    Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới lad San Francisco của Mỹ, Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam.Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc trưng duyên hải Trung Bộ, có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm,
    Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải, năm 1905 nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh bão
    Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh . Ngoài ra đây là một Quân cảng cơ động nhất cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Vịnh Cam Ranh có thể hoàn toàn kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, vì vậy chúng ta cũng có thể tin tưởng về khả năm dành lại Hoàng Sa Trường Sa bằng quân sự là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế nhờ có quân cảng Cam Ranh mà nước ta vẫn kiểm soát đáng kể một vùng biển Đông rộng lớn.
    “...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm, Singapore 698 dặm... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói đó là một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa, Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương vì phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nhìn rõ ngọn hải đăng ở mũi Padaran.... "
    (Trích bài viết của nhà báo Robert Réallon, đăng trên báo Le Petit Parisien, và được trích đăng lại trên L’Ami du Peuple Indochinois số 16 -1-1934)
    Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân mà Cam Ranh còn ưu thế vượt trội về không quân và lục quân phia Tây Nam là tuyên phòng thủ Tây nguyên, phia nam là cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sân Nhất, các lực lượng không quân và tăng thiết giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Có lúc sân bay Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.
    Chứa được cùng một lúc nhiều máy bay chiến đấu máy bay vận tải, tàu chiến, tàu ngầm, các phương tiện chiến tranh khác, và đặc biệt có thể chứa hàng vạn thuy quân lục chiến. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển chúng ta có thể xây dựng Cam Ranh thành một quân cảng quân sự bậc nhất trong hành lang tây Thái Bình Dương. Mà thực tế thì ngày nay quân cảng Cam Ranh đã góp phần quan trọng đối với an ninh của Viêt Nam, duy trì hòa bình ổn định các nước trong khu vực và thế giới. Trường Sa tạm thời vẫn an toàn bởi chính phủ ta vẫn duy trì cảng quân sự ở đây, mặc dù Trung Quốc đang rất muốn chúng ta mở cửa biến Cam Ranh thành cảng kinh tế. Trung Quốc thừa hiểu khả năng phòng thủ của Việt Nam như thế nào, chúng ta vẫn kiểm soát được biển Đông khi mà Quân cảng Cam Ranh vẫn được duy trì và tăng cường sức mạnh.

    2.Lịch sử vùng Vịnh

    - Trong Cuộc chiến tranh Nga - Nhật dành kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên, Nga Sa Hoàng đã tung hạm đội Baltique vào cuộc do Bắc Băng Dương đóng băng hạm đội phải đi vòng qua Ấn độ Dương. Rời biển Nga ngày 16-10-1904, Ngày 8-4-1905, người ta phát hiện ra nó ở ngoài khơi Singapore, Ngày 12-4 hạm đội đến vịnh Cam Ranh và đậu lại gần một tháng để chờ tiếp viện. Ngày 8-5, tàu tiếp viện đến: một tàu bọc thép cũ, tàu Nicolar 1, một tuần dương hạm cũ và ba tàu tuần duyên, hơn bảy tàu tiếp viện. Từ lúc này Rojestvenski chỉ huy 45 chiến hạm và nhiều tàu tiếp viện và ông có thể phái một phần đi Thượng Hải. Như vậy là từ năm 1905 Quân Cảng Cam Ranh đã có thể tiếp nhận được một hạm đội mạnh nhất thế giới rồi.
    - Trước thế kỷ 20, Cam Ranh còn là một vùng đất rất ít người ở. Năm 1939, toàn quyền Đông Dương Pháp ban hành nghị định thành lập địa lý hành chính Ba Ngòi. Năm 1965, thị xã Cam Ranh được thành lập do cắt một phần đất của quận Cam Lâm. Đến năm 1970, thị xã Cam Ranh tiếp tục được củng cố với hai quận Bắc và Nam.
    - Năm 1935 và 1954, Nhật Bản và Pháp cũng đã từng đóng quân ở Cam Ranh
    - Ngày 18-10-1946, thị xã Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch và cao ủy Pháp D’Argenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và nhà báo nước ngoài. Có thể thấy rằng từ rất sớm Cam Ranh đã có vị trí cực kỳ quan trọng trong mắt các nhà chiến lược quân sự.
    - Từ năm 1965 - 1972, Mỹ đóng quân ở đây và Mỹ đã chi hơn 300 triệu USD để cải tạo mở rộng cảng, xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự tổng hợp và căn cứ hậu cần cho lực lượng hải-lục-không quân và tên lửa của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Cam Ranh có những kho lớn chứa máy bay, có sân bay có thể dành cho máy bay quân sự cỡ lớn như B-52 hạ cánh. Trên thế giới hầu như không có căn cứ quân sự nào có quy mô và tính năng tổng hợp lớn như Cam Ranh.
    - Sau năm 1975, Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000. Thị xã Cam Ranh được tái lập năm 2000 trên cơ sở thị trấn Ba Ngòi có diện tích tự nhiên 690km2, dân số khoảng 209.000 người, thu nhập bình quân đầu người/năm 2002 là 3.263.200 đồng. Hiện có 27 phường, xã với năm hồ, công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu.
    - Năm 1978, Liên Xô thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn kết thúc năm 2004, nhưng đã rút sớm hai năm.
    - Từ đó đến nay thì cả Mỹ và Trung Quốc đều nhòm ngó đến Quân cảng Cam Ranh và Mỹ đã ngỏ ý muốn thuê lại cảng này. Đến nay Quân cảng Cam Ranh vẫn hoàn toàn năm trong sự kiểm soat của chúng ta. Cảng Cam Ranh mãi mãi vẫn là bến bờ thân yêu nối liền giữa Hoàng Sa - Trường Sa với Việt nam.

    3.Cam Ranh niềm tự hào của Việt Nam

    Chúng ta tự hào về một Vịnh Hạ Long được bình chọn làm 7 kỳ quan của thế giới, chúng ta cũng tự hào về Vịnh Cam Ranh trong hàng trăm năm qua đã bị các nước lớn xâm chiếm, tranh dành nhưng cuối cùng nứơc ta vân giữ vững chủ quyền ở đây, đánh đuổi được ngoại xâm ra khỏi đây.Ngày nay cũng vậy còn Trường Sa còn Cam Ranh thì chúng ta hoàn toàn hy vọng một ngày nào đó Hoàng Sa phần còn lại của Trường Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam. Trừng nào lãnh thổ đất nước còn chưa toàn vẹn thống nhất thì trừng đó chúng ta còn tiếp tục đâu tranh. Hãy góp phần tích cực xây dựng nước ta mạnh về kinh tế mạnh về quốc phòng.


    “Đối xử tốt với người khác có nghĩa là bạn đối xử tốt với chính mình”(Benjamin

    Và một vài bức ảnh về Cam Ranh..................
    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
    Vịnh Cam Ranh nhìn từ trên cao


    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]


    Vẻ đẹp yên bình của vịnh Cam Ranh

    [​IMG][​IMG]
  4. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Ngay lúc này đây, em cứ hình dung TT như 1 chiến trường...gồm 2 phe, phe cầm cổ và phe cầm tiền, phe nào muốn thắng thì phải thu phục phe kia...về đầu quân cho mình....

    Ngay lúc này phe cầm cổ đang thất thế...lý do thì em đã nói rồi....có 1 lý do quan trọng em muốn nói ở đây, cái bất lợi lớn nhất của phe cầm cổ lúc này là do bất ổn nội bộ....do chính phe mình gây ra: Tính từ đầu năm đến nay, lù lù ở đâu từ dưới đất chui lên 3,4 tỷ quân ăn không ngồi rồi, tiền của đâu mà nuôi cái lực lượng ăn bám này...trong khi các lực lượng: Ngay lúc này đây, em cứ hình dung TT như 1 chiến trường...gồm 2 phe, phe cầm cổ và phe cầm tiền, phe nào muốn thắng thì phải thu phục phe kia...về đầu quân cho mình....


    Ngay lúc này phe cầm cổ đang thất thế...lý do thì em đã nói rồi....có 1 lý do quan trọng em muốn nói ở đây, cái bất lợi lớn nhất của phe cầm cổ lúc này là do bất ổn nội bộ....do chính phe mình gây ra: Tính từ đầu năm đến nay, lù lù ở đâu từ dưới đất chui lên 3,4 tỷ quân ăn không ngồi rồi, tiền của đâu mà nuôi cái lực lượng ăn bám này...trong khi các lực lượng: Bộ binh, Tăng-Thiết giáp, Pháo binh, Công binh, Đặc công, Xạ thủ bắn tỉa, Tên lửa phòng không, Pháo phòng không, Radar phòng không, Hải quân hạm nổi, Hải quân tàu ngầm, Không lực hải quân, Đặc công nước, Thủy quân lục chiến, Radar phòng hải, Tác chiến điện tử, Tên lửa chiến lược, Hoá học, Kỵ binh đang bận tác chiến tại các chiến trường nóng bỏng: Gold, USD, Real Estate, và một lực lượng tinh nhuệ đông như quân Nguyên đang núp trong các hang động khắp dãy Trường Sơn.....


    Em xin nhắc lại, các chiến trường này chiến sự đang vào hồi gay cấn nên các lực lượng này chưa thể rút quân chi viện cho chiến trường HSN - HXN...


    Rồi sẽ đến lúc HSN - HXN được các lực lượng tinh nhuệ cứu viện ....Rất tiếc giờ chưa phải lúc....Trận đánh sống còn này cần phải tập hợp đầy đủ các quân chủng: Lục quân, Hải quân, Không quân, Phòng không, Biên phòng, phải huy động mọi cánh quân đánh tổng lực mới mong toàn thắng....

    Trận đánh lớn đang chờ phía trước, giờ là lúc THU QUÂN, chuẩn bị khí tài chứ chưa phải lúc dàn trận...coi chừng banh xác:((:((:((:-o:-o:-o

    [​IMG]




  5. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
    USS George Washington là tàu sân bay thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, có căn cứ tại Nhật Bản - Ảnh: Reuters.

    Đội hình phản lực chiến đấu hiện đại F-18.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  6. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Chủ Nhật ... Giải Trí Tiêu Khiển ...

    Tài đến thế là cùng
    Gái nhắn tin, đại lễ có chương trình gì không anh? Mình nhắn lại, anh chán cái Thăng Long rùi, không thích rồng bay, chỉ thích nằm nhà chơi rồng lộn. Gái hehe, bậy thế. Mình chả thèm nhắn lại. Ngủ lim dim.

    Điện thoại reng reng, hí hí, bạn già gọi, bia thôi, chào mừng đại lễ. Mình uể oải nhưng vẫn cố vớt vát, có gái không? Hẳn nhiên có, xinh, mới tinh. Mình đạp chăn, ăn vận chỉnh tề, tức tốc lên đường. Đến nơi đã thấy bạn già và một đống lố nhố đực cái đang ồn ĩ. Cái thói đời đi ăn chơi đến chậm lại hay được thành quan trọng, chúng kéo ghế, bớt ồn ĩ mời mình ngồi, bắt tay bắt chân, giới thiệu xủng xoảng.

    Bạn già bảo, tự nhiên nhé, toàn anh em bạn bè cả. Mình gật nhưng chả thèm để ý, mắt lùng xục xăm soi gái. Toàn chân dài, xiêm y gợi cảm. Để ý thêm tý nữa thấy tất thảy chả con *** nào mặc áo ngực, thả rông toàn phần, phía sau lưng trần trắng bóc. Mẹ bạn già, tài đến thế là cùng.

    Mình lân la ngồi cạnh bạn già, ướm, dùng tốt chứ? Hắn thủng thẳng, ăn đi đã. Mình dỉn thêm, no rồi, yes or no để còn biết đường cơ cấu. Bạn già vênh váo, tùy. Ơ, mẹ cái thằng này, thế là thế *** nào?

    Tiệc tàn, mình không kịp quen được em nào, tiếc nức nở. Bạn già khoát tay, các em bu lại quấn quýt. Tài, tài đến thế là cùng. Bạn già phát nỗi đứa một chiếc phong bì xinh xinh, các em cảm ơn rồi rít. Bạn già hắng giọng, chương trình lễ đến đây là kết thúc, giờ ta đến phần hội. Mình ngáo ngơ, lại trò mới à? Hẳn! Có gái không, sao không rủ mấy em kia đi cho vui? Hẳn, nhưng đội khác, xinh và hát hay hơn. Ui giời!

    Mình phấn chấn, rượu bia vừa tới độ, giờ lại được đi hát với gái xinh thì còn *** gì bằng. Quán hát cao đến 8 tầng lầu, mỗi tầng đì dai một kiểu, mỗi phòng đì dai một cách. Bạn già chọn phòng hát kiểu Nhật, đấy là bạn già bảo thế chứ mình gọi là phòng hát bệt, tức ngồi bệt mà hát. Phòng rộng, giữa có một con lươn cao hai chục phân, rộng hơn nửa mét, chạy dài. Bạn già bảo, đứng lên đấy mà hát rồi các em diễn thời trang cho xem luôn thể. À, ra thế! Thảo nào!

    Một lát, gái tràn vào lộng lẫy. Bạn già bảo, nhạc viện cả đấy, hát show karaoke, năm trăm một giờ, thích hát với em nào thì cặp lấy, tự túc hành vi, tay chân, tiền tao trả. Mình lại ướm, what happen after show? Bạn già điên, chửi vỗ mặt, *** mẹ, không có món đó không chịu được à, up to you! Mình xám mặt, không hẳn nhưng thấy phí của quá. Há há, bần nông chưa?

    Có gái xinh, hát hay nên bốc hẳn. Đời mình ăn chơi trải nghiệm kể cũng nhiều, nhưng tao nhã như bạn già quả là hiếm gặp. Mình cặp cạ hát đôi với một em, tuyển những bài sến nhão, mắt đong đưa, tay ôm hông, tình tứ lắm. Mình phấn chấn, mê man thực sự.

    Mẹ tiên sư bạn già, đương máu thì lại thấy một tay vung không khí, một tay mở cặp lấy phong bì. Thế thì còn nước non mẹ. Mình rút kinh nghiệm vụ ăn nhậu trước, nhanh nhảu bảo em hát đôi cho xin số điện thoại. Em vui vẻ gửi trao, mình nháy lại, thấy em vê phín lưu tên cẩn thận. Thôi, tạm thời cứ thế đã, từ từ rồi mọi thứ nó sẽ nhừ.

    Chạng vạng. Phố xá lên đèn. Thăng Long – Hà nội nghìn năm đẹp một cách thảm hại. Mình chưa muốn về, tấp vào vỉa hè làm cốc bia cỏ ngắm phố xá, thiên hạ chơi rồi tranh thủ tư duy dăm thứ vặt vãnh đời thường. Buồn tình và như một thói quen lại lôi máy điện thoại ra. Mình quyết định gọi cho con bé hát đôi ban nãy xem đang ở đâu để bố trí, cơ cấu buổi hẹn hò. Gọi mười phát, tèn tén ten đến chín, phát thứ mười, nhầm máy rồi anh ơi. *** mẹ đời!

    Mình nốc bia thật lực, cho say mẹ nó đi để về ngủ cho lành, tránh những cơn mộng mị hanh hao của tiết thu bảng lảng. Tin nhắn lại chíu chíu. A, của gái. May thế, đang lúc buồn. Lại vẫn những câu hỏi han cũ rích, đại loại như anh đang làm gì, ăn cơm chưa nhưng hôm nay mình thấy hay ho thật sự. Nhắn lại, không làm gì, đang uống bia, rảnh tới cho vui. Gái đến ào như cơn gió, thọc ống hút vào cốc bia hơi, bú tỉ mẩn, ngắm mình miên man.

    Mình say thật. Gái đưa về nhà nghỉ. Nửa đêm tỉnh giấc, mơ hồ, yêu nhau nhé? Gái bảo, vâng, nhưng anh phải dùng bao. Mình gắt, vẽ chuyện. Gái, thật mà, hôm nay em rụng trứng. Mình ngáp thối um phòng, thế thôi, lỡ tòi ra một ông dịp đại lễ lại rách việc.

    Mình ngủ trọn đêm với gái, ngon lành. Sáng đi làm, trời xâm xẩm. Đại lễ đã bắt đầu.
  7. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Tàu sân bay Mỹ USS George Washington đậu ngoài khơi Đà Nẵng

    Bản tin sáng 8/8/2010 của AP cho biết, tàu sân bay USS George Washington - tàu lớn nhất và là niềm tự hào của quân đội Mỹ thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình dương đóng căn cứ tại Nhật Bản, đã đỗ lại ngoài khơi Việt Nam, vùng biển giáp Đà Nẵng.

    Nhận lời mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, một đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam đã có chuyến viếng thăm tàu USS George Washington đang thả neo ngoài khơi Việt Nam ở vùng biển giáp Đà Nẵng.


    Sự có mặt của USS George Washington, theo AP là một sự kiện trùng với thời điểm Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Nhưng nó cũng thể hiện sự quan tâm đang tăng nhanh của Mỹ đối với tình hình khu vực.


    Tàu USS George Washington được mệnh danh là một thành phố trên biển, có sức mạnh quân sự thuộc loại hàng đầu trong hải quân Mỹ hiện nay. Tàu có sức chở 70 máy bay chiến đấu các loại, hơn 5.000 thủy thủ và nhân viên, khoảng 1,8 triệu kg bom.




    Quan chức quốc phòng VN thăm tàu chiến Mỹ

    Một nhóm quan chức quốc phòng Việt Nam thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington của Hoa Kỳ, hiện đang đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng.

    Trong khi đó, hai tàu chiến khác của Mỹ cũng chuẩn bị cập bến Tiên Sa trong chuyến thăm 4 ngày nhân dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt.


    Các hoạt động trao đổi dồn dập gần đây cho thấy một sự ấm lên nhanh chóng trong quan hệ quân sự giữa hai nước cựu thù.


    Giới thông tấn nước ngoài cho hay vào Chủ nhật 08/08, nhóm quan chức và sỹ quan cao cấp của Việt Nam được chở bằng trực thăng ra thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington.


    Chiến hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử này tới Biển Đông sau khi đã tham gia tập trận với hải quân Nam Hàn ở Biển Nhật Bản.


    Được tin các quan chức và sỹ quan Việt Nam sẽ tận mắt quan sát các chiến đấu cơ cất cánh và hạ cánh, đồng thời tìm hiểu hoạt động của tàu.


    Hàng không mẫu hạm USS George Washington đóng tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản, có thể chở trên 70 chiến đấu cơ, hơn 5.000 thủy thủ và phi công, cùng 1,5 triệu kg bom đạn.


    Đây là lần thứ hai các sỹ quan Việt Nam thăm quan tàu sân bay của Mỹ đậu ở ngoài khơi Việt Nam.

    Lần trước là vào tháng Tư 2009, khi hàng chục sỹ quan cao cấp của Việt Nam "được đón tiếp nồng nhiệt" khi tới thăm chiến hạm USS John Stennis, đậu ngoài khơi cách bờ biển phía nam Việt Nam chừng 290 hải lý.

    Mới đây, hồi đầu tháng Bảy, quan chức ngoại giao Việt Nam cũng thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của hải quân Hoa Kỳ đậu tại Norfolk, bang Virginia.



    Xin được giới thiệu 1 số ảnh chụp trong chuyến tham quan tàu sân bay USS George Washington của Mỹ.



    [​IMG]



    Đây là phương tiện chở đoàn từ SB Đà nẵng ra tàu sân bay, 1 chiếc C12 cũ kỹ.


    [​IMG]



    Trước khi lên máy bay, các quân nhân Mỹ hướng dẫn cách mặc áo phao và mũ bảo hiểm.




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]



    Bên trong máy bay rất chật chội nhưng cũng đủ chỗ cho đoàn (gồm 20 người là các sỹ quan QK5, 1 số nhà báo và 1 số nhà ngoại giao Mỹ và VN)



    [​IMG]




    [​IMG]


    Cửa thoát hiểm ở trên nóc, đề phòng trường hợp hạ cánh xuống biển

    [​IMG]




    Sau khoảng 1h bay, 10h10 máy bay phát tín hiệu chuẩn bị hạ cánh. Máy bay đang bay chừng hơn 200km/h thì hạ dần độ cao và thả 1 cái càng ra ở đuôi máy bay, cái càng này sẽ ngoắc vào 1 trong 4 sợi dây cáp trên đường băng ở mặt boong tàu. Sợi dây này sẽ giằng cái máy bay lại. Tốc độ máy bay giảm từ hơn 200kmh xuống 0kmh chỉ trong 2-3 giây.

    Prepare for arrested landing



    [​IMG]


    Sau khi dừng hẳn, cửa đuôi máy bay mở ra



    [​IMG]



    [​IMG]


    Đoàn được đón tiếp trọng thể .



    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]
    Đoàn giải lao ... sau đó hạm trưởng phát biểu chào mừng .



    [​IMG]




    [​IMG]



    Sau đó, đoàn xuống thăm trung tâm tác chiến. đây là trung tâm thần kinh của tàu, kiểm soát các hoạt động của máy bay, đường băng, tác chiến chống ngầm, tác chiến điện tử, xử lý các thông tin từ radar và các sensor ...




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]



    [​IMG]




    Điểm đến tiếp theo là đài chỉ huy.



    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]

    Chụp đường băng từ trên đài chỉ huy, xa xa là tàu khu trục USS John S McCain hộ tống tàu sân bay.



    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    1 chiếc F18 đang phóng lên.



    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]


    Từ đài chỉ huy, đoàn xuống thăm hangar bay - khoang chứa máy bay



    [​IMG]




    [​IMG]



    ăn trưa xong, đoàn lên boong trực tiếp theo dõi máy bay cất/hạ cánh. Luồng hơi phản lực từ máy bay thổi mọi người nghiêng ngả. Đoàn được bố trí đứng ở những vị trí an toàn. Mọi người đều phải mặc áo bảo hộ kiêm áo phao, đội mũ bảo hiểm và chụp tai vì tiếng ồn rất lớn.



    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]



    [​IMG]


    F18 có hệ thống điều khiển cất cánh hiện đại nên khi phóng lên phi công ko được điều khiển, mọi việc do máy tính của máy bay làm, sau 2-3 giây, máy bay rời khỏi đường băng thì phi công mới được quyền điều khiển máy bay.



    [​IMG]




    [​IMG]





    [​IMG]




    1 biên đội 3 chiếc F18



    [​IMG]





    [​IMG]




    Từ đường băng nhìn lên tháp chỉ huy, tháp radar.


    [​IMG]

    Máy bay hạ dần độ cao và thả ra 1 cái móc, nó sẽ móc vào 1 trong 4 sợi cáp căng ngang trên đường băng và sẽ bị giằng lại trong vài giây. phi công phải hạ cánh trong tình trạng động cơ chạy hết công suất (ngược lại với hạ cánh trên đường băng mặt đất) vì trong trường hợp máy bay tóm trượt cả 4 sợi cáp thì máy bay vẫn còn đủ động lực để cất cánh ngay lập tức và vòng lại tìm cách hạ cánh sau.



    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]



    Người tường thuật chụp quả ảnh kỷ niệm ở đây !


    [​IMG]

    Trước khi kết thúc chuyến tour, đoàn xuống tham quan phòng điều khiển đường băng.



    [​IMG]


    ở đây, họ dùng các mô hình máy bay, dùng các đinh ghim và ốc sơn màu để thể hiện tình trạng máy bay (ví dụ 1 con ốc màu tím đặt trên máy bay nghĩa là nó đang được nạp nhiên liệu, 1 cái ghim màu đỏ có nghĩa nó đang được lắp bom hoặc tên lửa v.v)


    Đây là 1 anh chàng phi công



    [​IMG]



    Đã có lúc người Mỹ tìm cách lập trình máy tính cho việc điều hành đường băng, nhưng ko có 1 chương trình máy tính nào đủ thông minh cả, nên cuối cùng thì cách điều khiển thô sơ này vẫn là hiệu quả nhất.

    [​IMG]




    [​IMG]




    [​IMG]



    Thêm ảnh về phi công Mỹ

    [​IMG]



    Tất cả những người tham gia chuyến đi này đều được cấp 1 chứng chỉ về việc đã cất cánh/hạ cánh trên tàu sân bay - 1 điều chỉ 1 số ít người trên thế giới được tham gia.



    [​IMG]



    Hải quân VN và Hải quân Mỹ trao đổi quà lưu niệm, 2 bên bày tỏ hy vọng sẽ làm việc cùng nhau như những người bạn, những đối tác để cùng nhau bảo vệ Hòa Bình, ổn định và tự do hàng hải trên Biển Đông .


    [​IMG]




    [​IMG]
  8. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
  9. gamezero

    gamezero Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    0
  10. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Thứ Bẩy, 30/10/2010 - 05:41
    Cảnh tượng hiếm gặp khi cá sấu tấn công voi
    (Dân trí) - Khi đang chụp ảnh đàn voi ở châu Phi đi uống nước, một thợ ảnh không chuyên đã ghi lại hình ảnh hiếm gặp khi cá sấu tấn công voi.

    Thợ ảnh Johan Opperman đã chứng kiến vụ tấn công tại châu Phi.
    Một chú voi con trong đàn đã đi ra rìa mương để uống nước và bị con cá sấu cắn đúng vào vòi lôi đi, hòng ăn thịt con voi. Các chuyên gia cho biết hành động này của cá sấu hiếm khi xảy ra.
    Khi nghe tiếng kêu cứu của voi con, cả đàn voi đã ngay lập tức chạy đến cứu. Tất cả đã dọa con cá sấu bằng cách kêu lên và chạy xung quanh. Loài voi vốn nổi tiếng là rất biết bảo vệ voi con.

    Sau đó, cả đàn ở lại với voi con một lúc để chắc chắn rằng không còn gì nguy hiểm. Khi mọi chuyện đã ổn, đàn voi đã tiếp tục đi qua mương, cách nơi con cá sấu đã ẩn nấp vài mét.

    [​IMG]
    Cả đàn đi qua một con mương.


    [​IMG]
    Chú voi con đang uống nước thì bất ngờ bị cá sấu cắn lấy vòi.


    [​IMG]
    Cả đàn kéo đến giải cứu voi con thành công.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này